Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân
hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể
giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi
đào tạo, học viên có khả năng tự nuôi gà thịt công nghiệp, làm việc tại các doanh
nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên
quan đến lĩnh vực liên quan đến nuôi gà thịt công nghiệp.
Mô đun nuôi gà thịt công nghiệp gồm có 5 bài:
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà
Bài 2: Chọn giống gà nuôi thịt
Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nước uống
Bài 4: Nuôi dưỡng gà thịt
Bài 5: Chăm sóc gà thịt
85 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi gà thịt công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phân loại và mô tả đặc điểm các loại thức ăn
- Xác định các bước chuẩn bị thức ăn
- Xác định các bước phối hợp khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho gà thịt.
- Mô tả các bước thực hiện phối trộn hỗn hợp thức ăn
- Mô tả phương pháp bao gói và bảo quản thức ăn
- Bài tập 1: Tính toán phối hợp 3 loại khẩu phần ăn cho gà thịt công
nghiệp có tỷ lệ protein khẩu phần tương ứng là 20%, 21% và 22%. Nguyên liệu
tự chọn tùy theo địa phương hoặc thức ăn sẵn có của trại thực nghiệm (cơ sở
chăn nuôi).
54
- Bài tập 2: Thực hiện phối trộn 100kg hoặc 200kg thức ăn hỗn hợp cho gà
thịt công nghiệp.
- Bài tập 3. Thực hiện kiểm tra đánh giá thức ăn mới phối trộn ở bài tập 2
bằng cảm quan.
C. Ghi nhớ:
- Đặc điểm các loại thức ăn
- Chuẩn bị thức ăn để phối trộn
- Phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn hỗn hợp
- Kiểm tra đánh giá chất lượng thức ăn bằng cảm quan
- Phương pháp bao gói và bảo quản thức ăn.
55
Bài 4: Nuôi dƣỡng gà thịt công nghiệp
Mục tiêu:
- Xác định được nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt
- Chọn được loại thức ăn hỗn hợp phù hợp
- Thực hiện nhận đúng chủng loại , đủ số lượng và kiểm tra được chất
lượng thức ăn hỗn hợp
- Thực hiện được công việc cho gà ăn, uống
- Thực hiện được việc theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn và điều
chỉnh kịp thời.
A. Nội dung:
1.1. Xác định nhu cầu dinh dƣỡng
- Dựa trên giống gà nuôi, các lứa tuổi khác nhau để xác định nhu cầu dinh
dưỡng cho gà theo các giai đoạn cho đúng tiêu chuẩn.
- Ngoài ra chúng ta cần căn cứ và mùa vụ để xác định nhu cầu protein,
năng lượng trao đổi, vitamin và khoáng cho từng loại gà khác nhau.
- Thực tế sản xuất người ta chia thức ăn cho gà thịt được chia làm 3 giai
đoạn như sau:
+ Khẩu phần thức ăn khởi động cho gà 1 - 21 ngày tuổi
+ Khẩu phần thức ăn tăng trưởng cho gà 22 - 35 (hoặc 42) ngày tuổi
+ Khẩu phần thức ăn vỗ béo sau 36 ngày tuổi đến xuất chuồng (37, 43)
ngày tuổi.
Bảng 2: Yêu cầu các chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà Broiler
Thành phần dinh
dƣỡng
ĐV tính Khởi động
không đến 3
tuần tuổi
Tăng trƣởng
4 - 6 tuần
tuổi
Kết thúc sau
6 tuần tuổi
Protein thô % 23 - 24 20 - 21 18.5 - 19.5
ME Kcal/kg 3000 - 3100 3100 - 3200 3100 - 3200
Can xi % 0.9 - 0.95 0.85 - 0.90 0.80 - 0.85
56
Thành phần dinh
dƣỡng
ĐV tính Khởi động
không đến 3
tuần tuổi
Tăng trƣởng
4 - 6 tuần
tuổi
Kết thúc sau
6 tuần tuổi
Phot pho tiêu hoá % 0.45 - 0.47 0.42 - 0.45 0.40 - 43
Muối ăn % 0.30 - 0.45 0.30 - 0.45 0.30 - 0.45
Arginine % 1.28 1.20 0.96
Lyzine % 1.20 1.01 0.94
Methionine % 0.47 0.44 0.38
Methionin + Systin % 0.92 0.82 0.77
Triptophan % 0.22 0.19 0.18
Treomin % 0.78 0.76 0.70
Mn mg / kg 100 100 100
Zn mg / kg 75 75 75
Fe mg / kg 100 100 100
Cu mg / kg 8 8 8
I mg / kg 0.45 0.95 0.45
Se mg / kg 0.30 0.30 0.30
Vitamin A UI/kg 9000 9000 7500
Vitamin D UI/kg 3300 3300 2500
Vitamin E UI/kg 30.0 30.0 30.0
Vitamin K UI/kg 2.2 2.2 2.2
Vitamin B1 mg/kg 2.2 2.2 2.2
Vitamin B2 mg/kg 8.0 8.0 8.0
Vitamin PP mg/kg 66.0 66.0 50.0
Vitamin B6 mg/kg 4.4 4.4 3.0
Vitamin B12 mg/kg 0.022 0.022 0.015
57
Bảng 3: Tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho gà thịt broiler nuôi trống mái
( Mỹ 1998)
Loại gà ĐV tính Khởi động
1 – 14 ngày
tuổi
Tăng trƣởng
15 – 37 ngày
tuổi
Kết thúc sau
38 ngày tuổi
Gà trống
Protein thô
ME
Can xi
Phot pho
Lysine
Tổng số Amino axit
%
Kcal/kg
%
%
%
%
24
3100
0,95 - 1,00
0,50 – 0,52
1,25
0,96
21
3200
0,90 – 0,95
0,48 – 0,50
1,05
0,85
19
3200
0,90 – 0,95
0,42 – 0,46
0,80
0,71
Gà mái
Protein thô
ME
Can xi
Phot pho
Tổng số Amino axit
%
Kcal/kg
%
%
%
24
3100
0,95 – 1,00
0,50 – 0,52
0,96
19,5
3200
0,85 – 0,90
0,4 – 0,46
0,75
18,0
3200
0,85 – 0,90
0,35 – 0,40
0,65
1.2. Chọn hỗn hợp thức ăn
Khẩu phần ăn của gà thịt cần được cho ăn theo công thức đầy đủ năng
lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe cũng như sự phát triển của con
gà. Thành phần dưỡng chất cơ bản cho 1 con gà gồm : nước, amino axit, năng
lượng, vitamin và chất khoáng. Các thành phần này sẽ đảm bảo sự phát triển của
hệ xương và tích thành cơ. Chất lượng của thành phần, dạng thức ăn, và vệ sinh
có ảnh hưởng trực tiếp lên tác dụng của những dưỡng chất cơ bản này. Nếu các
nguyên liệu thô hay quy trình chế biến thức ăn bị tổn hại hoặc có sự mất cân đối
trong thành phần dinh dưỡng của thức ăn, năng suất gà sẽ bị sẽ giảm sút. Vì gà
được nuôi để đạt được các trọng lượng xuất chuồng, thành phần cơ thể và chiến
lược sản xuất khác nhau. Nên sẽ không thực tế nếu chỉ đưa ra một tính toán về
yêu cầu dinh dưỡng đơn lẻ. Do vậy các công thức về yêu cầu dinh dưỡng chỉ nên
được xem như các hướng dẫn tham khảo để thực hiện. Các hướng dẫn này cần
được điều chỉnh theo từng cơ sở nuôi cũng như theo từng người chăn nuôi cụ thể.
58
- Lựa chọn một khẩu phẩn tối ưu cần tính toán đến những nhân tố chủ yếu sau:
+ Sự sẵn có của nguyên liệu thô và giá thành của chúng.
+ Nuôi riêng theo giới tính.
+ Trọng lượng hơi theo yêu cầu của thị trường.
+ Chất lượng thịt và năng suất thân thịt
+ Lớp mỡ theo yêu cầu của từng thị trường cụ thể như làm sẵn, nấu chín,
hay các sản phẩm đã chế biến.
+ Màu da.
+ Cấu trúc thịt và mùi vị.
+ Công suất của nhà máy thức ăn.
- Dạng thức ăn trong khẩu phần ăn có thể khác nhau gồm dạng bột, vụn,
viên. Trộn đều các thức ăn được chế biến với các ngũ cốc nguyên hạt trước khi
cho ăn cũng rất phổ biến ở một số khu vực chăn nuôi trên thế giới. Thêm nữa,
việc chế biến thức ăn thường được ưa thích hơn vì có cả lợi ích về mặt quản lý
cũng như dinh dưỡng. Khẩu phần thức ăn dạng viên dễ thực hiện hơn so với thức
ăn dạng bột. Về mặt dinh dưỡng, thức ăn được chế biến lâu hơn cho thấy nâng
cao rõ rệt về hiệu suất cũng như tăng trưởng của đàn so sánh với thức ăn dạng bột.
+ Đạm thô: Nhu cầu của gà thịt đối với đạm thô chính là nhu cầu đối với
axit amin, các nguyên tố hình thành lên chất đạm. Đạm là các thành phần cấu
trúc trong các mô từ lông đến cơ.
+ Năng lượng: Năng lượng không phải chất dinh dưỡng nhưng là phương
tiện mô tả sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng sinh ra năng lượng. Năng lượng
rất cần thiết để duy trì các chức năng chuyển hóa cơ bản của con gà và sự tăng
trọng của cơ thể. Thông thường hệ năng lượng chuyển hóa được sử dụng để mô
tả hàm lượng năng lượng có trong khẩu phần ăn của con gia cầm. Năng lượng
chuyển hóa (ME) là tổng năng lượng trong thức ăn tiêu thụ trừ đi tổng năng
lượng bị mất ra ngoài.
+ Vi dưỡng chất : Các vitamin được bổ sung đều đặn trong hầu hết các
thức ăn và có thể xếp loại chúng thành loại tan trong nước và loại tan trong mỡ.
Các vitamin tan trong nước gồm các vitmin B tổng hợp . Các vitamin tan trong
59
mỡ gồm A, D, E và K. Các vitamin tan trong mỡ có thể có trong gan và các phần
khác trong cơ thể.
Các khoáng chất là các chất dinh dưỡng vô cơ và được chia thành các
nguyên tố chính hay phụ. Các khoáng chất chính gồm canxi, phot pho, Kali,
Natri, Clo , lưu huỳnh và magie. Các nguyên tố phụ gồm sắt, i ốt, đồng, mangan,
kẽm và Selen.
- Hiện nay trên thị trường nước ta có rất nhiều các công ty sản xuất thức
cho gà, vì vậy việc lựa chọn thức ăn của hãng nào là rất quan trong, tốt nhất
trước khi lựa chọn cần khảo sát thông tin đánh giá của viện chăn nuôi và các cơ
sở chăn nuôi khác về loại thức ăn đó, họ đã dùng đạt hiệu quả ra sao rồi quyết
định nên sử dụng cho cơ sở chăn nuôi của mình không.
- Nếu cơ sở tự chế biến thức ăn cho gà thì cần tìm mua các cơ sở cung cấp
nguyên liệu uy tín, chất lượng tốt để đặt mua.
- Chúng ta có thể tham khảo một số loại thức ăn sau:
Bảng 4: Công thức phối chế thức ăn đậm đặc của một số công ty
Nguyên liệu
Thức ăn (kg)
Proco con cò C 20 Tổng công ty chăn nuôi Việt
Nam
1 - 3 tuần tuổi > 3 tuần tuổi 1 - 3 tuần tuổi > 3 tuần tuổi
Đậm đạc C20
Đậm đặc GT10
Đậm đặc GT2
Ngô gnhiền
Tấm gạo
Cám gạo loại 1
Bột sắn
42
0
0
32
21
5
0
36
0
0
28
26
10
0
0
36
0
48
6
10
0
0
0
35
50
5
10
0
Chú ý: Không có tấm có thể thay bằng gạo xay, nghiền
Gà trên 8 tuần tuổi có thể phối chế 8 - 10 kg sắn với 37 - 38 kg thức ăn
đậm đặc GT 2. 45 - 47 kg ngô và 10 - 15 kg cám gạo mịn
60
Thức ăn cho gà
Bảng 5: Công thức thức ăn dinh dưỡng cho gà thịt Broiler
( Bùi Hữu Lũng)
Nguyên liệu
(kg hay %)
0 – 3 tuần tuổi 4 – 6 tuần tuổi Sau 6 tuần tuổi
CT
1.1
CT
1.2
CT
2.1
CT
2.2
CT
3.1
CT 3.2
Ngô vàng
Cám gạo tốt
Sắn khô nghiền
Khô lạc nhân (khô đậu tương)
Khô lạc vỏ
Đỗ tương rang
Bột cá > 55% Protein
Bột xương
L – Lysine
51,9
-
-
25
-
10,0
10
2,5
-
47,0
15,0
-
14,0
5,0
10,0
6
3,0
0,10
61,50
-
-
17,0
-
10,0
8
2,7
-
50,20
15,0
-
10,0
6,0
10,0
5
3,0
0,10
66,0
-
-
20,0
-
5,0
6,0
2,0
-
55,56
10,6
10,0
9,0
5,0
2,0
4,0
3,0
0,10
61
DL - Methionin 0,05 0,07 0,05 0,07 0,05 0,07
Premix VTM + Khoáng
NaCl
0,50
0,1
0,50
0,2
0,50
0,15
0,50
0,2
0,50
0,2
0,50
0,2
Thành phần dinh dưỡng
ME (Kcal/kg)
Protein thô (%)
Canxi (%)
Photpho tổng số (%)
Photpho tiêu hoá (%)
Lysine (%)
Methionin
3000
24,1
1,2
0,8
0,55
1,26
0,43
2900
21,5
1,3
0,74
0,55
1,2
0,44
3100
21,8
1,15
0,76
0,55
1,2
0,41
2931
19,4
1,29
0,73
0,55
1,1
0,41
3200
18,5
1,0
0,63
0,50
0,9
0,32
3150
17,5
0,94
0,55
0,50
0,95
0,37
Chú ý:
Không có sắn thì thay thế bằng tấm gạo hoặc ngô
Nếu không có khô lạc vỏ thì thay thế bằng khô lạc nhân hoặc khô đỗ tương.
1.3. Nhận và kiểm tra thức ăn.
- Kiểm tra đơn đặt hàng (chủng loại, số lương, chất lượng)
- Nhận thức ăn nhập kho đúng với yêu cầu đơn đặt hàng
- Khi nhận hàng kiểm tra chất lượng (bao bì còn nguyên không, thời gian
sản xuất, hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, chất lượng thức ăn...).
Việc lấy mẫu thức ăn theo hệ thống trong mỗi trại chăn nuôi chính là một
cách “thực tế nhất. Kỹ thuật lẫy mẫu thức ăn rất quan trọng vì kết quả phân tích
phản ánh hàm lượng dinh dưỡng thực tế có trong thức ăn. Mẫu phải đại diện cho
cả lô thức ăn mà mẫu được lấy từ đó. Việc lấy mẫu không đơn giản chỉ là xúc
thức ăn từ máng ra. Để lấy mẫu thức ăn, cần lấy một mẫu phụ rồi trọn chúng vào
1 mẫu tổng hợp. Nên lấy 5 mẫu phụ từ mỗi lần cho ăn. Không nên lấy mẫu từ
dây chuyền thức ăn vì sạn của nguyên liệu hoặc bụi sẽ làm sai lệch kết quả. Mẫu
cần được bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi hết lứa nuôi. Mỗi mẫu cần đươc ghi
chép ngày tháng lấy, loại thức ăn, số thẻ xuất. Nếu có vấn đề trong quá trình
nuôi, và thức ăn bị nghi ngờ thì cần tiến hành phân tích mẫu. Các báo cáo của
62
phòng thí nghiệm cần được so sánh với các chỉ tiêu dinh dưỡng của khẩu phần
tương ứng.
- Ghi chép sổ sách thức ăn nhập kho (chủng loại, số lương, chất lượng)
1.4. Cho gà ăn, uống
- Cho gà uống nước: Tuần đầu ta có thể dùng máng galon loại 4 lít đặt xen
kẽ với máng ăn theo hình dẻ quạt. Sang tuần thứ hai từ ngày thứ 10 trở đi ta có
thể thay máng galon bằng máng dài, tròn tự động hay thủ công hoặc dùng núm
vú treo dọc theo chuồng nuôi ta treo máng ở độ cao theo tầm lưng con gà để gà
uống nước được thoải mái và đảm bảo vệ sinh. ở tuần đầu ta có thể bổ sung thêm
vào nước uống vitamin C, glucoza, B.complex, kháng sinh..để tăng cường sức đề
kháng và phòng bệnh đường tiêu hoá và hô hấp. Nhiệt độ nước phải ổn định 16 -
18
0C, ngày có thể bổ sung 3 - 4 lần. Hàng ngày phải vệ sinh máng uống.
- Cho ăn: Ở tuần đầu ta dùng khay ( tròn, vuông..) đặt trong quây cho gà
ăn, ngày bổ sung thức ăn 4 - 5 lần, thường xuyên sàng thức ăn để thức ăn được
tơi xốp kích thích tính thèm ăn của gà. Từ ngày thứ 8 trở đi đến ngày thứ 10 thay
dần khay ăn bằng các máng tròn, hay máng dài treo dọc chuồng nuôi và luôn
điều chinch độ cao của máng ăn vừa tầm gà để gà ăn thức ăn được thoải mài và
ăn được nhiều thức ăn. Một ngày ta bổ sung 3 - 4 lần thức ăn. Thức ăn phải đảm
bảo đúng chất lượng và số lượng. Chúng ta phải thường xuyên kiểm tra thức ăn
để loại bỏ những thức ăn bị nấm mốc, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Hàng
ngày phải vệ sinh máng ăn, hàng tuần phải tiêu độc 1 lần.
Bố trí máng ăn máng uống ở những tuần đầu
63
Bố trí máng ăn máng uống ở các tuần sau
- Lưu ý: Giai đoạn từ 0 - 3 tuần tuổi ta sử dụng thức ăn gà con loại 1, giai
đoạn từ 4 - 8 tuần tuổi ta sử dụng thức ăn gà con loại 2, khi thay đổi thức ăn ta
nên thay đổi từ từ, thay đổi từ ít đến nhiều để gà con quen dần tránh hiện tượng
stress do thay đổi thức ăn.
Hàng ngày cần quan sát loại bỏ những gà con còi cọc, chậm lớn, hay có
triệu chứng bệnh tật.
Ở chuồng nuôi gà cần có sổ sách để ghi chép theo dõi số liệu đàn gà, diễn
biến hàng ngày, số liệu ghi chép đòi hỏi phải chính xác.
1.5. Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn
- Dựa vào bảng định mức thức ăn theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn của gà.
- Nếu gà có hiện tượng tiêu thụ thức ăn giảm phải tìm nguyên nhân tại sao
để có biện pháp điều chỉnh thức ăn kịp thời.
64
Bảng 6. Định mức tiêu tốn thức ăn và tăng trọng của gà broiler theo tuần tuổi
( Theo tài liệu hãng AA – Mỹ 1996)
Tuần
tuổi
Nuôi lẫn trống mái
Khối
lượng
cơ thể
(g)
Tăng
trọng
hàng
tuần (g)
Tiêu thụ thức ăn (g)
Chi phí thức ăn/ kg
tăng trọng (g)
Hàng
tuần
Cộng
đồn
Hàng
tuần
Cộng
dồn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
165
405
735
1150
1625
2145
2675
3215
3710
1480
125
240
340
415
475
520
530
540
495
470
143
298
485
707
935
1186
1382
1648
1749
1959
143
441
926
1633
2568
3754
5136
6784
8533
10492
1150
1240
1470
1700
1970
2280
2610
3050
3530
4170
870
1090
1260
1420
1580
1750
1920
2110
2300
2510
Gà trống nuôi tách mái
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
170
420
775
1220
1735
2310
2895
3495
4050
4580
130
250
355
445
515
375
585
600
555
530
148
306
515
739
999
1290
1475
1795
1883
2114
148
454
969
1708
2707
3996
5472
7270
9153
11207
1180
1220
1450
1660
1940
2240
2520
3000
3390
3990
870
1080
1250
1400
1560
1730
1890
2080
2260
2460
65
Gà mái nuôi tách trống
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
160
390
695
1080
1515
1980
2455
2935
3370
3780
120
230
305
355
435
465
475
480
485
410
141
128
454
683
860
1080
1307
1498
1643
1724
141
1.6. Điều chỉnh thức ăn, nƣớc uống
- Nuôi gà thịt thương phẩm thông thường cho gà ăn tự do
- Nếu thấy gà giảm ăn phải xác định nguyên nhân để xử lý kịp thời (gà bị
stress hoặc bị bệnh) tránh làm thiệt hại kinh tế.
- Nước uống cho uống tự do, thường xuyên kiểm tra hệ thống cung cấp
nước để đảm bảo nước được cung cấp đầy đủ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Xác định nhu cầu chất dinh dưỡng cho gà thịt theo các giai đoạn (khởi
động, sinh trưởng và vỗ béo).
- Lựa chọn thức ăn hỗn hợp của các hãng sản xuất cho cơ sở chăn nuôi tại
địa phương mình.
- Thực hiện kiểm tra thức ăn của một trại chăn nuôi gà thịt
- Thực hiện cho gà thịt ăn, uống tại trại chăn nuôi gà thịt
- Tính toán xác định lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng và cả lứa nuôi.
- Tính chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng.
C. Ghi nhớ:
- Nhu cầu chất dinh dưỡng
66
- Lựa chọn thức ăn
- Kiểm tra thức ăn
- Cho gà ăn, uống
- Điều chỉnh thức ăn, nước uống
67
Bài 5: Chăm sóc gà thịt công nghiệp
Mục tiêu:
- Xác định được các công việc chăm sóc gà thịt công nghiệp
- Thực hiện được các công việc chăm sóc gà thịt công nghiệp
A. Nội dung:
1.1. Bố trí mật độ gà nuôi
Tuần tuổi
Nuôi thông thoáng
tự nhiên
Nuôi trong lồng Nuôi nhà kín
Con/m
2
nền con/m2 lồng con/m2
0 3 20 – 25 25-30 12 – 13
4 –7 8- 10 10 – 12 12 –13
Ở Việt nam do điều kiện khí hậu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và
điều kiện chăn nuôi còn thấp. Vì vậy chủ yếu còn nuôi theo kiểu thông thoáng tự
nhiên. Như vậy ở 2 - 5 tuần tuổi đầu thường úm trong quây cho nên mật độ nuôi
cao, để đảm bảo cung cấp đủ nhiệt độ cho gà con, nuôi lồng do gà không tiếp
xúc với phân, ít bị bẩn cho nên có thể nuôi gà với mật độ cao.
Bố trí mật độ nuôi trong quây
68
Bố trí mật độ nuôi trong chuồng
1.2. Kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ
Mỗi chụp sưởi có công suất khoảng 1,5 - 2kw, đủ cung cấp nhiệt sưởi cho
500 gà trong một quây. Chụp sưởi treo cách mặt nền 45 cm. Ta có thể điều chỉnh
độ cao của chụp sưởi. Căn cứ vào nhiệt độ của môi trường và tuổi của gà mà
chúng ta điều chỉnh độ cao của chụp sưởi cho phù hợp. Ta có thể quan sát sự
phân bố của đàn gà, hoạt đông của gà trong quây mà ta điều chinch nhiệt độ
trong quây cho phù hợp. Nếu ta nhìn thấy đàn gà phân bố không đồng đều trong
quây, chúng tản ra xa nguồn nhiệt, điều đó chứng tỏ nhiệt độ trong quây cao, nếu
chúng ta thấy đàn gà hay xúm quanh nguồn nhiệt, chứng tỏ nhiệt độ trong quây
thấp, còn khi chúng ta thấy đàn gà toả đều trong quây, hoạt động nhanh nhẹn,
thỉnh thoảng phát ra tiếng kêu chíp chíp, điều đó chứng tỏ nhiệt độ trong quây
đủ, thích hợp với đàn gà. Chúng ta có thể điều chỉnh chiều cao, công suất của
nguồn nhiệt. Chúng ta chú ý che chắn chuồng nuôi để không bị gió lùa vào đàn
gà, nhưng cũng phải có đủ khoảng trống để lưu thông không khí, nếu không sẽ
69
gây hiện tượng gà bị ướt lông do bị tích tụ hơi nước trong quây. Nhiệt độ thích
hợp cho đàn gà như sau:
Tuần tuổi
Nhiệt độ dưới chụp sưởi Nhiệt độ trong chuồng
(Nuôi thông thoáng có
quây gà)
(Nhà kín tự động điều hoà
tiểu khí hậu)
1 37-33 35-32
2 32-30 31-30
3 29-27 29-27
4 26-25 26-25
5 23-22 23-22
6-8 21-18 20-18
Đủ nhiệt Thiếu nhiệt
70
Thừa nhiệt Gió lùa
- Đặt nhiệt kế ngang tầm sống lưng gà để kiểm tra thường xuyên.
Nhiệt kế điện tử
- Độ ẩm chuồng nuôi thích hợp nhất là 65 - 70%. Nếu độ ẩm cao tạo điều
kiện thuận lợi cho mầm bệnh đường tiêu hoá gây nên bệnh , còn độ ẩm thấp làm
cho đàn gà khó thở, chuông nuôi bị bụi gà rễ mắc bệnh đường hô hấp.
71
1.3. Xác định thời gian và cƣờng độ chiếu sáng
- Cường độ và thời gian chiếu sáng:
Đối với gà thịt Broiler không chiếu sáng bằng đèn công suất cao hơn 25w.
Lý do là vì gà Broiler nuôi lấy thịt, tăng trọng nhanh, nếu cường độ chiếu sáng
quá mạnh gà sẽ chạy nhẩy, mổ cắn lẫn nhau nhiều, ăn ít, chậm lớn. Chỉ đủ ánh
sáng để gà nhận biết được thức ăn, nước uống là đủ. Sau 2 tuần tuổi ta có thể
dùng đèn chiếu sáng có công suất 25w. Còn số giờ chiếu sáng của gà Broiler lại
nhiều hơn so với gà giống sinh sản, vì gà Broiler ăn tự do cả ngày đêm, cần ánh
sáng nhiều hơn.
Tuần 1: chiếu sáng 24/24 giờ
Tuần 2: chiếu sáng 23/24 giờ
Tuần >3: Chiếu sáng 23, 22/24 giờ
Có thể ngắt quãng giờ chiếu sáng, nhưng chú ý khi gà đang đói chúng ta
không nên ngắt và mỗi lần ngắt không nên quá 30 phút/lần. Công suất chiếu
sáng:
1 - 3 tuần tuổi: 3,5 - 4 w/m2
4 - 5 tuần tuổi: 2 w/m2
> 5 tuần tuổi: 0,2 – 0,5 w/m2
Hê thống chiếu sáng chuồng nuôi
72
- Độ thông thoáng khí chuồng nuôi:
Gà Broiler có cường độ trao đổi chất rất nhanh, đồng hoá và dị hoá cao,
đồng thời cũng thải ra một lượng khí độc lớn như: CO2, NH3, H2S... trong một
đơn vị thời gian. Cho nên chúng ta cần phải có thiết bị làm thông thoáng khí, đẩy
khí độc ra ngoài và hút khí sạch vào trong chuồng nuôi.
Yêu cầu không khí cho 1 kg khối lượng cơ thể gà Broiler.
(theo acros acres- Mỹ)
Nhiệt độ không khí(t0)
Số lượng không khí cho 1 kg
khối lượng sống/phút
T
0
0
F lít/phút
41 106 76,5
38 100 73,6
36 95 70,5
32 90 68
29 85 68
24 75 62
18 65 48
13 55 39,5
7 45 31
6 32 22,5
73
Yêu cầu không khí cho 1 kg khối lượng sống trong một giờ.
Loại gà trong tuần tuổi Mùa đông Mùa xuân thu Mùa hè
Gà Broiler, gà trưởng thành m3 không khí
1 -2 tuần tuổi 1,1 2,4 1,4
3 - 5 tuần tuổi 1,1 1,7 9,1
6 - 8 tuần tuổi 1,4 4,6 6,6
> 8 tuần tuổi 1,3 4,3 6,3
Tốc độ chuyển động không khí trong chuồng nuôi:
Theo Liên Xô Mùa đông: 0,2 - 0,3 m/s
Mùa hè 1,2 m/s
Theo Pháp Mùa đông 0,3 m/s
Mùa hè 0,3 m/s
Theo Hà Lan: Không quá 0,2 m/s
Như vậy cho thấy nếu nhiệt độ môi trường tăng lên thì cần phải tăng tốc
độ thông gió.
1.4. Theo dõi tình trạng sức khoẻ đàn gà
- Trước khi nhận gà về nuôi cần chuẩn bị quây úm, bật chụp sưởi, đổ nước
uống vào máng sau đó mới nhận gà đưa vào quây. Hộp gà được đưa vào quây để
cho gà ổn định mới thả gà ra quây rồi kiểm tra phân loại gà để có chế độ chăm
sóc riêng đối với các con yếu.
- Hàng ngày phải theo dõi sát tình hình sức khỏe của đàn gà, loại thải
những con bị khuyết tật, gà yếu, gà bệnh, gà suy dinh dưỡng.
- Phát hiện gà có bệnh phải xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý
kịp thời, gà suy dinh dưỡng cần tách nuôi riêng với chế độ đạc biệt.
1.5. Theo dõi mức độ tăng trọng
Dùng quây gà ngẫu nhiên vào một góc ô chuồng, bắt ngẫu nhiên số gà cần
kiểm tra 10% trong đó có 50% gà trống và 50% gà mái. Cân vào thời điểm mát.
Trước khi cân 2 giờ không cho gà ăn. Sau đó so sánh với bảng tiêu chuẩn tăng
trọng để điều chỉnh dinh dưỡng cho phù hợp.
74
1.6. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi gà
- Chuồng nuôi luôn sạch sẽ, thường xuyên loại thải gà ốm yếu bệnh tật
báo với cán bộ thú y để kịp thời xử lý.
- Chất độn chuồng luôn phải khô ráo tơi xốp, chỗ nào bị ẩm ướt cần hót ra
ngay và rắc vôi bột vào đồng thời bổ sung thêm chất độn chuồng mới đã được
tiêu độc.
- Máng ăn hàng ngày phải vệ sinh bằng cách dùng khăn lau sạch trước khi
đổ thức ăn, tiêu độc máng ăn 1 lần/tuần.
- Máng uống hàng ngày phải cọ rửa và sát trùng.
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi 1 lần/tuần trong trường hợp
khu vực không có dịch bệnh và 3 ngày/lần khi khu vực xung quanh có dịch bệnh.
- Hàng ngày phải thay thuốc sát trùng trong khay để trước cửa ra vào
chuồng nuôi.
- Công nhân chăn nuôi phải có quần áo, dày, dép riêng trước khi vào
chuồng nuôi.
- Thường xuyên dãy cỏ xung quanh chuồng nuôi, hàng tuần phải phun
thuốc sát trùng tiêu độc.
Đảo chất động chuồng
75
1.7. Ghi sổ sách theo dõi
- Việc lưu giữ các ghi chép chính xác là rất cần thiết để theo dõi năng suất
và lợi nhuận của đàn. Và cho phép dự đoán, lập chương trình và tính toán dòng
tiền đầu tư cửa dự án. Nó cũng giúp cung cấp, dự báo sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Các ghi chép hàng ngày nên để ở tại mỗi chuồng nuôi. Ở một số nước, các dữ
liệu dưới đây phải được cấp cho nhà chức trách có thẩm quyền trước khi đàn gà
được đưa đi giết mổ.
- Ghi chép hàng ngày bao gồm :
+ Tỉ lệ chết và bị loại tính theo nhà nuôi và giới tính
+ Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày
+ Lượng nước uống tiêu thụ hàng ngày
+ Nước uống so với tỉ lệ thức ăn
+ Xử lý nước
+ Nhiệt độ tối đa và tối thiểu hàng ngày.
+ Độ ẩm tối đa và tối thiểu hàng ngày
+ Số lượng gà bị đưa đi giết mổ
+ Sự thay đổi về mặt quản lý
- Ghi chép đàn:
+ Các lần giao thức ăn (Nhà cung cấp/Khối lượng/Loại/Ngày tiêu thụ)
+ Mẫu thức ăn từ mỗi lần cho giao
+ Trọng lượng hơi (Hàng ngày/hàng tuần/tăng trọng hàng ngày)
+ Thuốc cho uống (Loại /lô/Số lượng /Ngày cho uống/Ngày ngừng )
+ Vắc xin (Loại/Lô /Số lượng/Ngày sử dụng)
+ Chương trình chiếu sáng
+ Lớp độn chuồng (Loại/Ngày đặt/số lượng đặt/kiểm tra bằng mắt)
+ Thả gà vào chuồng (Số lượng/ngày/thời gian/số lượng trong hộp/nhiệt
độ và độ ẩm của xe tải.)
76
+ Mật độ đàn
+ Nguồn gốc đàn (lò ấp/giống gà /mã giống gà /trọng lượng gà con)
+ Cân từng xe tại nhà máy chế biến
+ Sự xuống cấp của gà
+ Ngày và giờ ngừng cho ăn
+ Ngày và giờ bắt gà, bắt đầu và kết thúc.
+ Vệ sinh (Kiểm tra tổng thể bằng mắt thường và bằng thiết bị đếm)
+ Kết quả hậu kiểm.
+ Bảo trì và bảo dưỡng
+ Kiểm tra máy phát điện hàng tuần
+ Kiểm tra Thiết bị báo động hàng tuần
+ Kiểm tra sensor và bộ điều nhiệt (ngày hiệu chỉnh)
- Ghi chép kiểm tra hàng năm :
+ Nước (được kiểm tra tại nguồn và tại máng uống)
- Mỗi ô chuồng dòng gà đều phải có sổ sách biểu mẫu ghi chép số liệu của
đàn gà và các diễn biến bệnh tật hàng ngày, ghi chép đầy đủ, liên tục và chính
xác.
Ví dụ: Sổ theo dõi đàn gà broiler giống....
Chuồng gà số .... ô chuồng ....
Ngày
tháng
Ngày
tuổi
Số gà
đầu kỳ
Gà chết Gà loại Tổng số
gà giảm
Số gà
cuối kỳ
Tiêu tốn
thức ăn
Ghi chú
B TN B TN
77
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Kỹ thuật nhận và thả gà vào quây
- Yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm cho gà thịt qua các tuần tuổi.
- Yêu cầu về mật độ chuồng nuôi đối với gà thịt qua các tuần tuổi.
- Yêu cầu về ánh sáng và độ thông thoáng cho gà thịt qua các tuần nuôi.
- Phương pháp theo dõi về tình trạng sức khỏe và khối lượng gà.
- Phương pháp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_nuoi_ga_thit_cong_nghiep.pdf