Giáo trình mô đun “Nuôi chim cút sinh sản” có thời gian học tập 80 giờ,
gồm 7 bài học:
Bài 1. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị nuôi chim cút sinh sản
Bài 2. Chuẩn bị thức ăn cho chim cút sinh sản4
Bài 3. Chuẩn bị nước uống cho chim cút sinh sản
Bài 4. Chuẩn bị con giống chim cút sinh sản
Bài 5. Nuôi dưỡng chim cút sinh sản
Bài 6. Chăm sóc chim cút sinh sản
Bài 7. Phòng và trị bệnh cho chim cút sinh sản
86 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi chim cút sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặng, thành túi khí dày lên và có
kén trắng,...
4.4. Phòng, trị bệnh
- Phòng bệnh:
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nhất là đàn cút đang đẻ trứng.
+ Thường bệnh xảy ra vào mùa mưa nhiều hơn, nên cần che chắn kỹ không
để gió lùa và mưa tạt vào chuồng.
+ Vào thời điểm trời mưa nhiều, thay đổi nhiệt độ lớn, độ ẩm không khí cao
cần dùng kháng sinh pha nước cho cút uống liên tục trong nhiều tuần.
+ Sử dụng các loại thuốc kháng sinh sau: Suanovil 50 pha 0,5g/lít nước
uống, Tylan 50 pha 5ml/lít nước uống, Norfloxillin pha 2ml/lít nước uống.
+ Phun thuốc sát trùng tiêu độc định kỳ 1 lần/ tuần.
- Điều trị:
+ Sử dụng các loại thuốc kháng sinh sau: Suanovil 50 pha 1g/lít nước uống,
Tylan 50 pha 10ml/lít nước uống, Norfloxillin pha 4ml/lít nước uống, dùng liên
tục từ 5-7 ngày khi đàn cút đã có biểu hiện bệnh CRD.
5. Phòng và trị bệnh tụ huyết trùng
5.1. Xác định nguyên nhân bệnh
- Do vi trùng Pasteurella spp gây ra.
- Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp.
5.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh.
- Cút bệnh ủ rủ, xù lông, đi lại chậm chạp.
- Tiêu chảy, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
- Sưng mặt, sưng khớp đi khập khiểng.
- Chết đột ngột.
- Đôi khi có xuất huyết một vài chỗ trên cơ thể.
- Viêm ruột, viêm phúc mạc có màu vàng.
- Viêm gan, viêm phổi có mủ.
64
- Viêm khớp có mủ.
Hình 3.7.8. Bệnh tích ở gan và buồng trứng
a – Xuất huyết cơ tim và lớp mỡ vành tim; b – Gan sưng, trên bề mặt có những
điểm hoại tử màu trắng xám; c – Ruột chứa dịch nhầy màu vàng trắng.
5.3. Phát hiện bệnh
Dựa vào triệu chứng: ủ rủ, xù lông, viêm gan, viêm phổi có mủ,...chết đột
ngột.
5.4. Phòng, trị bệnh Tụ huyết trùng
- Phòng bệnh:
+ Chuồng nuôi đảm bảo thông thoáng tốt, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về
mùa đông.
+ Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi luôn sạch
sẽ.
+ Vệ sinh môi trường xung quang chuồng trại.
+ Định kỳ phun sát trùng chuồng trại 1 lần/ tuần bằng các dung dịch sát
trùng Biodine, Bioxine, Biosept,...
+ Kiểm soát tốt loài gặm nhấm.
+ Khi thời tiết thay đổi đột ngột cần bổ sung kháng sinh cho chim uống: sử
dụng một trong các loại thuốcBio-Oxytetracol: 1g/1,5 lít nước, liên tục 3 ngày,
Bio-Amoxicillin 50%: 1g/5 - 6 lít nước, liên tục 3 ngày, Bio-Tetra 10%: 1g/1 lít
nước, liên tục 3 ngày.
+ Phòng bệnh bằng vacxin.
- Điều trị: sử dụng một trong các loại kháng sinh sau:
+ Bio-Oxytetracol: 2g/1,5 lít nước, liên tục 4 - 5 ngày.
+ Bio-Amoxicillin 50%: 2g/5 - 6 lít nước, liên tục 5 ngày.
+ Bio-Tetra 10%: 2g/1 lít nước, liên tục 5 ngày.
65
6. Phòng, trị bệnh trúng độc thức ăn
6.1. Xác định nguyên nhân bệnh
- Chim cút rất nhạy cảm với các loại thức ăn bị nhiễm nấm mốc, thức ăn cũ,
ôi thiu.
6.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
- Chim cút gầy còm, ỉa chảy, mất nước, yếu, chậm, buồn bã, đi lảo đảo hoặc
đứng lì một chỗ với tư thế đầu chúc xuống.
- Chim đẻ sẽ giảm năng suất trứng.
- Chim ít ăn, đầu chúc xuống, co giật, đầu quay lia lịa, đi thụt lùi hoặc xoay
quanh một chỗ.
6.3. Phát hiện bệnh
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: gầy còm, ỉa chảy, ăn ít, đầu chúc xuống, co
giật, đi thụt lùi, xuay quanh một chỗ,...để phát hiện bệnh.
6.4. Phòng, trị
- Phòng:
+ Lựa chọn nguyên liệu thức ăn tốt, mới, có mùi thơm và hàm lượng dinh
dưỡng thích hợp để trộn thức ăn.
+ Thức ăn trộn xong chỉ nên dùng trong 3-5 ngày.
- Điều trị:
+ Ngừng ngay thức ăn đang dùng, chọn lựa thức ăn tốt để thay thế.
+ Tiêm bắp hỗn hợp: strychnin 1mg + vitamin B1 50 mg + vitamin B12
1000γ dùng cho 3-5 cút đẻ.
7. Phòng và trị bệnh thiếu khoáng, vitamin
7.1. Xác định nguyên nhân bệnh
- Do khẩu phần ăn thiếu vitamin.
- Do khẩu phần ăn thiếu khoáng.
7.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
- Ăn kém, lông xơ, chậm chạp.
- Gầy, giảm sức đề kháng.
- Tỷ lệ đẻ giảm.
66
- Mổ lông nhau.
- Viêm khớp.
- Vỏ trứng mỏng, vỏ mềm.
- Lòng đỏ trứng không thẫm.
7.3. Phát hiện bệnh
Dựa vào triệu chứng: kém ăn, giảm đẻ, viêm khớp, vỏ trứng mỏng,...
7.4. Phòng, trị bệnh thiếu khoáng, vitamin
- Cho chim ăn khẩu phần đầy đủ khoáng và vitamin.
- Bổ sung Premix khoáng, Premix vitamin vào khẩu phần ăn cho chim.
8. Phòng và trị bệnh mổ cắn nhau
8.1. Xác định nguyên nhân bệnh
- Do nuôi nhốt quá đông.
- Do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao
- Thiếu khoáng, vitamin
- Do thiếu Methionin là một axit amin rất cần thiết cho gan và tham gia vào
quá trình tạo lông.
8.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
Bệnh xảy ra ở cút 20-40 ngày tuổi và cút đang đẻ.
Bệnh không gây chết nhưng chậm lớn, đôi khi chết do cút mổ lòi ruột và tử
cung của nhau.
8.3. Phát hiện bệnh
- Dựa vào triệu chứng: chim cút mổ cắn nhau
8.4. Phòng, trị bệnh mổ cắn nhau
- Phòng bệnh:
+ Giảm mật độ nuôi,
+ Đảm bảo thông thoáng chuồng nuôi.
+ Giảm nhiệt độ chuồng nuôi.
+ Bổ sung đầy đủ vào khẩu phần ăn những Premix Vitamin (Polivit,
Phylasol,...) và premix khoáng.
67
+ Giai đoạn 20-40 ngày tuổi tăng lượng premix có chứa Methionin và rau
xanh hay bột cỏ từ 2-3%.
- Trị bệnh: methionin 40-100g/10kg thức ăn, bột cỏ 300-500g/kg thức ăn.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Trình bày nguyên nhân, biểu hiện bệnh, cách phát hiện bệnh, biện pháp
phòng và chống bệnh cúm gia cầm (H5N1) ở chim cút sinh sản.
1.2. Cho biết nguyên nhân, biểu hiện bệnh, cách phát hiện bệnh, biện pháp
phòng và chống bệnh Niu Cát Xơn ở chim cút sinh sản.
1.3. Mô tả nguyên nhân, biểu hiện bệnh, cách phát hiện bệnh, biện pháp
phòng và trị bệnh thương hàn ở chim cút sinh sản.
1.4. Trình bày nguyên nhân, biểu hiện bệnh, cách phát hiện bệnh, biện pháp
phòng và trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở chim cút sinh sản.
1.5. Nêu nguyên nhân, biểu hiện bệnh, cách phát hiện bệnh, biện pháp
phòng và trị bệnh tụ huyết trùng ở chim cút sinh sản.
1.6. Trình bày nguyên nhân, biểu hiện bệnh, cách phát hiện bệnh, biện pháp
phòng và trị bệnh trúng độc thức ăn ở chim cút sinh sản.
1.7. Cho biết nguyên nhân, biểu hiện bệnh, cách phát hiện bệnh, biện pháp
phòng và trị bệnh thiếu khoáng và vitamin ở chim cút sinh sản.
1.8. Trình bày nguyên nhân, biểu hiện bệnh, cách phát hiện bệnh, biện pháp
phòng và trị bệnh mổ cắn nhau ở chim cút sinh sản.
1.9. Chọn đáp án đúng
1.9.1. Bệnh cúm gia cầm (H5N1) ở chim cút sinh sản do......gây nên.
a. Vi khuẩn b. Vi rút c. Ký sinh trùng
1.9.2. Khi phát hiện đàn chim cút sinh sản bị bệnh cúm gia cầm (H5N1) phải
xử lý như thế nào?
a. Bán cả đàn b. Báo cơ quan thú y tiêu hủy
c. Vứt xác những con chết xuống ao, hồ, sông,...
1.9.3. Bệnh cúm gia cầm (H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây
sang người?
a. Đúng b. Sai
1.9.4. Bệnh Niu cát xơn ở chim cút sinh sản do......gây nên.
a. Vi khuẩn b. Vi rút c. Ký sinh trùng
68
1.9.5. Bệnh thương hàn ở chim cút sinh sản do......gây nên.
a. Vi khuẩn b. Vi rút c. Ký sinh trùng
1.9.6. Bệnh tụ huyết trùng ở chim cút sinh sản do......gây nên.
a. Vi khuẩn b. Vi rút c. Ký sinh trùng
1.9.7. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở chim cút sinh sản do......gây nên.
a. Vi khuẩn b. Vi rút c. Ký sinh trùng
1.9.8. Các bệnh do vi rut gây ra có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh?
a. Đúng b. Sai
1.9.9. Các bệnh do vi khuẩn gây ra không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh?
a. Đúng b. Sai
1.9.10. Các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra có thể sử dụng vacxin để phòng
bệnh?
a. Đúng b. Sai
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài tập thực hành 3.7.1. Nhận biết một số bệnh thường xẩy ra ở chim
cút sinh sản.
2.2. Bài tập thực hành 3.7.2. Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên
đàn chim cút sinh sản.
C. Ghi nhớ
1. Thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh cho chim cút sinh sản bằng
vacxin.
2. Đảm bảo công tác vệ sinh thú y phòng bệnh cho đàn chim cút sinh sản.
3. Báo ngay với cơ quan thú y khi thấy đàn chim cút có biểu hiện triệu
chứng của bệnh cúm gia cầm H5N1.
4. Không bán chạy chim cút khi bị bệnh.
5. Theo dõi phát hiện sớm các bệnh để các ly và có biện pháp điều trị kịp
thời.
69
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun 03 “Nuôi chim cút sinh sản” được bố trí học sau mô đun
“Nuôi chim cút con” và trước mô đung “Bán sản phẩm” trong chương trình sơ cấp
của nghề Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm. Mô đun cũng có thể học độc
lập hoặc song hành với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của
người học.
- Tính chất: Mô đun “Nuôi chim cút sinh sản” là mô đun tích hợp giữa kiến
thức và kỹ năng thực hành nuôi chim cút sinh sản; được giảng dạy tại cơ sở đào
tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.
II. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Mô tả được các công việc về: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị
chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uồng, bị con giống.
+ Trình bày được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho
chim cút sinh sản.
- Kỹ năng
+ Xác định được các loại dụng cụ, thiết bị, chuồng trại, thức ăn cho chim
cút sinh sản.
+ Chọn được giống chim cút sinh sản.
+ Thực hiện kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản đúng quy trình kỹ thuật và hiệu
quả.
+ Xác định được một số bệnh ở chim cút sinh sản
+ Thực hiện đúng quy trình vệ sinh, phòng và điều trị bệnh cho chim cút
sinh sản.
- Thái độ
+ Tuân thủ quy trình chăn nuôi, phòng trị bệnh cho chim cút sinh sản
+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi
trường.
+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực, nhiệt tình trong quá trình thực hiện các
công việc tại trang trại.
70
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ3-01
Bài 1. Chuẩn bị
chuồng trại,
dụng cụ, trang
thiết bị nuôi
chim cút sinh
sản
Tích
hợp
Lớp học/
Trại nuôi cút
sinh sản
12 3 8 1
MĐ3-02
Bài 2. Chuẩn bị
thức ăn cho
chim cút sinh
sản
Tích
hợp
Lớp học/
Trại nuôi cút
sinh sản
10 2 8
MĐ3-03
Bài 3. Chuẩn bị
nước uống cho
chim cút sinh
sản
Tích
hợp
Lớp học/
Trại nuôi cút
sinh sản
11 2 8 1
MĐ3-04
Bài 4. Chuẩn bị
con giống chim
cút sinh sản
Tích
hợp
Lớp học/
Trại nuôi cút
sinh sản
10 2 8
MĐ3-05
Bài 5. Nuôi
dưỡng chim cút
sinh sản
Tích
hợp
Lớp học/
Trại nuôi cút
sinh sản
11 2 8 1
MĐ3-06
Bài 6. Chăm sóc
chin cút sinh sản
Tích
hợp
Lớp học/
Trại nuôi cút
sinh sản
10 2 8
MĐ3-07
Bài 7. Phòng và
trị bệnh cho
chim cút sinh
sản
Tích
hợp
Lớp học/
Trại nuôi cút
sinh sản
12 3 8 1
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Cộng 80 16 56 8
71
Ghi chú: *Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính vào giờ thực hành
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành
4.1. Bài tập thực hành 3.1.1. Chuẩn bị chuồng nuôi chim cút sinh sản
- Nguồn lực:
+ Cơ sở nuôi chim cút sinh sản,
+ Chuồng nuôi chim cút sinh sản
+ Bộ bảo hộ lao động (quần áo, khâu trang, ủng, găng tay,...): 30 bộ
+ Dụng cụ vệ sinh chuồng trại: chổi, xô, chậu, bình phun thuốc sát trùng,...
+ Thuốc sát trùng: vôi, focmon, haniodine,
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về vị trí, kiểu, hướng,
diện tích chuồng nuôi chim cút sinh sản. Phương pháp vệ sinh tiêu độc chuồng
nuôi chim cút sinh sản tại trại chăn nuôi chim cút sinh sản.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm mõi nhóm nhận nhiệm vụ vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi chim cút sinh
sản. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/ nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng vệ sinh tiêu độc chuồng
nuôi .
- Kết quả và sản phẩm đạt được: vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi đúng qui
trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh cho chuồng nuôi. Chuẩn bị được chuồng
nuôi chim cút sinh sản đúng kỹ thuật.
4.2. Bài tập thực hành 3.1.2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị nuôi chim
cút sinh sản.
- Nguồn lực:
+ Dụng cụ, thiết bị chăn nuôi chim cút sinh sản.
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Bảo hộ lao động: 30 bộ
+ Dụng cụ vệ sinh: chổi, mo hót,
72
+ Bình phun thuốc sát trùng: 2 chiếc
+ Hóa chất: Han Iodine, foc môn,
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên giới thiệu các loại máng ăn, máng uống, hệ
thống chiếu sang, làm mát, nuôi chim cút sinh sản. Phương pháp vệ sinh tiêu
độc dụng cụ, thiết bị nuôi chim cút sinh sản.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm mỗi nhóm nhận nhiệm vụ vệ sinh tiêu độc dụng cụ, thiết bị nuôi chim
cút sinh sản. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/ nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng vệ sinh tiêu độc dụng cụ,
thiết bị chăn nuôi.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ, thiết bị
nuôi chim cút sinh sản. Vệ sinh tiêu độc dụng cụ chăn nuôi đúng qui trình kỹ
thuật.
4.3. Bài tập thực hành 3.2.1. Nhận biết các loại thức ăn cho chim cút sinh
sản
- Nguồn lực:
+ Các loại thức ăn nuôi chim cút: ngô 20 kg, cám gạo 20 kg, đỗ tương 20
kg, khô đỗ tương 10 kg, bột cá 10kg, thức ăn hỗn hợp cho chim cút sinh sản 3 bao,
thức ăn đạm đặc 3 bao,...
+ Cở sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Bảo hộ lao động: 30 bộ
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên giới thiệu về các loại thức ăn nuôi chim cút
sinh sản.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhận biết các loại thức ăn nuôi chim cút sinh
sản. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
73
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng nhận biết và hiểu biết của học viên về các loại thức ăn cho chim
cút sinh sản.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: xác định được các loại thức ăn nuôi chim
cút sinh sản đúng yêu cầu.
4.4. Bài tập thực hành 3.2.2. Bao gói và bảo quản thức ăn nuôi chim cút
sinh sản
- Nguồn lực:
+ Bột ngô 30 kg, cám gạo 10 kg, đỗ tương 30 kg, khô dầu lạc 10 kg, bột cá
5kg, bột xương 2kg, bột sò 5 kg, premix khoáng 1kg, premix vitamin 1 kg,...
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Dụng cụ phối trộn: cân, xẻng, xô đựng thức ăn, xẻng,
+ Bao đựng thức ăn, dây buộc,
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn kỹ thuật bao gói, bảo quản thức
ăn.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng bao gói, bảo quản các loại thức ăn cho chim cút sinh sản.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: Thực hiện được kỹ thuật bao gói, bảo quản
thức ăn theo quy trình kỹ thuật.
4.5. Bài tập thực hành 3.3.1. Kiểm tra nguồn nước nuôi chim cút sinh sản
- Nguồn lực:
+ Mẫu các nguồn nước: 30 lít nước giếng khoan, 30 lít nước máy, 30 lít
nước ao hồ, 30 lít nước sông ngòi, một số ao hồ ở cơ sở sản xuất.
+ Bảo hộ lao động, số lượng 30 bộ
+ Cốc đong loại 200ml, số lượng 30 cái
+ Cốc uống nước thủy tinh, số lượng 30 cái
74
+ Nhiệt kế: điện tử 5 chiếc, nhiệt kế thường 25 chiếc.
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn các phương pháp kiểm tra
nguồn nước.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng kiểm tra chất lượng nguồn nước.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Đánh giá được chất lượng nước cho
chim cút sinh sản theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
4.6. Bài tập thực hành 3.3.2. Vệ sinh nguồn nước cho chim cút sinh sản
- Nguồn lực:
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Nước nhiễm phèn: 50 lít
+ Cloramin B: 1 kg
+ Thùng chứa nước
+ Bảo hộ lao động, số lượng 30 bộ
+ Cốc đong loại 200ml, số lượng 30 cái
+ Cốc uống nước thủy tinh, số lượng 30 cái
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn các phương pháp vệ sinh nguồn
nước.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
75
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng vệ sinh nguồn nước uống cho chim cút sinh sản theo tiêu chuẩn
kỹ thuật.
4.7. Bài tập tập thực hành 3.4.1. Nhận biết đặc điểm các giống chim cút
sinh sản
- Nguồn lực:
+ Chim cút sinh sản: cút Nhật bản: 30 con, cút Pháp: 30 con
+ Trại nuôi chim cút sinh sản
+ Bảo hộ lao động, số lượng: 30 bộ
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn các đặc điểm nhận biết các
giống chim cút sinh sản.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng nhận biết các giống chim cút sinh sản thông qua ngoại hình và
khả năng sản xuất.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: phân biệt được các giống chim cút sinh
sản theo yêu cầu.
4.8. Bài tập thực hành 3.4.21. Chọn chim cút sinh sản
- Nguồn lực:
+ Giống chim cút sinh sản: chim cút Nhật bản: 30 chim cút hậu bị và 30 cút
đẻ; chim cút Mỹ: 30 chim cút hậu bị và 30 cút đẻ.
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Bảo hộ lao động: 30 bộ
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng các tiêu chuẩn chọn giống và
phương pháp chọn giống chim cút sinh sản.
76
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng nhận biết các giống chim cút sinh sản thông qua ngoại hình và
khả năng sản xuất.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: chọn được chim cút sinh sản theo tiêu
chuẩn kỹ thuật.
4.9. Bài tập thực hành 3.5.1. Phối trộn khẩu phần ăn cho chim cút sinh
sản
- Nguồn lực:
+ Ngô 50kg; cám gạo 15kg; khô dầu lạc 25kg; đậu tương rang 10kg; đậu
xanh 3kg; bột cá nhạt 18kg; bột xương 2kg; bột sò 8kg; premix khoáng+vitamin
1kg.
+ Cân đồng hồ: loại 5kg: 2 chiếc; loại 1kg: 1 chiếc
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Bảo hộ lao động: 30 bộ.
+ Dụng cụ phối trộn
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng lựa chọn nguyên liệu, cân nguyên
liệu, trình tự phối trộn các loại nguyên liệu.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng phối trộn thức ăn cho chim cút sinh sản.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: phối trộn được khẩu phần nuôi chim cút
sinh sản theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
77
4.10. Bài tập thực hành 3.5.2. Kỹ thuật cho chim cút sinh sản ăn
- Nguồn lực:
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Chim cút sinh sản: 100 con
+ Bảo hộ lao động: 30 bộ
+ Thức ăn hỗn hợp cho chim cút sinh sản: 20kg. Nước uống: 5 lít.
+ Dụng cụ cho ăn, uống
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về kỹ thuật cho chim
cút sinh sản ăn, uống, cách theo dõi và điều chỉnh khẩu phần ăn..
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng cho chim cút sinh sản ăn đúng kỹ thuật.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: cho chim cút sinh sản ăn, uống đúng kỹ thuật.
4.11. Bài tập thực hành 3.6.1. Xác định tiểu khí hậu chuồng nuôi chim
cút sinh sản
- Nguồn lực:
+ Nhiệt kế đo nhiệt độ, ẩm độ: 10 chiếc
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Dụng cụ chiếu sáng: dây điện, bóng đèn,...
+ Bảo hộ lao động: 30 bộ
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về xác định tiểu khí
hậu chuồng nuôi chim cút sinh sản.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
78
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng nhận biết các giống chim cút sinh sản thông qua ngoại hình và
khả năng sản xuất.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: xác định được tiểu khí hậu chuồng nuôi,
thời gian và cường độ chiếu sang chuồng nuôi chim cút sinh sản theo tiêu chuẩn
kỹ thuật.
4.12. Bài tập thực hành 3.6.2. Vệ sinh chăn nuôi chim cút sinh sản
- Nguồn lực:
+ Dụng cụ vệ sinh: chổi, xẻng, mo hót,
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Bình phun thuốc khử trùng: 2 chiếc
+ Bảo hộ lao động: 30 bộ
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn phương pháp vệ sinh chăn nuôi
chim cút sinh sản.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng nhận biết các giống chim cút sinh sản thông qua ngoại hình và
khả năng sản xuất.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: thực hiện vệ sinh chăn nuôi chim cút sinh
sản theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
4.13. Bài tập thực hành 3.7.1. Nhận biết một số bệnh thường xẩy ra ở
chim cút sinh sản.
- Nguồn lực:
79
+ Tranh ảnh, tiêu bản, băng hình về bệnh cúm gia cầm, bệnh Niu Cát Xơn,
bệnh tụ huyết trùng, bệnh thương hàn, bệnh viêm đường hô hấp mãn tính,... ở
chim cút sinh sản.
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Clips về các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở chim cút sinh sản
+ Máy tính, Projecter, phông chiếu,...
+ Bảo hộ lao động: 30 bộ
+ Bộ đồ mổ tiểu gia súc: 5 bộ
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn cách xác định nguyên nhân,
biểu hiện bệnh, cách phát hiện bệnh trên đàn chim cút sinh sản.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành 8 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành theo các nội dung đã hướng dẫn. Giáo viên
giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng phát hiện bệnh trên đàn chim cút sinh sản.
- Kết quả và sản phẩm đạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_nuoi_chim_cut_sinh_san.pdf