Giáo trình Nuôi ong trong thùng hiện đại - Phạm Thanh Hải

Giáo trình “Nuôi ong trong thùng hiện đại”giới thiệu cho học viên: Biết

được Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong. Xử lý, phòng chống

các hiện tượng thường gặp như ong chia đàn, ong bốc bay, ong ăn cướp mật

pdf80 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi ong trong thùng hiện đại - Phạm Thanh Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu, rút bớt cầu ở đàn thưa quân, rút ngắn khoảng cách các cầu, trát kín thùng thu hẹp cửa tổ. - Cho ong thêm nước đường với tỷ lệ 1,5 đường: 1nước ( ăn bổ sung). Đàn 3 – 4 cầu ong nội cho ăn 1 kg đường trong 3 tối. Ong Ý nhiều cầu hơn nên cho ăn lượng gấp đôi. Sau 2 – 3 tuần kiểm tra nếu ong thiếu mật tiếp tục cho ăn như trên. - Diệt ong rừng và các địch hại khác. 1.3. Quản lý đàn ong vụ Thu – Đông Vụ Thu – Đông: Đầu tháng 9 đến giữa tháng 12 1.3.1. Đặc điểm thời tiết - Nhiệt độ: Trời mát mẻ dần, do vậy đàn ong nhanh chóng hồi phục và phát triển. Tháng 11 có những ngày hanh khô nhưng chưa ảnh hưởng đến đàn ong. 1.3.2. Nguồn mật - Tháng 9 – 10 đồng bằng có hoa táo, Mộc Châu, Sơn La cỏ cỏ cúc áo ( càng cua), miền núi có hoa rừng. Tháng 11, tháng 12 hoa dẻ, càng cua, cỏ lào, 57 Chân chim, Hà Giang có bạc hà dại,.Cây nguồn phấn có trinh nữ cao, ngô, cỏ rác, ngải cứu 1.3.3.Quản lý đàn ong - Khôi phục đàn ong đầu vụ: Loại cầu cũ, vệ sinh thùng ong, sửa cầu. Cho ăn kích thích ( 1 đường: 1 nước, đàn 3 cầu cho ăn 6 – 7 tối cách nhau 1- 2 ngày) để chúa đẻ mạnh, chia đàn sớm. - Tạo chúa, nhân đàn: Thời vụ thích hợp là từ 1/10 đến 30/11/ Cần chủ động tạo ong đực vì khả năng tự tạo ong đực của đàn ong kém. Từ cuối tháng 9 chọn đàn ong tốt ( đàn ong từ 4 – 5 cầu, đông quân, không bệnh) cho ăn no, cắt 2 góc dưới cầu để ong xây lỗ tổ ong đực. Khi ong đực sắp nở, tiến hành tạo chúa, có thể tạo nhiều đợt. Chia đàn để tăng số lượng đàn, xây cầu (khi xây cầu cần cho ong ăn thêm để ong xây cầu nhanh). - Thay chúa: kết hợp giữa chia đàn và thay chúa bằng cách nhốt chúa già, gắn mũ chúa hoặc thay chúa bằng cách bẻ què chân sau ong chúa rồi gắn mũ chúa vào cầu ong, như vậy có thể tận dụng khả năng đẻ trứng của ong chúa. - Chống rét đối với ong nội: Đặt ong tránh hướng Bắc, sử dụng rơm rạ, lá chuối khô, đặt vào khoảng trống giữa ván ngăn và thành thùng. - Thu phấn hoa: Với ong ngoại từ tháng 8 đến tháng 11 có thể cho ăn thêm đường kết hợp với việc thu hoạch phấn hoa. Chỉ nên thu phấn vào buổi sáng sớm để đàn ong đủ phấn phát triển tốt. - Thu mật vụ đông: Từ giữa tháng 9 đến tháng 11 các đàn ong ngoại có thể thu mật cỏ cúc áo (càng cua) tại Mộc Châu, Yên Châu. Ở vùng cao của tỉnh Hà Giang thu hoạch mật Bạc Hà Dại vào cuối tháng 10 đến tháng 11. Cuối vụ trời lạnh chỉ thu mật những đàn còn đàn nhỏ và yếu vận chuyển về vùng thấp để tăng cầu và nhân đàn. Đối với ong nội (đàn ong mạnh hoặc khá) để thu mật táo. Sau đó chuyển đi vùng phấn để thay chúa và chia đàn. 1.4. Quản lý đàn ong vụ Đông – Xuân Vụ Đông – Xuân: Giữa tháng 12 đến cuối tháng 2. a. Đặc điểm thời tiết - Nhiệt độ: Trời lạnh, có những ngày rét đậm nhiệt độ xuống dưới 5 0C. Giữa những đợt rét có những ngày ấm ong thợ đi làm được. - Ẩm độ: Cuối vụ có mưa phùn độ ẩm cao. b. Nguồn mật, phấn - Đầu vụ có cỏ Lào, chân chim, cuối vụ có mận, mơ, đào, cam, chanh, bưởi, c. Kỹ thuật quản lý đàn ong 58 - Phải đảm bảo cho đàn ong luôn đông quân, đủ thức ăn dự trữ bởi vậy cần loại bớt cầu, nhập đàn thưa quân. Bịt kín các khe hở của đàn ong, đóng kín cửa sổ, ép các khung cầu đúng khoảng cách. Những đàn nhỏ nên dồn cầu vào giữa đặt tấm chống rét bằng xốp, rơm, lá chuối khô hai bên. Cho ăn bổ sung khi dự trữ mật giảm. Không cho ong ăn những ngày trời rét đậm dưới 12 0C vì ong đi làm bị chết rét. Nếu ong đủ mật dự trữ sẽ không bị chết. - Hạn chế mở thùng ong, các cầu trong đàn nên sắp xếp theo thứ tự cầu mật phấn 2 bên, cầu trứng ấu trùng, nhộng ở giữa. 2. Công tác quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía nam - Thời tiết miền Nam có hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 – 10 mùa khô từ tháng 11- 4 năm sau. Có thể chia thành các thời vụ quản lý đàn ong như sau: + Mùa dưỡng ong từ tháng 4 đến tháng 8 – 9 + Mùa nhân đàn từ tháng 9 đến tháng 12 + Mùa khai thác mật từ tháng 12 đến tháng 6 2.1. Mùa dưỡng ong Đây là thời kỳ duy trì đàn ong trước đây người nuôi ong giảm tối đa số lượng đàn để giảm chi phí cho ăn trong vụ dưỡng kết hợp với phòng trừ chí nhỏ và chí lớn bằng cách nhốt chúa thu mật cao su. Hiện nay nhiều người nuôi ong có xu hướng giữ số lượng đàn nhiều để tiếp tục khai thác sữa ong chúa, mật ở các vùng có nhiều phấn hoặc mật hoa. Ở Tây Nguyên mùa dưỡng bắt đầu sau vụ mật cao su tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 8. Còn ở các tỉnh đồng bằng tính từ tháng 6 sau vụ mật nhãn cho tới đầu tháng 10. - Đây là thời kỳ mùa mưa ở các tỉnh phía Nam, nguồn phấn, mật không đủ vì khan hiếm hoặc bị mưa rửa trôi. Tuy nhiên những năm gần đây việc trồng nhãn được phát triển mạnh ở nhiều địa phương nên nguồn mật có khá hơn, nhiều người nuôi ong sau khi thu hoạch mật cao su, chôm chôm thì chuyển ong đi thu mật ở các tỉnh Tây như Tiền Giang, Vĩnh Long, Sa Đéc - Kỹ thuật quản lý: + Kiểm tra toàn bộ trang trại ong loại bớt cầu cũ để ong đậu kín các cầu còn lại, bịt kín các khe hở của thùng. + Đặt ong phân tán thành nhiều nhóm để tận dụng nguồn mật phấn. + Đề phòng ong bò vẽ và ong ăn cướp. + Cho đàn ong ăn nước đường đặc cho đến khi vít nắp. 2.2. Mùa nhân đàn. - Vụ nhân đàn ở Tây Nguyên từ tháng 9 đến tháng 11,còn ở đồng bằng từ tháng 11 đến hết tháng 12. Đây là thời kỳ kết thúc mùa mưa và bắt đầu mùa khô, nguồn phấn rất phong phú nguồn mật khá như chè, cà phê, trinh nữ, cúc 59 quỳ, ngô, bông trắng Ở Tây Nguyên. Còn ở đồng bằng có nhãn trái vụ, xoài, sầu riêng, mận, ngô. - Biện pháp quản lý: + Vào đầu vụ hoa kiểm tra các đàn ong, cho ong ăn kích thích để ong chúa tăng sức đẻ trứng, ong thọ tăng nuôi ấu trùng, tăng cường xây bánh tổ mới. + Chọn một số đàn mạnh cho ăn nhiều ( có thể bổ sung phấn hoa), cắt góc bánh tổ hoặc đặt khung cầu không có tầng chân để đàn ong xây nhiều lỗ tổ ong đực. + Khi ong đực bắt đầu nở thì tiến hành tạo chúa để chia đàn mới thay thế các ong chúa già. Việc tạo chúa nên tiến hành thành nhiều đợt. Việc chia đàn cần dừng trước vụ mật khoảng 1 tháng. + Phòng chống bệnh ngộ độc hoa chè ở ong ngoại: Do mật hoa chè có chứa chất tananh nên khi ong nuôi ấu trùng tuổi lớn bằng phấn và mật hoa chè làm các ấu trùng bị chết, nhất là vào những ngày trời nắng cây chè tiết nhiều mật. Không nên dùng thuốc kháng sinh mà cho ăn kích thích làm loãng lượng mật, nếu bị nặng chuyển đàn ong đặt cách xa vùng hoa chè một chút. 2.3. Quản lý ong trong vụ mật - Vụ mật trong Nam kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 6 bao gồm: Bông trắng, cao su lá già, cà phê, điều, chôm chôm, tràm, nhãn vụ 1. Đây là mùa khô ít mưa nên ít khi mất mùa, do ẩm độ không khí khô nên mật ong thường đặc, có thủy phần thấp. - Biện pháp quản lý: + Tiếp tục cho xây tầng chân, tăng thế đàn và nhiều lỗ tổ chứa mật. + Vụ mật dài liên tục, nên những vụ mật đầu bông trắng, cà phê, điều nên vừa thu hoạch mật vừa tăng đàn không khai thác quá mức, không được nhốt chúa. + Vụ mật cao su có thể nhốt chúa để tăng năng suất mật và kết hợp với phòng trị chí, nhưng chỉ treo thuốc khi vụ mật kết thúc. Nếu sau này chuyển ong đi vụ nhãn, vải thì không nhốt chúa. + Vụ mật nhãn Nam vào đầu mùa mưa, ẩm cao nên chỉ quay các cầu mật đã vít nắp. Chú ý vụ này cần phòng trừ ong bị ngộ độc thuốc trừ sâu, nếu thấy ong chết nhiều cần chuyển ong đi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Quản lý đàn ong trong vụ Xuân - Hè Bài tập 2: Quản lý đàn ong trong vụ Hè - Thu Bài tập 3: Quản lý đàn ong trong vụ Thu – Đông Bài tập 4: Quản lý đàn ong trong vụ Đồng - Xuân 60 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun kỹ thuật nuôi ong trong thùng hiện đại là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi ong mật; được giảng dạy trước mô đun kỹ thuật tạo chúa chia đàn. - Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề nuôi ong mật, được thực hiện tại cơ sở đào tạo và trang trại nuôi ong, thời gian tiến hành để thích hợp giảng dạy chính các vụ mật. II. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được các công việc: Chọn vị trí đặt thùng ong và bố trí đàn ong, các cách tiếp cận đàn ong, kiểm tra đàn ong, cho ong ăn thêm, cho ong xây bánh tổ mới; + Mô tả được các hiện tượng và nguyên nhân ong bốc bay, ong chia đàn, ong cướp mật, ong thợ đẻ trứng. - Về kỹ năng: + Lựa chọn được vị trí và bố trí đàn ong trong vườn; + Thao tác nhẹ nhàng mở thùng, đóng thùng và kiểm tra đàn ong; + Thực hiện kiểm tra đàn ong thường xuyên theo định kỳ và cho ong xây bánh tổ mới; + Nhân biết được dàn ong khỏe , yếu, bị bệnh, chúa đẻ kém và nguyên nhân + Nhận biết đúng các hiện tượng ong bốc bay, ong chia đàn, ong cước mật, ong thợ đẻ trứng và thực hiện được các biện pháp phòng và xử lý. - Về thái độ: + Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc quản lý đàn ong; + Nhận thức được tầm quan trọng của nghề nuôi ong mật. 61 III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiể m tra * MĐ 03-01 Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng,chăm sóc đàn ong Tích hợp Lớp + địa điểm nuôi ong 44 8 35 1 MĐ 03-02 Các hiện tượng thường gặp và biện pháp phòng chống Tích hợp Lớp + địa điểm nuôi ong 30 6 23 1 MĐ 03-03 Các cây nguồn mật phấn nuôi ong Tích hợp Lớp + địa điểm nuôi ong 22 4 17 1 MĐ 03-04 Quản lý đàn ong theo mùa vụ Tích hợp Lớp + địa điểm nuôi ong 24 4 19 1 Kiểm tra hết mô đun 8 8 Cộng 128 22 94 12 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1: Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng,chăm sóc đàn ong Bài tập 1: Chọn vị trí chỗ đặt thùng ong và bố trí đàn trong vườn - Công việc của nhóm: mỗi nhóm lựa chọn vị trí và xắp xếp các thùng ong theo đúng kỹ thuật. - Nguồn lực cần thiết: Dao, cuốc, thùng ong nội, ngoại - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá chọn vị trí và bố trí đàn ong trong vườn. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Chọn vị trí phù hợp + Bố trí đàn đúng kỹ thuật 62 Bài tập 2: Kiểm tra đàn ong bên ngoài, bên trong đàn ong - Công việc của nhóm: mỗi nhóm kiểm tra 15 đàn ong đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý - Nguồn lực cần thiết: 15 thùng ong nội hoặc ong ngoại - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kiểm tra đàn ong. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Kiểm tra toàn bộ đàn ong + Đưa ra hướng đề xuất Bài tập 3: Xây bánh tổ mới cho đàn ong - Công việc của nhóm: Xây 15 tâng chân vào trong khung cầu - Nguồn lực cần thiết: Khung cầu, tầng chân, mỏ hàn, sáp - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá xây bánh tổ mới cho đàn ong. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Gắn được 15 tầng chân vào trong khung cầu Bài tập 4: Sửa bánh tổ cũ cho đàn ong - Công việc của nhóm: Chỉnh sửa các bánh tổ cũ, cầu có nhiều ấu trùng ong đực - Nguồn lực cần thiết: Bánh tổ cũ, cầu nhộng ong đực - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá sửa bánh tổ cũ trong đàn. 63 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Chỉnh sửa bánh tổ trong đàn ong Bài tập 5: Di chuyển đàn ong trong vườn nhà - Công việc của nhóm: mỗi nhóm thực hiện việc di chuyển 01 đàn ong - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong nội, ngoại - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá di chuyển đàn ong trong vườn. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Ong về đúng vị trí mới di chuyển Bài tập 6: Di chuyển đàn ong theo cây nguồn mật - Công việc của nhóm: mỗi nhóm thực hiện đóng gói 20 thùng ong ngoại - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong ngoại, nẹp, búa, đinh - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá di chuyển đàn ong theo nguồn mật. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đóng gói đàn ong đảm bảo đúng kỹ thuật Bài tập 6 Cho ong ăn bổ xung - Công việc của nhóm: mỗi nhóm thực hiện hòa đường, nước và cho đàn ong ăn - Nguồn lực cần thiết: Đường, nước, thùng nuôi ong, máng - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá cho ong ăn bổ xung. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Pha đúng tỷ lệ và cho các đàn ong ăn đúng kỹ thuật 64 Bài tập 7: Cho ong ăn kích thích - Công việc của nhóm: mỗi nhóm thực hiện hòa đường, nước và cho đàn ong ăn - Nguồn lực cần thiết: Đường, nước, thùng nuôi ong, máng - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá cho ong ăn kích thích. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Pha đúng tỷ lệ và cho các đàn ong ăn đúng kỹ thuật 4.2.: Các hiện tượng thường gặp và biện pháp phòng chống Bài tập 1: Nhận biết đàn ong chia đàn tự nhiên - Công việc của nhóm: mỗi nhóm kiểm tra toàn bộ trại ong phát hiện những dấu hiệu đàn ong chia đàn - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong nội, ngoại - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá dấu hiệu nhận biết đàn ong chia đàn. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Nhận biết các đàn ong chuẩn bị chia đàn tự nhiên Bài tập 2: Biện pháp phòng chống và xử lý ong chia đàn tự nhiên - Công việc của nhóm: mỗi nhóm đưa thực hiện các biện pháp phòng chia đàn và xử lý đàn ong chia đàn tự nhiên - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong nội, ngoại - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá biện pháp phòng chống và xử lý ong chia đàn tự nhiên. 65 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Thực hiện các biện pháp phòng chống, xử lý ong chia đàn Bài tập 3: Nhận biết đàn ong bốc bay - Công việc của nhóm: mỗi nhóm kiểm tra toàn bộ trại ong phát hiện những dấu hiệu đàn ong bốc bay - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong nội, ngoại - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá dấu hiệu nhận biết đàn ong bốc bay. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Nhận biết các đàn ong chuẩn bị bốc bay Bài tập 4: Biện pháp phòng chống và xử lý ong bốc bay - Công việc của nhóm: mỗi nhóm đưa thực hiện các biện pháp phòng chia đàn và xử lý đàn ong bốc bay. - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong nội, ngoại - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá biện pháp phòng chống và xử lý ong bốc bay. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Thực hiện các biện pháp phòng chống, xử lý ong bốc bay. Bài tập 5: Biện pháp phòng chống và xử lý ong cướp mật - Công việc của nhóm: mỗi nhóm đưa thực hiện các biện pháp phòng chia đàn và xử lý đàn ong cướp mật - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong nội, ngoại - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá biện pháp phòng chống và xử lý ong cướp mật 66 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Thực hiện các biện pháp phòng chống, xử lý ong cướp mật Bài tập 7: Biện pháp phòng chống và xử lý ong thợ đẻ trứng - Công việc của nhóm: mỗi nhóm đưa thực hiện các biện pháp phòng chia đàn và xử lý ong thợ đẻ trứng - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong nội, ngoại - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá biện pháp phòng chống và xử lý ong thợ đẻ trứng - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Thực hiện các biện pháp phòng chống, xử lý ong thợ đẻ trứng 4. 3: Các cây nguồn mật phấn nuôi ong Bài tập 1: Xác định các cây nguồn mật, phấn chính ở địa phương - Công việc của nhóm: Điều tra các cây nguồn mật, phấn tại nơi nuôi ong - Nguồn lực cần thiết: Sổ sách, bút, - Địa điểm: Vùng nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá xác định cây nguồn, mật phấn - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đưa ra các cây nguồn mật, phấn chính ở trong vùng Bài tập 2: Xác định thời điểm nở hoa của các cây nguồn mật - Công việc của nhóm: Xác định thời điểm các cây nguồn mật, phấn nở hoa trong vùng - Nguồn lực cần thiết: Sổ sách, bút, - Địa điểm: Vùng nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 67 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá xác định thời điểm nở hoa cây nguồn mật, phấn - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đưa ra thời điểm nở hoa các cây nguồn mật, phấn Bài tập 3: Xác định số đàn ong nuôi trong một vùng - Công việc của nhóm: Tập hợp kết quả điều tra, xác định thời điểm nở hoa từng tháng - Nguồn lực cần thiết: Sổ sách, bút, kết quả điều tra cây nguồn mật, phấn - Địa điểm: Vùng nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá xác định số đàn ong nuôi trong vùng - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đưa ra định mức các đàn ong cần nuôi trong vùng 4. 4: Quản lý đàn ong theo mùa vụ Bài tập 1: Quản lý đàn ong trong vụ Xuân – Hè - Công việc của nhóm: Khôi phục đàn qua đông, dọn dẹp vệ sinh, loại cầu cũ, sửa cầu, cho ong ăn kích thích, nhập đàn yếu - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong, đường, . - Địa điểm: Điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá quản lý đàn ong - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đảm bảo quản lý đàn ong theo đúng kỹ thuật Bài tập 2: Quản lý đàn ong trong vụ Hè - Thu - Công việc của nhóm: Kiểm tra toàn bộ đàn ong, loại bỏ cầu cũ, cho ong ăn thêm đường, tạo chúa, - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong, đường, . - Địa điểm: Điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 68 - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá quản lý đàn ong - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đảm bảo quản lý đàn ong theo đúng kỹ thuật Bài tập 3: Quản lý đàn ong trong vụ Thu – Đông - Công việc của nhóm: tạo chúa, nhân đàn, Thay chúa, chống rét, thu phấn hóa - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong, đường, . - Địa điểm: Điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá quản lý đàn ong - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đảm bảo quản lý đàn ong theo đúng kỹ thuật Bài tập 4: Quản lý đàn ong trong vụ Đồng - Xuân - Công việc của nhóm: Chống rét cho đàn ong, cho ăn thêm đường - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong, đường, . - Địa điểm: Điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá quản lý đàn ong - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đảm bảo quản lý đàn ong theo đúng kỹ thuật 69 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chọn vị trí chỗ đặt thùng ong và bố trí đàn trong vườn ? - Kiểm tra đàn ong bên ngoài, bên trong đàn ong ? - Xây bánh tổ mới cho đàn ong - Sửa bánh tổ cũ cho đàn ong - Di chuyển đàn ong trong vườn nhà - Di chuyển đàn ong theo nguồn mật - Cho ong ăn bổ xung - Cho ong ăn kích thích - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 5.2. Bài 2: Các hiện tượng thường gặp và biện pháp phòng chống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận biết đàn ong chia đàn tự nhiên - Biện pháp phòng chống và xử lý ong chia đàn tự nhiên - Nhận biết đàn ong bốc bay - Biện pháp phòng chống và xử lý ong bốc bay - Phòng chống và xử lý đàn ong cướp mật - Phòng chống và xử lý ong thợ đẻ trứng - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 70 5.3. Bài 3: Các cây nguồn mật phấn nuôi ong Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định các cây nguồn mật, phấn chính ở địa phương - Xác định thời điểm nở hoa của các cây nguồn mật - Xác địh số đàn ong nuôi trong một vùng - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 5.4. Bài 4: Quản lý đàn ong theo mùa vụ Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Quản lý đàn ong trong vụ Xuân – Hè Quản lý đàn ong trong vụ Hè - Thu Quản lý đàn ong trong vụ Thu – Đông Quản lý đàn ong trong vụ Đồng - Xuân - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Phùng Hữu Chính; Cẩm nang nuôi ong . NXB Hà nội 2008 [2]. TS. Phùng Hữu Chính. Kỹ thuật nuôi ong nội địa cho người mới bắt đầu nuôi.NXB Lao động xã hội 2004 [3]. Ngô Đắc Thắng. Sổ tay kinh tế kỹ thuật nuôi ong. NXB Thanh hóa. [4]. Bùi Quý Huy. Kỹ thuật mới nuôi ong mật. NXB Nông nghiệp 72 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Phùng Trung Hiếu - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Trần Ngọc Trường, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Linh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Bà Bùi Thị Điểm, Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ông Phùng Hữu Chính, Trung tâm Nghiên cứu Ong Trung ương./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_ong_trong_thung_hien_dai_pham_thanh_hai.pdf
Tài liệu liên quan