Giáo trình Nuôi chim bồ câu thịt

Giáo trình mô đun “Nuôi chim bồ câu thịt” có thời gian học tập 80 giờ,

gồm 8 bài học:

Bài 1. Nhận biết đặc điểm sinh học chim bồ câu

Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi

Bài 3. Chuẩn bị thức ăn cho chim bồ câu thịt3

Bài 4. Chuẩn nước uống cho chim bồ câu thịt

Bài 5. Chuẩn bị con giống chim bồ câu thịt

Bài 6. Nuôi dưỡng chim bồ câu thịt

Bài 7. Chăm sóc chim bồ câu thịt

Bài 8: Phòng, trị bệnh cho chim bồ câu thịt

pdf84 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi chim bồ câu thịt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh đường hô hấp Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc chữa cho phù hợp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Nêu mật độ nuôi và tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp để nuôi chim bồ câu thịt. 1.2. Nêu phương pháp kiểm tra sức khỏe đàn chim và theo dõi khả năng tăng trọng của chim. 1.3. Hãy chọn đáp án đúng. Chim bồ câu non được chăm sóc nuôi dưỡng tốt khi: a. 2 con chim con nhỏ và chậm mọc lông; b. Có 2 con nhưng 1 con to và 1 con nhỏ; c. Diều 2 chim con no căng, hay đòi ăn. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tậpt hực hành 4.7.1. Nhận biết mật độ nuôi và tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp cho bồ câu 2.2. Bài tập thực hành 4.7.2. Quan sát, phát hiện tình trạng sức khỏe đàn bồ câu thịt. C. Chi nhớ 1. Cần đảm bảo mật độ nuôi phù hợp, đảm bảo yêu cầu về tiểu khí hậu chuồng nuôi. 2. Phải thường xuyên theo dõi khả năng tăng trọng và tình hình sức khỏe đàn chim. 61 Bài 8. Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu thịt Mã bài: MĐ04-08 Mục tiêu - Trình bày được các bước công việc về kỹ thuật phòng và trị bệnh cho chim bồ câu thịt; - Thực hiện việc phòng và trị các bệnh thường gặp ở chim bồ câu thịt đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Phòng và trị bệnh cúm gia cầm H5N1 1.1. Xác định nguyên nhân Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do virút cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Virút cúm A gây bệnh cho gia cầm, một số loài động vật có vú và người. 1.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh - Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28 ngày. - Chim bị bệnh cúm thường sốt cao, chảy nước mắt, đứng tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mắt, da tím tái, chân xuất huyết, chảy nước dãi. - Khi chim bị mắc bệnh cúm thì có thể chết 100%. - Ngoài ra, khi chim bị cúm còn có thêm biểu hiện ăn ít, giảm tăng trọng, một số con còn có biểu hiện bị co giật. Hình 4.8.1. Bồ câu bị cúm gia cầm 1.3. Phát hiện bệnh Quan sát thấy chim ăn ít, gầy còm, lông xù, phù đầu và mắt, da tím tái, chảy nước dãi, đứng tụm một chỗ,... 62 1.4. Phòng, chống bệnh cúm gia cầm Các trại chăn nuôi chim và gia cầm áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để ngăn chặn mầm bệnh lây lan vào trại. - Chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư theo quy trình khép kín là điều kiện hàng đầu trong phòng bệnh. - Với các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ bảo hộ lao động và người vào trại phải được tiêu độc, khử trùng. Thức ăn nước uống, chất độn chuồng phải đảm bảo không chứa mầm bệnh. Ngoài ra, người chăn nuôi nên đăng ký với trạm thú y trên địa bàn để thẩm tra điều kiện vệ sinh thú y và cấp chứng nhận cho phép chăn nuôi. - Thường xuyên sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, vệ sinh thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi. Hạn chế tối đa người ra vào trại, phương tiện vận chuyển trước khi vào trại phải qua hố sát trùng ở cổng, đồng thời thường xuyên thay thuốc sát trùng tại các hố trước cổng để ngăn chặn virus từ bên ngoài xâm nhập vào qua các phương tiện vận chuyển. - Tiêm phòng vắc-xin H5N1 cho gia cầm và chim, 2 - 5 tuần tuổi 0,3ml/con; trên 5 tuần tiêm 0,5ml/con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. - Cho chim ăn đầy đủ khẩu phần các thức ăn có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B.Complex giúp cho chim khỏe mạnh tăng sức đề kháng với bệnh. Ngoài vắc-xin cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của Nhà nước cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vắc-xin thông thường như: Marek; Gumboro; đậu gà; dịch tả; tụ huyết trùng theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho chim với các bệnh này. - Chỉ nên mua chim khỏe mạnh được tiêm phòng đầy đủ và có nguồn gốc rõ ràng để nuôi. Lưu ý khi mua chim về nên nhốt riêng cách xa đàn chim gia đình đang nuôi, cho uống thuốc bổ trong vòng 10-15 ngày bằng cách dùng nước sạch hòa với B.complex cho uống 2 lần/ngày vào sáng và tối, sau thời gian cách ly thấy chim khỏe mới thả vào nuôi chung với đàn đang nuôi. - Giữ chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần Iot như Han Iodine 10%), khoảng 7-10 ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng. - Kiểm soát giết mổ: Xây dựng các lò giết mổ chim tập trung để kiểm soát nguồn gốc và tình hình dịch bệnh, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ. - Không buôn bán chim và gia cầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư. - Tăng cường dinh dưỡng: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của chim đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. 63 - Tiêu độc khử trùng: Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần bằng các loại thuốc thông dụng như an-đê-hít (aldehyde), phóc môn (formol), phê nôn (phenol), các phức hợp chứa Iodine. Chúng đều có hiệu quả trong diệt trừ mầm bệnh ở ngoài môi trường, áo quần, dụng cụ, phương tiện vận chuyển. - Giám sát chặt sức khoẻ đàn chim, phát hiện nhanh những biểu hiện bất thường như giảm ăn, chết đột ngột đều phải lấy mẫu đi xét nghiệm. - Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi, chim nuôi với động vật và chim hoang dã, ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung gian như thức ăn, nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan... - Khi có kết quả xác định bệnh cúm phải thực hiện tiêu huỷ toàn đàn và các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y. 2. Phòng, trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính 2.1. Xác định nguyên nhân Nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở chim bồ câu là do một virút thuộc nhóm Herpesvirus nên được gọi là Herpesvirus ở bồ câu. 2.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh - Chim bị bệnh có các dấu hiệu đầu tiên như chảy nước mũi, nước mắt, ăn kém; sau đó xuất hiện thở khó, thở nhanh,...hiện tượng này tăng dần và chim gầy dần, giảm tăng trọng rõ rệt. Các trường hợp cấp tính chim sẽ chết sau 10 – 15 ngày và thường thấy ở chim non 1 – 4 tháng tuổi. - Mổ chim bệnh thấy: các mụn loét ở miệng, vòm họng, thanh quản. Các mụn loét này có phủ màng giả là lớp bựa trắng hoặc vàng xám. Các dịch nhày ở mũi và thanh khí quản đã làm cho khó thở. Các mụn loét hoại tử có phủ bựu vàng xám cũng thấy ở gan chim bệnh. Hình 4.8.2. Lớp bựa màu vàng trắng ở miệng Hình 4.8.3. Túi khí bị viêm và có bã đậu màu vàng 64 2.3. Phát hiện bệnh - Bệnh thường thấy ở bồ câu trong điều kiện chăn nuôi nhốt và tập trung. Không khí nóng ẩm hoặc lạnh làm giảm sức đề kháng của chim. - Căn cứ vào các dấu hiệu: thở khó, chảy nước mũi, gầy yếu và suy nhược của chim. 2.4. Phòng, trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính - Phòng bệnh: + Phòng nhiễm bệnh bằng 2 thuốc kháng sinh Tylosin, Tiamulin hoặc dùng Oxytetracylin pha với nước (2g cho 1 lít nước) cho chim uống, mỗi tháng một lần, mỗi lần cho uống 2 ngày liền. + Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường. + Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị, tránh lây nhiễm toàn đàn. + Nuôi dưỡng chim bồ câu với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. - Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có thể sử dụng hai loại kháng sinh sâu đây để điều trị bệnh cho bồ câu bệnh có hiệu quả nhất định. + Tylosin: dùng liều 10mg/kg thể trọng tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 1g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3 – 5 ngày. + Tiamulin: dùng liều 15mg/kg thể trọng tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 2g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3 – 5 ngày. Cần cho chim bệnh uống hoặc trộn thức ăn với các loại vitamin B, C, A, D, E để tăng sức đề kháng cho chim. 3. Phòng, trị bệnh đậu 3.1. Xác định nguyên nhân Bồ câu là loài chim thường thấy mắc bệnh đậu, bệnh này gây ra do virút đậu (thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxvidac). 3.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh Virut phát triển ở biểu bì da, xung quanh các bao lông và niêm mạc miệng tạo ra các nốt sùi đặc trưng cho bệnh đậu. Các nốt đậu đầu tiên đỏ, sau mọng mủ trắng, vỡ ra, chảy dịch vàng, để lại nốt loét trên niêm mạc hoặc trên mặt da, đóng vảy màu nâu. Các mụn đậu cũng lan đến niêm mạc mắt, sưng to, vỡ ra làm nổ mắt chim bệnh. 3.3. Phát hiện bệnh Bệnh thường thấy ở chim non 1 – 6 tháng tuổi. Bệnh đậu cũng là một trong các bệnh virut phổ biến gây nhiều thiệt hại cho bồ câu non. Bệnh đậu phát 65 triển quanh năm. Nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân có khí hậu ấm, ẩm ướt và mùa thu chuyển sang mùa đông. Có thể phát hiện bệnh thông qua việc quan sát các mụn đậu ở mặt, da, mỏ và các niêm mạc đường hô hấp. Hình 4.8.4. Mụn đậu ở mặt, mắt và mỏ Hình 4.8.5. Mụn đậu ở da chân 3.4. Phòng, trị bệnh đậu chim bồ câu - Phòng bệnh: + Phòng bệnh bằng vắcxin, chủng vắcxin đậu nhược độc vào dưới da cho chim hoặc nhỏ vào lông cánh và bôi dung dịch vắcxin vào đó. Vắcxin thường dùng là vắcxin virút đậu nhược độc. + Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường; giữ chuồng luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông. - Trị bệnh: + Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu cho virút đậu. Nhưng có thể sử dụng một số hoá dược bôi lên các mụn đậu để chống nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh để điều trị chim bệnh có hội chứng hô hấp cũng do nhiễm khuẩn. + Thuốc bôi lên các mụn đậu: Bleu-methylen 5/1000 (xanh-mêtylen); Lugol 5/1000 + Hàng ngày bôi lên các mụn đậu ngoài da của chim bệnh. + Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát: Sử dụng một trong hai kháng sinh sau đây tiêm hoặc pha nước cho uống: Tiamulin: Liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt liên tục 3-4 ngày hoặc liều 1g/lít nước cho uống liên tục 3-4 ngày. Oxytetracyclin: Liều 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp liên tục 3-4 ngày. Cần cho chim uống thêm vitamin B1, C, A, D. Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chim bệnh. 66 4. Phòng, trị bệnh giun kết mạc mắt 4.1. Xác định nguyên nhân Tác nhân gây bệnh là giun Oxyspirura mansoni, ký sinh ở kết mạc mắt. 4.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim. Hình 4.8.6. Bồ câu bị giun kết mạc mắt 4.3. Phát hiện bệnh Quan sát đặc điểm: Mắt viêm, sưng và có mủ. 4.4. Phòng, trị bệnh giun kết mạc - Phòng bệnh: + Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị. + Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim. - Điều trị: Dùng dung dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim. 5. Phòng, trị bệnh rối loạn tiêu hóa 5.1. Xác định nguyên nhân Do thức ăn không đảm bảo chất lượng, thiếu nước uống, thức ăn bổ sung không đủ. 5.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh Ăn uống không bình thường; đại tiện ít, khó khăn, có khi phân nát, lỏng, do đó cơ thể chim gầy còm,... 67 5.3. Phát hiện bệnh Quan sát thấy chim ít ăn uống, phân lỏng màu xanh, chim giảm tăng trọng, gầy còm. 5.4. Phòng, trị bệnh rối loạn tiêu hóa Cần kiểm tra thức ăn, nước uống trước khi cho chim ăn. Chế độ ăn uống đảm bảo quy trình nuôi dưỡng và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của chim. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Liệt kê các bệnh thường xẩy ra khi nuôi chim bồ câu thịt. 1.2. Nêu nguyên nhân, biểu hiện, cách nhận biết và cách phòng, trị các bệnh thường xẩy ra ở bồ câu thịt. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập thực hành 4.8.1. Nhận biết một số bệnh thường xẩy ra ở bồ câu thịt 2.2. Bài tập thực hành 4.8.2. Phòng và điều trị một số bệnh thường xẩy ra ở bồ câu thịt C. Ghi nhớ 1. Chim bồ câu cũng giống như gà, chúng rất dễ bị nhiễm bệnh; vì vậy trong quá trình nuôi chim bồ câu thịt, người chăn nuôi cần chú ý để hạn chế bệnh xẩy ra. 2. Cần nhận biết được các bệnh và có cách phòng, điều trị hiệu quả các bệnh ở bồ câu thịt. 68 HƯỚNG DẪN GIÁNG DẠY MÔ DUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm, được giảng dạy trước Mô đun MĐ06. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nuôi chim bồ câu thịt; mô đun nên được tổ chức giảng dạy tại lớp học và cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất, mô hình sản xuất của chim bồ câu thịt. II. Mục tiêu - Kiến thức + Mô tả được một số đặc điểm sinh học của chim bồ câu + Mô tả được các công việc về: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uồng, bị con giống. + Trình bày được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim bồ câu thịt. - Kỹ năng + Xác định được các loại dụng cụ, thiết bị, chuồng trại, thức ăn cho chim bồ câu thịt. + Phân biệt được các giống chim bồ câu thịt. + Thực hiện kỹ thuật nuôi chim bồ câu thịt đúng quy trình. + Xác định được một số bệnh ở chim bồ câu thịt + Thực hiện đúng quy trình vệ sinh, phòng và điều trị bệnh cho chim bồ câu thịt. - Thái độ + Tuân thủ quy trình chăn nuôi, phòng trị bệnh cho chim bồ câu thịt + Đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. + Có thái độ nghiêm túc, tích cực, nhiệt tình trong quá trình thực hiện các công việc tại trang trại. III. Nội dung chính của mô đun 69 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ4-01 Bài 1. Nhận biết đặc điểm sinh học chim bồ câu Tích hợp Lớp học/Cơ sở sản xuất 11 2 8 1 MĐ4-02 Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi Tích hợp Lớp học/Cơ sở sản xuất 10 2 8 MĐ4-03 Bài 3. Chuẩn bị thức ăn cho chim bồ câu thịt Tích hợp Lớp học/Cơ sở sản xuất 11 2 8 1 MĐ4-04 Bài 4. Chuẩn nước uống cho chim bồ câu thịt Tích hợp Lớp học/Cơ sở sản xuất 10 2 8 MĐ4-05 Bài 5. Chuẩn bị con giống chim bồ câu thịt Tích hợp Lớp học/Cơ sở sản xuất 11 2 8 1 MĐ4-06 Bài 6. Nuôi dưỡng chim bồ câu thịt Tích hợp Lớp học/Cơ sở sản xuất 6 2 4 MĐ4-07 Bài 7. Chăm sóc chim bồ câu thịt Tích hợp Lớp học/Cơ sở sản xuất 7 2 4 1 MĐ4-08 Bài 8. Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu thịt Tích hợp Lớp học/Cơ sở sản xuất 10 2 8 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 16 56 8 Ghi chú: * Tổng số thời gian kiểm tra (8 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 4 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. 70 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài tập thực hành 4.1.1. Nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan trong cơ thể chim bồ câu trên mô hình. - Nguồn lực: 05 mô hình cấu tạo cơ thể chim bồ câu, 05 mô hình cơ quan tiêu hóa chim bồ câu, 05 mô hình cơ quan sinh sản chim bồ câu, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan trong cơ thể chim bồ câu trên các mô hình. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Các nhóm trình bày kết quả. - Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan trong cơ thể chim bồ câu trên mô hình. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể chim bồ câu trên mô hình. 4.2. Bài tập thực hành 4.1.2. Nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan trong cơ thể chim bồ câu trên tiêu bản sống. - Nguồn lực: 20 con chim bồ câu sống, 03 bộ đồ giải phẫu gia cầm, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan trong cơ thể chim bồ câu. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. - Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhận biết cấu tạo giải phẫu các cơ quan trong cơ thể chim bồ câu. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể chim bồ câu trên tiêu bản sống. 4.3. Bài tập thực hành 4.2.1.Thực hiện công việc vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi. - Nguồn lực: Cơ sở nuôi chim bồ câu hoặc mô hình chuồng nuôi chim bồ câu, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su), thuốc sát trùng,... - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện công việc vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. 71 Các nhóm thực hiện thao tác thực hành. - Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi đúng qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh cho chuồng nuôi. 4.4. Bài tập thực hành 4.2.2.Thực hiện công việc vệ sinh tiêu độc các dụng cụ chăn nuôi - Nguồn lực: các loại dụng cụ nuôi chim bồ câu (máng ăn, máng uống, máng thức ăn bổ sung, dụng cụ tắm nước, tắm cát,...) mỗi loại 10 chiếc, 35 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện công việc vệ sinh tiêu độc dụng cụ chăn nuôi. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Các nhóm thực hiện thao tác thực hành. - Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng vệ sinh tiêu độc dụng cụ chăn nuôi. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, an toàn đảm bảo vệ sinh. 4.5. Bài tập thực hành 4.3.1.Nhận biết các loại thức ăn cho chim bồ câu thịt - Nguồn lực: 20kg ngô, 20 kg lúa gạo, 20kg đỗ tương, 20kg cám gạo, 5 lít khô dầu đỗ tương 10kg bột cá, 10kg bột thịt – xương, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ khoảng 10 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhận biết các loại thức ăn cho chim bồ câu thịt. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Các nhóm trình bày thao tác và kết quả. - Thời gian hoàn thành: 20 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đánh giá kỹ năng nhận biết và hiểu biết của học viên về các loại thức ăn cho chim bồ câu thịt. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Đánh giá được chất lượng của các loại thức ăn trên. 72 4.6. Bài tập thực hành 4.3.2. Lựa chọn và phối trộn thức ăn nuôi chim bồ câu thịt - Nguồn lực: 20kg ngô, 20 kg lúa gạo, 20kg đỗ tương, 20kg cám gạo, 5 lít khô dầu đỗ tương 10kg bột cá, 10kg bột thịt – xương, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ khoảng 10 nhóm (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành lựa chọn thức ăn nuôi chim bồ câu thịt. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Các nhóm trình bày và trình diễn kết quả. - Thời gian hoàn thành: 20 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng lựa chọn thức ăn nuôi chim bồ câu thịt. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho chim bồ câu thịt. 4.7. Bài tập thực hành 4.4.1.Kiểm tra chất lượng nước uống cho chim bồ câu thịt - Nguồn lực: 30 lít nước giếng khoan, 30 lít nước máy, 30 lít nước ao hồ, 30 lít nước sông ngòi, một số ao hồ ở cơ sở sản xuất, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành kiểm tra chất lượng nước uống cho chim bồ câu. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Các nhóm trình diễn kết quả. - Thời gian hoàn thành: 20 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng kiểm tra chất lượng nước uống cho chim bồ câu. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Đánh giá được chất lượng các loại nước trên. 4.8. Bài tập thực hành 4.4.2.Nhận biết một số nguồn nước uống cho chim bồ câu thịt - Nguồn lực: 30 lít nước giếng khoan, 30 lít nước máy, 30 lít nước ao hồ, 30 lít nước sông ngòi, một số ao hồ ở cơ sở sản xuất, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành kiểm tra chất lượng nước uống cho chim bồ câu. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Các nhóm trình diễn kết quả. 73 - Thời gian hoàn thành: 20 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng lựa chọn nguồn nước uống cho chim bồ câu. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: lựa chọn được nguồn nước đảm bảo vệ sinh cho chim bồ câu. 4.9. Bài tập thực hành 4.5.1.Nhận biết đặc điểm các giống chim bồ câu - Nguồn lực: các giống chim bồ câu, mỗi giống 5 - 10 con và các cơ sở nuôi chim bồ câu, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhận biết đặc điểm các giống chim bồ câu. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Các nhóm trình diễn kết quả. - Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhận biết đặc điểm các giống chim bồ câu. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân biệt được các giống bồ câu về ngoại hình và khả năng sản xuất. 4.10. Bài tập thực hành 4.5.2.Thực hiện chọn chim bồ câu thịt lúc 3 tuần tuổi - Nguồn lực: 20 con chim bồ câu 3 tuần tuổi, các cơ sở nuôi chim bồ câu, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành chọn chim bồ câu thịt. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Các nhóm trình diễn kết quả. - Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chọn chim bồ câu thịt. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: lựa chọn được những chim bồ câu thịt đạt yêu cầu. 4.11. Bài tập thực hành 4.6.1.Xác định các loại thức ăn và trộn khẩu phần ăn cho chim bồ câu thịt - Nguồn lực: 30kg bột ngô nghiền, 50kg cám gạo, 30 kg bột đỗ tương 74 nghiền, 10kg bột cá, 2kg premix khoáng, 2kg premix vitamin, 10 gói vitamin ADE gói 10g, 10 kg bột thịt xương, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành xác định các loại thức ăn và trộn khẩu phần ăn cho chim bồ câu thịt. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc. Các nhóm thực hiện thao tác và trình diễn kết quả. - Thời gian hoàn thành: 40 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giảng viên quan sát việc thực hiện của học viên, đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xác định các loại thức ăn và trộn khẩu phần ăn cho chim bồ câu thịt. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: trộn được khẩu phần ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho chim bồ câu thịt. 4.12. Bài tập thực hành 4.6.2.Thực hiện kỹ thuật vỗ béo chim thịt - Nguồn lực: 30 – 50 kg thức ăn hỗn hợp đã trộn và đã xử lý, 15 – 20 con chim bồ câu từ 3 – 4 tuần tuổi, 32 bộ bảo hộ lao động đủ các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành nhồi vỗ béo cho chim bồ câu thịt. Giảng viên hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_chim_bo_cau_thit.pdf
Tài liệu liên quan