Giáo trình Nhân giống nấm

Giáo trình “Nhân giống nấm” giới thiệu khái quát về nhà xưởng, trang

thiết bị phục vụ cho nhân giống nấm, phương pháp nhân giống nấm cấp I, giống

nấm cấp II và giống nấm cấp III trên một số nguyên liệu phổ biến; nội dung

được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 giờ

pdf64 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nhân giống nấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp vào đèn khi đang bật. - Sau khi tắt đèn khoảng 15 – 20 phút mới được vào phòng. 2.4.2. Cấy chuyền giống từ giống cấp II sang môi trường cấp III Phương pháp cấy giống này được áp dụng chung cho cả hai loại giá thể môi trường dạng hạt hoặc dạng que - Bước1: Mang bảo hộ: áo bluse, khẩu trang ngồi vào vị trí cấy và dùng bông thấm cồn lau từ khuỷu tay đến các ngón tay, kẽ tay. Hình 4.38. Khử trùng tay bằng bông thấm cồn - Bước 2: Dùng bông thấm cồn lau chai giống cấp II và các túi môi trường cấp III trước khi đưa vào tủ cấy. Hình 4.39. Lau các chai giống bằng cồn - Bước 3: Đốt lửa để đèn cồn cháy tự do trong tủ thời gian 2 – 3 phút, ngọn lửa đèn cồn nên cao từ 3 - 4cm. Hình 4.40. Đốt lửa đèn trong tủ 50 - Bước 4: Khử trùng dụng cụ cấy bằng cách nhúng cồn và đốt trực tiếp trên ngọn lửa đèn cồn thao tác tiến hành 2 - 3lần và để nguội. Hình 4.41. Đốt que cấy trên ngọn lửa - Bước 5: Mở nút bông chai giống cấp II bằng kẽ tay và khử trùng miệng chai trên ngọn lửa đèn cồn, dùng que cấy tơi rời các hạt giống tránh làm nát giống. Hình 4.42. Tơi giống nấm bằng que - Bước 6: Mở nút bông túi môi trường cấp III bằng kẽ tay và khử trùng miệng túi trên ngọn lửa đèn cồn. Hình 4.43. Mở nút bông túi môi trường - Bước 7: Chuyển khoảng 15 – 16g giống từ chai giống cấp II sang túi môi trường cấp III bằng que cấy. Hình 4.44. Chuyển giống nấm bằng que cấy - Bước 8: Khử trùng nút bông túi giống cấp III và đậy lại giống ban đầu Hình 4.45. Đậy nút bông sau khi có giống 51 - Bước 9: Bao gói nút bông bằng giấy báo và ghi lại ngày giờ cấy, loại giống cấy trên túi giống cấp III. Hình 4.46. Ghi chú trên túi giống - Bước 9: Chuyển các túi giống nấm cấp III vào phòng nuôi sợi và đặt trên các giàn kệ sạch sẽ. Hình 4.47. Xếp các túi giống lên kệ nuôi sợi 2.4.3. Vệ sinh phòng cấy, thiết bị, dụng cụ sau khi cấy - Vệ sinh dụng cụ: sau khi sử dụng xong chuyển ra ngoài vệ sinh bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch, sấy khô, bao gói và đem đi khử trùng, để chuẩn bị cho lần sau. - Vệ sinh tủ cấy: dùng bông thấm cồn vệ sinh cả bên trong và bên ngoài tủ, sau đó dùng màn phủ kín tủ lại để hạn chế bụi bẩn. - Vệ sinh phòng cấy: + Dọn quét sạch sẽ các rác thải ra trong quá trình cấy giống + Lau phòng cấy bằng nước sạch hoặc có thể dùng formol để khử trùng. 2.5. Nuôi sợi giống nấm cấp III 2.5.1. Điều kiện môi trường phòng nuôi sợi - Yêu cầu phòng nuôi sợi giống nấm cấp III: + Phòng sạch sẽ không có bụi bẩn, rác thải, không bị ẩm mốc + Phòng không cần ánh sáng tự nhiên, khô thoáng + Phòng có đầy đủ hệ thống điện + Có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ khi cần - Điều chỉnh nhiệt độ phòng nuôi sợi bằng hệ thống máy điều hòa sao cho phù hợp với từng loại giống nấm và thời gian phát triển hệ sợi giống các loại giống nấm sẽ khác nhau (bảng 4.1) Hình 4.48. Các túi giống đang được nuôi sợi 52 Bảng 4.1. Nhiệt độ và thời gian nuôi sợi của một số giống nấm Giống nấm Nhiệt độ nuôi sợi ( 0 C) Thời gian nuôi (ngày) Giống nấm rơm 28 - 32 12 – 14 Giống nấm sò 24 - 26 13 - 15 Giống nấm mộc nhĩ 26 - 30 13 - 15 Giống nấm trà tân 24 - 26 15 – 20 Giống nấm mỡ 22 - 24 30 – 35 Giống nấm hương 22 - 24 10 – 12 Giống nấm linh chi 24 - 27 12 - 15 Giống cấp II sau khi cấy khoảng 2 ngày bắt đầu có hiện tượng bung sợi bám vào cơ chất và phát triển dần cho đến khi kín đáy túi là kết thúc giai đoạn nuôi sợi. Hình 4.49. Các túi giống sợi ăn kín đáy 2.5.2. Phát hiện, phòng ngừa và xử lý giống cấp III bị nhiễm bệnh Trong thời gian nuôi sợi cấp III, phải thường xuyên kiểm tra các túi giống không đạt yêu cầu. Nếu phát hiện có túi giống bị nhiễm vi sinh vật cần loại bỏ khỏi phòng nuôi kịp thời để tránh lây nhiễm. a. Một số hiện tượng bệnh trong quá trình nuôi sợi * Hiện tượng sợi giống không phát triển - Biểu hiện: Sau khi cấy giống từ 2-3 ngày, hạt giống không bung sợi và phát triển lan vào khối môi trường cấp III. - Nguyên nhân: + Môi trường nuôi không phù hợp. + Giống cấp II đã bị thái hóa. + Điều kiện nuôi sợi không phù hợp. Hình 4.50. Sợi nấm không phát triển trong môi trường 53 - Cách phòng ngừa: + Kiểm tra môi trường trước khi đóng túi. + Kiểm tra giống cấp II trước khi cấy. + Điều chỉnh điều kiện phòng nuôi sợi hợp lý. * Hiện tượng trong túi giống rỉ nhựa hoặc chảy nước đục - Biểu hiện: Sau 4 – 10 ngày nuôi sợi, túi giống cấp III có hiện tượng hạt thóc chảy nước đục hoặc rỉ nhựa. - Nguyên nhân: + Luộc thóc chưa đạt yêu cầu, phần giữa lõi chưa chín đều. + Hấp tiệt trùng không đạt nhiệt độ hoặc chưa đủ thời gian. - Cách phòng ngừa: + Luộc thóc phải chín đều. + Tiệt trùng môi trường phải đúng theo quy định. * Hiện tượng túi giống bị nhiễm vi sinh - Biểu hiện: Trong túi giống có các chấm đen, xanh, vàng hoa cau hoặc sợi bị rối. - Nguyên nhân: + Hấp tiệt trùng môi trường chưa đạt yêu cầu. + Điều kiện nuôi sợi quá nóng. + Thao tác cấy giống không đúng yêu cầu. + Môi trường cấy giống, môi trường nuôi sợi bị nhiễm vi sinh vật. Hình 4.51. Các túi giống bị nhiễm mốc - Cách phòng ngừa: + Tiệt trùng môi trường phải đúng theo quy định về nhiệt độ, thời gian. + Chế độ nuôi sợi phù hợp với từng loại giống nấm. + Quá trình cấy giống phải thực hiện trong điều kiện vô trùng. + Định kỳ khử trùng phòng cấy giống, phòng nuôi sợi. * Hiện tượng giống quá già - Biểu hiện: Bên ngoài khối giống kết một lớp màng dày chuyển dần từ màu trắng sang màu vàng - Nguyên nhân: Do lưu giữ giống trong thời gian quá lâu - Cách xử lý: Chúng ta có thể tận dụng bằng cách lấy phần giống ở lõi để cấy sản xuất. Hình 4.52. Túi giống bị già 54 b. Cách xử lý Khi các túi giống cấp III đã bị các hiện tượng trên cần phải loại khỏi phòng nuôi kịp thời và hủy toàn bộ những túi giống đó theo trình tự như sau: - Chuyển toàn bộ túi giống bị nhiễm vào nồi khử trùng; - Tiệt trùng trong thời gian 30 phút để tiêu diệt vi sinh vật bị nhiễm; - Thu gom cho vào sọt rác. 2.6. Bảo quản giống nấm cấp III Khi giống nấm ăn kín túi, những túi giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn được sử dụng cho nuôi trồng hoặc đưa vào bảo quản - Bảo quản giống nấm là kìm hãm quá trình sinh trưởng hệ sợi nấm nhằm kéo dài thời gian sử dụng giống nấm. - Phương pháp bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ thấp - Thiết bị bảo quản: tủ mát hoặc tủ lạnh - Mối quan hệ giữa nhiệt độ bảo quản và thời gian bảo quản các loại giống nấm được thể hiện theo bảng sau: Bảng 4.2. Nhiệt độ và thời gian bảo quản một số loại giống nấm cấp III Giống nấm Nhiệt độ bảo quản (0C) Thời gian bảo quản (ngày) Giống nấm sò 22 - 25 17-20 4-8 7 10-15 30-45 Giống nấm rơm 25 – 27 17-20 5 15 Giống mộc nhĩ/que sắn 22 – 25 15-20 15 30 Giống mộc nhĩ/mùn cưa 22 – 25 15-20 7-10 15-20 3. Vận chuyển giống nấm cấp III Trong quá trình vận chuyển giống nấm, đặc biệt là giống nấm trong các túi nilon cần phải lưu ý một số vấn đề sau: - Cẩn thận, tránh va đập mạnh làm dập nát hay làm vỡ chai giống. - Không nên chèn ép các túi hoặc chai giống nấm. - Các túi giống nấm hoặc chai nấm phải được đặt thẳng đứng, trong các thùng giấy hoặc thùng xốp, có độ thông thoáng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. - Thời gian vận chuyển giống nấm không nên quá lâu. - Sau khi vận chuyển đến nơi phải lấy giống ra khỏi thùng để nơi mát mẻ, khô thoáng, sau thời gian 1- 2 ngày mới tiến hành đưa vào sản xuất. 55 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Pha chế môi trường nhân giống nấm cấp III trên cơ chất hạt thóc và que sắn. Bài tập 2: Thực hành cấy chuyền giống cấp II sang môi trường cấp III. Bài tập 3: Nhận biết một số bệnh nhiễm trên các ống giống cấp III, phân tích C. C. Ghi nhớ Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Công thức và cách tiến hành pha chế môi trường nhân giống nấm cấp III trên cơ chất hạt thóc và que sắn. - Cấy chuyền và nuôi sợi giống nấm cấp III. - Bệnh thường gặp ở giống cấp III và biện pháp phòng trừ. 56 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Nhân giống nấm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Trồng và nhân giống nấm”; được giảng dạy trước các mô đun khác của nghề. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Nhân giống nấm là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nhân giống nấm; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết. II. Mục tiêu Học xong mô đun này người học có khả năng: - Thực hiện bố trí nhà nhân giống hợp lý; lựa chọn, sử dụng, khử trùng, vệ sinh các thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu nhân giống nấm đúng yêu cầu kỹ thuật; - Mô tả được các bước công việc nhân giống nấm cấp I, cấp II, cấp III theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện thao tác pha các dung dịch hóa chất, chuẩn bị môi trường nhân giống, cấy chuyền, nuôi sợi giống nấm cấp I, cấp II, cấp III theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, trung thực. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ01-01 Chuẩn bị nhà xưởng, dụng cụ, hoá chất dùng để nhân giống nấm Tích hợp Xưởng thực hành 10 3 6 1 MĐ01-02 Nhân giống nấm cấp I Tích hợp Xưởng thực hành 20 3 16 1 MĐ01-03 Nhân giống nấm cấp II Tích hợp Xưởng thực hành 20 3 16 1 MĐ01-04 Nhân giống nấm cấp III Tích hợp Xưởng thực hành 26 3 20 3 Kiểm tra hết mô đun 4 0 0 4 Cộng 80 12 58 10 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành 57 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1. Chuẩn bị nhà xƣởng, dụng cụ, hoá chất dùng để nhân giống nấm Bài tập 1 - Nguồn lực: các loại thiết bị, dụng cụ dùng trong phòng nhân giống nấm. - Cách thức tổ chức: học viên quan sát thiết bị, dụng cụ có trong phòng nhân giống nấm. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: học viên điền đúng tên thiết bị, mục đích sử dụng của thiết bị đó trong quá trình tiến hành công việc nhân giống nấm. Bài tập 2 - Nguồn lực: phòng cấy giống, phòng nuôi sợi, formol và bột lưu huỳnh, dụng cụ (đĩa sứ, đồng hồ, xẻng, cào sắt, dao rựa, chổi quét), bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, ủng, găng tay su). - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ khử trùng 1 phòng cấy giống hoặc phòng nuôi sợi. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng khử trùng phòng cấy giống, phòng nuôi sợi. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Chọn chính xác loại hóa chất khử trùng; Thực hiện thứ tự các bước khử trùng đúng theo quy trình; An toàn đối với con người và môi trường làm việc; Phòng bảo đảm đạt yêu cầu cho sử dụng nhân giống sau khi khử trùng . Bài tâp 3 - Nguồn lực: nồi áp suất hoặc nồi autoclave. - Cách thức: mỗi học viên thực hiện vận hành một loại nồi khử trùng. - Thời gian hoàn thành: 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng vận hành nồi khử trùng. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Giải thích được chú thích, ký hiệu trên máy; + Thực hiện vận hành nồi khử trùng đúng theo quy trình; + Nồi khử trùng hoạt động bình thường; + An toàn đối với người sử dụng và thiết bị. 4.2. Bài 2. Nhân giống nấm cấp I Bài tập 1 58 - Nguồn lực: phòng pha chế môi trường, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, hóa chất. - Cách thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), pha chế 0,5 lít môi trường/1 nhóm - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: quan sát học viên thực hành, cho điểm theo phiếu đánh giá kỹ năng pha chế môi trường cấp I. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Cân chính xác các nguyên liệu, hóa chất. + Thực hiện các bước pha chế đúng quy trình. + Mỗi nhóm hoàn thành được 30 – 35 ống thạch nghiêng từ 0,5 lít môi trường. + Các ống thạch nghiêng đạt tiêu chuẩn: không bị vỡ, mất nút bông, môi trường không bị giảm, môi trường không bị dính ở nút bông, môi trường không bị nhiễm Bài tập 2 - Nguồn lực: tủ cấy giống, dụng cụ, ống môi trường cấp I, ống giống gốc. - Cách thức tổ chức: mỗi học viên trực tiếp thực hiện cấy chuyền. Số lượng 3 – 5 ống/1 học viên. - Thời gian hoàn thành: 8 - 10 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: quan sát học viên thực hành, cho điểm theo phiếu đánh giá kỹ năng cấy chuyền. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Khử trùng tủ cấy, dụng cụ cấy đúng quy trình; + Thực hiện các bước chuyển giống nhanh gọn, đảm bảo vô trùng. + Ống giống cấp I sau khi cấy phải đạt tiêu chuẩn sau: vị trí đặt giống gốc chính giữa bề mặt thạch, kích thước khối giống gốc: 5mm2, có đầy đủ: nút bông, giấy bao nút bông, ký hiệu giống và ngày cấy giống. + Các ống giống sau khi nuôi sợi không nhiễm hoặc có tỉ lệ nhiễm thấp nhất. Bài tập 3 - Nguồn lực: mẫu ống giống bị nhiễm bệnh. - Cách thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một số ống giống cấp I bị bệnh. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện bệnh nhiễm, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Xác định đúng loại bệnh gây nhiễm. + Phân tích đúng các nguyên nhân gây bệnh trên. + Đề xuất biện pháp khắc phục hợp lý từng loại bệnh. 59 4.3. Bài 3. Nhân giống nấm cấp II Bài tập 1 - Nguồn lực: Nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ để làm môi trường nhân giống nấm cấp II. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm tự làm môi trường nhân giống nấm cấp II từ 5kg thóc khô. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ/1 nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng làm môi trường nhân giống nấm cấp II. - Kết quả cần đạt được: + Thực hiện các bước làm môi trường đúng quy trình, đúng công thức; + Sản phẩm đạt được: mỗi nhóm có từ 26 – 28 chai môi trường cấp II; + Các chai môi trường đạt tiêu chuẩn: trọng lượng thóc trong mỗi chai: 300g, chai không bị vỡ, mất nút bông, môi trường không quá khô hay quá ướt (70 – 75%), môi trường vô trùng Bài tập 2 - Nguồn lực: Chai môi trường cấp II, giống nấm cấp I, thiết bị, dụng cụ để cấy chuyền giống nấm cấp I sang môi trường cấp II. - Cách thức: mỗi học viên trực tiếp thực hiện công việc cấy chuyền, thực hiện cấy 2 – 3 chai môi trường/1 học viên - Thời gian hoàn thành: 8 - 10 phút/1 học viên - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá cấy chuyền giống cấp I sang môi trường cấp II. - Kết quả cần đạt được: + Khử trùng tủ cấy, dụng cụ cấy đúng quy trình; + Thực hiện các bước chuyển giống nhanh gọn, đảm bảo vô trùng; + Chai giống cấp II sau khi cấy phải đạt tiêu chuẩn sau: lượng giống cấy vào từ: 1/2 - 1/3 giống trong ống cấp I, có đầy đủ: nút bông, giấy bao nút bông, ký hiệu giống và ngày cấy giống; + Các ống giống sau khi nuôi sợi không nhiễm. Bài tập 3 - Nguồn lực: mẫu chai giống bị nhiễm bệnh. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một chai giống cấp II bị bệnh. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện bệnh nhiễm, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. - Kết quả cần đạt được: + Xác định đúng loại bệnh gây nhiễm; + Phân tích các nguyên nhân gây bệnh trên; 60 + Đề xuất biện pháp khắc phục hợp lý từng loại bệnh. 4.4. Bài 4. Nhân giống nấm cấp III Bài tập 1 - Nguồn lực: Nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ để làm môi trường nhân giống nấm cấp III. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm tự pha chế môi trường nhân giống nấm cấp II từ 5kg thóc khô hoặc 3kg que sắn. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ/1 nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng làm môi trường nhân giống nấm cấp III. - Kết quả cần đạt được: + Thực hiện các bước làm môi trường đúng công thức và quy trình. + Sản phẩm đạt được: mỗi nhóm có từ 16 – 18 túi môi trường (nếu thực hiện trên cơ chất hạt thóc) hoặc từ 12 – 15 túi môi trường (nếu thực hiện trên cơ chất que sắn) + Các túi môi trường cấp III hạt thóc phải đạt tiêu chuẩn sau: trọng lượng thóc trong mỗi túi: 500g, túi không bị thủng, mất nút bông, môi trường không quá khô hay quá ướt (70 – 75%), môi trường vô trùng + Các túi môi trường cấp III trên que sắn phải đạt tiêu chuẩn: mỗi túi chứa từ 75 – 80 que, túi không bị thủng, mất nút bông, môi trường vô trùng Bài tập 2 - Nguồn lực: Túi môi trường cấp III, giống nấm cấp II, thiết bị, dụng cụ để cấy chuyền giống nấm cấp II sang môi trường cấp III. - Cách thức: mỗi học viên trực tiếp thực hiện công việc cấy chuyền, thực hiện cấy 2 – 3 túi môi trường/1 học viên - Thời gian hoàn thành: 8 - 10 phút/1 học viên - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá cấy chuyền giống cấp II sang môi trường cấp III. - Kết quả cần đạt được: + Khử trùng tủ cấy, dụng cụ cấy đúng quy trình. + Thực hiện các bước chuyển giống nhanh gọn, đảm bảo vô trùng. + Túi giống cấp III sau khi cấy phải đạt tiêu chuẩn sau: lượng giống cấp II khoảng 15 – 16gam/1 túi, không bị thủng, có đầy đủ: nút bông, giấy bao nút bông, ký hiệu giống và ngày cấy giống. + Các túi giống sau khi nuôi sợi không bị nhiễm. Bài tập 3 - Nguồn lực: mẫu túi giống bị nhiễm bệnh. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một túi giống cấp III bị bệnh. 61 - Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện bệnh nhiễm, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. - Kết quả cần đạt được: + Xác định đúng loại bệnh gây nhiễm. + Phân tích các nguyên nhân gây bệnh trên. + Đề xuất biện pháp khắc phục hợp lý từng loại bệnh. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tên thiết bị, dụng cụ dùng trong phòng nhân giống nấm được xác định. Đối chiếu với đáp án của bảng hỏi. Độ vô trùng phòng cấy giống và nuôi sợi giống nấm. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng khử trùng phòng cấy giống, phòng nuôi sợi giống nấm. Cách vận hành nồi áp suất, nồi autoclave. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng vận hành nồi khử trùng. 5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Môi trường nhân giống nấm cấp I được pha chế đúng yêu cầu kỹ thuật. Quan sát thao tác của học viên, kiểm tra các ống môi trường, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng pha chế môi trường nhân giống cấp I. Cấy chuyền giống gốc sang môi trường cấp I. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá cấy chuyền giống gốc sang môi trường cấp I. Giống nấm cấp I đạt tiêu chuẩn. Quan sát, đối chiếu với tiêu chuẩn giống nấm cấp I. Bệnh nhiễm giống nấm cấp I được nhận diện đúng. Phát vấn, đối chiếu với thực tế các mẫu ống bị nhiễm bệnh. 5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Môi trường nhân giống nấm cấp II được làm đúng tiêu chuẩn. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ 62 năng làm môi trường nhân giống nấm cấp II. Cấy chuyền giống cấp I sang môi trường cấp II. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá cấy chuyền giống cấp I sang môi trường cấp II. Giống nấm cấp II đạt chất lượng. Quan sát, đối chiếu với tiêu chuẩn giống nấm cấp II. Bệnh nhiễm giống nấm cấp II được phát hiện đúng. Phát vấn, đối chiếu với thực tế các mẫu ống bị nhiễm bệnh. 5.4. Bài 4 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Môi trường nhân giống nấm cấp III được làm đúng tiêu chuẩn. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng làm môi trường nhân giống nấm cấp III. Cấy chuyền giống cấp II sang môi trường cấp III. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá cấy chuyền giống cấp II sang môi trường cấp III. Giống nấm cấp III đạt chất lượng. Quan sát, đối chiếu với tiêu chuẩn giống nấm cấp III. Bệnh nhiễm giống nấm cấp III được phát hiện đúng. Phát vấn, đối chiếu với thực tế các mẫu ống bị nhiễm bệnh. 63 VI. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Duy Thắng (2001), Kỹ thuật trồng nấm - tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. [2]. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng nấm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Nguyễn Lân Dũng (2005), Công nghệ nuôi trồng nấm - tập1,2, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [4]. Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2005), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. [5]. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh (2000), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. [6]. Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hoá và giáo dục cộng đồng (2002), Hướng dẫn nuôi trồng nấm ăn trong gia đình, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc Hà Nội. 64 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Bà Huỳnh Thị Kim Cúc - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm 3. Thƣ ký: Ông Trần Thức - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm 4. Các ủy viên: - Bà Trần Thị Lệ Hằng, Giảng viên Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm - Bà Nguyễn Thị Nguyên, Giảng viên Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm - Bà Vũ Thị Mùi, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nấm An Hải Đông, TP Đà Nẵng./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Quang Minh - Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Tống Thị Kim Anh - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ - Bà Hoàng Thị Loan - Chủ trang trại xã Dĩnh Kế, huyện Lạng Giang, Bắc Giang./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_nhan_giong_nam.pdf
Tài liệu liên quan