Ở Việt Nam, nghiên cứu về vùng đã được thực hiện trong nhiều năm. Công việc này đã được tập trung vào một số vấn đề như phân vùng kinh tế, định hướng chiến lược phát triển các vùng chủ yếu do viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, các tài liệu về kinh tế vùng còn rất ít, thiếu những tài liệu tổng quát và hệ thống cả lý luận và thực tiễn.
Như vậy, Kinh tế vùng (Regional Economics) là môn khoa học kinh tế, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ (nội dung, bản chất các quá trình và hoạt động kinh tế - xã hội trên lãnh thổ ) nhằm rút ra những đặc điểm, quy luật hình thành và hoạt động của chúng để vận dụng vào tổ chức tối ưu các quá trình và hoạt động theo lãnh thổ trong thực tiễn.
152 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4232 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phân vùng kinh tế - ĐH Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
=====o0o======
NGUYỄN VĂN HUÂN – NGUYỄN THỊ HẰNG
TRẦN THU PHƯƠNG
Giáo trình
PHÂN VÙNG KINH TẾ
Thái Nguyên, 2009
LỜI NÓI ĐẦU
Phân vùng kinh tế là một trong những môn học đại cương, là nền tảng kiến thức cho sinh viên học các môn kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế,…, đặc biệt đối với sinh viên các ngành Hệ thống thông tin Kinh tế.
Tổ chức lãnh thổ là một khái niệm mới đối với nước ta. Tổ chức nền kinh tế theo lãnh thổ cùng với tổ chức hành chính theo lãnh thổ là tập hợp các mối quan hệ kinh tế xã hội giữa chúng trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tổ cức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ bao trùm những vấn đề liên quan tới phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố lực lượng sản xuất, phân bố dân cư, quan hệ sản xuất. Vấn đề tổ chức lãnh thổ có vai trò đặc biệt quan trọng và gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy tổ chức lãnh thổ là vấn đề xuyên suốt giáo trình này.
Trong quá trình biên soạn mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng chúng tôi cố gắng đến mức cao nhất để giáo trình đảm bảo tính khoa học hiện đại, tiếp cận với những thông tin cập nhật về kinh tế, xã hội của đất nước, của khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Chúng tôi hy vọng rằng đây là chuẩn mực tối thiểu về phần kiến thức nền tảng của bậc đại học để các trường Đại học, Cao đẳng áp dụng nhằm nâng dần mặt bằng kiến thức ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
Giáo trình “Phân vùng kinh tế” chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhưng chúng tôi hy vọng nó sẽ là tài liệu bổ ích đối với đông đảo sinh viên cũng như những người quan tâm tới vấn đề này ở Việt Nam. Chúng tôi chân thành mong được tiếp nhận và cảm ơn các ý kiến đóng góp, phê bình của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình này được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Lãnh đạo khoa Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên, Hội đồng Khoa học – Đào tạo, Bộ môn HTTT Kinh tế đã tạo mọi điều kiện để giáo trình này được ra mắt bạn đọc.
Tuy đã cố gắng nhưng giáo trình này không thể không có những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để trong lần tái bản sau, giáo trình sẽ hoàn chỉnh hơn.
Thư góp ý xin gửi về: Nguyễn Văn Huân,
Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên
Xã Quyết Thắng, Tp. Thái Nguyên
Điện thoại: 0987 118 623 Email: nvhuan@ictu.edu.vn
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2009
Các tác giả
MỤC LỤC
PHẦN MỘT
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
1.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vùng 13
1.2. Nhiệm vụ 13
1.3. Các quan điểm nghiên cứu kinh tế vùng 14
1.3.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống và tổng hợp 14
1.3.2. Quan điểm lịch sử 15
1.3.3. Quan điểm kinh tế 15
1.3.4. Quan điểm phát triển bền vững 16
1.4. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế vùng 16
1.4.1. Phương pháp phân tích hệ thống 16
1.4.2. Phương pháp dự báo 16
1.4.3. Phương pháp cân đối liên nghành, liên vùng (Moohinhf I-O) 17
1.4.4. Phương pháp mô hình hóa toán – kinh tế 17
1.4.5. Phương pháp sử dụng bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) 17
1.4.6. Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích 18
1.4.7. Các phương pháp khác 18
1.5. Nội dung của môn học 18
PHẦN HAI.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ 19
2.1. Khái niệm và nguyên tắc 19
2.1.1. Khái niệm và tính chất của tổ chức không gian kinh tế – xã hội 19
2.1.2. Các nguyên tắc phân bố sản xuất 23
2.1.2.1 Nguyên tắc 1 23
a. Đối với sản xuất công nghiệp (được chia thành 5 nhóm ngành): 24
b. Đối với sản xuất nông nghiệp: 24
2.1.2.2. Nguyên tắc 2 25
2.1.2.3. Nguyên tắc 3 25
2.1.2.4. Nguyên tắc 4 26
2.1.2.5. Nguyên tắc 5 27
2.1.2.6. Nguyên tắc 6 27
2.1.3. Vùng kinh tế 28
2.1.3.1. Khái niệm về vùng kinh tế 28
2.1.3.2. Nội dung cơ bản của vùng kinh tế 29
a. Phát triển tổng hợp của vùng kinh tế: 31
b. Tính mở của vùng kinh tế: 32
2.1.3.3. Các loại vùng kinh tế 32
a. Vùng kinh tế ngành: 32
b. Vùng kinh tế tổng hợp: 32
2.1.4. Phân vùng kinh tế 33
2.1.4.1. Khái niệm phân vùng kinh tế 33
2.1.4.2. Những căn cứ để phân vùng kinh tế 34
2.1.4.3. Các nguyên tắc phân vùng kinh tế 34
2.1.5. Qui hoạch vùng kinh tế 35
2.1.5.1. Khái niệm 35
2.1.5.2. Nội dung cơ bản của qui hoạch vùng 35
2.1.5.3. Những căn cứ để qui hoạch vùng kinh tế 36
2.1.5.4. Nguyên tắc qui hoạch vùng kinh tế 36
2.1.5.5. Các kiểu qui hoạch vùng: 37
2.1.5.6. Các bước tiến hành qui hoạch vùng: 37
2.1.6. Hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam 38
2.1.6.1. Sự hình thành các vùng kinh tế - hành chính 38
2.1.6.2. Sự hình thành các vùng chuyên môn lớn 39
2.1.7. Khái quát về lịch sử phân vùng kinh tế ở nước ta 40
2.1.8. Tính tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam 41
CHƯƠNG 2. VÙNG ĐÔNG BẮC BẮC BỘ 44
2.2. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội 44
2.2.1. Vị trí địa lý 44
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên 44
2.2.2.1. Địa hình, khí hậu và thuỷ văn 44
2.2.2.2. Tiềm năng khoáng sản 45
2.2.2.3. Tiềm năng đất đai 46
2.2.2.4. Tài nguyên rừng 47
2.2.3. Tài nguyên nhân văn 47
2.2.3.1. Về cơ cấu dân tộc 47
2.2.3.2. Dân số và mật độ dân số 47
2.2.3.3. Trình độ học vấn 48
2.2.3.4. Lực lượng lao động 48
2.2.3.5. Văn hoá - lịch sử 48
2.2.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc 48
2.2.5. Các ngành kinh tế 49
2.2.5.1. Ngành công nghiệp 49
2.2.5.2. Ngành nông - lâm nghiệp 49
a. Ngành nông nghiệp 49
b. Ngành lâm nghiệp 50
2.2.5.3 Ngành dịch vụ 50
2.2.6. Bộ khung lãnh thổ của vùng 51
2.2.6.1 Hệ thống đô thị 51
2.2.6.2 Hệ thống giao thông vận tải 51
2.2.7. Định hướng phát triển của vùng 52
2.2.7.1. Ngành công nghiệp 52
2.2.7.2. Ngành nông – lâm nghiệp 52
a. Ngành nông nghiệp 52
b. Ngành lâm nghiệp 53
2.2.7.3. Các ngành dịch vụ 53
2.2.7.4. Về mặt lãnh thổ 54
CHƯƠNG 3. VÙNG TÂY BẮC 55
3.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội 55
3.1.1. Vị trí địa lý 55
3.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 55
3.1.2.1. Địa hình 55
3.1.2.2. Khí hậu 55
3.1.2.3. Tài nguyên nước 56
3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản 56
3.1.2.5. Đất hiếm 56
3.1.2.6. Tài nguyên đất và rừng 56
3.1.3. Tài nguyên nhân văn 57
3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của vùng 57
3.2.1. Các ngành kinh tế 58
3.2.1.1. Ngành nông- lâm nghiệp 58
a. Ngành nông nghiệp 58
b. Ngành lâm nghiệp 58
3.2.1.2. Ngành công nghiệp 59
3.2.1.3. Ngành du lịch 59
3.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 59
3.2.2.1. Hệ thống đô thị 59
3.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải 60
3.3. Định hướng phát triển của vùng 60
3.3.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng 60
3.3.2. Khai thác hiệu quả thế mạnh nông, lâm nghiệp 61
3.3.3. Ngành công nghiệp 61
3.3.4. Thương mại và dịch vụ 61
3.3.5. Về tổ chức lãnh thổ 61
CHƯƠNG 4. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 62
4.1. Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội 62
4.1.1. Vị trí địa lý 62
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 62
4.1.2.1. Địa hình, khí hậu và thuỷ văn 62
4.1.2.2. Tài nguyên đất đai 63
4.1.2.3. Tài nguyên biển 63
4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản 64
4.1.2.5. Tài nguyên sinh vật 64
4.1.3. Tài nguyên nhân văn 64
4.1.3.1. Cơ cấu dân tộc 64
4.1.3.2. Dân số 64
4.1.3.3. Trình độ học vấn 65
4.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 66
4.2.1. Các ngành kinh tế 66
4.2.1.1. Ngành nông nghiệp 66
4.2.1.2. Ngành công nghiệp 67
4.1.2.3. Ngành dịch vụ 68
4.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 69
4.2.2.1. Hệ thống đô thị 69
4.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải 70
4.3. Định hướng phát triển của vùng 71
4.3.1. Ngành nông nghiệp 71
4.3.2. Ngành công nghiệp 71
4.3.3. Ngành dịch vụ 72
4.3.4. Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác 72
CHƯƠNG 5. VÙNG BẮC TRUNG BỘ 73
5.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội 73
5.1.1. Vị trí địa lý 73
5.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 73
5.1.2.1. Địa hình 73
5.1.2.2. Về khí hậu 74
5.1.2.3. Tài nguyên đất đai 74
5.1.2.4. Tài nguyên biển 74
5.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản 75
5.1.3. Tài nguyên nhân văn 75
5.1.3.1. Cơ cấu dân tộc 75
5.1.3.2 Dân số 75
5.1.3.3. Trình độ học vấn 76
5.1.3.4. Lực lượng lao động 76
5.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của vùng 76
5.2.1. Các ngành kinh tế 76
5.2.1.1. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 76
a. Ngành nông nghiệp 76
b. Ngành lâm nghiệp 77
c. Ngành ngư nghiệp 77
5.2.1.2. Ngành công nghiệp 78
5.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 79
5.2.2.1. Hệ thống đô thị 79
5.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải 79
5.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng 80
5.3.1. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp 81
5.3.1.1. Ngành nông nghiệp 81
5.3.1.2. Ngành ngư nghiệp 81
5.3.1.3. Ngành lâm nghiệp 81
5.3.2. Ngành công nghiệp 81
5.3.3. Về không gian lãnh thổ 81
CHƯƠNG 6. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 83
6.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của vùng 83
6.1.1. Vị trí địa lý 83
6.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 83
6.1.2.1. Địa hình 83
6.1.2.2. Khí hậu 83
6.1.2.3. Tài nguyên đất 84
6.1.2.4. Tài nguyên rừng 84
6.1.2.5. Tài nguyên biển 84
6.1.2.6. Tài nguyên nước 85
6.1.2.7. Tài nguyên khoáng sản 85
6.1.3. Tài nguyên nhân văn 85
6.1.3.1. Cơ cấu dân tộc 85
6.1.3.2. Dân số 85
6.1.3.3. Trình độ học vấn 85
6.1.3.4. Lực lượng lao động 86
6.1.3.5. Văn hóa – lịch sử 86
6.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 86
6.2.1. Các ngành kinh tế 86
6.2.1.1. Ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp 86
a. Ngành nông nghiệp 86
b. Ngành lâm nghiệp 87
c. Ngành ngư nghiệp 87
6.2.1.2 Ngành công nghiệp 87
6.2.1.3. Ngành dịch vụ 88
6.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 88
6.2.2.1.Hệ thống đô thị 88
6.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải 88
6.3. Định hướng phát triển 89
6.3.1. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 89
6.3.1.1. Ngành nông nghiệp 89
6.3.1.2.Ngành lâm nghiệp 89
6.3.1.3. Ngành ngư nghiệp 89
6.3.2. Ngành công nghiệp 89
6.3.3. Ngành dịch vụ 90
6.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 90
CHƯƠNG 7. VÙNG TÂY NGUYÊN 91
7.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội 91
7.1.1. Vị trí địa lý 91
7.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 91
7.1.2.1. Địa hình 91
7.1.2.2. Khí hậu 91
7.1.2.3. Tài nguyên nước 92
7.1.2.4. Đất đai 92
7.1.2.5. Tài nguyên rừng 92
7.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản 93
7.1.3. Tài nguyên nhân văn 93
7.2. Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội 94
7.2.1. Các ngành kinh tế 94
7.2.1.1. Ngành nông - lâm nghiệp 94
a. Ngành nông nghiệp 94
b. Ngành lâm nghiệp 95
7.2.1.2. Ngành công nghiệp 95
7.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 96
7.2.2.1.Hệ thống đô thị 96
7.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải 96
7.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội 96
7.3.1. Ngành nông, lâm nghiệp 96
7.3.2. Ngành công nghiệp 97
7.3.3. Ngành dịch vụ 97
7.3.4. Hệ thống giáo dục và y tế 97
CHƯƠNG 8. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 99
8.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội 99
8.1.1. Vị trí địa lý 99
8.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 99
8.1.2.1. Địa hình 99
8.1.2.2 Khí hậu 99
8.1.2.3 Đất đai 100
8.1.2.4. Tài nguyên rừng 100
8.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản 100
8.1.2.6. Tài nguyên nước 101
8.1.2.7. Tài nguyên biển 101
8.1.3. Tài nguyên nhân văn 101
8.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 102
8.2.1. Các ngành kinh tế 102
8.2.1.1. Ngành nông nghiệp 102
8.2.1.2. Ngành công nghiệp 103
8.2.1.3. Ngành dịch vụ 104
8.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 104
8.2.2.1. Hệ thống đô thị: 104
8.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải 105
8.3. Định hướng phát triển của vùng 105
8.3.1. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp 105
8.3.1.1. Ngành nông nghiệp 105
8.3.1.2. Ngành lâm nghiệp 106
8.3.1.3. Ngành ngư nghiệp 106
8.3.2. Ngành công nghiệp 107
8.3.3. Ngành dịch vụ 107
CHƯƠNG 9. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 108
9.1. Tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 108
9.1.1. Vị trị địa lý 108
9.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 108
9.1.2.1. Địa hình 108
9.1.2.2. Khí hậu 108
9.1.2.3. Đất đai 109
9.1.2.4. Tài nguyên nước 109
9.1.2.5 Tài nguyên biển 110
9.1.2.6 Tài nguyên khoáng sản 110
9.1.3. Tài nguyên nhân văn 110
9.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 111
9.2.1. Các ngành kinh tế 111
9.2.1.1. Ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp 111
a. Ngành nông nghiệp 111
b. Ngành ngư nghiệp 111
c. Ngành lâm nghiệp 112
9.2.1.2. Ngành công nghiệp 112
9.2.1.3. Ngành dịch vụ 112
9.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng 113
9.2.2.1. Hệ thống đô thị: 113
9.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải 113
9.3. Định hướng phát triển của vùng 113
9.3.1. Ngành nông, ngư, lâm nghiệp 113
9.3.1.1. Nông nghiệp 114
9.3.1.2. Lâm nghiệp 114
9.3.1.3. Ngư nghiệp 114
9.3.2. Ngành công nghiệp 114
9.3.3. Ngành dịch vụ 114
9.3.4. Kết cấu hạ tầng 115
PHẦN BA
ĐỊNH HƯỚNG PHÂN VÙNG Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 2010 - 2020 116
10.1. Các tiêu chí và nguyên tắc phân vùng 116
10.2. Hệ thống vùng ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 123
10.2.1. Khái quát chung 123
10.2.2. Đặc điểm cơ bản của 6 vùng 125
10.3. Quan điểm phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam trong giai đoạn mới 132
10.3.1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 132
10.3.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 133
10.3.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 135
10.4. Những bất cập về thực trạng phát triển các VKTTĐ tại điểm xuất phát của giai đoạn phát triển lan tỏa. 137
10.6. QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VKTTĐ Ở VIỆT NAM 142
10.6.2. Các VKTTĐ của Việt Nam phải thực sự trở thành khu vực phát triển động lực theo hướng nâng cao đáng kể tính tập trung và mức độ đậm đặc về kinh tế trên mỗi vùng (tính theo tiêu chí GDP/km2). 143
10.6.3. Các VKTTĐ nói chung, các khu vực tập trung kinh tế, khu đô thị trong vùng phải được tổ chức theo nguyên tắc hiệu quả, hiện đại và vững chắc, bảo đảm tính chất “ba cao, ba lớn”. 145
10.6.4. Các VKTTĐ phải có một thế đứng vững chắc dựa trên cơ sở tạo dựng các mối liên kết vững chắc với các vùng khác trong khu vực và các nước. 146
10.6.5. Phát triển bền vững VKTTĐ phải luôn luôn được quán triệt bằng phương châm: “Tăng trưởng mất cân đối, phát triển mang tính hòa nhập” ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế. 147
10.6.6. Các VKTTĐ phải có cơ quan chủ quản chính thức với tư cách là chủ thể trong việc xác định các định hướng ,mục tiêu phát triển, đồng thời là địa chỉ triển khai các chính sách của chính phủ ban hành cho các VKTTĐ. 148
PHẦN MỘT
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vùng
Ở Việt Nam, nghiên cứu về vùng đã được thực hiện trong nhiều năm. Công việc này đã được tập trung vào một số vấn đề như phân vùng kinh tế, định hướng chiến lược phát triển các vùng… chủ yếu do viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, các tài liệu về kinh tế vùng còn rất ít, thiếu những tài liệu tổng quát và hệ thống cả lý luận và thực tiễn.
Như vậy, Kinh tế vùng (Regional Economics) là môn khoa học kinh tế, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ (nội dung, bản chất các quá trình và hoạt động kinh tế - xã hội… trên lãnh thổ ) nhằm rút ra những đặc điểm, quy luật hình thành và hoạt động của chúng để vận dụng vào tổ chức tối ưu các quá trình và hoạt động theo lãnh thổ trong thực tiễn.
1.2. Nhiệm vụ
Việc quy hoạch kinh tế lãnh thổ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nội dung quy hoạch kinh tế lãnh thổ bao gồm những mặt chủ yếu: cơ cấu sản phẩm, sản phẩm hàng hoá xuất khẩu của các vùng kinh tế; cơ cấu sức lao động và dân cư xã hội, cơ sở hạ tầng, khoa học - công nghệ; cơ cấu và phân bố các đơn vị kinh tế, chính sách kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Việc quy hoạch kinh tế lãnh thổ các vùng phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và dựa vào các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng, lãnh thổ.
Định hướng phát triển kinh tế các vùng lãnh thổ là phát huy các thế mạnh kinh tế tự nhiên, tài nguyên, khí hậu, xã hội và nhân văn... của các vùng để xác định quy hoạch, cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế... thích hợp để có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn phát triển hiện nay, Kinh tế vùng tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chiến lược cho các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Đánh giá thực trạng, dự báo và định hướng phát triển phân công lao động xã hội theo lãnh thổ của Việt Nam, khả năng tham gia của Việt Nam vào các định chế không gian kinh tế dưới tác động của những điều kiện mới (toàn cầu hóa, khu vực hóa, các quá trình quốc tế hóa khác).
- Nghiên cứu những cơ sở khoa học và thực tiễn của công việc hoạch định chính sách và chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế theo lãnh thổ (theo vùng) nhằm tạo ra những chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế một cách mạnh mẽ, căn bản và có hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nghiên cứu những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động của các không gian kinh tế chức năng (đơn năng), bao gồm các vùng kinh tế lớn (cơ bản), các địa bàn kinh tế trọng điểm, các vùng (đơn vị), hành chính – kinh tế…
- Nghiên cứu những cơ sở phương pháp luận và phương pháp phân vùng, quy hoạch tổng thể không gian kinh tế các loại, phân bố các lực lượng sản xuất xã hội, các doanh nghiệp, các công trình phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho phát triển kinh tế- xã hội.
- Tìm hiểu tiềm năng, hiện trạng và từ đó đề ra định hướng phát triển chung và hoạch định bộ khung phát triển cho các vùng kinh tế trên lãnh thổ.
1.3. Các quan điểm nghiên cứu kinh tế vùng
Để thực hiện có kết quả những nội dung nghiên cứu đã nêu, các nhà kinh tế vùng phải hiểu biết và sử dụng một tập hợp rộng rãi các quan điểm, tiếp cận và phương pháp nghiên cứu truyền thống cũng như hiện đại, các phương pháp nghiên cứu của nhiều môn khoa học liên quan. Trong toàn bộ sự đa dạng của các quan điểm và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vùng, trước hết cần tập trung vào các quan điểm và phương pháp sau đây.
1.3.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống và tổng hợp
Đối với nghiên cứu của kinh tế vùng khá rộng lớn, liên quan tới nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh có quy mô và bản chất khác nhau, nhưng lại tương tác chặt chẽ với nhau. Bản thân mỗi vùng là một hệ thống do nhiều phần tử cấu thành, có bản chất, có chức năng khác nhau, hình thành và hoạt động theo quy luật khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ tương tác chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau; sự thay đổi của bất kỳ một yếu tố, phần tử khác. Đồng thời, mỗi vùng cũng là một bộ phận trong toàn hệ thống lãnh thổ mà giữa các bộ phận lãnh thổ này cũng có quan hệ tác động lẫn nhau (mỗi vùng như là một mắt xích trong toàn bộ sợi dây xích của toàn hệ thống). Quan điển hệ thống đòi hỏi lợi ích cục bộ phải phục tùng lợi ích chung của hệ thống, có nghĩa là mọi chủ thể kinh tế - xã hội trong một vùng phải đặt lợi ích chung của vùng lên trên hết; các vùng nhỏ phải vì lợi ích chung của vùng lớn hơn mà nó nằm trong đó; các vùng lớn phải vì lợi ích chung của quốc gia.
1.3.2. Quan điểm lịch sử
Các quá trình kinh tế xã hội không ngừng vận động trong không gian và biến theo thời gian. Sự hình thành và phát triển của vùng nói riêng. Hệ thống lãnh thổ nói chung là một quá trình lịch sử luôn luôn có sự vận động, phát triển. Nói cách khác, vùng và hệ thống vùng không phải là những yếu tố nhất thành bất biến. Sự phát triển của vùng mang tính kế thừa. Hiện trạng phát triển của vùng ở hiện tại là kết quả quá trình phát triển trong lịch sử đồng thời là cơ sở, căn cứ cho phát triển trong tương laicuar vùng. Để định hướng đúng đắn và phát triển trong tương lai của các vùng, cần phải hiểu rõ những đặc điểm phát triển của vùng trong lịch sử và hiện tại, đồng thời phải có tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển tương lai của vùng.
1.3.3. Quan điểm kinh tế
Trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, việc quan điểm kinh tế thường được coi trọng là lẽ tự nhiên. Quan điểm này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế,… trong cơ chế thị trường, việc xản xuất phải đem lại lợi nhuận và tất nhiên, khó có thể chấp nhận sự thua lỗ triền miên. Tuy nhiên,cũng nên tránh su hướng có thể gặp phải là phải đạt mục tiêu kinh tế bằng mọi giá. Điều dó rất nguy hiểm vì nếu thiếu nhìn xa trông rộng thì những món lợi trước mắt về kinh tế không thể bù đắp được những tổn thất to lớn lâu dài gay ra từ chính món lợi đó.
1.3.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối mới, ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên hành tinh, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng cho tương lai của nhân loại. Đối với việc nghiên cứu các vùng kinh tế, phát triển bền vững có thể được coi vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu nghiên cứu.
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế, đó là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Dưới góc độ xã hội, phải chú trọng đến việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế và bảo tồn văn hóa dân tộc. Còn về phương diện môi trường là giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế vùng
1.4.1. Phương pháp phân tích hệ thống
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vùng là những hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều phần tử có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động qua lại, mang tính thang cấp rõ rệt. Muốn hiểu rõ những đặc điểm và tính quy luât vận động, hành vi của chúng, cũng như đề xuất các giải pháp phát triển cho các vùng chúng ta cần phân tích các mối liên hệ đa dạng, đa chiều bên trong và bên ngoài hệ thống về các mặt số lượng, cường độ, mức độ …
1.4.2. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo xuất phát từ quan điểm động và lịch sử, giúp cho ta định hướng chiến lược, xác định các mục tiêu và kịch bản phát triển trước mắt và lâu dài của các đối tượng nghiên cứu kinh tế vùng một cách khách quan, có cơ sở khoa học phù hợp với các điều kiện và xu thế phát triển của hiện thực, các phương pháp dự báo được sử dụng nhiều trong quy hoạch phát triển vùng, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Dự báo có thể mang tính định lượng huặc định tính. Tuy vậy, xu hướng gần đây, các dự báo định hướng được sử dụng ngày càng rộng rãi, tính thuyết phục ngày càng cao.
1.4.3. Phương pháp cân đối liên nghành, liên vùng (Moohinhf I-O)
Mô hình cân đối liên nghành / liên vùng xuất phát từ Liên Xô cũ, do hai nhà khoa học là Wassily Leontiev và Cantronovic đề xướng và phát triển. Có thể nói IO là mô hình phản ánh bức tranh về hoạt động nền kinh tế, các mối liên hệ nghành / liên hệ vùng trong quá trình xản xuất và sử dụng sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế, Hơn nữa, bảng IO còn cho biết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng của một ngành / vùng thì cần bao nhiêu sản phẩm của ngành / vùng khác và ngược lại, ngành / vùng đó cung cấp bao nhiêu sản phẩm để xản suất ra đơn vị sản phẩm của ngành / vùng khác. Từ đó, nó cho phép phân tích các mối quan hệ (các dòng dịch chuyển vốn, lao động, nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên giữa các vùng…), đánh giá hiệu quả xản suất, tính toán các chi tiêu tổng hợp khác phục vụ công tác quản lý vĩ mô, phân tích và dự báo kinh tế.
1.4.4. Phương pháp mô hình hóa toán – kinh tế
Phương pháp mô hình toán cho phép tổng hợp hóa, đơn giản hóa các thông số hoạt động, các mối liên hệ đa dạng, phức tạp của các đối tượng nghiên cứu kinh tế vùng trong thực tiễn, làm nổi bật các đặc trưng cơ bản, quy luật vận động của đối tượng và điều khiển tối ưu, hướng đích quá trình phát triển của chúng. Đây là phương pháp mang tính định lượng cao nhằm hạn chế sự đánh giá, hoạch định mang tính cảm tính.
1.4.5. Phương pháp sử dụng bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Bản đồ là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, súc tích, là phương thức thể hiện trực quan các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng lãnh thổ, sử dụng bản đồ là phương pháp nghiên cứu truyền thống đặc trưng của địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn, địa lý kinh tế, và nhiều môn khoa học khác. Các nghiên cứu kinh tế học cũng cần được khởi đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ. Việc sử dụng phương pháp chồng bản đồ (chập bản đồ ) để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau trên một vùng lãnh thổ rất phổ biến và hữu ích trong các nghiên cứu về vùng.
Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS hình thành trên cơ sở của phương pháp bản đồ kết hợp với những thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại. GIS là tập hợp các thông tin theo các dạng , các lớp khác nhau, trên cơ sở đó phân tích , xử lý và hiển thị các thông tin về vùng , về không gian kinh tế - xã hội. Ưu điểm nổi trội của GIS là khả năng truy cập và sử lý thông tin nhanh, kết hợp đồng thời nhiều loại thông tin, nhiều lớp thông tin về cùng một đối tượng, một lãnh thổ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PhanvungKinhte_NVHUan.doc