Giáo trình Nuôi rắn sinh sản

Giáo trình nuôi rắn sinh sản có 07 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan

bao gồm chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi

dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn.

pdf97 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi rắn sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất thường ta nên pha men tiêu hóa cho cả đàn ăn hoặc uống liên tục khoảng 3-5 ngày 2.2. Bệnh gan thận mủ (trắng gan) - phù nề - Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, lây qua thức ăn. Xâm nhập qua vết thương. Bệnh thường phát ra khi môi trường bị ô nhiễm, thức ăn thiếu dinh dưỡng, do nuôi mật độ dày, khi thời tiết thay đổi, rắn giống đã ủ bệnh trước khi nhập đàn. - Nhận biết biểu hiện của bệnh: Lây lan nhanh toàn trại, gây bệnh với mọi độ tuổi. Ít biểu hiện lâm sàng, rắn bỏ ăn, hoạt động chậm hơn bình thường, da bóng mượt bình thường, Đột tử nhanh sau khi ăn no, mổ khám thấy gan có mủ chấm vàng trắng nhỏ, thận sưng, xuất huyết phổi. Hình 2.6.8. Vị trí tiêm thuốc dưới da cho rắn Hình 2.6.9. Bệnh tích gan thận mủ 69 - Điều Trị + Xịt thuốc sát trùng chuồng trại ngày / 1 lần (dùng Extra odyl 300ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng) trong suốt thời gian điều trị. 2.3. Bệnh viêm phổi + phù thận - Nguyên nhân gây bệnh: Rắn nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis, từ thức ăn đã nhiễm bệnh, môi trường ô nhiễm, lây lan tòan trại qua đường hô hấp. - Nhận biết biểu hiện của bệnh: Bệnh xày ra với mọi độ tuổi của rắn. Rắn giảm ăn, thở khò khè , miệng chảy dịch nhớt đầu giật liên tục vì thở khó , rắn hay bò lung tung không định hướng, rắn thường bò xuống đất nằm một mình . Mổ khám họng có đàm màu đen, xuất huyết phổi.Nhiễm khuẩn đường niệu cấp, da và mô mềm. - Điều Trị + Eritreatfam (Erythromycine, Rifampicin): uống Rắn con: 4 g / kg thể trọng - Rắn 1-2 kg: 3 g / con - Rắn 2-4kg: 4 g / con Hình 2.6.11. Bệnh tích viêm phổi xuất huyết + Thidotreatfam (Doxycycline, Thiamphenicol): uống Rắn con: 4 g / kg thể trọng - Rắn 1-2 kg: 3 g / con - Rắn 2-4kg: 4 g / con + Ascobric Acid (vitamin C): uống 5 g / 1 kg thể trọng Hình 2.6.10. Dược phẩm Thidotreatfam 70 + Ascobric Acid (vitamin C): uống 5 g / 1 kg thể trọng 2.4. Bệnh ghẻ lở ngoài da - Nguyên nhân gây bệnh: Nhiễm khuẩn do chuồng nuôi quá ẩm, thường xuất hiện vào mùa mưa - Nhận biết biểu hiện của bệnh: Da rắn xuất hiện những vết ghẻ, lở loét gây tróc da, rắn sinh trưởng chậm, ảnh hưởng đến việc lột xác, rắn ăn ít hơn bình thường - Điều trị: Ngâm rắn trong dung dịch thuốc Ampicilin với khoảng 500mg và 2 lít nước trong 20 phút, thuốc chống ghẻ cho vật nuôi bôi trực tiếp vào vết ghẻ, hoặc tắm rắn qua nước muối 1-2% - Phòng bệnh: Định kỳ nên rắc vôi bột để diệt khuẩn và xác trùng chuồng trại Dọn vệ sinh và kiểm tra độ ẩm của chuồng rắn, đặc biệt là mùa mưa không nên để quá ẩm; mùa khô ngược lại cần xịt nước để tăng độ ẩm và làm mát cho rắn nuôi. 2.5. Nhiễm trùng do các vết thương Các vết thương của rắn do nhiều nguyên nhân như săn bắt, vận chuyển, cắn nhau v.v. Nguyên tắc điều trị chung là phải rửa, sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát trùng thông thường. Nhốt rắn ở nơi sạch sẽ, khô ráo để tránh nhiễm trùng và nấm từ môi trường. Các vết thương nhẹ có thể dùng thuốc sát trùng. Các vết thương nặng cần phải bôi hoặc tiêm kháng sinh. + Xịt thuốc sát trùng chuồng trại ngày / 1 lần (dùng Extra odyl 300ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng) trong suốt thời gian điều trị - Phòng bệnh : Nhiệt độ chuồng trại phải luôn ổn định, không bị tăng hay giảm đột ngột. Nền chuồng sạch sẽ khô ráo không được ẩm ướt. Không để gió lùa trực tiếp vào chuồng rắn. Mồi cho ăn phải sạch sẽ, không cho ăn con mồi quá to so với rắn . Hình 2.6.12. Dược phẩm Extra odyl 71 3. Phòng và trị bệnh ký sinh trùng-Nấm 3.1. Bệnh sán dây – giun tròn - Nguyên nhân gây bệnh: Rắn giống nhiễm giun sán từ thức ăn sống, môi trường ô nhiễm, không sổ giun sán định kỳ. Do ký sinh trùng đường tiêu hóa như giun, sán: aelurostrongylus, paragonimiasis và Strongyloides, whipworms. - Nhận biết biểu hiện của bệnh: Rắn còi cọc, ăn ít, chậm lớn, da rắn bị sừng khô , rắn bị dị ứng ngòai da do độc tố sán tiết ra. Dưới da có cục u nhỏ, ruột nhiều sán dây, phân rắn bài thải nhiều đốt sán màu trắng đục - Điều Trị Hình 2.6.14. Dược phẩm Fenbentreat fam Các vết thương nặng cần phải bôi và tiêm kháng sinh (amoxcillin 5-10mg/kg thể trọng, Tetracyclin: 10mg/kg thể trọng). + Fenbentreat fam (Fenbendazol, Albendazol) Rắn con: 4 g / kg thể trọng - Rắn 1-2 kg: 3 g / con - Rắn 2-4kg: 4 g / con + Bổ sung Ascorbic acid Fam (vitamin C) 10g/1kg thức ăn. + Bổ sung men Bioyeast De200F 10g/1kg thức ăn. Hình 2.6.13. Dược phẩm Longamox (Tetracyclin) 72 3.2. Nấm miệng - Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh này rất thường gặp ở rắn, bệnh thường do vi khuẩn và nấm gây ra. Các vết thương trong miệng cũng tạo cơ hội cho sư nhiễm khuẩn, - Nhận biết biểu hiện của bệnh: Xuất hiện các vết loét hoại tử. Khi bệnh nặng, rắn thường bỏ ăn, khó ngậm chặt miêng. - Điều trị Rắn bị nấm miệng dùng Mycostatine; Nistatin bôi vào vết loét. Các vết loét nhẹ có thể rửa bằng nước oxy già bôi thuốc sulphadimidine. Bệnh nặng cần phải kết hợp điều trị thêm kháng sinh: Tetracyclin: 10mg/kg thể trọng- uống. (điều trị phụ nhiểm vi khuẩn). Hình 2.6.15. Rắn bị bệnh nấm miệng Hình 2.6.16. Rắn bị bệnh viêm miệng Hình 2.6.17. Dược phẩm Vimetatin (Nistatin) 73 4. Một số giải pháp phòng bệnh tổng hợp Đối với các bệnh lây truyền, áp dụng các biện pháp phòng bệnh là cơ bản, vì có hiệu quả kinh tế cao. Phòng bệnh bằng các cách: - Kiểm dịch chặt chẽ, tẩy giun, sán và đơn bào khi bắt đầu đưa rắn vào nuôi để tránh nguồn bệnh ban đầu. - Tẩy ký sinh trùng và đơn bào cho cả đàn rắn định kỳ vào đầu tháng 6 hàng năm. - Những rắn có triệu trứng nhiễm bệnh cần nuôi cách ly và điều trị bằng kháng sinh. - Cần vệ sinh tẩy trùng chuồng trại trước khi đưa rắn vào nuôi. - Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của rắn để xử lý bệnh càng sớm càng tốt. - Quản lý, tiêu hủy ngay những rắn nghi ngờ chết về bệnh lý sinh trùng và nhiễm khuẩn. Việc tiêu hủy phải ở hố rác thải đặc biệt của trại. Tẩy uế kỹ những chuồng có rắn chết. - Cần tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh chuồng trại và môi trường nói chung, nhưng đặc biệt cần lưu ý đến đồ dùng chăn nuôi như: gậy bắt rắn, dụng cụ quét dọn chuồng, khay đựng thức ăn, nước uống v.v. Cần sử dụng riêng cho từng chuồng rắn hoặc tẩy trùng trước khi chuyển sang chuồng khác để tránh lây lan mầm bệnh qua các dụng cụ này. - Không được nhốt chung động vật làm thức ăn cho rắn như cóc, ếch nhái, rắn... lẫn với rắn nuôi, vì sẽ dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh do rắn thải ra. - Bố sung vitamin và khoáng chất cho rắn để hạn chế bệnh và nâng cao khả năng đề kháng bệnh của rắn. - Chu kỳ vệ sinh chuồng nuôi. Ngoài những công tác vệ sinh chuồng trại hàng tuần ở chuồng nuôi, cần lưu ý một số điểm sau: + Sau khi rắn nở, phòng ấp và vật liệu ấp phải được khử trùng triệt để. + Chuồng nuôi rắn còn phải được khử trùng trước khi thả rắn từ 20-30 ngày. Sau ngủ đông, tất cả vật liệu ngủ đông, vật liệu xây ụ rắn và chuồng nuôi rắn con đều phải khử trùng triệt để. Các vật liệu mau hỏng có thể đốt để phòng mầm bệnh lưu lại. Chuồng nuôi được phơi nghỉ cho tới vụ nuôi rắn con tiêp theo. Tóm lại, tất cả cảc loại chuồng nuôi rắn đều phải tiến hành khử trùng trước khi thả rắn và sau khi bắt rắn đi. 74 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau: TT Nội dung Đúng Sai 1 Rắn thường thiếu vitamin A, D, E và B1 2 Rắn bị tiêu chảy cho uống men tiêu hóa và thuốc Tetracyclin, Gentamycin, Sulfaguanidin 3 Rắn ói, sau đó bỏ ăn, vùng miệng có nhớt, miệng sưng cứng, xuất huyết trong ruột, đường ruột bị sình hơi, phân nhão đến lỏng, nhiều dịch nhầy có mùi hôi thối. Nghi bệnh Bệnh xuất huyết - sình hơi - trụy tim 4 Bệnh xuất huyết – sình hơi - trụy tim có thể trị bằng các thuốc sau: Ceentreatfam (Enrofloxacin, Cephalexin) Ascorbic Acid (vitamin C) 5 Rắn giống còi cọc, ăn ít, chậm lớn, da rắn bị sừng khô, da có cục u nhỏ, phân rắn có đốt sán màu trắng đục nghi Bệnh sán dây – giun tròn 6 Bệnh sán dây – giun tròn trị bằng thuốc Fenbentreat fam (Fenbendazol, Albendazol) 7 Miệng xuất hiện các vết loét hoại tử, rắn thường bỏ ăn, khó ngậm chặt miêng. Nghi bệnh nấm miệng 8 Điều trị bệnh nấm miệng trên rắn không cần dùng thuốc. Chỉ rửa các vết loét bằng oxy già là khỏi 9 Bệnh của rắn có thể lây cho người 10 Bệnh trên rắn hiện nay chưa có vaccin phòng 11 Bệnh tắc mạch máu do lắng động cholesterol và axit uric là nguyên nhân làm chết rắn đột ngột với bệnh tích to tim. 12 Nguyên nhân gây bệnh thiếu vitamin là do sự thiếu cân bằng trong thành phần dinh dưỡng cùng với chế độ nuôi dưỡng không hợp lý, vệ sinh thức ăn không tốt 75 TT Nội dung Đúng Sai 13 Bệnh tiêu chảy ở rắn xảy ra không phải do chăm sóc nuôi dưỡng kém, chuồng trại quá ẩm ướt, thức ăn không đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, thức ăn ôi thối gây rối loạn tiêu hóa. 14 Khi thấy trong chuồng rắn đột nhiên có mùi tanh nồng khó chịu, phát hiện phân rắn không bình thường, có chất nhầy và thức ăn không được tiêu hóa hết, một số con nôn ra thức ăn ở tình trạng mới bắt đầu quá trình tiêu hóa. Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. 15 Để phòng bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, tốt nhất là trộn men tiêu hóa, vitamin giúp rắn tiêu hóa tốt, không cho rắn ăn thức ăn đã ôi thiu, không cho ăn quá nhiều trong một bữa. 16 Bệnh xuất huyết - sình hơi - trụy tim không truyền lây qua thức ăn, và đường hô hấp 17 Nguyên nhân gây bệnh gan thận mủ (trắng gan) - phù nề là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, lây qua thức ăn, xâm nhập qua vết thương. 18 Bệnh tích gan thận mủ gây bệnh với mọi độ tuổi, ít biểu hiện lâm sàng, rắn bỏ ăn, hoạt động chậm hơn bình thường, da bóng mượt bình thường nhưng không lây lan toàn trại. 19 Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi + phù thận: Rắn nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis, từ thức ăn đã nhiễm bệnh, môi trường ô nhiễm, lây lan toàn trại qua đường tiêu hoá. 20 Nguyên nhân gây bệnh ghẻ lở ngoài da là do rắn bị nhiễm khuẩn do chuồng nuôi quá ẩm, thường xuất hiện vào mùa nắng. Đáp án: Câu 1: Đúng Câu 2: Đúng Câu 3: Đúng Câu 4: Đúng Câu 5: Đúng Câu 6: Đúng 76 Câu 7: Đúng Câu 8: Sai Câu 9: Sai Câu 10: Đúng Câu 11: Đúng ` Câu 12: Đúng Câu 13: Sai Câu 14: Đúng Câu 15: Đúng Câu 16: Sai Câu 17: Đúng Câu 18: Sai Câu 19: Sai Câu 20: Sai 2. Bài tập thực hành: (10 giờ) Xem video về triệu chứng và bệnh tích của các bệnh như: Tiêu chảy, xuất huyết - sinh hơi - trụy tim, Viêm gan mủ phù nề, viêm phổi phù thận, ghẻ, nấm miệng (10 giờ) 2.1.Mục đích Hướng dẫn học viên xem video nhận biết triệu chứng và bệnh tích bệnh tiêu chảy, xuất huyết - sinh hơi - trụy tim, Viêm gan mủ phù nề, viêm phổi phù thận, ghẻ, nấm miệng, nhằm biết chẩn đoán bệnh 2.2. Yêu cầu Quan sát và nhận dạng được triệu chứng và bệnh tích bệnh tiêu chảy, xuất huyết - sinh hơi - trụy tim, Viêm gan mủ phù nề, viêm phổi phù thận, ghẻ, nấm miệng 2.3. Dụng cụ, vật tư Máy chiếu, USB, thước, bút chỉ... 2.4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5-10 người/nhóm. 2.5. Sản phẩm ứng dụng: Học viên biết chẩn đoán bệnh tiêu chảy, xuất huyết - sinh hơi - trụy tim, Viêm gan mủ phù nề, viêm phổi phù thận, ghẻ, nấm miệng thông qua triệu chứng và bệnh tích. 2.6. Nội dung thực hành Giới thiệu triệu chứng, bệnh tích bệnh tiêu chảy, xuất huyết - sinh hơi - trụy tim, Viêm gan mủ phù nề, viêm phổi phù thận, ghẻ, nấm miệng. C. Ghi nhớ: chẩn đoán phòng và trị bệnh 77 Bài 7. Phòng và xử lý khi bị rắn cắn Mục tiêu - Trình bày được nội dung cơ bản về kỹ thuật phòng rắn cắn. - Thực hiện được việc phòng và xử lý khi bị rắn cắn đúng kỹ thuật. A.Nội dung 1. Đề phòng rắn cắn Tại một số vùng nông thôn và miền núi, tai nạn rắn cắn người thường xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khoẻ kể cả tính mạng của người dân. Trong y khoa rắn độc thường được chia thành hai nhóm chính. Nhóm gây rối loạn đường máu và xuất huyết như họ Rắn Lục ( Rắn Lục Xanh, Rắn Lục Đuôi Đỏ, Rắn Chàm Quạp). Nhóm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây liệt, suy hô hấp, ngưng thở như họ rắn Hổ ( Rắn Hổ Mang Chúa, Hổ Đất, Cạp Nong, Cạp Nia, Hổ Mèo) Hình 2.7.1. Rắn Cạp Nong Hình 2.7.2. Rắn Cạp Nia 78 Tai nạn “rắn cắn” thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ trong việc cứu chữa nạn nhân. Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc nhất là trong đêm tối Hình 2.7.3. Rắn Mai Gầm Hình 2.7.4. Rắn Hổ Hèo Hình 2.7.5. Rắn Hổ Mang phun nọc Hình 2.7.6. Nạn nhân bị rắn cắn 79 Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn. Phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn (vô tình hoặc cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe dọa). Các biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn: - Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp. Biết về thời gian trong năm, trong ngày và kiểu thời tiết nào rắn thường hoạt động nhất, ví dụ: mùa hè, mưa, trời tối... - Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian đêm. - Đi ủng, dày cao cổ và quần dài khi đi trong đêm tối, đi khu vực nhiều cây cỏ. Dùng đèn khi đi ban đêm. - Càng tránh xa rắn thì càng tốt: không biểu diễn rắn, không cầm, không trêu đùa, đe dọa rắn. Không bẫy rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín. - Không nằm ngủ dưới nền đất. - Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn. - Không cầm, trêu rắn đă chết hoặc giống như đă chết. - Không sống gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến: đống gạch vụn, cỏ, rác, tổ mối, chuồng gà, nơi nuôi các động vật của gia đình. - Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Nếu có thể thì tránh các kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (mái nhà tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hang hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt). - Để tránh bị rắn biển cắn, dân chài nên tránh bắt rắn trong lưới hoặc dây câu (đầu và đuôi rắn biển rất khó phân biệt, có thể bị nhầm). Những người tắm hoặc giặt ở các vùng nước đục ở cửa sông hoặc một số vùng bờ biển có nguy cơ bị rắn cắn. 80 2. Phát hiện rắn cắn Thông thường rắn không tấn công con người, trừ khi bị giật mình hay bị thương. Nói chung phần lớn các loài rắn cố gắng tránh tiếp xúc khi đối mặt với con người. Ngoại trừ các loài trăn lớn, các loài rắn không có nọc độc không phải là mối đe dọa đối với người. Những vết cắn của rắn không nọc thường là vô hại do răng của chúng không được thiết kế để xé rách hay gây ra những vết thương sâu, mà là để tóm giữ. Tuy vậy vẫn có khả năng xảy ra tổn thương mô và nhiễm trùng từ những vết do rắn không nọc cắn. Ngược lại, rắn có nọc độc (rắn độc) lại tiềm ẩn nguy hiểm lớn hơn nhiều cho con người. Các loại rắn Hổ Mang, rắn Ráo... (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, rối loạn cơ trơn... Mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ. Rắn Lục (loại Vipéridae) có độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị rắn cắn đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Sau 30 phút đến 1giờ: nôn, phân lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất. Nếu bị rắn cắn sau 15-30 phút mà vết cắn không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn. Hình 2.7.7. Nhiễm trùng và hoại tử do rắn độc cắn Hình 2.7.8.Nhiễm trùng, xuất huyết do rắn độc cắn 81 - Khi bị rắn cắn, nạn nhân phải giữ bình tĩnh, không nên đi lại nhiều lần làm tăng tuần hoàn máu và chất độc sẽ sớm về tim rồi lên não rất nguy hiểm. - Ở Việt nam có hai nhóm rắn chính: rắn Hổ (Cạp Nia, Cạp Nong, Hổ Mang...) và Rắn Lục. + Nọc độc rắn Hổ có tác dụng gây liệt cơ, nguy hiểm nhất là liệt cơ hô hấp, dẫn đến tử vong. + Nọc rắn Lục chủ yếu gây chảy máu, tan máu, hoại tử tổ chức. Ngoài ra, rắn cắn có thể gây nhiễm trùng nặng do nhiễm bẩn vết cắn. Hình 2.7.9. Xuất huyết do rắn độc cắn Hình 2.7.10. Xuất huyết do rắn độc cắn Hình 2.7.11. Hoại tử do rắn độc cắn 82 Hàng năm, trên thế giới có 30.000 đến 40.000 người bị rắn độc cắn, trong đó tử vong khoảng 2000 người. Nước Mỹ có 6000 đến 8000 người bị rắn cắn mỗi năm, tử vong do rắn Hổ cắn là 9%, do rắn Lục là 0,2%. Triệu chứng thường xuất hiện sau khi bị rắn cắn 2 - 4 giờ, có thể đến 8 giờ. Triệu chứng xuất hiện càng sớm, thường tổn thương càng nặng. Tai nạn rắn cắn thườg xảy ra vào mùa hè (vì rắn là loại động vật ngủ đông). Khi nhìn vết răng cắn để lại trên da, có thể phân biệt rắn độc với rắn không độc (đòi hỏi phải có kinh nghiệm). Rắn không độc thường vết răng rắn là một vòng cung, đều nhau, còn rắn độc sẽ để lại 2 vết sâu hơn hẳn các vết răng khác đó là 2 móc độc. Nọc rắn đi vào cơ thể theo đường bạch mạch, do đó khi bị rắn cắn cần garô mạch máu để làm chậm khuếch tán nọc độc trong cơ thể. 3. Xử lý vết thương Việc đầu tiên là phải cạo sạch vết thương, ngậm miệng hút nhổ nhiều lần, vừa bóp nặn máu vừa hút. Dùng dây băng trên vết thương. Không có dây thì xé vạt áo, ống quần dùng tạm. Rạch vết thương hình chữ X bóp máu, hút bằng giác, đá hút nọc, cục hút bằng gâc nai ngâm phèn chua..., Có thể dùng lửa hoặc vật nóng thui vết rắn cắn. Nhiệt độ cao làm mất hoạt tính của men trong nọc rắn. Hình 2.7.12. Hoại tử do rắn độc cắn Hình 2.7.13. Băng vết thương khi rắn cắn 83 Đó là những việc không thể chậm trễ vì chỉ cần làm giảm lượng chất độc trong người sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng. Sau đó, đến cơ sở y tế gần nhất để dùng thuốc chống độc, hồi sức và chống choáng. Cần chú ý, theo thời gian chất độc cũng bị cơ thể đào thải hoặc làm giảm tác dụng, vì thế nếu bệnh nhân chịu đựng được mười giờ đầu thì có khả năng qua khỏi, nhanh chóng: Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng. Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn (có thể bằng nẹp). Để vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim. (Nọc độc của rắn được vận chuyển theo mạch bạch huyết, vận động hoặc co cơ vùng bị cắn làm nọc độc lan tràn và bệnh nhân bị nhiễm độc nhanh hơn.) Đặt garo trên chỗ rắn cắn: không thắt quá chặt, không để garô lâu quá 30 phút. Nếu rắn Hổ cắn có thể gây liệt (Hổ Mang Chúa, Cạp nong, Cạp nia, rắn Biển, rắn Hổ Mang) thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động . Hình 2.7.16. Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa (nếu rắn độc cắn) Hình 2.7.15. Nhiễm trùng do rắn độccắn Hình 2.7.14. Nhiễm trùng do rắn độc cắ 84 Có thể hút máu bằng ống giác, rửa vết thương bằng dung dịch KMnO4 1% Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế bằng phương tiện vận chuyển, nên gọi điện báo trước để được tư vấn. Chú ý: - Vết cắn ở đầu, mặt, cổ: khẩn cấp đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. - Nếu bệnh nhân khó thở: hô hấp nhân tạo với điều kiện có tại chỗ. - Không áp dụng các biện pháp sau: chích, chọc vùng vết cắn, đắp hoặc uống các hóa chất, các thuốc truyền miệng dân gian, chườm đá, gây điện giật. Cần mang rắn đă chết hoặc bắt được đến bệnh viện để nhận dạng. Thận trọng vì đầu rắn đă chết vẫn có thể cắn người. Không cố bắt hoặc giết rắn. Cần chú ý việc băng ép được khuyến cáo khi bị nhóm rắn Hổ cắn nhưng không nên áp dụng cho nhóm rắn Lục vì có thể làm tăng nguy cơ hoại tử tại chổ. Dân gian còn phổ biến: khi bị rắn độc cắn, chỉ cần quờ tay ra vặt lá bất kỳ, nhai nuốt nước, bã dịt vào vết thương là khỏi. Trên thực tế đã không ít trường hợp khỏi là vì tế bào cây xanh thường có men phân giải một số chất trong nọc rắn: Proteza, oxydaza, Tanin (chất chát) trong lá cây kết tủa protit của nọc rắn. Clorophi là chất kháng khuẩn tốt, bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm trùng. Bã đắp vào sẽ hút một phần chất độc. Ngoài ra về mặt tâm lý, nạn nhân yên tâm, bình tĩnh máu sẽ chậm về tim và không bị choáng ngất vì sợ hãi. Trường hợp lý tưởng, tìm được ngay cây thuốc trị rắn cắn là tốt nhất. Tóm lại, bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 12 giờ đầu. Hiệu quả điều trị càng cao nếu được điều trị càng sớm. Nếu trể sau 24-48 giờ, hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau: TT Nội dung Đúng Sai 1 Khi bị rắn cắn đưa ngay tới bệnh viện gần nhất 2 Khi bị rắn cắn ta sơ cứu dùng dây caro phần trên vết cắn trước khi đưa đi bệnh viện 3 Khi bị rắn cắn không nên nặn máu vết cắn, chuồm đá vết cắn 4 Khi bị rắn cắn không nhai đấp những lá, sử dụng các bài thuốc dân gian 85 TT Nội dung Đúng Sai 5 Vào chuồng chăm sóc nuôi dưỡng rắn không hút thuốc, có hơi rượu 6 Trong y khoa rắn độc thường được chia thành hai nhóm chính. Nhóm gây rối loạn đường máu và xuất huyết như: Rắn Lục Xanh, Hổ Mang Chúa và Rắn Chàm Quạp. 7 Trong y khoa rắn độc thường được chia thành hai nhóm chính. Nhóm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây liệt, suy hô hấp, ngưng thở như họ rắn Hổ ( Rắn Hổ Mang Chúa, Hổ Đất, Cạp Nong, Cạp Nia, Hổ Mèo) 8 Nếu bị rắn cắn sau 15-30 phút mà vết cắn không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn. 9 Khi bị rắn cắn, nạn nhân phải giữ bình tĩnh, không nên đi lại nhiều lần làm tăng tuần hoàn máu và chất độc sẽ sớm về tim rồi lên não rất nguy hiểm. 10 Nọc độc rắn Lục có tác dụng gây liệt cơ, nguy hiểm nhất là liệt cơ hô hấp, dẫn đến tử vong. 11 Nọc rắn Lục chủ yếu gây chảy máu, tan máu, hoại tử tổ chức. 12 Triệu chứng thường xuất hiện sau khi bị rắn cắn khoảng 12 - 15giờ 13 Khi nhìn vết răng cắn để lại trên da, có thể phân biệt rắn độc với rắn không độc (đòi hỏi phải có kinh nghiệm): Rắn không độc thường vết răng rắn là một vòng cung, đều nhau. 14 Khi nhìn vết răng cắn để lại trên da, có thể phân biệt rắn độc với rắn không độc (đòi hỏi phải có kinh nghiệm): Rắn độc thường vết răng rắn để lại là một vòng cung, đều nhau. 15 Nọc rắn đi vào cơ thể theo đường bạch mạch, do đó khi bị rắn cắn cần garô mạch máu để làm chậm khuếch tán nọc độc trong cơ thể. 86 TT Nội dung Đúng Sai 16 Việc đầu tiên xử lý vết thương khi bị rắn cắn là dùng dây băng trên vết thương 17 Khi bị rắn Hổ cắn có thể gây liệt (Hổ Mang Chúa, Cạp nong, Cạp nia, rắn Biển, rắn Hổ Mang) thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động. 18 Khi bị rắn cắn không áp dụng các biện pháp sau: chích, chọc vùng vết cắn, đắp hoặc uống các hóa chất, các thuốc truyền miệng dân gian, chườm đá, gây điện giật. 19 Khi bị rắn cắn, không cần phải mang rắn đã chết hoặc bắt được đến bệnh viện để nhận dạng. 20 Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 12 giờ đầu. Đáp án: Câu 1: Đúng Câu 2: Đúng Câu 3: Sai Câu 4: Đúng Câu 5: Đúng Câu 6: Sai Câu 7: Đúng Câu 8: Đúng Câu 9: Đúng Câu 10: Sai Câu 11: Đúng Câu 12: Sai Câu 13: Đúng Câu 14: Sai Câu 15: Đúng Câu 16: Sai Câu 17: Đúng Câu 18: Đúng Câu 19: Sai Câu 20: Đúng 2.Bài tập thực hành (8 giờ) 2.1. Xem video cách phòng rắn cắn.(4 giờ) 2.1.1. Mục đích Giúp học viên biết phòng rắn cắn khi bắt rắn 2.1.2. Yêu cầu 87 Học viên cẩn thận, có kỹ năng phòng rắn cắn khi tiếp xúc với rắn 2.1.3. Dụng cụ, vật tư Máy chiếu, USB, thước, bút chỉ... 2.1.4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5-10 người/nhóm. 2.1.5. Sản phẩm ứng dụng: Học viên biết những thao tác khi tiếp xúc với rắn không bị rắn cắn. 2.1.6. Nội dung thực hành Giới thiệu cho học viên các phương pháp phòng rắn cắn. 2.2. Xem video xử lý khi bị rắn cắn (4 giờ) 2.2.1. Mục đích Giúp học viên biết xử lý khi bị rắn cắn 2.2.2. Yêu cầu Học viên có kỹ năng lanh lẹ xử lý khi bị rắn cắn 2.2.3. Dụng cụ, vật tư Máy chiếu, USB, thước, bút chỉ... 2.2.4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5-10 người/nhóm. 2.2.5. Sản phẩm ứng dụng: Học viên biết xử lý khi bị rắn cắn 2.2.6. Nội dung thực hành Giới thiệu cho học viên các phương pháp sơ cứu khi bị rắn cắn. C.Ghi nhớ: Phân biệt được rắn độc và rắn không độc 88 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: 1. Vị trí Mô đun Nuôi rắn sinh sản là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_ran_sinh_san.pdf
Tài liệu liên quan