Giáo trình nuôi tắc kè thương phẩm có 06 bài được sắp xếp theo trình tự
liên quan bao nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị
thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh
64 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi tắc kè thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à trị bệnh
- Phòng bệnh;
Hình 5.6.6.
Phổi sậm màu hơn bình thường
Hình 5.6.7
Thuốc trị bệnh đường hô hấp
45
Hình 5.6.10.
Phân lỏng dính lại nơi lỗ hậu môn
+ Xây dựng và thiết kế chuồng trại hợp, phù hợp với đặc điểm sinh học của
Tắc Kè.
+ Mật độ nuôi hợp lý,
+ Dinh dưỡng đúng và đủ
+ Kỹ thuật nuôi dưỡng đúng, vệ
sinh chuồng trại thường xuyên, che
chắn chuồng khi mưa bão, nắng ráo
thì kéo màn che để nắng chiếu vào
chuồng.
- Trị bệnh
+ Loại bỏ những cá thể bệnh
nặng, không còn khả năng kiếm
mồi, ít vận động mắt nhắm lại.
+ Tìm ra những điểm chưa phù
hợp trong việc chăm sóc nuôi dưỡng
và khắc phục
+ Sử dụng 2 ống gentamicin (ống
2ml, 80mg) pha vào 0,5 lít nước
phun ướt đều lên thức ăn và cho tắc
kè ăn liên tục từ 4-5 ngày sẽ giảm số
con bệnh mới (hình 5.6.11; hình
5.6.12).
+ Baytryl 0,5% dạng dùng cho gà
uống, 1ml cũng pha với 0,5lít nước
phun ướt đều lên thức ăn và cho tắc
kè ăn từ 3-5 ngày sẽ giảm số con
bệnh mới (hình 5.6.7).
3. Phòng và trị bệnh do nhiễm vi
sinh vật đường tiêu hoá
3.1. Nguyên nhân gây bệnh
- Nguyên nhân chính là do nhiễm
khuẩn đường tiêu hoá (VSV gây
bệnh thì chưa xác định được)
- Những nguyên nhân khác có thể
làm gia tăng tình trạng bệnh trong
đàn như: Thức ăn bị dơ, mật độ
cao, chuồng dơ, nước uống dơ
không được thay rửa máng
3.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
Hình 5.6.9.
Tắc kè bụng teo, da nhăn
Hình 5.6.8. Che chắn chuồng khi
thời tiết bất lợi
46
Hình 5.6.13
Dọn chất độn trong chuồng nuôi dế
Một số con trong đàn có những biểu hiện sau:
- Nhiều con
trong đàn
gầy, da
nhăn, ít vận
động, lười
kiếm thức
ăn, thích
nằm ở
những nơi
có nắng
chiều vào.
- Lật ngửa
bụng tắc kè quan sát kỹ lỗ hậu môn thấy có một ít phân lỏng còn dính lại nơi
lỗ hậu môn, phân lỏng hơi nhầy, xung
quanh lỗ hậu môn bị viêm nhẹ, hơi
sưng (hình 5.6.10).
- Khi chết xác rất gầy, da khô, quan
sát kỹ nền chuồng sẽ nhìn thấy một
vài bãi phân lỏng còn nằm lại trên nền
chuồng (hình 5.6.9).
2.3. Phát hiện bệnh
- Quan sát kỹ trên nền chuồng tìm
những vết phân lỏng.
- Nhiều con trong đàn gầy, bụng teo
nhỏ, da nhăn, ít vận động, thích nằm
ở những nơi có nắng chiều vào - Lỗ
hậu môn còn dính phân, phân ướt hơi
nhầy, lỗ hậu môn sưng nhẹ
- Khi chết xác rất gầy, bụng teo
nhỏ, da khô, quan sát kỹ vùng
hậu môn sẽ thấy những dấu hiệu
khác thường, lỗ hậu môn ướt và
mở.
- Khi mổ khám sẽ thấy ruột bị
sưng, mổ ruột thường không tìm
thấy thức ăn, niêm mạc ruột bị
viêm trên toàn bộ bề mặt ruột.
3.4. Phòng và trị bệnh
Hình 5.6.11.
Thuốc điều trị bệnh đường tiêu hoá
Hình 5.6.12
Bình phun thuốc ướt đều
lên thức ăn
47
+ Phòng bệnh;
Việc vệ sinh thức ăn cần được
làm kỹ. Nhất là những sâu được nuôi
trong khay, chất lót trong khay là vụn
dừa, xác thực vật, cám thô. Những chất
lót này không được thay mới lâu ngày
sẽ nhiễm khuẩn dẫn đến nguồn thức ăn
bị nhiễm khuẩn.
Kiểm tra lại những xác thực vật,
những chất độn làm đệm khi nuôi dế
(hình 5.6.13). Nếu cũ cần thay mới,
dọn rửa kỹ, phun thuốc sát trùng
chuồng trại nuôi dế, để tránh con mồi
bị nhiễm khuẩn.
- Dọn dẹp sạch sẽ nền chuồng, phun
thuốc sát trùng lên nền chuồng,
tuần/lần
- Những đĩa đựng nước cho tắc kè
uống cũng được vệ sinh thường
xuyên
- Mật độ nuôi hợp lý, dinh dưỡng
đúng và đủ- Chăm sóc nuôi dưỡng
đúng kỹ thuật.
+ Trị bệnh
- Loại bỏ những con bệnh nặng,
không còn ăn mồi, ít vận động, mắt
nhắm lại.
- Sử sụng Ampiciline viên nhộng
500mg pha vào 0,5 lít nước, phun ướt
đều lên thức ăn và cho ăn liên tục từ 3-
5 ngày sẽ giảm số con bệnh mới.
Sử dụng 2 ống gentamicin (ống 2ml,
80mg) pha vào 0,5 lít nước phun ướt
đều lên thức ăn và cho tắc kè ăn liên
tục từ 4-5 ngày sẽ giảm số con bệnh
mới (hình 5.6.11; hình 5.6.12).
Baytryl 0,5% dạng dùng cho gà uống,
1ml cũng pha với 0,5lít nước phun ướt
đều lên thức ăn và cho tắc kè ăn từ 3-5
ngày sẽ giảm số con bệnh mới (hình
Hình 5.6.15.
Chuồng dơ, không vệ sinh
Hình 5.6.14
Tắc kè bị viêm loét miệng
Hình 5.6.16
Mở màn che tạo chuồng thoáng
mát
48
5.6.7).
4. Phòng và trị bệnh ký sinh trùng-Nấm (Bệnh nấm da)
4.1. Nguyên nhân gây bệnh
- Do nhiễm nấm
- Chuồng trại cũ, ẩm, chuồng dơ nhiều bụi, không vệ sinh sát trùng chuồng
thường xuyên (hình 5.6.15). Mật độ nuôi cao, thiếu ăn làm chúng cắn nhau
tranh giành thức ăn làm tổn thương da tạo điều kiện cho nấm phát triển.
4.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
Trên da tắc kè có những vùng da bị sần sùi tróc vảy, mất màu da tự
nhiên, vùng da bệnh có màu trắng mốc hay da bị ửng đỏ do viêm.
Những con bệnh thường khó phát hiện được do chúng vẫn sinh hoạt
bình thường.
4.3. Phát hiện bệnh
- Kiểm tra bệnh vào buổi sáng lúc 9-10 giờ lúc này tắc kè ngủ, ít hoạt động,
nhẹ nhàng kéo tấm che và quan sát kỹ trên da của nhiều cá thể nếu thấy trên
thân tắc kè có những vùng da khác màu thì nghi ngờ chúng có bệnh nấm da.
Bắt những cá thể này và quan sát
kỹ sẽ phát hiện được bệnh.
- Một vùng da khác màu, da bị tróc
lớp vảy da ửng đỏ, vùng da bình
thường và vùng da bệnh có bờ. Nếu
nhốt riêng quan sát kỹ sẽ thấy vùng
da bệnh lan rộng.
Nếu có nhiễm khuẩn thì vùng da
này bị nhiễm trùng gây những nốt
loét trên da.
4.4. Phòng và trị bệnh
Không khuyến cáo người
nuôi tắc kè trị bệnh này vì không
thể thực hiện được và hiệu không
cao. Khi phát hiện trong đàn có con
bệnh xử lý như sau:
- Chuyển tất cả những tắc kè sang chuồng mới sạch sẽ, trong quá trình chuyển
tuyển lựa và huỷ bỏ tất cả các con bệnh.
- Giảm mật độ nuôi nếu được 1000con/4m2
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ cho chuồng luôn khô ráo
- Mở rèm che cho nắng sắng chiếu vào (hình 5.6.16).
Hình 5.6.17.
Thuốc và bình phun sát trùng
49
- Cho ăn uống sạch và đầy đủ.
- Phun thuốc sát trùng, tuần/ lần bằng VirKon’S phun vào các góc tối, nơi ẩm
thấp nhất của chuồng (hình 5.6.17).
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi 1 : Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong
những câu hỏi sau :
TT Nội dung Đúng Sai
1 Khi tắc kè bị bệnh cần tiến hành chuyển tất cả những
tắc kè còn khoẻ sang chuồng mới sạch sẽ, trong quá
trình chuyển tuyển lựa và huỷ bỏ tất cả các con bệnh.
2 Dấu hiệu bệnh dinh dưỡng là: tổng thể đàn tắc kè gầy,
rất nhiều con bụng lép, da nhăn, đàn tắc kè có dấu hiệu
cắn đuôi nhau, dẫn đến nhiều con bị cụt đuôi, khi có
mồi đàn tắc kè rất háo ăn.
3 Dấu hiệu bệnh đường hô hấp là: khi tắc kè chết xác rất
gầy, da khô, quan sát kỹ vùng đầu sẽ thấy được một ít
dịch mũi
4 Dấu hiệu bệnh đường tiêu hoá là: lật ngửa bụng tắc kè
quan sát kỹ lỗ hậu môn thấy có một ít phân lỏng còn
dính lại nơi lỗ hậu môn, phân lỏng hơi nhầy, xung
quanh lỗ hậu môn bị viêm nhẹ, hơi sưng.
5 Dấu hiệu của bệnh nấm da là: trên da tắc kè có những
vùng da bị sần sùi tróc vảy, mất màu da tự nhiên, vùng
da bệnh có màu trắng mốc hay da bị ửng đỏ do viêm.
6 Phun thuốc sát trùng, tuần/ lần bằng VirKon’S phun
vào các góc tối, nơi ẩm thấp nhất của chuồng để tiêu
diệt mầm bệnh
7 Trị bệnh đường tiêu hoá dùng Baytryl 0,5% dạng pha
nước uống, 1ml cũng pha với 0,5lít nước phun ướt đều
trên dế và cho tắc kè ăn từ 3-5 ngày.
8 Trị bệnh đường hô hấp sử dụng 2 ống gentamicin (ống
2ml, 80mg) pha vào 0,5 lít nước phun ướt đều trên dế
và cho ăn liên tục từ 4-5 ngày.
9 Cần chọn thức ăn phù hợp với tắc kè theo từng giai
đoạn nuôi, giai đoạn nhỏ cho ăn sâu hoặc dế nhỏ, giun
đất, giai đoạn lớn cho ăn dế lớn, cào cào thạch sùng,
hay những côn trùng khác có kích lớn.
10 Những tắc kè không còn khả năng kiếm mồi, ít vận
động mắt nhắm lại cần loại bỏ ngay
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất
50
Câu 2.1. Nguyên nhân gây cho tắc kè bị bệnh thiếu dinh dưỡng là:
A. Số lượng mồi không đủ so với nhu cầu
B. Kích thước con mồi lớn
C. Kích cở tắc kè thả nuôi không đồng đều
D. Cả 3 đều đúng
Câu 2.2. Tắc kè gầy, bụng lép, da nhăn, có dấu hiệu cắn đuôi nhau là những
biểu hiện của:
A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp
B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng
Câu 2.3. Trong chuồng nuôi thấy hiện tượng những con mồi có kích thước lớn
còn sót lại sau khi cho ăn là do:
A. Số lượng mồi không đủ so với nhu cầu
B. Kích thước con mồi lớn
C. Kích cở tắc kè thả nuôi không đồng đều
D. Cả 3 đều đúng
Câu 2.4. Hiện tượng khi thả mồi, tắc kè bò kín khu vực cho ăn là do:
A. Mật độ nuôi cao
B. Kích thước con mồi lớn
C. Kích cở tắc kè thả nuôi không đồng đều
D. Cho ăn tập trung ở một chổ
Câu 2.5. Phòng bệnh thiếu dinh dưỡng bằng cách:
A. chọn thức ăn phù hợp với tắc kè theo từng giai đoạn nuôi
B. Cho ăn đầy đủ thức ăn và hợp lý
C. Khi thả nuôi nên chọn những cá thể có cùng kích thước, cùng độ
tuổi
D. Cả 3 đều đúng
Câu 2.6. Trị bệnh thiếu dinh dưỡng bằng cách:
A. Tăng lượng thức ăn, cho ăn nhiều nơi
B. Lựa chọn thức ăn phù hợp
C. Khi thả nuôi nên chọn những cá thể có cùng kích thước, cùng độ
tuổi
D. Cả 3 đều đúng
Câu 2.7. Nguyên nhân gây cho tắc kè bị bệnh đường hô hấp là:
A. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
B. Thiếu thức ăn, chuồng dơ, nhiều bụi
C. Mưa tạc, gió lạnh
D. Cả 3 đều đúng
Câu 2.8. Tắc kè thở thể bụng, mắt nhắm lại, quan sát kỹ thấy có một ít dịch
mũi hơi nhầy, những cá thể bệnh thường hay mở miệng ra để thở là những
biểu hiện của bệnh:
A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp
B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng
Câu 2.9. Khi chết xác rất gầy, da khô, quan sát kỹ vùng đầu sẽ thấy được một
ít dịch mũi là biểu hiện của bệnh:
51
A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp
B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng
Câu 2.10. Khi mổ khám sẽ thấy một ít dịch nhớt trong đường khí quản, phổi
sậm màu, bình thường phổi có màu hồng nhạt là biểu hiện của bệnh:
A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp
B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng
Câu 2.11. Sử dụng 2 ống gentamicin (ống 2ml, 80mg) pha vào 0,5 lít nước
phun ướt đều lên thức ăn và cho tắc kè ăn liên tục từ 4-5 ngày để trị bệnh:
A. bệnh đường tiêu hoá C. bệnh đường hô hấp
B. Cà 2 đúng D. Cả 2 sai
Câu 2.12. Sử dụng Baytryl 0,5% dạng dùng cho gà uống, 1ml cũng pha với
0,5lít nước phun ướt đều lên thức ăn và cho tắc kè ăn từ 3-5 ngày để trị bệnh:
A. bệnh đường tiêu hoá C. bệnh đường hô hấp
B. Cà 2 đúng D. Cả 2 sai
Câu 2.13. Lật ngửa bụng tắc kè quan sát kỹ lỗ hậu môn thấy có một ít phân
lỏng còn dính lại nơi lỗ hậu môn, phân lỏng hơi nhầy, xung quanh lỗ hậu môn
bị viêm nhẹ, hơi sưng là biểu hiện của bệnh:
A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp
B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng
Câu 2.14. Khi mổ khám sẽ thấy ruột bị sưng, mổ ruột thường không tìm thấy
thức ăn, niêm mạc ruột bị viêm trên toàn bộ bề mặt ruột là biểu hiện của bệnh:
A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp
B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng
Câu 2.15. Dọn dẹp sạch sẽ nền chuồng, phun thuốc sát trùng lên nền chuồng,
tuần/lần là cách để phòng bệnh:
A. bệnh ký sinh trùng C. bệnh đường hô hấp
B. bệnh đường tiêu hoá D. cả 3 đều đúng
Câu 2.16. Trên da tắc kè có những vùng da bị sần sùi tróc vảy, mất màu da tự
nhiên, vùng da bệnh có màu trắng mốc hay da bị ửng đỏ do viêm le biểu hiện
của bệnh :
A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp
B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng
Câu 2.17. Một vùng da khác màu, da bị tróc lớp vảy da ửng đỏ, vùng da bình
thường và vùng da bệnh có bờ. Nếu nhốt riêng quan sát kỹ sẽ thấy vùng da
bệnh lan rộng là biểu hiện của bệnh:
A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp
B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng
Câu 2.18. Trị bệnh ký sinh trùng bằng cách:
A. Huỷ bỏ tất cả con bệnh, vệ sinh sát trùng chuồng nuôi
B. Vệ sinh chuồng sạch sẽ, giữ chuồng khô ráo
C. Cho ăn uống đầy đủ và hợp lý
D. Tất cả đều đúng
Câu 2.19. Thuốc VirKon’s là thuốc dùng để:
A. Trị bệnh thiếu dinh dưỡng
52
B. Trị bệnh đường hô hấp
C. Trị bệnh đường tiêu hoá
D. Sát trùng chuồng trại
Câu 2.20. Thuốc Ampicillin là thuốc dùng để:
A. Trị bệnh thiếu dinh dưỡng
B. Trị bệnh đường hô hấp
C. Trị bệnh ký sinh trùng
D. Sát trùng chuồng trại
2. Bài tập thực hành: Chọn và sử dụng thuốc điều trị bệnh cho tắc kè
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành việc chọn và sử dụng thuốc điều trị
bệnh
2. Yêu cầu
- Biết cách chọn đúng thuốc điều trị bệnh
- Học viên nắm vững và thành thạo việc chọn và sử dụng thuốc điều trị
bệnh cho tắc kè
3. Dụng cụ, vật tư
- Các loại thuốc trị bệnh trên tắc kè
- Dụng cụ để thực hiện pha thuồc, tiêm thuốc
- Hóa chất xử lý, sát trùng dụng cụ tiêm, sát trùng vết tiêm, ... Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: Chọn, pha thuốc, tiêm thuốc cho tắc kè đúng kỹ
thuật
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật chọn và sử dụng thuốc điều trị
bệnh
Bước 3: Chăm sóc, theo dõi vật bệnh sau khi tiêm
C. Ghi nhớ:
- Phòng bệnh: Dinh dưỡng đúng và đầy đủ; nước uống sạch và đầy đủ;
mật độ nuôi hợp lý; kích thước tắc kè đồng đều; vệ sinh chuồng trại hàng
ngày; che chắn chuồng khi điều kiện thời tiết bất lợi; theo dõi thường xuyên
phát hiện con bệnh xử lý kịp thời
- Chọn thuốc gentamicin và ampiciline để trị bệnh đường tiêu hoá;
baytril 0,5% để trị bệnh đường hô hấp
53
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
1. Vị trí
Mô đun Nuôi tắc kè thương phẩm là mô đun chuyên môn nghề trong
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”;
được giảng dạy trước các mô đun 06, 07. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc
lập theo yêu cầu của người học.
2. Tính chất
Nuôi tắc kè thương phẩm là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng
thực hành về chuồng trại, chọn con giống, chế biến thức ăn, chăm sóc nuôi
dưỡng và phòng trị bệnh cho tắc kè; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy
đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết.
II. Mục tiêu:
- Xác định được địa điểm, xây cất được chuồng trại, bố trí các phương tiện
trong chuồng hợp lý
- Thực hiện được các bước công việc chọn giống, chế biến thức ăn đúng yêu
cầu kỹ thuật
- Thực hiện được thao tác đúng theo qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng, định
bệnh và phòng trị bệnh
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, trung thực
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài
Loại bài
dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ5-01
Bài 1. Nhận
biết đặc điểm
sinh học
Tích hợp
Phòng học
+Phòng thí
nghiệm
6 2 4
MĐ5-02
Bài 2. Chuẩn
bị chuồng trại
Tích hợp
Phòng học
+Trại thực
nghiệm
10 2 8
MĐ5-03
Bài 3. Chuẩn
bị thức ăn
Tích hợp
Phòng học
+Trại thực
nghiệm
8 2 4 2
MĐ5-04
Bài 4. Chuẩn
bị con giống
Tích hợp
Phòng học
+Trại thực
nghiệm
10 2 8
MĐ5-05
Bài 5. Nuôi
dưỡng chăm
sóc
Tích hợp
Cơ sở sản
xuất +Trại
thực
12 2 10
54
Mã bài Tên bài
Loại bài
dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
nghiệm
MĐ5-06
Bài 6. Phòng
và trị bệnh
Tích hợp
Cơ sở sản
xuất +Trại
thực
nghiệm
14 2 10 2
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Cộng 64 12 44 8
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành
4.1. Nhận biết đặc sinh học
Bài tập thực hành: Phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái
- Nguồn lực: trại thực nghiệm, cơ sở nuôi tắc kè
- Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi
nhóm 2-4 con tắc kè
- Thời gian: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát, nhận biết các đặc điểm
của con đực và con cái
- Kết quả cần đạt được:
+ Xác định được tắc kè đực và cái
+ Xác định số lượng đực và cái trên các cá thể quan sát
- Tổ chức thực hiện
+ Có thể tiến hành tại các cơ sở chăn nuôi tắc kè. Học viên quan sát từng
con tắc kè và đưa ra phương pháp thực hiện.
+ Từng nhóm thực hiện và đưa ra sản phẩm của mình.
+ Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát
và uốn nắn của giáo viên.
- Đánh giá cho điểm
Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình thao tác của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện và sản phẩm của từng
nhóm.
55
4.2. Chuẩn bị chuồng trại
Bài tập thực hành 1: Cách làm bọng tổ, làm kệ gỗ nuôi tắc kè
- Nguồn lực: Chuồng trại, cơ sở nuôi tắc kè, thước dây
- Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi
nhóm nhận 1 thước dây
- Thời gian: 1 giờ/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát cấu trúc từng phần của
bọng tổ, kệ gỗ, dùng thước để cho diện tích và kích thước các chiều.
- Kết quả cần đạt được:
+ Xác định đúng kích thước, diện tích các thành phần cấu tạo nên bọng
tổ
+ Cho nhận xét về tiêu chuẩn kỹ thuật của bọng tổ hiện có.
Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành tại các cơ sở chăn nuôi tắc kè hoặc tại địa điểm thuận
lợi. Học viên quan sát các kệ gỗ và bọng tổ mẫu, đánh giá và đưa ra phương
pháp thực hiện.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát
và uốn nắn của giáo viên.
Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình thao tác của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện của từng nhóm.
Bài tập thực hành 2: Tham quan trại, cơ sở nuôi tắc kè
- Nguồn lực: chuồng trại, cơ sở nuôi tắc kè, thước dây
- Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi
nhóm nhận 1 thước dây.
- Thời gian: 1 giờ/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát cách thức bố trí trang
thiết bị trong chuồng
- Kết quả cần đạt được:
+ Xác định các trang thiết bị trong chuồng
56
+ Cho nhận xét về yêu cầu kỹ thuật
Tổ chức thực hiện
- Tổ chức chuyến tham quan: thành phần, số lượng, ngày, giờ đi, địa
điểm tham quan, ....
- Xuất phát đi đến điểm tham quan
- Vào cơ sở tham quan thảo luận, trao đổi cùng chủ cơ sở
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát
và uốn nắn của giáo viên.
Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình thảo luận thống nhất của học viên trong nhóm.
+ Đánh giá các sản phẩm qui trình kỹ thuật ghi nhận được của từng
nhóm.
4.3. Chuẩn bị thức ăn
Bài tập thực hành: Xem video và thảo luận về kỹ thuật nuôi dế mèn cho tắc
kè ăn.
- Nguồn lực: trại, cơ sở chăn tắc kè, video, projector, máy tính
- Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), sau
khi xem xong video mỗi nhóm tiến hành tóm tắt các bước khi nuôi dế
mèn
- Thời gian: 1 giờ/nhóm
- Phương pháp đánh giá: căn cứ vào các bước do các tổ ghi chép lại so
sánh với tiêu chí giáo viên đưa ra.
- Kết quả cần đạt được: xác định, mô tả đúng trình tự các bước khi tiến
hành nuôi dế mèn
Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành tại phòng thí nghiệm hoặc phòng học có máy chiếu.
Học viên quan sát phim, thảo luận và ghi nhận kết quả
- Từng nhóm trình bày sản phẩm qui trình ghi nhận được của nhóm
mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát
và uốn nắn của giáo viên.
Đánh giá cho điểm
57
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình thảo luận, thống nhất và ghi nhận kết quả của học
viên.
+ Đánh giá sản phẩm qui trình kỹ thuật nuôi dế mèn của từng nhóm quan
sát, ghi nhận được
4.4. Chuẩn bị con giống
Bài tập thực hành: Nhận dạng, phân biệt tắc kè dựa trên các đặc điểm ngoại
hình phân nhóm tắc kè
- Nguồn lực: trại thực nghiệm, cơ sở nuôi tắc kè
- Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi
nhóm tìm 10-15 hình ảnh tắc kè
- Thời gian: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát, nhận biết các đặc điểm
của con đực và con cái
- Kết quả cần đạt được:
+ Tìm được trên 10 hình ảnh tắc kè
+ Phân loại tắc kè dựa trên các đặc điểm ngoại hình
Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành tại phòng thí nghiệm hoặc các cơ sở chăn nuôi tắc kè.
Học viên quan sát đặc điểm giống và đưa ra nhậ xét
- Từng nhóm trình bày nhận xét của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát
và uốn nắn của giáo viên.
Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung đánh giá,
phân nhóm.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Đánh giá sản phẩm của từng nhóm.
4.5. Nuôi dưỡng chăm sóc
Bài tập thực hành 1: Chọn, pha chế, phun thuốc sát trùng chuồng trại nuôi
tắc kè
- Nguồn lực: trại thực nghiệm, cơ sở nuôi tắc kè
58
- Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi
nhóm chọn một loại thuốc sát trùng, pha chế và phun thuốc
- Thời gian: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên chọn, pha chế thuốc và phun sát
trùng
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn đúng thuốc sát trùng, pha chế đúng liều lượng
+ Phun sát trùng đúng cách
Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành tại các cơ sở chăn nuôi tắc kè. Học viên quan sát chọn,
pha chế và phun thuốc sát trùng, đánh giá và đưa ra phương pháp thực hiện.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát
và uốn nắn của giáo viên.
Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình thao tác của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện của từng nhóm.
Bài tập thực hành 2: Xem video và thảo luận về kỹ thuật nuôi tắc kè
- Nguồn lực: video kỹ thuật nuôi tắc kè
- Cách thức: chia học viên thành từng nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/
nhóm)
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ /nhóm
- Phương pháp đánh giá: quan sát học viên thảo luận và cho học viên
viết thu hoạch.
- Kết quả cần đạt được: nêu được ưu và nhược điểm qui trình chăm sóc
nuôi dưỡng tắc kè.
Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành tại các phòng thí nghiệm, lớp học. Học viên xem
phim, ghi nhận lại quy trình
- Từng nhóm thảo luận hoàn chỉnh quy trình của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát
và uốn nắn của giáo viên.
59
Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung quan sát
được
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình thảo
luận của học viên. + Đánh giá quy trình hoàn chỉnh của từng nhóm.
4.6. Phòng và trị bệnh
Bài tập thực hành: Chọn và sử dụng thuốc điều trị bệnh trên tắc kè
- Nguồn lực: trại thực nghiệm, cơ sở nuôi tắc kè
- Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi
nhóm tìm dấu hiệu nghi bệnh dinh dưỡng, hô hấp, tiêu hoá, nấm da
- Thời gian: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát, nhận biết các dấu hiệu
bệnh
- Kết quả cần đạt được:
+ Nhận dạng được hấu hiệu
+ Xác định đúng bệnh, trị bệnh hiệu quả
Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành tại các cơ sở chăn nuôi tắc kè. Học viên quan sát các
đàn tắc kè, đánh giá và đưa ra phương pháp thực hiện.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát
và uốn nắn của giáo viên.
Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên + Kiểm tra quá trình thao tác
của học viên + Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện của từng nhóm.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1. Nhận biết đặc điểm sinh học
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Nhận biết được đặc điểm ngoại
hình, tính năng sản xuất và các tập
tính của tắc kè
So sánh với đáp án câu hỏi
60
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Phân biệt được tắc kè đực và cái Quan sát và đánh giá kết quả sau khi
nhận dạng đực và cái
Nhận biết được các tập tính của tắc
kè
Quan sát và đánh giá kết quả sau khi xác
định các tập tính
5.2. Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại
Tiêu chí đánh giá Cách t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_nuoi_tac_ke_thuong_pham.pdf