Mô đun nuôi lợn vỗ béo gồm có 5 bài:
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi lợn vỗ béo
Bài 2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống
Bài 3: Nuôi dưỡng lợn vỗ béo
Bài 4: Chăm sóc lợn vỗ béo
Bài 5: Phòng và trị bệnh
54 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi lợn vỗ béo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường nước ta.
Tóm lại, việc khống chế dịch tả lợn sẽ thành công nếu chúng ta áp dụng đầy đủ
các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh thú y và tiêm phòng chống dịch tả đúng quy
trình cho mỗi đối tượng lợn.
Hình 5.5.3. Vaccin dịch tả lợn lợn
** ĐIỀU TRỊ
Bệnh dịch tả là bệnh nguy hiểm mà thế giới khuyến cáo không nên điều trị, nếu
điều trị thì sẽ có một số lợn ốm khỏi bệnh, nhưng chúng sẽ mang trùng trong vòng
3 tháng và trở nên nguồn bệnh tiềm tàng. Do đó, khi phát hiện ra dịch tả lợn cần
phải tiêu huỷ tận gốc.
Ở Việt Nam do lợi ích kinh tế trước mắt có nhiều trang trại không tiêu huỷ mà
họ vẫn áp dụng biện pháp như sau:
- Tách lợn con theo mẹ nuôi cách ly và tiêm phòng cho chúng ngay sau khi
được 35 ngày tuổi.
38
3. Phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng
* PHÒNG BỆNH
Tụ huyết trùng là bệnh nổ ra khi có điều kiện Stress, do đó việc làm đầu tiên là
chăm sóc nuôi dưỡng đúng kỹ thuật, giảm tối thiểu các yếu tố Stress.
Phòng bệnh tích cực bằng vacxin do do nước ngoài sản xuất đang lưu thông
tại nước ta như:
- Vacxin tụ dấu nhị giá vô hoạt, phòng tụ huyết trùng týp D và liên cầu trùng
lợn.
- Neumosuin: vacxin nhị giá vô hoạt, phòng viêm dính màng phổi và tụ huyết
trùng týp A.
Ở nước ta đang sử dụng phổ biến 3 loại vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng
sau:
- Vaccine tụ huyết trùng vô hoạt có keo phèn: Khi dùng, tiêm dưới da cho
lợn từ 2 tháng tuổi trở lên, liều 2 ml/lợn, tiêm nhắc lại sau 3 tuần miễn dịch chắc
chắn sau tiêm 14 ngày và kéo dài từ 6 - 9 tháng. Với lợn giống mỗi năm tiêm 2 lần
vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10.
- Vaccine tụ huyết trùng nhũ hoá: Tiêm bắp sâu với liều 2 ml/lợn sau tiêm 15
ngày tạo miễn dịch chắc chăn và kéo dài 6 - 8 tháng.
- Vaccine tụ dấu 3/2.
Hình 5.5.4. Vaccin tụ huyết trùng lợn
Phòng bệnh bằng thuốc nam
- Kim ngân (20g) + mã đề (50g)
- Diếp cá (100g) + rau ngót (50g)
39
* ĐIỀU TRỊ
- Chăm sóc tốt, tăng cường trợ sức, trợ lực cho lợn.
- Sử dụng các loại thảo dược có tính ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Hoặc sử dụng bài thuốc sau: Cỏ mực 16 g, xuyên tâm liên 16 g, tang bạch bì 12 g,
lá kim giao 12 g, quyển bá xanh lục 16 g, ý dĩ 12 g, tất cả sắc kỹ 2 nước cho 2 lần
uống. Hoặc kim ngân 20g, huyền sâm 12 g, hoa hè 8 g, bách bộ 16g, bối mẫu 12 g,
cam thảo 8g, tất cả sắc cho uống. Hoặc kim ngân 20g, địa du 12 g, địa cốt bì 16 g,
hậu phác 12g, tất cả sắc cho uống.
Hình 5.5.5. Cây kim ngân
- Cách ly lợn ốm tránh lây lan
4. Phòng bệnh tai xanh
* PHÒNG BỆNH
- Biện pháp tổng hợp vệ sinh thú y phải luôn được chú trọng, thường xuyên
phải khử trùng tiêu độc bằng Vinadin và diệt côn trùng, chuột.
- Nếu bệnh nổ ra ở quy mô cục bộ trong một gia đình, một trại, một thôn thì
cần tiến hành tiêu huỷ, bao vây dập dịch một cách nghiêm ngặt nhất.
- Lợn khoẻ trong khu vực ngoài ổ dịch phải tiêm ngay vacxin.
- Lợn nái, lợn hậu bị tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi phối giống
- Lợn con tiêm lúc 3 tuần tuổi và nhắc lại ở 8 tuần tuổi.
- Đối với nái chửa thì tiêm vacxin 30 ngày trước khi đẻ.
- Đối với lợn đực giống cũng phải tiêm vacxin 30 ngày trước khi lấy tinh
hoặc nhảy đực trực tiếp.
- Các loại vắc xin hiện đang được sử dụng tại Việt Nam:
40
+ Vắc xin BLS- PS.100 của Singapore hoặc vacxin PRRS/Repro hay
PRRS.MLV/pac PRRS với liều 2ml/con.
+ Vắc xin Ingelvac PRS.KV- vacxin vô hoạt
+ Vắc xin Ingelvac PRS.KV - vacxin sống nhược độc: 2ml/con lúc 3 tuần
tuổi và 18 tuần tuổi.
+ Porcillis PRRS chủng DV
Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất vacxin sống nhược độc chống bệnh Tai
xanh rất hiệu quả. Vacxin tiêm lần 1 lúc lợn đang theo mẹ, lần 2 sau ba tháng tuổi
thì tiêm nhắc lại.
Tuy nhiên việc triển khai áp dụng vacxin chống PRRS phải được hiểu chỉ là
một giải pháp dập dịch.
Hình 5.5.6. Vaccin tai xanh lợn
5. Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng
Trong chăn nuôi hữu cơ việc lợn mắc phải giun sán là không tránh khỏi. Vì
vậy việc cần thiêt nhất là phải vệ sinh khu vực chăn nuôi, giữ cho khu vực chăn
nuôi luôn khô ráo sạch sẽ, không có chỗ cho ký sinh trùng lưu cữu.
- Thuốc thảo mộc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Một số cộng đồng
canh tác truyền thống có một lượng kiến thức khổng lồ về các loại cây trồng của
địa phương và những đặc tính chữa bệnh của chúng. Cây trồng có thể hỗ trợ quá
trình chữa bệnh rõ ràng, cho dù chúng không loại bỏ các mầm bệnh một cách trực
tiếp. Dù vậy, nông dân không nên quên xác định nguyên nhân của bệnh hại và cũng
phải cân nhắc các biện pháp quản lý của mình.
- Đối với các vấn đề về ký sinh trùng, thay đổi điều kiện sống hoặc cách
quản lý đồng cỏ sẽ đem lại hiệu quản hiều hơn trong thời gian dài hơn so với bất kỳ
cách chữa trị nào:
41
Ví dụ 1: Dùng cây thủy xương bồ chống ký sinh trùng
Một ví dụ về sử dụng thảo mộc từ cây thủy xương bồ để chữa ký sinh trùng
(Acorus calamus). Cây này mọc cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và được tìm
thấy ở bờ sông, hồ và trong các rãnh lầy lội hoặc đầm lầy. Bột rễ khô (phần rễ dày)
có tác dụng như là một loại thuốc trừ sâu hiệu quả chống rận, bọ chét và ruồi nhà.
Bột thủy xương bồ cũng được báo cáo là có hiệu quả chống ruồi nhà khi rắc
chúng lên trên đống phân bò tươi bị nhiễm giòi ruồi. Hơn nữa nó có thể bảo vệ bò
con mới sinh không bị nhiễm bọ nếu rửa chúng bằng nước có pha bột này.
Ví dụ 2: Dùng chiết xuất thực vật chống tuyến trùng ký sinh
Ở Việt Nam, các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm về sử dụng
chiết xuất thực vật chống lại tuyến trùng ký sinh như muồng pháo (Caliandra spp),
Keo dậu (Leucaena glauca) và Keo ta (Acacia farnesiana) đã ngăn chặn được hơn
80% loại ký sinh trùng này. Chiết xuất cây trồng này thực hiện tốt gần như
Levamisole đã được dùng làm biện pháp kiểm soát.
- Một số loại thảo mộc khác dung để trị ký sinh trùng như:
+ Vỏ và rễ cây lựu dùng để tảy sán.
Hình 5.5.7. Cây, hoa và quả lựu
- Cây cau: Hạt chữa sán dây, kết hợp hạt cau + hạt bí + MgSO4
Hình 5.5.8. Cây và quả cau
42
- Cây Bách Bộ
Hình 5.5.9. Cây Bách Bộ
Dịch chiết rễ bách bộ 2/1làm giảm hoạt động của giun đũa lợn, làm liệt
hoàn toàn và chết giun đũa lợn sau 3 giờ
- Cây dầu giun: Tác dụng chữa giun đũa và giun kim
Hình 5.5.10. Cây giầu giun
6. Vệ sinh môi trường chăn nuôi
- Chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến các biện pháp phòng ngừa để giữ vật
nuôi khỏe mạnh hơn là các biện pháp cứu chữa. Công việc này bắt đầu từ việc giữ
cho nòi giống vật nuôi khỏe mạnh hơn là trình diễn vật nuôi cao độ nhưng chúng
lại rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận. Tiếp theo là, các điều kiện chăm sóc vật
nuôi phải là tối ưu: đủ không gian, ánh sáng và không khí, ổ nằm khô ráo và sạch
43
sẽ, vận động thường xuyên (chăn thả tự nhiên) và vệ sinh thích hợp v.v Liên
quan đến chăn thả tự nhiên, nên tiến hành chăn thả luân phiên càng nhiều càng tốt.
Điều này có nghĩa là diện tích đất chăn thả được chia thành các lô và vật nuôi được
di chuyển từ lô này sang lô khác theo những khoảng thời gian đều đặn. Không phải
tất cả các ký sinh trùng được loại bỏ trong cách này mà chúng vẫn còn tồn tại
nhưng ở mức độ thấp (không phải là một bất lợi vì nó sẽ đặt vật nuôi vào một sức
ép lây nhiễm nhẹ nhàng giúp cho nó có khả năng tạo ra sức đề kháng). Khi tạm
ngừng chăn thả trong vòng 1,5 đến 2 tháng, hầu hết các ký sinh bị mất hiệu lực và
đó cũng là khoảng thời gian để cỏ hồi phục lại.
- Chất lượng và số lượng thức ăn chăn nuôi có một tầm quan trọng quyết
định đối với sức khỏe của vật nuôi. Thay vì cho vật nuôi ăn các thức ăn thương
phẩm dạng cô đặc làm cho vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn và sinh sản nhiều hơn,
cần phải có một thực đơn tự nhiên phù hợp với những đòi hỏi của vật nuôi.
- Bốn bước chăm sóc sức khỏe vật nuôi
Bước 1: Giữ những con giống khỏe mạnh và sử dụng con giống thích nghi
với điều kiện khí hậu và thức ăn sẵn có ở địa phương.
Bước 2: Vệ sinh, khẩu phần thích hợp, đủ nước sạch, hệ thống chuồng trại
hợp lý, đủ chỗ di chuyển...
Bước 3: Chọn cách điều trị khác, thuốc thảo mộc, vi lượng đồng cân, thuốc
truyền thống.
Bước 4: Nếu không có biện pháp giúp đỡ nào nữa: Phương thuốc hóa học
(kháng sinh) có thể được dùng.
- Ở đâu mà tất cả các biện pháp phòng ngừa này được thực hiện thì vật nuôi
sẽ rất hiếm khi bị đổ bệnh. Vì thế điều trị thú y chỉ đóng vai trò thứ yếu trong canh
tác hữu cơ. Nếu cần thiết phải xử lý, nên dùng các thuốc thay thế có nguồn gốc
thảo mộc và các phương thuốc chữa trị truyền thống. Chỉ khi những xử lý này thất
bại hoặc không đầy đủ, các loại thuốc tổng hợp (kháng sinh) mới được sử dụng.
7. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi
- Dụng cụ chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch sau đó đem phơi
khô dưới ánh sáng mặt trời, tuyệt đối không dùng thuốc sát trùng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi:
- Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và biện pháp
phòng trị một số bệnh cho lợn vỗ béo.
44
- Trình bày biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho lợn theo tiêu chuẩn
hữu cơ.
- Trình bày biện pháp vệ sinh môi trường và dụng cụ chăn nuôi lợn vỗ béo
hữu cơ.
Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành số 5.5.1: Chẩn đoán và phòng, trị bệnh cho lợn vỗ béo tại
trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học.
- Mục tiêu: Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời các bệnh thường gặp ở lợn vỗ
béo.
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi lợn vỗ béo hữu cơ (hộ gia đình), lợn bệnh, dụng
cụ thú y, vắc-xin, các loại thuốc nam.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận
nhiệm vụ được giao, thực hiện chẩn đoán và phòng, điều trị một số thường gặp ở
lợn vỗ bẽo.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
+ Xác định nguyên nhân
+ Xác định triệu chứng, bệnh tích
+ Chẩn đoán đoán bệnh
+ Phòng bệnh
+ Trị bệnh
- Thời gian hoàn thành : 5 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định
các công việc chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn vỗ béo.
Kết quả chẩn đoán đúng bệnh, phòng và trị đạt hiệu quả cao.
2.2. Bài thực hành số 5.5.2. Vệ sinh môi trường và dụng cụ chăn nuôi tại trại
hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học.
- Mục tiêu: Chuồng nuôi, sân chơi, bãi chăn thả, máng ăn và máng uống được
vệ sinh tiêu chuẩn vệ sinh.
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi lợn vỗ béo hữu cơ (hộ gia đình), các loại dụng cụ
nuôi lợn, bình bơm, quần áo bảo hộ lao động.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận
nhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
45
+ Vệ sinh chuồng trại nuôi lợn
+ Vệ sinh sân chơi
+ Vệ sin bãi chăn thả
+ Vệ sinh máng ăn
+ Vệ sinh máng uống
+ Vệ sinh các thiết bị chuồng nuôi
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định
các dụng cụ và phương tiện cần thiết; thực hiện vệ sinh chuồng nuôi, sân chơi, bãi
chăn thả, máng ăn và máng uống . Kết quả đảm bảo sạch sẽ, không còn mầm bệnh.
C. Ghi nhớ:
- Chẩn đoán đúng bệnh, tìm mọi biện pháp trị bệnh bằng thảo mộc
- Phòng vắc-xin cho các bệnh do vi rút gây ra.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường chăn nuôi.
46
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun nuôi lợn vỗ béo là một mô đun chuyên môn nghề trong chương
trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề chăn nuôi gà, lợn hữu cơ; được giảng dạy
sau mô đun nuôi lợn vỗ béo, trước mô đun nuôi lợn nái, Mô đun nuôi lợn vỗ béo
cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Mô đun được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ
nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hiện
việc nuôi lợn vỗ béo giai đoạn sau cai sữa theo phương thức hữu cơ.
II. Mục tiêu:
- Kiến thức :
+ Liệt kê được các bước công việc trong việc nuôi lợn vỗ béo
+ Mô tả được các bước công việc trong việc nuôi lợn vỗ béo
+ Mô tả được các các bước công việc trong phòng bệnh cho lợn.
+ Trình bày được triệu chứng, bệnh tích các bệnh ở lợn.
+ Đưa ra được các biện pháp trị bệnh cho lợn đạt hiệu quả cao.
- Kỹ năng :
+ Thực hiện được các bước công việc trong việc chăm sóc lợn.
+ Thực hiện được việc chẩn đoán và phòng, trị bệnh cho lợn đạt hiệu quả.
- Thái độ
+ Tuân thủ đúng quy trình chăm sóc và phòng, trị bệnh cho lợn.
+ Bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn sinh học.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài
Tên bài
Loại bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ05-01 Chuẩn bị điều kiện Tích hợp Lớp 16 3 12 1
47
chăn nuôi lợn vỗ
béo
học/chuồng
nuôi
MĐ05-02 Chuẩn bị thức ăn,
nước uống
Tích hợp Lớp
học/chuồng
nuôi
16 3 12 1
MĐ05-03 Nuôi dưỡng lợn vỗ
béo
Tích hợp Lớp
học/chuồng
nuôi
12 2 10
MĐ05-04 Chăm sóc lợn vỗ
béo
Tích hợp Lớp
học/chuồng
nuôi
11 2 9
MĐ05-05 Phòng và trị bệnh Tích hợp Lớp
học/chuồng
nuôi
12 2 9 1
Kiểm tra hết mô đun 3 3
Cộng 70 12 52 6
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
4.1. Đánh giá bài thực hành 5.1.1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi lợn vỗ béo tại
một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập.
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2
nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên);
- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn;
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Xác định hướng chuồng,
vị trí đặt chuồng và các kiểu chuồng
nuôi lợn vỗ béo.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 2: Cách chọn kiểu máng
ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
48
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
máng ăn
Tiêu chí 3: Cách chọn kiểu máng
ăn, vị trí đặt máng ăn và kiểm tra
máng uống
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 4: Liệt kê các thiết bị
chuồng nuôi và cách bố trí
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 5: Thực hành khảo sát một
trại chăn nuôi lợn vỗ béo hữu cơ
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
Tiêu chí 6: Thực hành chọn kiểu, vị
trí đặt và kiểm tra máng ăn máng
uống
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Tiêu chí 7: Thực hành bố trí các
trang thiết bị chuồng nuôi lợn vỗ
béo hữu cơ
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
Tiêu chí 8: Thực hành đào hố
chuồng và rải chất độn lót chuồng
nuôi
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Tiêu chí 9: Mức độ thành thạo,
chính xác trong công việc.
Theo dõi quá thực hiện công việc.
4.2. Đánh giá bài thực hành 5.1.2: Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho lợn vỗ béo
tại một trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập.
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2
nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên);
- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn;
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Cách lập kế koạch xây
dựng thức ăn trong nuôi lợn vỗ béo
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
49
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
hữu cơ.
Tiêu chí 2: Cách chuẩn bị thức ăn,
nước uống cho lợn vỗ béo
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 3: Lập kế hoạch thức ăn
cho lợn vỗ béo nuôi hữu cơ.
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
Tiêu chí 4: Thực hành chuẩn bị thức
ăn, nước uống cho nuôi lợn vỗ béo.
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
Tiêu chí 5: Mức độ thành thạo,
chính xác trong công việc.
Theo dõi quá thực hiện công việc.
4.3. Đánh giá bài thực hành 5.1.3: Nuôi dưỡng lợn vỗ béo tại một trại chăn
nuôi lợn hữu cơ nơi học tập.
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2
nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên);
- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn;
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Xác định nhu cầu thức
ăn tinh, thức ăn đạm và bổ sung cho
lợn vỗ béo.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 2:Cách lập khẩu phần ăn
cho lợn vỗ béo.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 3: Cách cho lợn vỗ béo ăn,
uống.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 4: Cách theo dõi và điều
chỉnh khẩu phần ăn cho lợn.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 5: Thực hành lập khẩu
phần ăn và chế biến thức ăn cho lợn
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
50
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
vỗ béo Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
Tiêu chí 6: Thực hành cho lợn ăn,
uống
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
Tiêu chí 7: Thực hành theo dõi và
điều chỉnh khẩu phần ăn
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
Tiêu chí 8: Mức độ thành thạo,
chính xác trong công việc.
Theo dõi quá thực hiện công việc.
4.4. Đánh giá bài thực hành 5.1.4: Chăm sóc lợn vỗ béo tại một trại chăn nuôi
lợn hữu cơ nơi học tập.
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2
nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên);
- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn;
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Cách kiểm tra sức khỏe
ban đầu cho đàn lợn.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 2: Cách chọn mẫu và cân
lợn.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 3: Cách ghi chép sổ sách
theo dõi.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 4: Cách ghi chép sổ sách
theo dõi.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 5: Thực hành kiểm tra sức
khẻo ban đầu đàn lợn vỗ béo
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
51
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 6: Thực hành chọn mẫu,
cân và đo khối lượng lợn
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Tiêu chí 7: Thực hành ghi chép sổ
sách theo dõi
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
Tiêu chí 8: Mức độ thành thạo,
chính xác trong công việc.
Theo dõi quá thực hiện công việc.
4.5. Đánh giá bài thực hành 5.1.5: Phòng và trị bệnh cho lợn vỗ béo tại một
trại chăn nuôi lợn hữu cơ nơi học tập.
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2
nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên);
- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn;
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Nguyên nhân, triệu
chứng, bệnh tích, chẩn đoán và biện
pháp phòng trị một số bệnh cho lợn
vỗ béo.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 2: Biện pháp phòng trị
bệnh ký sinh trùng cho lợn theo tiêu
chuẩn hữu cơ.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 3: Biện pháp vệ sinh môi
trường và dụng cụ chăn nuôi lợn vỗ
béo hữu cơ.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi.
Tiêu chí 4: Thực hành chẩn đoán
và phòng, trị bệnh cho lợn vỗ béo
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
Tiêu chí 5: Thực hành vệ sinh môi
trường và dụng cụ chăn nuôi
Theo dõi thao tác thực hiện công việc.
Kiểm tra thao tác và kết quả thực hiện
công việc.
52
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 6: Mức độ thành thạo,
chính xác trong công việc.
Theo dõi quá thực hiện công việc.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Võ Văn Ninh, 2001. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Trẻ, 132 trang.
- Võ Văn Ninh, 2001. Những điều cần biết khi xây dựng chuồng trại nuôi
heo. NXB Trẻ, 84 trang.
- Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân, 2000. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB
Nông nghiệp, TP. HCM, 323 trang.
53
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
11. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Lê Trung Hưng - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
4. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Ngọc Điểm, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Nguyễn Linh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bắc Bộ
- Ông Nguyễn Quang Rạng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ
và Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó chủ tịch Hiệp hội hữu cơ Việt Nam./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông
Lâm Bắc Giang
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Phạm Vĩnh Trường, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Trần Văn Lên, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam
Bộ
- Bà Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội hữu cơ Việt Nam./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_nuoi_lon_vo_beo.pdf