Trong mấy thập kỷ gần đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt trong lĩnh vực điện tử đã có những bước phát triển vượt bậc. Các linh kiện bán dẫn với các mạch tích hợp tổ hợp mật độ cao đã cho phép tạo ra các mạch rất phức tạp, kết hợp nhiều chức năng trên một diện tích vật liệu rất bé, trong đó các bộ vi xử lý là một ví dụ điển hình.
Máy vi tính - một sản phẩm của công nghệ chế tạo điện tử là một phát kiến vĩ đại của loài người trong thế kỷ này.
Kể từ khi máy tính ra đời, hoạt động của con người đã có nhiều biến đổi. Máy tính có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội như chế tạo, điều khiển , quản lý v.v. thậm chí nhiều nơi không thể làm việc được nếu như không có máy tính. Máy tính được đưa vào ứng dụng với mục đích tự động hoá, tổng hợp thông tin và giảm bớt các thao tác của con người. Với khả năng xử lý thông tin nhanh, nó có thể thực hiện được một khối lượng công việc rất lớn trong khoảng thời gian ngắn với độ chính xác cao.
Chính vì vậy, máy tính đã được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực như: Văn phòng, Xử lý đồ hoạ, Điều khiển, Lập trình, Học tập, Giải trí V.V.
Trong đó đối với chúng ta, là một sinh viên khoa Công nghệ thông tin thì chúng ta học song ra để làm gì? Hẳn đó là một câu hỏi mà mỗi chúng ta không dưới một lần đặt ra. Qua đây chúng tôi cũng xin giới thiệu 8 mảng lớn xây dựng nên nền công nghệ thông tin từ trước tới nay và tương lai sắp tới:
Xây dựng, thiết kế các hệ điều hành.
Phần mềm (Xây dựng và phát triển các ứng dụng trên các ngôn ngữ lập trình).
Cơ sở dữ liệu (Xây dựng các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu).
Mạng và các hệ thống truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo (Nhận dạng, công nghệ xử lý tri thức, người máy v.v.).
Hệ thống đa phương tiện.
Phần cứng (Phát triển các ứng dụng trên phần cứng, mở rộng tính năng tính toán)
Các phương pháp luận của tin học (Xử lý ảnh, đồ hoạ, GIS v.v.).
Tuy rằng phần cứng chỉ là một phần nhỏ bé và sự phát triển của nó chậm chạp so với sự phát triển như vũ bão của phần mềm. Tuy nhiên một số nguyên tắc cơ bản sau đã chi phối công nghệ máy tính cho đến tận bây giờ, đó là:
Định luật Moore: Cứ sau 18 tháng, tốc độ và sức mạnh của mạch tích hợp lại được tăng lên gấp đôi. (286 -> 386,486 -> Pentium -> Pentium II . ).
Định luật Spector: Thời gian để một ứng dụng hoàn thành một tác vụ nào đó tăng gấp đôi sau mỗi làn sửa đổi.
Nghịch lý của Murphy: Mọi công nghệ mới đều nhằm làm cho máy tính đơn giản hơn, nhưng kết quả lại tạo ra những cỗ máy phức tạp hơn.
Máy tính PC nói chung được chia thành các thành phần chính sau:
Bàn phím (Keyboard).
Màn hình (Monitor).
Case (Vỏ bảo vệ máy).
HDD (Hard Disk Drive - Ổ cứng (Dung lượng 1.6GB, 2.1GB,3.2GB v.v.)
FDD (Floppy Disk Drive - ổ mềm (Dung lượng 1.2MB, 1.44MB)
Main Board (Bo mạch chủ).
VGA (Card màn hình - 1MB, 2Mb - 32Bit, 64Bit)
RAM (Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)
CPU (Central Prosesing Unit - Bộ xử lý trung tâm)
Card Sound - Mạch âm thanh (Nếu có)
CD-ROM (Nếu có).
Network Card (Card mạng - Nếu có)
Mouse (Chuột - (thiết bị ngoại vi)).
Speaker (Loa - Nếu có)
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Phần cứng máy vi tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN DẬP ĐÔNG ĐÔ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CÂU LAC BỘ TIN HỌC TRẺ
PHẦN CỨNG MÁY VI TÍNH
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHẦN CỨNG
CẤU TẠO - CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT
Hà Nội 31/1/1999
CÂU LẠC BỘ TIN HỌC TRẺ
TRƯỜNG ĐẠI HCỌ DÂN LẬP ĐÔNG ĐÔ
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC: KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP ĐÔNG ĐÔ57 THÁI THỊNH - ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI
ĐIỆN THOẠI: 8.571269
CÂU LẠC BỘ NHẬN GIẢI ĐÁP TẤT CẢ NHỮNG THẮC MẮC CỦA CÁC BẠN VỀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THỦ THUẬT LẬP TRÌNH
MỌI CÂU HỎI VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XIN GỬI VỀ: CÂU LẠC BỘ TIN HỌC TRẺ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP ĐÔNG ĐÔ
CHÚNG TÔI SẼ CỐ GẮNG GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC CỦA CÁC BẠN TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT.
PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Vai trò của phần cứng máy tính trong nền CNTT hiện nay.
Cấu tạo máy tính (ở góc độ lắp ráp).
Các bước để lắp ráp một máy vi tính.
Cấu trúc đĩa từ và cách phân chia ổ cứng
Cài đặt một số chương trình thông dụng.
Cách tối ưu phần cứng máy tính.
Cách giữ gìn và bảo quản máy tính.
VAI TRÒ CỦA PHẦN CỨNG MÁY TÍNH TRONG NỀN CNTT HIỆN NAY
Trong mấy thập kỷ gần đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt trong lĩnh vực điện tử đã có những bước phát triển vượt bậc. Các linh kiện bán dẫn với các mạch tích hợp tổ hợp mật độ cao đã cho phép tạo ra các mạch rất phức tạp, kết hợp nhiều chức năng trên một diện tích vật liệu rất bé, trong đó các bộ vi xử lý là một ví dụ điển hình.
Máy vi tính - một sản phẩm của công nghệ chế tạo điện tử là một phát kiến vĩ đại của loài người trong thế kỷ này.
Kể từ khi máy tính ra đời, hoạt động của con người đã có nhiều biến đổi. Máy tính có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội như chế tạo, điều khiển , quản lý v.v... thậm chí nhiều nơi không thể làm việc được nếu như không có máy tính. Máy tính được đưa vào ứng dụng với mục đích tự động hoá, tổng hợp thông tin và giảm bớt các thao tác của con người. Với khả năng xử lý thông tin nhanh, nó có thể thực hiện được một khối lượng công việc rất lớn trong khoảng thời gian ngắn với độ chính xác cao.
Chính vì vậy, máy tính đã được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực như: Văn phòng, Xử lý đồ hoạ, Điều khiển, Lập trình, Học tập, Giải trí V.V...
Trong đó đối với chúng ta, là một sinh viên khoa Công nghệ thông tin thì chúng ta học song ra để làm gì? Hẳn đó là một câu hỏi mà mỗi chúng ta không dưới một lần đặt ra. Qua đây chúng tôi cũng xin giới thiệu 8 mảng lớn xây dựng nên nền công nghệ thông tin từ trước tới nay và tương lai sắp tới:
Xây dựng, thiết kế các hệ điều hành.
Phần mềm (Xây dựng và phát triển các ứng dụng trên các ngôn ngữ lập trình).
Cơ sở dữ liệu (Xây dựng các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu).
Mạng và các hệ thống truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo (Nhận dạng, công nghệ xử lý tri thức, người máy v.v...).
Hệ thống đa phương tiện.
Phần cứng (Phát triển các ứng dụng trên phần cứng, mở rộng tính năng tính toán)
Các phương pháp luận của tin học (Xử lý ảnh, đồ hoạ, GIS v.v...).
Tuy rằng phần cứng chỉ là một phần nhỏ bé và sự phát triển của nó chậm chạp so với sự phát triển như vũ bão của phần mềm. Tuy nhiên một số nguyên tắc cơ bản sau đã chi phối công nghệ máy tính cho đến tận bây giờ, đó là:
Định luật Moore: Cứ sau 18 tháng, tốc độ và sức mạnh của mạch tích hợp lại được tăng lên gấp đôi. (286 -> 386,486 -> Pentium -> Pentium II ... ).
Định luật Spector: Thời gian để một ứng dụng hoàn thành một tác vụ nào đó tăng gấp đôi sau mỗi làn sửa đổi.
Nghịch lý của Murphy: Mọi công nghệ mới đều nhằm làm cho máy tính đơn giản hơn, nhưng kết quả lại tạo ra những cỗ máy phức tạp hơn.
Máy tính PC nói chung được chia thành các thành phần chính sau:
Bàn phím (Keyboard).
Màn hình (Monitor).
Case (Vỏ bảo vệ máy).
HDD (Hard Disk Drive - Ổ cứng (Dung lượng 1.6GB, 2.1GB,3.2GB v.v...)
FDD (Floppy Disk Drive - ổ mềm (Dung lượng 1.2MB, 1.44MB)
Main Board (Bo mạch chủ).
VGA (Card màn hình - 1MB, 2Mb - 32Bit, 64Bit)
RAM (Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)
CPU (Central Prosesing Unit - Bộ xử lý trung tâm)
Card Sound - Mạch âm thanh (Nếu có)
CD-ROM (Nếu có).
Network Card (Card mạng - Nếu có)
Mouse (Chuột - (thiết bị ngoại vi)).
Speaker (Loa - Nếu có)
CẤU TẠO BÊN TRONG MÁY TÍNH (Ở GÓC ĐỘ LẮP RÁP)
XÉT CÁC BỘ PHẬN THÁO LẮP ĐƯỢC TRÊN MÁY VI TÍNH
MAINBOARD (MOTHER BOARD)
Bo mạch chủ: Là một bản mạch trên đó có chứa các bộ phận điều khiển hoạt động của CPU. Chứa các khe cắm, là nơi lắp các thiết bị ngoại vi, bao gồm ROM BIOS, CARD VGA, HDD, FDD, SOUND CARD, MOUSE, PRINTER, CD ROM, CPU, RAM và các khe cắm mở rộng.
ROM BIOS (Read Only Memory - Basic Input Output System - Bộ nhớ chỉ đọc chứa hệ thống vào ra chuẩn). Đây là một vùng bộ nhớ chỉ được phép đọc thông tin ở nó ra còn việc ghi thông tin lên nó là do nhà sản xuất làm. Nó chứa các đoạn chương trình điều khiển CPU (CMOS), Chứa thông tin về cấu hình hệ thống máy tính, nó có Pin nuôi riêng.
Các khe cắm mở rộng: Là các khe cắm Card giao tiếp với máy tính như Card màn hình, Card I/O v.v... Thông thườngcó hai loại khe cắm mở rộng theo các chuẩn ISA, PCI hiện nay có thêm chuẩn AGP
ISA (Industry Standard Architecture):Có hầu hết ở các máy (đế mầu đen) tốc độ giao tiếp chậm >= 16bit.
PCI (Peripheral Component Interconect): Thường ở máy 486 trở lên đế cắm ngắn hơn nhiều chân hơn và có mầu trắng, tốc độ giao tiếp nhanh >=32bit.
AGP: Thường có ở các máy Pentium II, đế cắm ngắn nhiều và có mầu nâu, tốc độ giao tiếp rất nhanh >=64bit.
Ngoài các chuẩn trên máy tính còn có các chuẩn MCA (IBM Micro Channel Card) - EISA 32Bit (Extended Industry Standard Architecture) - VESA song do không thông dụng nên tôi không đề cập đến.
PIN CMOS
Trong máy có nguồn điện pin dùng để chạy đồng hồ duy trì thời gian. Nếu pin rỉ thì cần phải thay. Pin yếu thì thông tin trong CMOS không ghi nhớ được, máy không khởi động được. Để kiểm tra pin còn tốt không, ta làm như sau: Dùng lệnh time lấy lại thời gian cho chính xác, sau một tuần lại dùng lệnh này để xem thời gian, nếu thời gian sai thì ta kết luận pin yếu, phải thay.
RAM (RANDOM ACCESS MEMORY)
Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời. RAM có thể đọc, ghi, xoá dữ liệu được nhưng các dữ liệu trên RAM sẽ bị mất đi khi mất điện hoặc tắt máy.
RAM hay bộ nhớ của máy tính. CPU muốn làm việc được phải có dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra, RAM là bộ nhớ để CPU đọc dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra
Các loại RAM:
DRAM (RAM động): Dùng loại bộ nhớ thông thường => tốc độ thấp
RAM SIMM: RAM EDO: RAM DIMM:
SRAM (RAM tĩnh): Tốc độ rất nhanh (thường dùng làm Cache).
RAM PARITY (RAM chẵn lẻ).
RAM được cắm trên khe cắm RAM:
Khe cắm RAM là khe để cắm các loại RAM => Có 3 loại khe cắm RAM
Loại ngắn: Có 30 chân (thường để cắm các thanh nhỏ hơn hoặc bằng 1MB)
Loại SIMM: Có 72 chân (thường để cắm các thanh lớn hơn 4MB). Ở các máy tính 486 trở lên. Có khả năng cắm tối đa 64MB.
Loại DIMM: Có 128 chân (dùng để cắm các loại RAM mới - sử dụng trong các máy 586 trở lên). Có khả năng cắm tối đa > 100MB.
BÀN PHÍM - KEYBOARD
Là nơi để
người sử dụng nhập dữ liệu, lệnh điều khiển để máy tính hoạt động. Bàn phím thường có 101 đến 102 phím. Mỗi phím khi được kích hoạt sẽ tạo thành một mã SCAN, mã này được dịch và giải mã tín hiệu để đưa đến máy tính qua mạch giải mã bàn phím.
Khi ấn phím sẽ gây ra sự thay đổi dòng điện chạy qua mạch nối với nó.
Mạch giải mã bàn phím được thiết kế sẵn trong bàn phím sẽ quét liên tục các mạch dẫn đến các phím, nó phát hiện sự tăng giảm dòng điện từ phím được ấn và báo cho bộ xử lý biết. Để phân biệt giữa một tín hiệu thật với sự biến động dòng điện thất thường, việc quét được lặp đi lặp lại hàng trăm lần trong một giây. Chỉ có các tín hiệu được phát hiện từ hai lần quét trở lên mới được bộ xử lý thực hiện.
CHUỘT – MOUSE
Khi rê chuột quả cầu nhỏ bằng cao su hoặc thép bọc cao su ở bên dưới chuột sẽ xoay theo hướng dịch chuyển đó.
Khi quả cầu xoay nó chạm vào và làm xoay hai trục lăn gắn vuông góc với nhau. Một trục chuyển động theo chiều dọc, một trục chuyển động theo chiều ngang.
CARD MÀN HÌNH - CARD VIDEO
Card là các bản mạch mở rộng, nơi trung gian giao tiếp giữa máy tính và một thiết bị khác.
Card I/O: Là bộ giao tiếp giữa máy tính với các thiết bị ngoại vi (ổ đĩa, chuột, máy in v.v...). Đối với các Main 486 trở lên chuẩn PCI thì Card I/O được làm liền luôn trên Main.
Card màn hình: Là thiết bị nối ghép máy tính với màn hình (chuyển từ tín hiệu số của máy sang tín hiệu tương tự của màn hình). Có một số loại Card màn hình khác nhau:
Mono: 2 mầu (đen trắng)
CGA, EGA (mầu thấp): 16 mầu hoặc 32 mầu
VGA (Video Graphic Array): Độ phân giải cao, số lượng mầu lớn >=256 mầu.
SVGA (Super Video Graphic Array): Cho độ phân giải cao, hiển thị số lượng mầu lớn có thể lên tới 232 mầu với chế độ phân giải 1024x800 pixel.
Trên Card màn hình cũng có bộ nhớ riêng của nó. Nếu bộ nhớ càng nhiều Card biểu diễn các ảnh động rất tốt. Chuẩn hiện nay là 1MB RAM VIDEO.
MÀN HÌNH – MONITOR
Bộ phận hiển thị thông tin (đưa ra giao diện cho người sử dụng). Giống như Card nàm hình, màn hình cũng có nhiều loại: Màn hình Mono, CGA, EGA, VGA và SVGA.
CPU (CENTRAL PROCESSING UNIT)(BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM)
Là bộ xử lý trung tâm điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Nó có chức năng như bộ não của máy tính, nó đảm đương hầu hết các việc tính toán và xử lý của máy tính. Chính CPU quyết định tính năng của máy tính. Khi lắp ráp cần xác định 3 thông số của CPU:
Type CPU {Nơi sản xuất CPU, dời CPU}.
Ví dụ: 386, 486, Pentium v.v... và Intel, AMD, CYRIC, IBM v.v...
Điện áp hoạt động của CPU: Thông thường CPU làm việc ở 5V, 3,3V, 3V, 2,9V. Điện áp sử dụng càng thấp càng tốt.
Ví dụ: Pentium Intel có điện áp làm việc 2,8V
Tần số hoạt động của CPU. Tần số càng nhanh tốc độ càng cao. Thường tần số của CPU chỉ là hoạt động của cấp số nhân trên cơ sở BUS.
Ví dụ: 486DX4 100Mhz => Phép nhân tần số qua CPU=4x100.
Giới thiệu một số loại CPU:
286: Là máy tính xử dụng bộ vi xử lý 80286 (Intel). Đây là bộ vi xử lý 16Bit tốc độ tần số hoạt động thấp 10 -> 12Mhz
Chú thích: Bộ vi xử lý 16Bit là bộ vi xử lý có 16 tín hiệu đường vào và 16
tín hiệu đường ra (Xử lý đồng thời 16Bit dữ liệu cùng lúc).
386: Là bộ vi xử lý xử dụng chíp 80386 (có thêm các hãng tham gia sản xuất như AMD, CYRIX v.v... cạnh tranh). Đây là bộ vi xử lý 32Bit tần số hoạt động có thể lên đến 40Mhz. Trên loại máy tính này có sử dụng Cache nên tốc độ của hệ thống tăng lên đáng kể.
386DX là bộ vi xử lý hoàn hảo có 32 đường vào, 386SX là cải tiến thụt lùi của 386DX có 16 đường vào nhưng bên trong là 32 đường (cải tiến do MainBoard 32Bit chưa sản xuất kịp) và có tốc độ chậm hơn 386DX khi ở cùng tần số và chỉ nhỉnh hơn 286 chút ít.
Chú thích: Ta thấy lúc này tốc độ CPU cải tiến và tăng đáng kể nhưng song song với nó tốc độ các thành phần khác giữ nguyên => sử dụng một vùng có bộ nhớ truy xuất nhanh (Cache) làm bộ đệm vùng SRAM => tăng hiệu quả hệ thống lên rất nhiều.
486: Là bộ vi xử lý xử dụng chip 80486 (INTEL, AMD, CYRIX v.v...). Đây vẫn là bộ vi xử lý 32Bit nhưng có một số cải tiến khác 386 là tần số của nó có thể lên đến 133Mhz.
Chú thích: 486 cải tiến ở chỗ: Đối với các CPU trước đó thường đi với nó có một bộ đồng xử lý toán học (80387) để giúp CPU xử lý các phép toán với dấu phẩy động. Sang đến 486 bộ đồng xử lý toán học (80387) được làm luôn bên trong chip 80486, ngoài ra nó còn cho phép đưa một vùng
nhớ Cache vào ngay trong CPU (Intenal Cache) {Cache ở 386 là Extenal Cache} => 486DX = 386 + 387 + Cache và 486SX = 386 + Cache
Pentium: Là bộ vi xử lý xử dụng chip 80586 (INTEL, AMD, CYRIX v.v...). Đây là bộ vi xử lý 64Bit hoạt động ở tần số cao, có thể lên tới 250Mhz và có lượng Cachelớn hơn 486 (L Cache).
Pentium Pro: Là bộ vi xử lý xử dụng chip 80586 (INTEL, AMD, CYRIX v.v...). Nó vẫn là bộ xử lý 64Bit nhưng xử dụng công nghệ Risc, là bộ vi xử lý nhưng với tập lệnh rút gọn hơn => hoạt động ở tần số cao hơn.
Pentium MMX: Là bộ vi xử lý xử dụng chip 80586 (INTEL, AMD, CYRIX v.v...). Nó vẫn là bộ xử lý 64Bit nhưng xử dụng thêm công nghệ hỗ chợ cho việc xử lý đa phương tiện, có tốc độ xử lý dữ liệu, âm thanh nhanh hơn so với chip không sử dụng công nghệ MMX.
Pentium II: Là bộ vi xử lý mới nhất (INTEL). Nó vẫn là bộ vi xử lý 64Bit nhưng nó là sự tổng hợp của nhiều công nghệ MMX, Risc v.v... Pentium II có tốc độ xử lý rất cao có thể lên đến 350Mhz => Do công nghệ sản xuất MainBoard phát triển chậm hơn => đưa ra mô hình khe cắm Slot1 dành cho Pentium II và Pentium Celeon.
Pentim Celeon: Là bộ vi xử lý mới nhất (INTEL). Nó vẫn là bộ vi xử lý 64Bit nhưng nó là sự tổng hợp của nhiều công nghệ MMX, Risc v.v... Pentium Celeon là sự phát triển thụt lùi của Pentium II do giá thành Pentium II cao =>
đưa ra mô hình Pentium Celeon. Pentium Celeon không có lượng Cache L2 có ở Pentium II => tốc độ chậm hơn Pentium II, mặt khác do Pentium Celeon được sản xuất trên dây chuyền sản xuất Pentim Xenon => Lỗi không xử lý được các chương trình đồ hoạ yêu cầu đến Cache.
Pentium Xeron: Là bộ vi xử lý mới nhất (INTEL). Nó vẫn là bộ vi xử lý 64Bit nhưng nó là sự tổng hợp của nhiều công nghệ MMX, Risc v.v... Pentium Xeron được sản xuất trên dây chuyền công nghệ mới nhất của Intel, Pentium Xeron chuyên dùng cho máy tính mạng và máy chủ yêu cầu tốc độ xử lý thông tin cao. Tốc độ Pentium Xeron có thể lên tới 450Mhz.
ĐĨA CỨNG - HDD (HARD DISK DRIVE)
Là tập các đĩa chồng lên nhau (không thể tháo ra được, được lắp bên trong máy tính, tốc độ truy cập nhanh dung lượng lớn.
Tuổi thọ của đĩa cứng thường là 8000 tới 20.000 giờ ( Khoảng 3 - 7 năm nếu ngày làm việc 8 tiếng ). Khi máy đang vận hành, nếu vô ý đập mạnh vào đầu máy thì đầu từ sẽ đập mạnh vào đĩa cứng làm tróc lớp từ phủ ngoài hay chính đầu từ bị vỡ Khi di chuyển máy, cần chạy chương trình "Park" để di chuyển đầu từ ra mé ngoài của đĩa cứng vì chỗ này không có dữ liệu. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của đĩa cứng bằng lệnh Chkdsk.
Ổ MỀM & ĐĨA MỀMFDD - FLOPPY DISK DRIVE
Ổ mềm: Là ổ dùng để đọc các đĩa mềm. ổ đĩa mèm có các loại tương ứng với mỗi loại đĩa mà chúng sử dụng được: 1,2MB - 51/4Inch, 1,44MB - 31/2Inch.
Đĩa mềm:
Để bảo quản dữ liệu trên đĩa, khi dùng đĩa ta phải cầm phần vỏ giấy của đĩa, không chạm tay vào lõi nhựa bên trong. Không để bụi rơi vào phần lõi nhựa, không để đĩa cạnh nam châm, từ trường, tránh xa các tia X quang, không viết đè lên đĩa, không kẹp đĩa trong quyển sách và làm cong đĩa, nên để đĩa dựng đứng. Tránh để đĩa nơi ẩm ướt nơi nhiệt độ cao. Khi dùng lệnh Dir của dos nếu thấy không đọc được ổ A: " General failure reading drive A " thì phải lau đầu từ bằng đĩa lau đầu từ có bán sẵn.
VỎ MÁY - CASEỔ CD ROM & CARD SOUND
CASE: Là thùng máy nơi bảo vệ các thiết bị có bên trong máy. CASE bao gồm bộ nguồn (là biến đổi điện áp từ xoay chiều ra điện áp một chiều ở các mức 5V, 12V... để nuôi MainBoard, ổ đĩa cũng như các Card thiết bị khác.
Ổ CD ROM: Là ổ đĩa dùng để đọc các đĩa Compac, chỉ cho phép đọc dữ liệu chứ không được ghi. Hiện nay tốc độ ổ CD ROM đã được cải thiện đáng kể từ 2x, đến nay đã 32x
MÁY IN LADE - LAZER PRINTER
Máy in là thiết bị ngoại vi đưa thông tin từ máy tính ra giấy.
Bộ phận chính của máy in là động cơ in. Đây là bộ phận dùng để in bột mực đen lên trang giấy. Để có được chất lượng in cao, máy in phảI điều khiển năm hoạt động khác nhau cùng một lúc:
CÁC BƯỚC ĐỂ LẮP RÁP MỘT MÁY VI TÍNH
Chuẩn bị linh kiện:
CPU: 386 trở xuống CPU gắn liền với MainBoard => Chỉ cần chọn lựa MainBoard. Từ 486 trở lên mua một CPU rời. Trên CPU thường có đề hãng sản xuất và tốc độ CPU => Lựa chọn MainBoard tương thích với CPU đó.
RAM: Kiểm tra xem MainBoard có thể lắp những loại RAM nào và có mấy khe cắm RAM để ta lựa chon số lượng cũng như dung lượng các thanh RAM mà ta mua.
Ổ cứng: 386 nhận được ổ cứng lớn nhất là 640MB. 486 nhận được ổ cứng lớn hơn ...
Card màn hình: Đảm bảo tương thích với Main, Main có thể cắm loại gì thid mua loại ấy.
Case: Vỏ thùng máy. Nên chon loại Case có chất lượng bộ nguồn tốt đảm bảo.
Ổ mềm: Nên chọn loại ổ mềm có tốc độ truy xuất dữ liệu cao, chạy êm.
Màn hình: Nên chọn màn hình SVGA có độ phân giải cao => tránh hại mắt khi màn hình làm việc.
Bàn phím: Nên chọn loại bàn phím có bộ đệm bằng cao su nhựa, tránh chọn loại bàn phím đệm bằng các lá đồng.
Trình tự lắp ráp:
Lắp CPU vào MainBoard:
Mở khoá chốt của MainBoard (đế cắm).
Cắm CPU vào đế cắm sao cho chân số 1 của CPU vào chân số 1 của đế cắm. => để xác định chân số 1 của CPU: Trên CPU một đầu có một góc vát đó chính là chân số 1, còn chân số 1 của đế cắm thì thường trên đế cắm đánh dấu chân số 1 hoặc trên đế cắm cũng có một đầu vát.
Khoá chốt của đế cắm lại.
Lắp quạt cho CPU (Sử dụng điện áp nuôi ổ cứng 12V)
Xét Jump (Chỉ có ở các máy 486 trở lên).
Trên các MainBoard loại này thường cho phép cắm nhiều loại CPU khác nhau. Khi mua bao giờ cũng có tài liệu đi kèm và thường ghi rất rõ nó được dùng cho các loại CPU nào. => Trên MainBoard phải có các Jump để sao cho với mỗi loại CPU cắm vào ta đều có một cách xét Jumpcho CPU đó để cho CPU đó có thể chạy bình thường với thông số mặc định của nó. Jump cho phép lựa chọn điện áp phù hợp với tần số của CPU
Có 5 loại Jump:
Jump chọn Type CPU
Jump điện áp
Jump tần số
Jump xác định số lượng Cache
Jump xác định pin nuôi
Khi muốn cắm Jump phù hợp với CPU => xác định được 3 thông số CPU (thường các thông số này được ghi ngay trên bề mặt CPU hoặc bở hãng cung cấp). Dựa trên các thông số đã xác định được của CPU ta phải sửdụng tài liệu đi kèm với MainBoard để cắm các Jump tương ứng phù hợp với CPU
Lắp RAM: Nên tham khảo cách lắp RAM ở tài liệu đi kèm theo MainBoard. RAM có 1 đầu vát và 1 đầu thường. Lắp đầu vát vào gờ (lồi lên) trên khe lắp RAM (có 2, 4, 6 khe lắp RAM tuỳ từng loại Main).
Lắp MainBoard: vào vỏ máy (Case). Trên mỗi vỏ máy bao giờ cũng có vị trí để lắp MainBoard vào, tuỳ từng loại mà lắp khác nhau. Trước khi lắp vào Case phải gắn đầy đủ các đệm vào Main.
Gá lắp các ổ đĩa vào giá
Cắm nguồn nuôi:
Cho các ổ đĩa: Chú ý chiều vát trên nguồn nuôi, phải cắm đúng (thường dây đỏ trên nguồn nuôi được lắp về phía trong).
Cho MainBoard: Khi cắm cho MainBoard cắm làm sao cho mỗi dây đen ở mỗi đầu cắm liền nhau.
Cắm các đường cáp dữ liệu cho ổ cứng, mềm:
Ổ mềm: Một đầu cắm vào Card I/O (hoặc MainBoard), một đầu cắm vào ổ mềm. Trên dây cáp dữ liệu đầu to dành cho ổ 1,2 đầu bé dành cho ổ 1,44. Dây cáp dữ liệu ổ mềm có một chỗ bắt chéo, những ổ lắp sau nó là ổ A.
Tối đa trên cùng một cáp chỉ lắp được 2 ổ mềm và hai ổ được cắm trên hai đấu khác (1 trước chéo, 1 sau chéo).
Ổ cứng: Cắm một đầu vào Card I/O (hoặc MainBoard). Trên cùng một cáp ổ cứng có thể lắp được tối đa 2 ổ cứng. Nếu lắp đầy đủ 2 ổ cứng trên cùng một cáp thì ta phải lắp theo kiểu chủ - tớ. Một ổ là chủ còn ổ kia là tớ.
Cách cắm Jump để cho ổ đó thành ổ chủ hay ổ tớ: Nếu lắp 1 ổ cứng trên một cáp thì ổ đó bắt buộc phải là ổ chủ. Đối với ổ tớ cần phải xác định sơ đồ cắm Jump trên ổ để xét chủ, tớ (Đối với ổ cứng Quantium thì chỉ cần dút Jump ra là thành ổ tớ).
Chú ý: Ta phải cắm sao cho chân số 1 của cáp hợp với chân số 1 của ổ đĩa (chân số 1 trên cáp được đánh dấu mầu đỏ, trên ổ cứng thông thường chân số 1 nằm quay vào trong nhìn về phía nguồn). Trên ổ mềm có một số ổ cắm khác => thường có đánh số trên các chân.
Lắp các Card: Mở rộng vào MainBoard (Card màn hình, Card Sound v.v...)
Lắp dây cắm đèn báo công tắc vỏ máy (đèn Turbo, đèn HDD, ...)
Khai báo cấu hình máytính:
Các thiết bị khi lắp đặt máy tính muốn hoạt động tốt phải được khai báo với BIOS (Basic Input Output System). Cách thức khai báo
Khi khởi động máy xuất hiện “Press Del to enter Setup” => ấn Delete => xuất hiện giao diện STANDARD CMOS SETUP. Trong dòng này khi lựa chọn cho phép ta khai báo các thông tin về ngày, giờ, các ổ đĩa,bàn phím và card màn hình. (Các phím chung hay sử dụng là phím mũi tên di chuyển mục chọn còn các phím PageUp, PageDown dùng để đổi giá trị cần chọn). => Thay đổi ngày giờ, các ổ đĩa.
Những máy tính dùng Card I/O chỉ được phép lắp tối đa 2 ổ cứng còn máy có Card I/O trên Main có thể lắp tối đa 4 ổ cứng. Ta có ổ cứng nào (ổ được lắp trên cáp nào và là ổ chủ (Master) hay ổ tớ (Slaver)) thì di chuyển và khai báo ổ đó.
Cách khai báo (có 3 cách)
Trong BIOS có sẵn một số mẫu đĩa và ổ thuộc mẫu nào thì ta chọn mẫu đó. Lưu ý: Các mẫu thường là các mẫu cổ, dung lượng bé và ta phải biết ổ cứng của ta thuộc mẫu nào (cách này ít sử dụng).
Ta chọn Type User rồi lần lượt vào các thông số của ổ đĩa mà ta có (số Cyls, Head ..). Lưu ý: Ta phải biết rõ các thông số về ổ đĩa của ta và thường chỉ sử dụng cách này khi mà trên BIOS không có tiện ích “AUTO DETECT”
Đối với máy 486 trở lên thì có một cách lựa chọn khác là chọn Tpye AUTO thì mỗi lần máy tính khởi động nó sẽ tự động dò tìm các thông số của ổ đĩa. Đặc điểm: Khởi động lâu.
Sử dụng “AUTO DETECT”: Trình tiện ích có trong BIOS dùng để tự động dò tìm các thông số của ổ cứng mới.
Khai báo ổ mềm: Thường chỉ được phép lắp tối đa 2 ổ mềm và ta có ổ nào thì khai báo ổ đó.
Trong STANDARD CMOS SETUP còn có mục khai báo Card màn hình: Thường mặc định chọn là EGA/VGA.
Lưu ý: Với các máy 486 trở lên còn có dòng Halt on: All Errors, No Errors hoặc All But => Ý nghĩa: Máy tính sẽ ngừng hoạt động khi phát hiện thấy bất kỳ lỗi nào. No Errors là khi phát hiện thấy lỗi thì vẫn cứ chạy. All But Khi phát hiện thấy lỗi thì dừng trừ các lỗi về ổ đĩa và bàn phím. Đối với ổ đĩa CD ROM thì không cần khai báo.
Trong BIOS FEATURES SETUP (Đối với máy 486 trở lên) và BIOS ADVANCED CMOS (Đối với máy 386): Cho phép khai báo một số thông số như chế độ cảnh báo Virus, thứ tự khởi động ổ đĩa. Trong đó có rất nhiều lựa chọn nhưng ta chỉ bận tâm đến:
BOOT SCPUENCE (486) và SYSTEM (386). => Ý nghĩa: Lựa chọn thứ tự ổ đĩa mà hệ thống sẽ khởi động.
VIRUS WARNING (486) và BOOT VIRUS PROTECTION (386). => Ý nghĩa: Cho phép (Disable) hoặc không cho phép (Enable) cảnh báo Virus. Lưu ý: Khi cài đặt Windows 95 phải đặt ở chế độ Disable.
SERCURITY OPTION: Setup/System (486) và PASSWORD CHECKING OPTION (386). => Ý nghĩa: Mật khẩu của BIOS có tác dụng. Setup: Có tác dụng là chỉ khi nào ấn Setup mật khẩu mới có tác dụng. System: Luôn có tác dụng.
Ta thấy trong mỗi mục lựa chọn thường có rất nhiều mục để khai báo. Với những giá trị mà ta không biết, đặt như thế nào cho đúng thì tốt nhất là ta không nên động vào.
LOAD SETUP DEFAULT (486 trở lên) & AUTO CONFIGURATION WITH ... (386). => Ý nghĩa: Khi chọn thì nó sẽ đưa ra các lựa chọn mặc định của hãng sản xuất => Y/N:
CHANGE PASSWORD (386) & PASSWORD SETTING (486 trở lên). => Ý nghĩa: Cho phép mình đặt mật khẩu cho hệ thống. => Cách sử dụng: Khi chọn
386: Nếu trước đó có mật khẩu => Enter Curren Password => Ta phải đánh mật khẩu cũ của nó vào. Sau khi đánh mật khẩu cũ => Enter New Password: Thì ta sẽ đánh mật khẩu mới vào. (Trường hợp gỡ bỏ mật khẩu ta chỉ việc gõ Enter. Sau khi đánh mật khẩu mới máy tính sẽ yêu cầu xác định lại một lần nữa.
486: Cũng như vậy nhưng không có mục xác nhận mật khẩu cũ.
IDE HDD AUTODETECTION (486 trở lên) & AUTODETECTION HARD DISK DRIVE (386). => Ý nghĩa: Tự động dò tìm các thông số của các ổ đĩa được lắp đúng ở trong máy tính. Sau khi dò tìm được một ổ đĩa nó đưa ra xác nhận có lưu các giá trị không (Đây là cách hay dùng nhất khi lắp đặt ổ đĩa cứng).
SAVE AND EXIT (486 trở lên) và WRITE TO CMOS AND EXIT (386). => Ý nghĩa: Lưu lại tất cả các giá trị mà ta đã thay đổi rồi thoát.
EXIT WITHOUT SAVING (486 trở lên) và DO NOT WRITE TO CMOS AND EXIT (386). => Ý nghĩa: Thoát khỏi mà không lưu các giá trị thay đổi.
Cách xoá PASSWORD: Chập PIN CMOS một lúc (đối với PIN hàn chết trên Main). Tháo PIN ra (đối với PIN rời).
Chú ý: Một tiếng bíp đơn cùng với dấu nhắc DOS xuất hiện trên màn hình chỉ ra rằng tất cả các bộ phận đều đã qua cuộc kiểm tra của POST (Power On Self Tect - Tự kiểm tra khi bật máy). Nhưng nếu có bất cứ âm thanh nào khác kết hợp giữa các tiếng bíp ngắn và dài thì nghĩa là máy đã có vấn đề. Hoặc thậm chí không có tiếng kêu nào cả cũng có nghĩa là máy vẫn có trục trặc.
Sau đây là bẳng đối chiếu các tiếng bíp:
(.) một tiếng bíp ngắn (-) một tiếng bíp dài
Tiếng bíp bíp Màn hình Phạm vi cần kiểm tra
Không Không Nguồn điện
Không Chỉ có con trỏ Nguồn điện
Không Dấu nhắc DOS Loa
. Dấu nhắc DOS Bình thường
. Màn hình BASIC Đĩa
.- Không Màn hình
.. Không Màn hình
. Mã lỗi Phần khác, thường là bộ nhớ
Một vài . Mã lỗi 305 Bàn phím
Một vài . Bất cứ dấu hiệu gì khác Nguồn điện
Tiếng bíp liên tục Bất cứ dấu hiệu gì khác Nguồn điện
-. Bất cứ dấu hiệu gì khác Board mạch hệ thống
-.. Bất cứ dấu hiệu gì khác Màn hình
-... Bất cứ dấu hiệu gì khác Màn hình
CẤU TRÚC ĐĨA TỪ VÀ CÁCH PHÂN CHIA Ổ CỨNG
Đĩa từ: Là một phương tiện lưu trữ thông tin ngày càng phổ biến. Đặc điểm: Dễ truy xuất có thể đọc, ghi được và mất điện thông tin vẫn được giữ nguyên.
Cấu tạo:
Cấu tạo: Đĩa từ gồm đĩa mềm và đĩa cứng thường là một đĩa (đĩa mềm) hoặc một trồng đĩa (đĩa cứng). Đĩa cứng được làm bằng kim loại bên trên bề mặt phủ một lớp từ tính. Đĩa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_o_tri_nh_phan_cung_may_vi_tinh_4134.doc