Để đạt được mục tiêu của mô đun, với thời lượng 90 tiết, nội dung được
chúng tôi biên soạn bao gồm 03 bài:
- Bài 1: Xác định loại hóa chất dùng cho vi nhân giống
- Bài 2: Pha chế và bảo quản dung dịch mẹ.
- Bài 3: Pha chế và bảo quản môi trường vi nhân giống
Modun là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Vi nhân giống hoa”. Các thông
tin trong modun có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các
bài một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối
cảnh thực tế trong quá trình dạy học
32 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Pha chế và chuẩn bị môi trường nhân giống hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường sau: +
Môi trường nuôi cấy khởi đầu
+ Môi trường nhân nhanh
+ Môi trường tạo cây hoàn chỉnh (môi trường ra rễ)
Các loại môi trường này khác biệt chủ yếu ở loại và liều lượng các chất điều tiết
sinh trưởng bổ sung vào môi trường cơ bản.
Ví dụ: 3 loại môi trường nuôi cấy Cẩm chướng là:
+ Môi trường vào mẫu: MS
+ Môi trường nhân nhanh: MS + 0,5 mg/l BA
+ Môi trường tạo rễ: MS + 0,25 mg/l NAA + 5 g/l than hoạt tính
1.3.1. Pha chế môi trường nuôi cấy khởi đầu:
Môi trường nuôi cấy khởi đầu thường để tạo chồi, tạo củ, tạo callus
+ Yêu cầu: pha chế theo đúng nguyên lý pha chế mụi trường nói chung, thường
đổ môi trường vào ống nghiệm để tiết kiệm và hạn chế tỉ lệ mẫu nhiễm
+ Môi trường để tạo chồi: MTCB (môi trường cơ bản)
MTCB + Nồng độ thấp Cytokinin
+ Mt để tạo callus: MTCB + cytokinin + auxin
Vớ dụ hoa lyly: MS + 1 mg/l 2,4D + 0,1 mg/l BA
+ Mt để tạo củ: MTCB + auxin
tạo củ layơn, lyly: MS + 1mg/l IAA (hoặc IBA)
1.3.2. Pha chế môi trường nhân nhanh:
- Môi trường kích thích mô nuôi cấy phát sinh hỡnh thỏi và tăng nhanh số lượng
thông qua các con đường: hoạt hoá chồi nách, tạo chồi bất định và tạo phôi vô
tính
- Môi trường chung: MTCB + cytokinin
- Nghiên cứu để đưa ra nồng độ chất cytokinin (BA, Kinetin, Zeatin, ) thích
hợp nhất .
Với hoa cỳc: MS + 0,5 mg/l BA
- Để tăng hệ số nhân và chất lượng cây con sau nuôi cấy người ta thường bổ
sung vào môi trường nhân nhanh một số hợp chất dinh dưỡng như: nước dừa,
dịch nghiền khoai tây, cà rốt, chuối, pepton,
25
1.3.3. Pha chế môi trường tạo cây hoàn chỉnh:
- Thường được bổ sung một lượng nhỏ auxin. Một số chồi có thể phát sinh rễ
ngay sau khi chuyển từ môi trường nhân nhanh giàu cytokinin sang môi trường
không chứa chất điều tiết sinh trưởng
- Cụng thức chung: MTCB + auxin (IBA, IAA, NAA, 2,4D)
- Nên bổ sung các chất làm tối môi trường như than hoạt tính
- Nên đổ với lượng ít để tiết kiệm và thuận lợi khi ra cấy
2. Khử trùng môi trường
- Thao tác bắt buộc khi chuẩn bị môi trường nuôi cấy đảm bảo môi trường là vô
trùng hoàn toàn
- Các bước thực hiện:
+ Xác định số lượng môi trường cần khử trùng để tính toán số lần hấp, lượng
hấp trong một lần cũng như thời gian để hấp hết môi trường.
+ Xác định đúng chế độ hấp: áp suất, nhiệt độ, thời gian thường là 1,4atm,
121
0
C, 20 phút
+ Vận hành nồi khử trùng: đo, đọc các thông số trên thiết bị; kiểm tra nước, thời
điểm xả, xếp vào và tháo rỡ môi trường
+ Vận chuyển môi trường từ nồi khử trùng vào buồng nuôi cấy
3. Bảo quản môi trường
- Tính từ khi hấp xong đến khi cấy mẫu
- Hạn chế để môi trường quá lâu (dưới 15 ngày)
- Bảo quản nơi sạch sẽ, độ ẩm thấp, nhiệt độ thích hợp, thường xuyên kiểm tra
chất lượng môi trường, nếu không đạt phải có kế hoạch pha lại
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường: Chế độ hấp trước đó, các
điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, vệ sinh,
26
Hình 2.4: Pha chế môi trường nuôi cấy
B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Thực hành pha chế môi trường nuôi cấy khởi đầu ?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ pha chế 1 lít môi trường nuôi cấy khởi đầu
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Lấy chính xác các loại dung dịch mẹ, chất điều tiết sinh trưởng cần sử
dụng để pha chế,
+ Thực hiện thứ tự các bước pha chế đúng theo quy trình,
+ An toàn đối với con người và môi trường làm việc
27
+ Môi trường sau pha chế đạt yêu cầu cho sử dụng.
Bài tập 2: Thực hành pha chế môi trường nhân nhanh ?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ pha chế 2 lít môi trường nhân nhanh
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Lấy chính xác các loại dung dịch mẹ, chất điều tiết sinh trưởng cần sử
dụng để pha chế,
+ Thực hiện thứ tự các bước pha chế đúng theo quy trình,
+ An toàn đối với con người và môi trường làm việc
+ Môi trường sau pha chế đạt yêu cầu cho sử dụng.
Bài tập 3: Thực hành pha chế môi trường tạo cây hoàn chỉnh ?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ pha chế 1 lít môi trường tạo cây hoàn chỉnh
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Lấy chính xác các loại dung dịch mẹ, chất điều tiết sinh trưởng cần sử
dụng để pha chế,
+ Thực hiện thứ tự các bước pha chế đúng theo quy trình,
+ An toàn đối với con người và môi trường làm việc
+ Môi trường sau pha chế đạt yêu cầu cho sử dụng.
Bài tập 4: Thực hành khử trùng môi trường nuôi cấy bằng nồi áp suất hoặc nồi
Autoclave?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ khử trùng 1 lít môi trường.
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Biết vận hành máy,
+ Thực hiện thứ tự các bước pha chế đúng theo quy trình,
28
+ An toàn đối với con người và môi trường làm việc
+ Môi trường sau khi khử trùng đạt yêu cầu cho sử dụng.
C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:
- Quy trình pha chế các loại môi trường vi nhân giống
- Vận hành nồi áp suất để khử trùng môi trường vi nhân giống.
29
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí:
+ Mô đun pha chế dung dịch và chuẩn bị môi trường cho vi nhân giống là
mô đun bắt buộc học trong chương trình đào tạo. Nội dung của mô đun được bố
trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo.
- Tính chất:
+ Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề vi nhân
giống. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành.
II. Mục tiêu:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được phương pháp xác định các hóa chất phù hợp để tiến
hành vi nhân giống;
+ Xác định được danh mục các hóa chất phù hợp dùng trong vi nhân
giống;
+ Trình bày được phương pháp pha chế và bảo quản dung dịch mẹ;
+ Trình bày được phương pháp pha chế và bảo quản môi trường vi nhân
giống.
- Về kỹ năng:
+ Lựa chọn được các các hóa chất phù hợp cho vi nhân giống;
+ Tiến hành pha chế và bảo quản được dung dịch mẹ;
+ Tiến hành pha chế và bảo quản được môi trường vi nhân giống;
+ Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ và vật liệu để pha chế
và chuẩn bị môi trường cho nghề vi nhân giống đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Về thái độ:
+ Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao
động, và bảo vệ môi trường;
+ Có ý thức và trách nhiệm đối với các sản phẩm mà mình làm ra.
III. Nội dung chính của mô đun:
30
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ02-01 Xác định loại hóa
chất dùng cho vi nhân
giống
Tích
hợp
Lớp học/
phòng thí
nghiệm
28 7 20 1
MĐ02-02 Pha chế và bảo quản
dung dịch mẹ.
Tích
hợp
Lớp học/
phòng thí
nghiệm
26 4 21 1
MĐ02-03 Pha chế và bảo quản
môi trường vi nhân
giống
Tích
hợp
Lớp học/
phòng thí
nghiệm
32 5 25 2
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 90 16 66 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
- Nguồn lực cần thiết:
Các loại hóa chất dùng trong vi nhân giống
Các loại chất điều tiết sinh trưởng
Bảng môi trường vi nhân giống
Dụng cụ pha chế hóa chất, môi trường
Bảo hộ lao động.
- Cách chức tổ chức thực hiện:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
Xác định được tên các loại hóa chất dùng cho vi nhân giống hoa
Pha chế dung dịch mẹ đúng yêu cầu kỹ thuật
Pha chế môi trường nuôi cấy phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát
triển
31
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1: Xác định loại hóa chất dùng cho vi nhân giống
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Nhóm hóa chất dùng trong vi nhân
giống
Lắng nghe và đối chiếu với bảng kết quả
đã chuẩn bị trước
Danh mục hóa chất để pha chế môi
trường vi nhân giống
Quan sát, chú ý thứ tự các bước thao tác,
đối chiếu với bảng danh mục hóa chất đã
chuẩn bị trước
5.2. Bài 2: Pha chế và bảo quản dung dịch mẹ
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Quy trình pha chế dung dịch mẹ Quan sát, chú ý thứ tự các bước thao tác,
mức độ an toàn đối với người trực tiếp
làm công việc khử trùng và đối chiếu với
bảng yêu cầu
Các bước pha chế chất điều tiết sinh
trưởng
Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
của học viên để đánh giá mức độ đạt
được của học viên.
5.3. Bài 3: Pha chế và bảo quản môi trường nuôi cấy
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Quy trình pha chế môi trường Quan sát, chú ý thứ tự các bước thao tác,
mức độ chính xác về thành phần các chất
tham gia vào thành phần môi trường nuôi
cấy, mức độ an toàn đối với người trực
tiếp làm công việc khử trùng và đối chiếu
với bảng yêu cầu
Quy trình khử trùng môi trường Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
VI. Tài liệu tham khảo
[1]. Đỗ Năng Vịnh (2005): Công nghệ tế bào thực vật - ứng dụng. NXB Nông
nghiệp
[2]. Trần Văn Minh (1999), Công nghệ tế bào thực vật, Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh - Trường ĐH Nông Lâm.
[3]. Nguyễn văn Uyển (1993), Nuôi cấy mô tế bào thực vật. Nhà xuất bản nông
nghiệp.
[4]. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo
(2005) Giáo trình Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp.NXB Nông nghiệp.
32
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
2. Thư ký: Bà Kiều Thị Thuyên - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
3. Các ủy viên:
- Bà Nguyễn Thị Thao, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ông Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện sinh học nông nghiệp./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông
Lâm
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm
- Bà Đoàn Thị Chăm - Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Ông Thân Ngọc Hoàng - Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ tỉnh Bắc Giang./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_pha_che_va_chuan_bi_moi_truong_nhan_giong_hoa.pdf