CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Mục tiêu
Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về:
- Khái niệm, đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh;
- Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh;
- Các hình thức và tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh.
Nội dung
I. Khái niệm, đối tƣợng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
1. Khái niệm
Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá,
quân sự. Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, có vai trò quyết định sự tồn tại và
phát triển của các hoạt động khác.
Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm
dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định.
Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế khi việc tổ chức thực hiện hoạt động
đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết
quả và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các
hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được những vấn đề
đó không thể không sử dụng công cụ phân tích.
Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối
quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó.
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình
và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó
dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm rút ra tính quy
luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu1.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với các hoạt động kinh doanh của
con người. Nhưng lúc ban đầu nó chỉ là những phép cộng trừ đơn giản và được tiến
hành ngay trong công tác hạch toán. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, yêu cầu
quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp thì phân tích hoạt động kinh doanh
cũng ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu đó. Từ chỗ đơn giản chỉ là phân tích lỗ
lãi của từng thương vụ, về sau phát triển phân tích các yếu tố hoạt động kinh doanh và
lỗ lãi của từng đơn vị, bộ phận hoạt động kinh doanh, đến nay việc phân tích hoạt
động kinh doanh được thực hiện không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp mà đã mở
rộng đến vùng kinh tế, toàn bộ nền kinh tế.
Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh đã hình thành như một hoạt động độc
lập với hệ thống lý luận độc lập và trở thành môn khoa học độc lập. Hoạt động kinh
doanh luôn được tiến hành thường xuyên liên tục rất phong phú và phức tạp. Muốn
thấy được một cách đầy đủ sự phát triển của các hiện tượng, quá trình kinh doanh, từ
đó thấy được thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải đi sâu nghiên
cứu kết quả và mối quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng những phương pháp
khoa học. Đó là những phương pháp nhận biết các hoạt động thực tế, các hiện tượng,
các quá trình trong mối liên hệ trực tiếp với nhận thức và sự tiếp nhận chủ động của
con người, trên cơ sở đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tìm nguyên nhân, đề
ra những giải pháp và biện pháp khai thác có hiệu quả mọi năng lực hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
113 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Thị Việt Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng của
doanh nghiệp trong năm và xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp thay
thế liên hoàn.
2/ Tính mức tiết kiệm, vượt chi chi phí hoạt động bán hàng của doanh nghiệp
trong năm khi đã loại trừ ảnh hưởng của biến động giá cả hàng hoá.
71
Bài 4.3. Có tài liệu về doanh nghiệp Việt Thành qua hai năm như sau:
ĐVT: tr.đ
Chỉ tiêu Năm N Năm N+1
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 59.586 66.907
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 101 173
3. Giá vốn hàng bán 40.246 52.928
4. Doanh thu hoạt động tài chính 179 143
5. Chi phí tài chính 136 226
6. Chi phí bán hàng 6.145 6.668
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.467 1.475
8. Thu nhập khác 112 90
9. Chi phí khác 25 50
Yêu cầu:
1/ Phân tích về tình hình biến động tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế của
doanh nghiệp qua hai năm theo các hoạt động bằng phương pháp so sánh.
2/ Phân tích về tình hình biến động tổng lợi nhuận kinh doanh sau thuế của doanh
nghiệp qua hai năm và xác định ảnh hưởng của các chỉ tiêu trên bằng phương pháp cân
đối.
3/ Phân tích biến động nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua hai
năm và xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
Bài 4.4. Có tài liệu về doanh nghiệp Long An qua hai năm như sau:
ĐVT: tr.đ
Nhóm
hàng
Giá vốn hàng bán Doanh thu bán hàng
Năm N Năm N +1 Năm N Năm N +1
A 920 940 1.000 1.033
B 1.104 1.090 1.200 1.172
Biết:
- Tỷ lệ chiết khấu doanh thu năm N: 2%; Năm N +1: 1,8%.
- Tỷ suất chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp năm N: 12%; Năm N +1: 11%.
Yêu cầu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động bán hàng của
doanh nghiệp qua hai năm bằng phương pháp chênh lệch.
72
Bài 4.5. Có tài liệu về doanh nghiệp Việt Hà năm N như sau:
Mặt
hàng
Lượng bán
(sp)
Giá bán
(ng.đ/sp)
Giá vốn
(ng.đ/sp)
Chi phí bán
hàng và quản
lý doanh
nghiệp
(ng.đ/sp)
Giảm giá
hàng bán
(ng.đ/sp)
Chiết khấu
hàng bán
(ng.đ/sp)
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
A 300 320 100 95 50 55 3 3,5 1 1,5 0 0,5
B 500 650 50 55 30 25 4 3,5 2 2,5 0,5 1
C 700 650 20 22 10 12 1 0,8 0,5 1 0 0
Yêu cầu:
1/ Xác định ảnh hưởng của biến động doanh thu hoạt động bán hàng đến thực
hiện kế hoạch lợi nhuận hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong năm.
2/ Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế
của doanh nghiệp trong năm và xác định ảnh hưởng của các nhân tố tỷ suất lợi nhuận
kinh doanh, giá bán, lượng bán đến bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
Tài liệu tham khảo
[1]. PGS.TS Trần Thế Dũng (2009), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương
mại- dịch vụ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]. PGS.TS Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê.
[3]. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh
doanh, NXB Thống kê.
[4]. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Phân tích hoạt động
kinh doanh, NXB Thống kê.
73
CHƢƠNG 5
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Mục tiêu
Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về:
- Mục đích, ý nghĩa và nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính;
- Phân tích cấu trúc tài chính, các hệ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.
Nội dung
I. Mục đích, ý nghĩa và nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính
1. Mục đích
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình
hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản
lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi
tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết
định phù hợp với lợi ích của chính họ5.
Như vậy, phân tích tài chính trước hết là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên
báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích. Quá trình này có thể thực hiện theo
nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích. Phân tích tài chính
được sử dụng như là công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư. Nó còn
được sử dụng như là công cụ dự đoán các điều kiện và kết quả tài chính trong tương
lai, là công cụ đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Mục đích quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp những người
ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng
tiềm năng của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải
đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ khác để họ có thể ra
quyết định đầu tư, tín dụng; đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu
bằng tiền.
- Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp, nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế,
những sự kiện và những tình huống làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ
đối với các nguồn lực đó.
2. Ý nghĩa
Phân tích tình hình tài chính rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó không
những chiếm vị trí quan trọng trong doanh nghiệp mà nó còn là công cụ quan trọng
trong quản lý kinh tế.
- Đối với doanh nghiệp: Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính, các nhà quản trị
doanh nghiệp đánh giá được thực trạng tài chính, thực trạng quản lý tài chính của
5
GS.TS Ngô Thế Chi, PGS-TS Nguyễn Trọng Cơ, (2008), Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp, NXB
Tài chính, trang 5
74
doanh nghiệp mình, nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động khi tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh Đồng thời đưa ra được các quyết định quản lý một cách kịp
thời và khoa học, giúp doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận, tăng giá trị doanh nghiệp và
tăng khả năng cạnh tranh; từ đó doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị
trường.
- Đối với các nhà quản lý kinh tế: Trên cơ sở những thông tin mà phân tích tình
hình tài chính cung cấp họ có thể nhận biết được những mặt yếu kém, tồn tại của
doanh nghiệp, những hạn chế của các chính sách quản lý kinh tế Từ đó đưa ra được
các chính sách quản lý kinh tế phù hợp với sự phát triển của từng ngành như: chính
sách tín dụng, thuế, những chính sách mang tính chất ưu đãi về tài chính đối với từng
ngành Cũng qua những thông tin mà phân tích tình hình tài chính cung cấp, các nhà
quản lý kinh tế có được quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp hay tiếp tục duy trì
hoạt động của doanh nghiệp.
- Đối với các nhà cho vay, người đầu tư, các chủ ngân hàng: Thông tin mà phân
tích tình hình tài chính cung cấp sẽ giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn là có đầu
tư hay không.
- Đối với các cơ quan tài chính, những người lao động: Thông tin mà phân tích
tình hình tài chính cung cấp sẽ giúp họ xác định được quyền lợi và trách nhiệm của họ
đối với doanh nghiệp trong hiện tại và trong tương lai.
3. Nguồn tài liệu sử dụng
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, phải sử dụng nhiều tài liệu khác nhau
trong đó có báo cáo tài chính và báo cáo phi tài chính, trong đó chủ yếu là các báo cáo
tài chính. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn
chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu
chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung
cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong
việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân
tích tài chính doanh nghiệp.
Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 và các thông tư bổ sung đến nay, hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng
cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước
ở Việt Nam bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN);
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN);
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN);
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN).
Tuy nhiên trong phạm vi của học phần, giáo trình chỉ dừng lại phân tích Báo cáo
tài chính với 2 biểu mẫu báo cáo là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo Kết quả hoạt động
kinh doanh
75
3.1 Bảng cân đối kế toán
3.1.1. Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính, phản ánh tổng quát
tình hình tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị tại một thời điểm nhất
định. Thời điểm đó thường là ngày cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm).
3.1.2. Nội dung và kết cấu
- Bảng cân đối kế toán có thể được kết cấu theo kiểu 1 bên hoặc 2 bên. Dù theo
kết cấu nào, nội dung của bảng cân đối kế toán cũng bao gồm 2 phần:
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản của đơn vị;
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh toàn bộ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của
đơn vị.
Trong từng phần, các chỉ tiêu được sắp xếp theo một trình tự nhất định, thể hiện
những đặc trưng riêng về tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
- Nội dung của Bảng cân đối kế toán trình bày với những chỉ tiêu sau:
Đơn vị:
Địa chỉ:
Mẫu số B 01-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại, ngày ... tháng ... năm
Đơn vị tính:.............
TÀI SẢN
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối
năm
Số đầu
năm
1 2 3 4 5
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110
1.Tiền 111 V.01
2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02
1. Đầu tư ngắn hạn 121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 () ()
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130
1. Phải thu khách hàng 131
76
2. Trả trước cho người bán 132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
134
5. Các khoản phải thu khác 135 V.03
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 () ()
IV. Hàng tồn kho 140
1. Hàng tồn kho 141 V.04
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 () ()
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05
4. Tài sản ngắn hạn khác 158
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)
200
I- Các khoản phải thu dài hạn 210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06
4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 (...) (...)
II. Tài sản cố định 220
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08
- Nguyên giá 222
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 () ()
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09
77
- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 () ()
3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10
- Nguyên giá 228
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 () ()
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11
III. Bất động sản đầu tƣ 240 V.12
- Nguyên giá 241
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 () ()
IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252
3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 () ()
V. Tài sản dài hạn khác 260
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21
3. Tài sản dài hạn khác 268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300
I. Nợ ngắn hạn 310
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15
2. Phải trả người bán 312
3. Người mua trả tiền trước 313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16
78
5. Phải trả người lao động 315
6. Chi phí phải trả 316 V.17
7. Phải trả nội bộ 317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 323
II. Nợ dài hạn 330
1. Phải trả dài hạn người bán 331
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19
3. Phải trả dài hạn khác 333
4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337
8. Doanh thu chưa thực hiện 338
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 339
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400
I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413
4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (...) (...)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416
7. Quỹ đầu tư phát triển 417
79
8. Quỹ dự phòng tài chính 418
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421
12. Quỹ hỗ trợ xắp xếp doanh nghiệp 422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
1. Nguồn kinh phí 432 V.23
2. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440
- Kết cấu của Bảng cân đối kế toán phản ánh:
+ Tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo
theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh. Các tài sản trong
Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo hai nguyên tắc:
• Thứ nhất: Nếu nhìn từ phía trên xuống, ta thấy khả năng thanh khoản giảm dần.
Khả năng chuyển hoá thành tiền của một tài sản được xem xét trên hai khía cạnh tốc
độ và chi phí chuyển đổi. Khi khả năng chuyển hoá thành tiền của toàn bộ tài sản cao
sẽ mang lại khả năng tốt hơn cho việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn.
• Thứ hai: Các tài sản càng nằm phía dưới càng có khả năng sinh lời cao hơn so
với các tài sản xếp ở phía trên như tài sản cố định có khả năng sinh lời cao hơn các tài
sản ngắn hạn.
+ Nguồn vốn: Trả lời câu hỏi tiền vốn của công ty được hình thành từ những
nguồn nào? Hình thức huy động vốn của công ty như thế nào? Các nguồn vốn được
sắp xếp theo trách nhiệm sử dụng nguồn vốn của công ty đối với các chủ nợ và chủ
doanh nghiệp. Kết cầu phần nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo
hai nguyên tắc sau:
• Thứ nhất: Nếu nhìn từ phía trên xuống, ta thấy thời gian đáo hạn của các nguồn
vốn tăng dần lên, cụ thể:
. Các khoản nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn rất gấp, thời gian đáo hạn dưới
một năm.
. Các khoản nợ dài hạn thời gian hoàn trả trên một năm. Phần vốn cổ phần
được sử dụng lâu dài không bị áp lực hoàn trả.
• Thứ hai: Chi phí huy động của các nguồn vốn tăng dần lên. Khi công ty gặp khó
khăn trong việc trả nợ phần vốn chủ như là một khoản tài sản đảm bảo để thanh toán
phần nợ còn lại, vì vậy phần vốn chủ có phí tổn cao nhất do nó có giá trị để bù đắp cho
mức độ mạo hiểm cao và dùng vào việc bảo đảm hoàn trả các khoản nợ của doanh
nghiệp.
80
3.1.3. Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán
- Về mặt kinh tế: Số liệu phần TÀI SẢN cho phép nhà phân tích đánh giá một
cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần NGUỒN
VỐN phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực
trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Về mặt pháp lý: Số liệu phần TÀI SẢN thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có
mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần NGUỒN VỐN
thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh
với chủ nợ và chủ sở hữu. Như vậy, tài liệu từ Bảng cân đối kế toán cung cấp những
thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
3.2.1. Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính,
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ
kinh doanh (quý, năm).
3.2.2. Nội dung và kết cấu
- Nội dung bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm kết quả hoạt
động kinh doanh thông thường (hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ; hoạt động tài
chính) và kết quả các hoạt động khác.
- Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.
+ Căn cứ vào sổ kế toán phản ánh tình hình doanh thu, thu nhập, chi phí tạo ra
doanh thu, kết quả kinh doanh được ghi nhận trong các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ.
- Nội dung của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày với những chỉ
tiêu sau:
Đơn vị:
Địa chỉ:
Mẫu sổ B 02-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/02/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
năm
Đơn vị tính:.............
Chỉ tiêu
Mã
số
Thuyết
minh
Kỳ
này
Kỳ
trƣớc
1 2 3 4 5
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02
81
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10=01-02)
10
4.Giá vốn hàng bán 11
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 -11)
20
6.Doanh thu hoạt động tài chính 21
7.Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
22
23
8.Chi phí bán hàng 24
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 +( 21 -22) - ( 24 + 25 )}
30
11.Thu nhập khác 31
12.Chi phí khác 32
13.Lợi nhuận khác (40 = 31 -32) 40
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 +40)
50
15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51
16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52
17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 -51 - 52)
60
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tổng quát tình hình và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết theo các loại hoạt động. Cụ thể: Hoạt động tiêu
thụ hàng hóa, dịch vụ; hoạt động tài chính; hoạt động khác.
3.2.3. Ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thông qua báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực
hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như chung toàn
doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt
động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và dự báo hoạt động trong tương lai.
Thông qua báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích cho
người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
82
II. Nội dung phân tích
1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
1.1. Phân tích cấu trúc tài sản
- Mục đích: Phân tích cấu trúc tài sản phân tích những đặc trưng trong cơ cấu tài
sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ vốn: đầu
tư loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên gia tăng hay cắt giảm các khoản
phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có liên quan đến họat động tiêu thụ; dự trữ
hàng tồn kho ở mức nào vừa đảm bảo họat động sản xuất kinh doanh diễn ra kịp thời,
vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn giảm thấp chi phí tồn kho; vốn nhàn rỗi
có nên sử dụng đầu tư ra bên ngoài không? Các vấn đề trên đặt ra cho nhà quản trị cần
nắm bắt cấu trúc tài sản để phân tích công tác sử dụng vốn ở doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh
- Chỉ tiêu phân tích
+ Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phân tích, cấu trúc tài sản thể hiện
qua công thức sau:
Tỷ trọng tài sản i =
Giá trị thuần của tài sản i
x100
Tổng tài sản
Chỉ tiêu trên phản ánh tỷ lệ phần trăm của loại tài sản i trong tổng tài sản.
Loại tài sản i là những tài sản có cùng chung một đặc trưng kinh tế nào đó, như:
khoản phải thu, đầu tư tài chính, hàng tồn kho...; có thể là những mục tài sản được
phản ánh trên Bảng cân đối kế toán (CĐKT). Giá trị thuần của tài sản là giá trị còn lại
của tài sản.
+ Nguồn số liệu:
• Tổng tài sản lấy số liệu từ mã số 270 trên bảng CĐKT.
• Loại tài sản i thông thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:
. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền mã số 110 trên bảng
CĐKT;
. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính (Đầu tư tài chính ngắn hạn mã số
120 và Đầu tư tài chính dài hạn mã số 250 trên bảng CĐKT);
. Tỷ trọng các khoản phải thu (Các khoản phải thu dài hạn mã số 210 và
Các khoản phải thu ngắn hạn mã số 130 trên bảng CĐKT);
. Tỷ trọng hàng tồn kho mã số 140 trên bảng CĐKT;
. Tỷ trọng tài sản cố định từ mã số 220 trên bảng CĐKT.
83
Ví dụ 5.1. Có tài liệu trích dẫn về Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Việt
Phương qua các năm như sau:
Chỉ tiêu 31/12/N+1 31/12/N 31/12/N-1
TÀI SẢN
A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 19046 21780 15517
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2456 1620 1268
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 230 100 200
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 7608 7646 5710
- Phải thu khách hàng 6130 6847 4420
- Các khoản phải thu khác 1478 772 1290
4. Hàng tồn kho 8352 12246 8072
5. Tài sản ngắn hạn khác 400 168 267
B-TÀI SẢN DÀI HẠN 13228 8910 12560
1. Tài sản cố định 13228 8910 10060
- Nguyên giá 24890 21530 20580
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2500
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 32274 30690 28077
NGUỒN VỐN
A-NỢ PHẢI TRẢ 14534 12680 11199
1.Nợ ngắn hạn 13034 10680 11199
- Vay và nợ ngắn hạn 5020 3356 4970
- Các khoản phải trả khác 8014 7324 6229
2. Nợ dài hạn 1500 2000
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 17740 18010 16878
1. Nguồn vốn kinh doanh 16600 16600 15600
2. Lợi nhuận chưa phân phối 1140 1410 1278
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 32274 30690 28077
84
Yêu cầu: Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp cuối năm N+1 so với năm
N.
Giải: Phân tích biến động cấu trúc tài sản của doanh nghiệp Việt Phương như
sau:
Tài sản
31/12/N 31/12/ N+1
Chênh lệch cuối năm N + 1
so với năm N
Số
tiền
(tr.đ)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(tr.đ)
Tỷ
trọng
(%)
Mức
độ
(tr.đ)
Tốc
độ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
X 1 2=1/∑1 3 4=1/∑3 5=3-1 6=5/1 7=4-2
A. Tài sản ngắn
hạn
21.780 70,97 19.046 59,01 -2.734 -12,55 -11,95
1. Tiền 1.620 5,28 2.456 7,61 836 51,61 2,33
2. Đầu tư ngắn hạn 100 0,33 230 0,71 130 130 0,39
3. Các khoản phải
thu
7.646 24,91 7.608 23,57 -38 -0,49 -1,34
4. Hàng tồn kho 12.246 39,90 8.352 25,88 -3.894 -31,80 -14,02
5. Tài sản ngắn hạn
khác
168 0,55 400 1,24 232 138,10 0,69
B. Tài sản dài hạn 8.910 29,03 13.228 40,99 4.318 48,46 11,95
1. Tài sản cố định 8.910 29,03 13.228 40,99 4.318 48,46 11,95
Tổng cộng tài sản 30.690 100 32.274 100 1.584 5,16 0,00
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên cho thấy giá trị tài sản vào cuối năm N+1 là 32.274 tr.đ
so với cuối năm N tăng 1.584 tr.đ, với tốc độ tăng 5,16% nguyên nhân là tăng đầu tư
cơ sở vật chất cũng như tài sản cố định của doanh nghiệp. Để phân tích rõ hơn tình
hình biến động tài sản cần xem xét biến động từng loại tài sản:
- Đối với tài sản dài hạn tăng nguyên nhân là do tăng cường mua sắm tài sản cố
định, điều này cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng nhiều đến công tác đầu tư dài hạn
trong năm N+1; giá trị tài sản cố định cuối năm N từ 8.910 tr.đ chiếm tỷ trọng 29,03%
đến cuối năm N+ 1 đã lên đến 13.228 tr.đ tăng 48,46% cao hơn tốc độ tăng của tổng
tài sản (48,46% >5,16% ), vì vậy đã làm cho tỷ trọng tài sản cố định tăng 11,95% so
với cuối năm N.
- Đối với tài sản ngắn hạn, xu hướng giảm qua hai năm. Vào cuối năm N trị giá
tài sản ngắn hạn là 21.780 tr.đ chiếm tỷ trọng cao 70,97%, đến cuối năm N+1 chỉ còn
85
19.046 tr.đ giảm -2734 tr.đ, với tốc độ giảm 12,55% và tỷ trọng cũng đã giảm 11,95%;
nguyên nhân là do trong năm N+1 doanh nghiệp đã giải phóng được một lượng lớn
hàng tồn kho với mức độ giảm 3.894 tr.đ, cùng với việc quản lý tốt các khoản phải thu
đã làm cho giá trị tài sản ngắn hạn giảm. Vì vậy lượng tiền cuối năm N+1 đã tăng lên
đáng kể với tốc độ tăng 51,61% và tỷ trọng tăng 2,33%. Những biến động về đầu tư
ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác cũng là mối quan tâm của nhà phân tích để có thể hình
dùng đầy đủ hơn cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.
1.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn
- Mục đích: Phân tích cấu trúc nguồn vốn để có đánh giá đầy đủ nhất về tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của
doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài
chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh,
đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng
hơn là rủi ro của doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh
- Chỉ tiêu phân tích:
Nguồn vốn của doanh nghiệp theo nguồn gốc hình thành nên tài sản thì nguồn
vốn bao gồm: Nợ phải trả nợ và Vố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_nguyen_thi_viet_ch.pdf