Giáo trình mô đun “Nuôi chim cút con” có thời gian học tập 76 giờ, gồm
8 bài học:
Bài 1. Nhận biết đặc điểm sinh học chim cút
Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị nuôi chim cút con
Bài 3. Chuẩn bị thức ăn cho chim cút con3
Bài 4. Chuẩn bị nước uống cho chim cút con
Bài 5. Chuẩn bị con giống
Bài 6. Nuôi dưỡng chim cút con
Bài 7. Chăm sóc chim cút con
Bài 8. Phòng và trị bệnh cho chim cút con
80 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi chim cút con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dõi tình trạng sức khỏe
của đàn cút con.
57
Bài 8. Phòng và trị bệnh cho chim cút con
Mã bài: MĐ01-08
Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung cơ bản về kỹ thuật phòng và trị bệnh cho chim
cút con;
- Thực hiện được việc phòng và trị các bệnh thường gặp cho chim cút con
đúng kỹ thuật.
A. Nội dung
1. Phòng, trị bệnh Niu cát xơn
1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
Còn gọi là bệnh dịch tả chim, đây là bệnh nguy giểm số 1 của những trại
nuôi gà, chim (vì chim cút rất mẫn cảm với bệnh này, chỉ sau gà mà thôi), bệnh
do virút gây ra (virus Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxovididae).
1.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
- Thể quá cấp tính: Bệnh tiến
triển nhanh, chết trong 25-48 giờ
với những biểu hiện triệu chứng
chung (không rõ rệt) như: bỏ ăn,
suy sụp, xù lông, gục đầu, sốt, khó
thở
- Thể cấp tính: chim ủ rũ, ăn
ít sau bỏ ăn, thích uống nước, lông
xù, xã cánh đứng rù hoặc nằm một
chỗ, có nhiều dịch nhờn chảy ra từ
mũi và mỏ, thở khò khè, tiêu chảy
phân lẫn máu mùi tanh
- Thể mãn tính: thường xảy
ra sau đợt dịch với các triệu trứng
như: ngoẻo đầu, liệt chân, đầu mỏ
gục xuống, mất thăng bằng, có khi
quay vòng tròn..sau đó chết do kiệt
sức.
Hình 1.8.1. Chim cút bị bệnh Niu cát xơn
1.3. Phát hiện bệnh
Quan sát đàn chim; thấy bỏ ăn, lông xù, thở khò khè, có nhiều dịch nhờn
chảy ra từ mũi và mỏ, tiêu chảy phân lẫn máu, xã cánh đứng rù hoặc nằm một
chỗ, ngoẻo đầu, đầu mỏ gục xuống,...
58
1.4. Phòng và trị bệnh Niu cát xơn
Đây là bệnh do virút nên không có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là
biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra.
- Phòng bệnh:
+ Lúc chim được 1 tuần tuổi cần nhỏ thuốc phòng bệnh Niu cát xơn loại
LASOTA hệ 1 : nhỏ 1 giọt vào mũi và 2 giọt vào miệng chim con. Đồng thời
cho chim con uống thêm các Vitamin, điện giải , đường Gluco,...
+ Khi chim được 3 tuần tuổi: nhỏ LASOTA hệ 2 để phòng Niu cát xơn
(cách nhỏ cũng giống như khi phòng cho chim lúc 1 tuần tuổi). Thức ăn và nước
uống cho chim phải sạch sẽ.
+ Sau đó, cứ 3- 5 tháng sau phải tiêm phòng nhắc lại vacxin Niu cát xơn
hệ I cho chim.
+ Trong giai đoạn này, ngoài bệnh Niu cát xơn, chim con có thể nhiễm
các bệnh như: thương hàn , E.coli, tụ huyết trùng và bệnh đậu gà. Vì vậy, người
chăn nuôi cần chú ý theo dõi thường xuyên chim con để phát hiện bệnh và
phòng trị kịp thời.
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; nên thường xuyên dọn dẹp làm vệ sinh
chuồng nuôi, cạo sạch phân, thay đệm lót, phun thuốc sát trùng chuồng.
+ Hàng ngày nên vệ sinh máng ăn, máng uống để tránh cho chim uống
phải nước bẩn, nước đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
+ Ngoài ra, cần chu ý: lồng, hộp vận chuyển chim cũng là nguồn lây
nhiễm bệnh. Vì thế lồng, hộp khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được
lau rửa sát trùng cẩn thận.
+ Không cho chim lạ vào chuồng.
+ Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi.
+ Thường xuyên bổ sung vitamin ADE, B.Complex: 1 g/1lít nước uống
nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress.
- Điều trị bệnh:
+ Dùng kháng thể Gum với liều 1ml/con. Có thể tiêm lặp lại khi chim
khỏi bệnh sau 5 ngày.
+ Dùng vacxin phòng bệnh Newcastle nhỏ cho cả đàn chim, liều lượng 1-
2 giọt/con.
+ Kết hợp cho chim uống các thuốc trợ sức trợ lực và nâng cao sức đề
kháng như Hanmuvit (Han-mu-vít); B.complex; thuốc điện giải,...
+ Dùng kháng sinh để chống bội nhiễm như: Genta – Costrim (Gen –ta-
Cốt-trim); Tyb50,Liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
59
2. Phòng, trị bệnh đậu chim cút
2.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đậu được phát hiện ở hầu hết các loài gia cầm và chim trời. Bồ câu
và chim cút là các loài chim thường thấy mắc bệnh đậu, gây ra do virút đậu (là
một virut thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridac).
2.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
Mụn đậu thường hình thành
ngoài da như khoé mắt, khoé miệng,
mặt trong cánh, quanh hậu môn và da
chân. Lúc đầu là những nốt sần nhỏ,
có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó
to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu
mọc ở mắt làm chim khó nhìn, viêm
kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước
mũi.
Chim có biểu hiện khó thở,
biếng ăn do niêm mạc hầu và họng bị
đau, sốt, từ miệng chảy ra nước nhờn
có lẫn mủ, màng giả màu trắng.
Hình 1.8.2. Chim cút bị đậu ở mắt
2.3. Phát hiện bệnh
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, lúc tiết trời khô. Thường xẩy ra
ở chim con và chim từ 1 - 3 tháng tuổi.
Quan sát thấy chim ốm gầy, nổi mụn đậu trên da, mặt, mắt, khó thở, biếng
ăn, từ miệng chảy ra nước nhờn có lẫn mủ, màng giả màu trắng.
2.4. Phòng và trị bệnh bệnh đậu cho chim cút con
- Phòng bệnh:
Chủng ngừa cho chim con từ 7 – 10 ngày tuổi bằng vắcxin đậu nhược
độc. Dùng kim đâm qua màng cánh, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu
thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai.
- Điều trị bệnh:
Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc dùng
các loại kháng sinh để phòng bội nhiễm. Đối với mụn đậu ngoài da có thể bóc
vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10%,
thuốc tím CuSO4 5%, Betadyne. Nếu bị trong niêm mạc có thể lấy bông làm
sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh. Nếu đau
mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt hoặc sử dụng thuốc mỡ tetracyclin 1% để bôi.
Điều trị nhiễm khuẩn kế phát:
Sử dụng một trong hai kháng sinh sau đây tiêm hoặc pha nước cho uống:
60
Tiamulin: Liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt liên tục 3-4 ngày hoặc
liều 1g/lít nước cho uống liên tục 3-4 ngày.
Oxytetracyclin: Liều 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp liên tục 3-4 ngày.
Cần cho chim uống thêm vitamin B1, C, A, D. Nuôi dưỡng và chăm sóc
tốt chim bệnh.
3. Phòng, trị bệnh bạch lỵ chim cút con
3.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra. Bệnh xảy ra ở gà con, chim bồ câu,
chim cút,.... được truyền dọc từ mẹ sang con qua trứng. Bệnh cũng được truyền
ngang do tiếp xúc giữa các con ốm, con khỏi ốm mang mầm bệnh và gián tiếp
qua chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, ổ ấp Mầm bệnh có thể sống trong đất một
năm.
3.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
Cút con có thể bị nhiễm bệnh từ khi còn là trứng hoặc sau khi cút con đã
nở ra, bị nhiễm bệnh trong quá trình nuôi dưỡng.
Cút con đứng ủ rũ, mắt lim dim, kém ăn, nằm chất đống bên dưới bóng
điện, phân tiêu chảy màu trắng, hậu môn dính đầy phân, khô chân, xù lông, xã
cánh và chết. Chim khoẻ mạnh cũng rất dễ bị lây nhiễm từ những chim bị bệnh
mang mầm bệnh trong đàn sang.
3.3. Phát hiện bệnh
Quan sát thấy phân tiêu chảy màu trắng, hậu môn dính đầy phân, kém ăn,
chim ủ rũ nằm chất đống bên dưới bóng điện, xù lông, xã cánh.
3.4. Phòng và trị bệnh bạch lỵ cho chim cút con
- Phòng bệnh: Để phòng bệnh bạch lỵ phải làm tốt các bước sau:
+ Điều quan trọng nhất là nhiệt độ úm phải đảm bảo cho cút con luôn luôn
đủ ấm trong suốt thời gian úm, đặc biệt lưu ý nhiệt độ về ban đêm, nền trấu phải
dày 8-10 cm.
+ Cho uống UNILYTE VIT-C ngay khi vận chuyển cút con về liều 2-3
gam/1lít nước, trong 6 -8 giờ đầu trước khi cho ăn.
+ Khi bắt đầu cho ăn, nên cho ăn từ từ ít một, chim ăn hết cho nhịn 30
phút mới tiếp tục cho ăn, không cho chim ăn quá no.
+ Dùng ALL- ZYM pha nước uống liều 1gam/1lít nước, cho uống 3 - 4h/
ngày.
+ Vệ sinh tốt môi trường, đặc biệt là nguồn nước uống phải sạch. Chuồng
trại phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh thú y; thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng
trại, các dụng cụ chăn nuôi.
- Điều trị bệnh: thực hiện 3 bước sau:
61
Bước 1: Vệ sinh
+ Xử lý tốt môi trường bằng vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát trùng
ANTISEP liều 3ml/lít nước, phun vào khu vực trong và ngoài chuồng nuôi.
+ Kiểm tra thức ăn, nước uống.
+ Cho ăn hạn chế, ăn ít một, ăn nhiều bữa/ngày.
+ Rắc SAFE GUARD lên nền trấu 100gr/m2 chuồng nuôi.
Bước 2: Dùng một trong các loại thuốc sau để điều trị:
RTD – AMOXY-COMBY với liều 1g/ 1 lít nước. Dùng trong 5 ngày.
RTD - ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY với liều 10g/ 15 – 20kgTT/ ngày. Dùng
liên tục 3 – 5 ngày.
RTD – NOR COLI: 2 – 4g/ lít nước/ ngày. Dùng liên tục 3 – 5 ngày.
T.T.S: 2g/ lít nước hoặc 10g/ 25kgTT. Dùng liên tục 3 – 5 ngày.
E – BISEPTOL, trộn thức ăn hoặc hoà nước uống, 1g/ lít nước uống.
Dùng 5-10 ngày.
Bước 3: Bổ trợ, tăng cường sức đề kháng:
+ UNILYTE VIT-C liều 2-3 gr/1lít nước uống, dùng 3h/ ngày
+ ALL – ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ ngày
+ HEPATOL liều1ml/1lít nước, uống liên tục trong quá trình điều trị giúp
giải độc gan, thận.
4. Phòng, trị bệnh thiếu khoáng và vitamin
4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
Do khẩu phần ăn thiếu khoáng và vitamin, đặc biệt là thiếu Ca, P, vitamin
A, vitamin E.
4.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
Cút chậm lớn, niêm mạc
miệng, mắt, chân nhợt nhạt, chân
yếu đi không vững, lông xù, tiêu
chảy. Có triệu chứng thần kinh,
ngoẹo đầu ra sau hoặc gập xuống
bụng, co giật, co quắp ngón chân.
Có con sưng phù đầu, cổ và ngực,
mắt sưng có con mù hoặc chết sau
3-4 ngày.
Hình 1.8.3. Chim cút bị thiếu vitamin
4.3. Phát hiện bệnh
Quan sát thấy chim bị còi cọc, lông xù, chân yếu đi không vững, co giật,...
62
4.4. Phòng và trị bệnh thiếu khoáng, vitamin
- Phòng bệnh: Bổ sung vào thức ăn hay nước uống ngay từ ngày đầu
khoáng và các chất có Vitamin A và Vitamin E.
+ Bổ sung vitamin A: 10.000 IU/ con/ ngày;
+ Polyvit Philazon: Trộn vào thức ăn: 2g/10 kg thức ăn cho cút con;
+ Vitamix: Trộn vào thức ăn: 20-30g/10 kg thức ăn cho cút con;
+ Embavit: Trộn vào thức ăn: 20-40g/10 kg thức ăn.
- Trị bệnh: tăng gấp đôi liều phòng.
5. Phòng, trị bệnh cầu trùng
5.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
Bệnh gây ra do một loại ký sinh trùng, ký sinh ở ruột phá hoại các tế bào
niêm mạc ruột gây xuất huyết và tiêu chảy ra máu. Bệnh nhiễm chủ yếu qua
đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống hoặc ruồi, chuột mang mầm bệnh từ nơi
khác nhiễm vào thức ăn cho cút. Khi cầu trùng sống trong đường tiêu hóa, chủ
yếu ở ruột non và manh tràng. Cầu trùng đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài,
trong điều kiện ẩm thấp noãn nang phát triển rồi nhiễm vào thức ăn cho cút gây
nên bệnh. Vì vậy lứa tuổi nhiễm bệnh thường từ 5 ngày trở đi.
5.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh
Cút ăn ít, lông xù, phân có lẫn máu tươi hoặc màu xám đôi khi có lẫn bọt.
Cút con thường phát bệnh trong thời gian từ 5-15 ngày tuổi. Trên lứa tuổi trên
vẫn bị nhưng nhẹ hơn.
Hình 1.8.4. Chim cút bị cầu trùng, lông xù
63
5.3. Phát hiện bệnh
Lứa tuổi nhiễm bệnh thường trong giai đoạn 5 – 15 ngày tuổi. Quan sát
thấy phân có lẫn máu tươi hoặc màu xám đôi khi có lẫn bọt.
5.4. Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh: Trộn 1 trong những thuốc sau vào thức ăn hay nước uống
dể phòng bệnh trong thời gian từ 5-15 ngày tuổi.
+ Rigecoccin trộn 1g/10kg thức ăn.
+ Antuoc pha 1g/1 lít nước uống.
+ Amfuridon pha 6g/1lít nước uống
+ Furazolidon trộn 2g/10kg thức ăn.
- Trị bệnh: Dùng 1 trong những loại thuốc trên tăng gấp đôi liều dùng liên
tục 7- 10 ngày.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Nguyên nhân, biểu hiện và nhận biết các bệnh Niu cát xơn, bệnh đậu,
bệnh Bạch lỵ, bệnh cầu trùng và bệnh thiếu chất dinh dưỡng ở chim cút con.
1.2. Nêu biện pháp phòng và trị các bệnh trên.
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài tập thực hành 1.8.1. Nhận biết một số bệnh thường xảy ra ở
chim cút con.
2.2. Bài tập thực hành 1.8.2. Thực hiện phòng và điều trị một số bệnh
thường gặp ở chim cút con.
C. Ghi nhớ
1. Chim cút con dễ nhiễm bệnh; do vậy cần thường xuyên kiểm tra tình
trạng sức khỏe, bệnh tật của đàn chim.
2. Xác định được nguyên nhân, nhận biết biểu hiện, phát hiện bệnh và xác
đinh được tên các bệnh; từ đó có biện pháp phòng trị các bệnh thường xẩy ra ở
chim cút con.
64
HƯỚNG DẪN GIÁNG DẠY MÔ DUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ
sơ cấp nghề Nuôi chim cút và chim bồ câu thương phẩm, được giảng dạy trước
mô đun 02, 03, 06. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô
đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề
nuôi chim cút con nên mô đun được tổ chức giảng dạy tại lớp học và cơ sở nuôi
chim cút con.
II. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Mô tả được một số đặc điểm sinh học của chim cút
+ Mô tả được các công việc về: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết
bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uồng, bị con giống.
+ Trình bày được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho
chim cút con.
- Kỹ năng
+ Xác định được các loại dụng cụ, thiết bị, chuồng trại, thức ăn cho chim
cút con.
+ Phân biệt được các giống chim cút.
+ Thực hiện kỹ thuật nuôi chim cút con đúng quy trình.
+ Xác định được một số bệnh ở chim cút con
+ Thực hiện đúng quy trình vệ sinh, phòng và điều trị bệnh cho chim cút
con.
- Thái độ
+ Tuân thủ quy trình chăn nuôi, phòng trị bệnh cho chim cút con
+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi
trường.
+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực, nhiệt tình trong quá trình thực hiện các
công việc tại trang trại.
III. Nội dung chính của mô đun
65
Mã bài Tên bài
Loại
bài dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành,
Kiểm
tra*
MĐ1-01
Bài 1. Nhận biết
đặc điểm sinh
học chim cút
Tích
hợp
Lớp
học/Cơ sở
sản xuất
11 2 8 1
MĐ1-02
Bài 2. Chuẩn bị
chuồng trại,
dụng cụ, trang
thiết bị chăn
nuôi chim cút
con
Tích
hợp
Lớp
học/Cơ sở
sản xuất
10 2 8
MĐ1-03
Bài 3. Chuẩn bị
thức ăn cho
chim cút con
Tích
hợp
Lớp
học/Cơ sở
sản xuất
6 1 4 1
MĐ1-04
Bài 4. Chuẩn bị
nước uống cho
chim cút con
Tích
hợp
Lớp
học/Cơ sở
sản xuất
5 1 4
MĐ1-05
Bài 5. Chuẩn bị
con giống
Tích
hợp
Lớp
học/Cơ sở
sản xuất
11 2 8 1
MĐ1-06
Bài 6. Nuôi
dưỡng chim cút
con
Tích
hợp
Lớp
học/Cơ sở
sản xuất
9 1 8
MĐ1-07
Bài 7. Chăm sóc
chim cút con
Tích
hợp
Lớp
học/Cơ sở
sản xuất
9 1 8
MĐ1-08
Bài 8. Phòng và
trị bệnh cho
chim cút con
Tích
hợp
Lớp
học/Cơ sở
sản xuất
11 2 8 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 76 12 56 8
66
Ghi chú: * Tổng số thời gian kiểm tra (8 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định
kỳ trong mô đun: 4 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô
đun: 4 giờ.
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành
4.1. Bài tập thực hành 1.1.1. Nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan
trong cơ thể chim cút trên mô hình
- Nguồn lực: 05 mô hình cấu tạo cơ thể chim cút, 05 mô hình cơ quan tiêu
hóa chim cút, 05 mô hình cơ quan sinh sản chim cút, 32 bộ bảo hộ lao động đủ
các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan
trong cơ thể chim cút trên các mô hình. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng
dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Đại diện các nhóm học viên trình bày
kết quả.
- Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhận biết cấu tạo giải
phẫu các cơ quan trong cơ thể chim cút trên mô hình.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: xác định được vị trí các cơ quan
trong cơ thể chim cút.
4.2. Bài tập thực hành 1.1.2. Nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan
trong cơ thể chim cút trên tiêu bản sống
- Nguồn lực: 30 con chim cút sống, 06 bộ đồ giải phẫu gia cầm, 32 bộ bảo
hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan
trong cơ thể chim cút trên tiêu bản sống. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng
dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Đại diện các nhóm học viên trình bày
kết quả.
- Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhận biết cấu tạo giải
phẫu các cơ quan trong cơ thể chim cút trên con vật thí nghiệm.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: xác định được vị trí các cơ quan
trong cơ thể chim cút.
4.3. Bài tập thực hành 1.2.1. Thực hiện công việc vệ sinh tiêu độc
chuồng nuôi
- Nguồn lực: Cơ sở nuôi chim cút hoặc mô hình chuồng nuôi chim cút, 30
67
bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su),
bình phun thuốc, thuốc sát trùng,.....
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện công việc vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi.
Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng vệ sinh tiêu độc chuồng
nuôi.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi đúng
qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh cho chuồng nuôi.
4.4. Bài tập thực hành 1.2.2. Chuẩn bị các dụng cụ chăn nuôi và thực
hiện công việc quây chuồng úm bằng cót trên nền trấu cho cút con
- Nguồn lực: 10 máng ăn cho chim cút con, 10 máng uống, 10 quây cót
loại cao 60cm, 15 bóng điện 75w, dây điện 50m, 10 phích cắm điện và 10 đui
cài bóng điện, trấu sạch chưa dùng 100kg, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại
(quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành chuẩn bị các dụng cụ chăn nuôi và thực
hiện công việc quây chuồng úm bằng cót trên nền trấu cho cút con. Giảng viên
hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị các dụng cụ
chăn nuôi và thực hiện công việc quây chuồng úm bằng cót trên nền trấu cho cút
con.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: chuẩn bị được đầy đủ các dụng cụ
cho chim cút con. Quây được chuồng úm cho cút con đúng kỹ thuật và yêu cầu.
4.5. Bài tập thực hành 1.3.1. Nhận biết các loại thức ăn cho chim cút
con
- Nguồn lực: 20kg ngô, 20 kg lúa gạo, 20kg đỗ tương, 20kg cám gạo, 5 kg
khô dầu đỗ tương 10kg bột cá, 10kg bột thịt – xương, 02 bao cám con cò C32
hoặc cám hỗn hợp cho cút con khác bán ở đại lý thức ăn chăn nuôi, 32 bộ bảo hộ
lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhận biết các loại thức ăn cho chim cút con.
Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 20 phút/1 nhóm.
68
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đánh giá kỹ năng nhận biết và hiểu biết của học viên về các loại thức ăn cho
chim cút con.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Đánh giá được chất lượng của các
loại thức ăn trên.
4.6. Bài tập thực hành 1.3.2. Lựa chọn và phối trộn thức ăn nuôi chim
cút con
- Nguồn lực: 20kg ngô, 20 kg lúa gạo, 20kg đỗ tương, 20kg cám gạo, 5 lít
khô dầu đỗ tương 10kg bột cá, 10kg bột thịt – xương, 02 bao cám con cò C32
hoặc cám hỗn hợp cho cút con khác bán ở đại lý thức ăn chăn nuôi, 32 bộ bảo hộ
lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành lựa chọn thức ăn nuôi chim cút con. Giảng
viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 20 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng lựa chọn thức ăn nuôi
chim cút con.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho
chim cút con.
4.7. Bài tập thực hành 1.4.1. Kiểm tra chất lượng nước uống cho chim
cút con
- Nguồn lực: 30 lít nước giếng khoan, 30 lít nước máy, 30 lít nước ao hồ,
30 lít nước sông ngòi, một số ao hồ ở cơ sở sản xuất, 32 bộ bảo hộ lao động đủ
các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành kiểm tra chất lượng nước uống cho chim
cút con. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn
kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 20 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng kiểm tra chất lượng nước
uống cho chim cút con.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Đánh giá được chất lượng các loại
nước trên.
4.8. Bài tập thực hành 1.4.2. Lựa chọn nguồn nước uống chim cút con
- Nguồn lực: 30 lít nước giếng khoan, 30 lít nước máy, 30 lít nước ao hồ,
30 lít nước sông ngòi, một số ao hồ ở cơ sở sản xuất, 32 bộ bảo hộ lao động đủ
69
các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành kiểm tra chất lượng nước uống cho chim
cút con. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn
kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 20 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng lựa chọn nguồn nước
uống cho chim cút con.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: lựa chọn được nguồn nước đảm bảo
vệ sinh cho cút con.
4.9. Bài tập thực hành 1.5.1. Nhận biết đặc điểm các giống chim cút
- Nguồn lực: chim cút các giống, mỗi giống 5 – 10 con và các nông hộ
nuôi chim cút, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang,
ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhận biết đặc điểm các giống chim cút.
Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhận biết đặc điểm các
giống chim cút.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân biệt được các giống chim cút
về ngoại hình và khả năng sản xuất.
4.10. Bài tập thực hành 1.5.2. Thực hiện chọn chim cút con (một ngày
tuổi)
- Nguồn lực: 100 con chim cút con, các cơ sở nuôi chim cút, 32 bộ bảo hộ
lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành chọn chim cút con. Giảng viên hướng dẫn
mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chọn chim cút con.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: lựa chọn được những chim cút con đạt
yêu cầu.
70
4.11. Bài tập thực hành 1.6.1. Xác định các loại thức ăn và trộn khẩu
phần ăn cho cút con
- Nguồn lực: 30kg bột ngô nghiền, 50kg cám gạo, 30 kg bột đỗ tương
nghiền, 5 bao cám con cò C32 hoặc cám cho cút con, 5kg premix khoáng, 5kg
premix vitamin, 15 gói vitamin ADE gói 10g, 10 kg bột thịt xương, 32 bộ bảo
hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành xác định các loại thức ăn và trộn khẩu phần
ăn cho cút con. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và
hướng dẫn kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xác định các loại thức ăn
và trộn khẩu phần ăn cho cút con.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: trộn được khẩu phần ăn đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng cho chim cút con.
4.12. Bài tập thực hành 1.6.2. Cho chim cút con ăn và uống nước
- Nguồn lực: 100 con chim cút các giống và các nông hộ nuôi chim cút, 5
bao cám hỗn hợp Conco C32, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo
hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su).
- Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm),
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành Cho cút con ăn và cho cút con uống nước.
Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
- Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên,
đối chiếu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_nuoi_chim_cut_con.pdf