CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC
Mã chương: NLTK01
Giới thiệu:
Trang bị cho người học những kiến thức chung về sự ra đời và phát triển của thống kê học, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của thống kê và một số khái niệm thường dùng trong thống kê học.
Mục tiêu:
- Trình bày được sự ra đời, phát triển và nhiệm vụ của thống kê học;
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của thống kê học;
- Định nghĩa được mộ¬t số khái niệm thường dùng trong thống kê học;
- Hệ thống hoá được một số vấn đề chung về thống kê học;
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tính cẩn thận, chính xác.
Nội dung chính:
1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học
Trong cơ chế kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh, nhà quản lý, nhà kinh tế có nhiều cơ hội thuận lợi cho nhiều công việc nhưng cũng có không ít thử thách. Vấn đề này đòi hỏi các chuyên gia đó phải nâng cao trình độ về thống kê. Đây là một trong những điều kiện tất yếu của kiến thức để cạnh tranh trên thương trường, là yếu tố cần thiết của vấn đề nghiên cứu xu hướng và dự báo về mức cung cầu từ đó đưa ra các quyết định tối ưu trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá dịch vụ.
Thuật ngữ “ Thống kê “ được sử dụng và hiểu theo nghĩa:
- Thứ nhất: Thống kê được hiểu là một hoạt động thực tiễn về thu thập tích luỹ xử lý và phân tích các dữ liệu số. Những số liệu đặc trưng về dân số, văn hoá, giáo dục và các hiện tượng khác trong đời sống xã hội.
- Thứ hai: Thống kê có thể hiểu là một môn khoa học chuyên biệt hay là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng trong đời sống xã hội nhờ vào mặt lượng của chúng. Như một công cụ lý thuyết thống kê là các phương pháp quan trọng của việc lập kế hoạch và dự báo của các nhà kinh doanh, nhà quản trị, và các chuyên gia kinh tế.
Giữa khoa học thống kê và thực tiễn có mối tương quan và liên hệ mật thiết khoa học thống kê sử dụng các số liệu thực tế từ các cuộc điều tra thống kê tổng hợp chúng lại để phân tích, nhận định về hiện tượng nghiên cứu. Ngược lại, trong những hoạt động thực tiễn, lý thuyết khoa học thống kê được áp dụng để giải quyết cho từng vấn đề quản lý cụ thể.
Thống kê có lịch sử phát triển qua nhiều thế kỷ. Sự xuất hiện và phát triển của nó là do nhu cầu thực tiễn xã hội; khi cần để tính toán dân số gia súc đất đai canh tác số tài sản, những hoạt động này xuất hiện rất sớm ở trung Quốc từ thế kỷ 23 trước công nguyên. Vào thời la mã cổ đại cũng diễn ra sự ghi chép tính toán những người dân tự do số nô lệ và của cải.cùng với sự phát triển của xã hội hàng hoá .
76 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình quân trong thống kê
3.1. Khái niệm số bình quân
Một tổng thể thống kê thường bao gồm nhiều đơn vị. Các đơn vị này có bản chất giống nhau nhưng biểu hiện về lượng theo từng tiêu thức ở các đơn vị tổng thể thường khác nhau.
Ví dụ: Tổng dân số Việt Nam có cùng quốc tịch là Việt Nam nhưng độ tuổi của từng người dân khác nhau. Muốn biết độ tuổi trung bình của tổng thể dân số ở một thời gian nào đó ta dùng số bình quân cộng. Do đó, khi muốn biểu hiện đặc tính chung của tổng thể theo tiêu thức số lượng nào đó, ta dùng số bình quân cộng.
Số bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó trong một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
3.2. Ý nghĩa số bình quân
- Số bình quân được áp dụng trong mọi công tác nghiên cứu nhằm nêu lên đặc điểm chung của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Số bình quân được sử dụng để so sánh các hiện tượng không cùng qui mô.
- Số bình quân còn được dùng để nghiên cứu các quá trình biến động qua thời gian để từ đó thấy được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.
3.3. Đặc điểm số bình quân
- Số bình quân có tính tổng hợp và tính khái quát cao, chỉ dùng 1 trị số để nêu lên mức dộ chung nhất, phổ biến nhất, có tính chất đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu.
- Số bình quân không đề cập đến sự chênh lệch thực tế giữa các đơn vị tổng thể, các nét riêng biệt có tính chất ngẫu nhiên của từng đơn vị cá biệt bị loại trừ.
- Số bình quân đã thực hiện san bằng chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu.
3.4. Các loại số bình quân
3.4.1. Số bình quân cộng
Tổng lượng biến của tiêu thức
Số bình quân cộng =
Tổng số đơn vị tổng thể
a. Số bình quân cộng giản đơn
hay
trong đó
Số bình quân
Các lượng biến
n: Tổng số đơn vị tổng thể (tổng các tần số)
b. Số bình quân cộng gia quyền
Công thức: hay
Trong đó : Các lượng biến
: Các quyền số (tần số)
: Số bình quân
Ví dụ: Giá thành của một số sản phẩm được thể hiện trong bảng sau:
Giá thành (1000 đồng)
Số sản phẩm (sản phẩm)
Tổng lượng biến
500
5
2.500
650
8
5.200
800
20
16.000
950
10
9.500
1000
7
7.000
Cộng
50
40.200
Công thức tính
x=40.20050=804 (ngàn đồng/sản phẩm)
Một số chú ý khi tính toán:
* Trường hợp lượng biến có khoảng cách tổ (khoảng cách tổ khép kín và khoảng cách tổ mở) ta cần tính trị số giữa () của từng tổ.
Công thức tính số bình quân chung:
Ví dụ: Giả sử có tài liệu thống kê của công ty Sao Mai như sau
Bảng tổng hợp thu nhập lao động của công ty Sao Mai tháng 4/09 như sau
Giá thành sản phẩm (Trđ/sản phẩm)
1 – 1,5
1,5 – 2
2 – 2,5
2,5 - 3
3 - 4
4 - 5
Tổng
Số sản phẩm (sản phẩm)
10
20
30
50
20
10
140
Để tính được số bình quân, áp dụng các công thức trên, ta có
Giá thành sản phẩm (Trđ/sản phẩm)
Trị số giữa của từng tổ x’
Số sản phẩm (sản phẩm)
xi x fi
1 – 1,5
1,25
10
12,5
1,5 - 2
1,75
20
35,0
2 – 2,5
2,25
30
67,5
2,5 - 3
2,75
50
137,5
3 - 4
3,5
20
70,0
4 - 5
4,5
10
45,0
Tổng
140
367,5
Giá thành bình quân là trđ/sản phẩm
* Nếu ta gặp dãy số phân tổ có khoảng cách tổ mà ở tổ thứ nhất không có giới hạn dưới và tổ cuối cùng không có giới hạn trên thì trị số giữa của tổ thứ nhất sẽ là trị số trên của tổ đó trừ đi khoảng cách của tổ thứ hai chia 2, trị số giữa của tổ cuối cùng sẽ là trị số dưới của tổ đó cộng khoảng cách tổ n-1 chia 2.
Ví dụ: Có số liệu tính mức năng suất lao động bình quân như sau:
Phần dữ liệu tính toán
Phần tính toán các yếu tố
Mức năng suất lao động (mét)
Số công nhân (fi)
(người)
Trị số giữa của tổ
(x’i)
Gia quyền
(Khối lượng vải)
(m) x’i.fi
Dưới 500
10
450
4.500
Từ 500 đến 600
30
550
16.500
Từ 600 đến 850
40
725
29.000
Từ 850 đến 1100
15
975
14.625
Từ 1100 trở lên
5
1225
6.125
Cộng
100
-
70.750
3.4.3. Số bình quân nhân
Số bình quân nhân là số bình quân của lượng biến có quan hệ tích số.
a. Số bình quân nhân giản đơn
Trong đó:
là số bình quân
xi(i=1...m): Các lượng biến
Ký hiệu tích
Ví dụ: Có tài liệu thống kê về doanh thu của công ty X qua các năm như sau:
Chỉ tiêu/năm
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Doanh thu (tỷ đồng) (xi)
100
110
118
128
139
150
Yêu cầu: Tính tốc độ phát triển bình quân/năm thời kỳ 2011 – 2016 của công ty?
Bài giải
- Áp dụng công thức tính Số bình quân nhân giản đơn
xi – Là tốc độ phát triển năm thứ i so với năm thứ i – 1, ta lập bảng tính xi
Chỉ tiêu/năm
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Doanh thu (tỷ đồng) (xi)
100
110
118
128
139
150
Tốc độ phát triển năm thứ i so với năm thứ i – 1(lần)
1,1
1,0727
1,0847
1,0859
1,0791
=
Tra máy tính cá nhân
= 1,08447 hay 108,447%/năm
Vậy tốc độ phát triển bình quân/năm thời kỳ 2011 – 2106 của công ty X là
108,447%/năm
b. Số bình quân nhân gia quyền: Khi các lượng biến (xi) có các tần số (fi) khác nhau
Trong đó: fi: Là quyền số
Ví dụ: Có tài liệu thống kê về tốc độ phát triển so với năm trước về doanh thu của công ty X qua các năm (2010 – 2017) – 8 năm như sau: Có 3 năm tốc độ phát triển so với năm trước là 108%, 2 năm là 110%, 2 năm là 111%
Yêu cầu: Tính tốc độ phát triển bình quân/năm thời kỳ 2010 – 2017 của công ty X
=
=
Tra máy tính cá nhân
= 1,0942 hay 109,42%/năm
3.5. Điều kiện vận dụng số bình quân
- Số bình quân chỉ được tính ra từ tổng thể đồng chất mới có ý nghĩa và đảm bảo độ chính xác.
- Trong phân tích thống kê phải dùng số bình quân tổ, bổ sung cho số bình quân chung của tổng thể. Số bình quân tổ là số bình quân tính riêng cho từng tổ, từng bộ phận cấu thành tổng thể, nó giúp đi sâu nghiên cứu đặc điểm riêng của từng tổ hay từng bộ phận, giải thích được nguyên nhân phát triển chung của hiện tượng.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4
Bài 1: Có tài liệu thống kê của 1 doanh nghiệp trong 2 năm như sau:
‘ Năm
Chỉ tiêu
2016
2017
Số lao động có ngày 32/12 (người)
100
110
Doanh thu thực tế của năm (tỷ đồng)
60
70
Doanh thu kế hoạch của năm (tỷ đồng)
55
68
Hãy tính các loại số tương đối có thể tính được từ các thông tin trên.
Bài 2: Có tài liệu thống kê của một công ty gồm 3 doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp
Số công nhân (người)
Năng suất lao động (tấn/người)
Giá thành đơn vị (triệu đồng/tấn)
X
70
40
3
Y
80
50
4
Z
50
60
5
Tính các chỉ tiêu bình quân chung của toàn công ty về:
1. Năng suất lao động bình quân của một công nhân.
2. Giá thành bình quân 1 tấn sản phẩm.
Bài 3: Có tài liệu thống kê về giá thành và sản lượng của 1 doanh nghiệp như sau:
Phân xưởng
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
Giá thành (1.000 đồng)
Sản lượng (kg)
Giá thành (1.000 đồng)
Sản lượng (kg)
Số 1
200
500
180
600
Số 2
220
800
200
700
Số 3
180
700
160
500
Tính giá thành bình quân 1 đơn vị sản phẩm của toàn doanh nghiệp ở kỳ gốc, kỳ báo cáo.
Bài 4
Có tài liệu thống kê của 1 doanh nghiệp như sau:
Phân xưởng
Kỳ gốc
Kỳ báo cáo
NSLĐ (Trđ/người)
Số lao động (Người)
NSLĐ (Trđ/người)
Giá trị sản xuất (triệu đồng)
Số 1
200
500
220
112.200
Số 2
220
800
250
212.500
Số 3
180
700
200
150.000
Tính năng suất lao động bình quân của toàn doanh nghiệp ở kỳ gốc, kỳ báo cáo.
Bài 5
Có tài liệu thống kê của 1 doanh nghiệp như sau:
Phân xưởng
Giá trị sản xuất (trđ)
NSLĐ (trđ/lao động)
A
450
15
B
600
20
C
700
25
Tính năng suất lao động bình quân của toàn doanh nghiệp?
Bài 6:
Có tài liệu thống kê của 1 doanh nghiệp như sau:
NSLĐ (Trđ/người)
50-60
60-70
70-80
80 -90
90-100
Số lao động (Người)
25
40
60
45
30
Tính năng suất lao động bình quân của toàn doanh nghiệp.
Bài 7:
Có tài liệu thống kê của 1 doanh nghiệp như sau:
Mức lương
(nghìn đồng/người)
<550
550 - 650
650 - 750
750 - 950
>950
Số lao động (Người)
25
40
60
45
30
Tính mức lương bình quân của toàn doanh nghiệp.
Bài 8:
Có tài liệu về tốc độ phát triển của chỉ tiêu doanh thu ở 1 công ty qua các năm như sau:
Tốc độ phát triển (%)
110
112
115
Số năm
3
4
3
Hãy tính Tốc độ phát triển bình quân năm của công ty.
Bài 9: Có tài liệu thống kê của 1 doanh nghiệp như sau:
Mức lương
(triệu đồng/người)
<1
1 - 1,5
1,5 - 2
2 - 2,5
>2,5
Số lao động(Người)
25
40
60
45
30
Tính mức lương bình quân của toàn doanh nghiệp.
Bài 10: Có tài liệu tốc độ phát triển năng suất lao động của 1 doanh nghiệp X trong thời kỳ (1994 - 1998) như sau:
- Trong 5 năm đầu (1994 - 1998) đạt tốc độ mỗi năm 115%.
- Trong 5 năm tiếp theo (1999 - 2001) đạt tốc độ mỗi năm 112%.
- Trong 5 năm cuối (2002 - 2004) đạt tốc độ mỗi năm 120%.
Yêu cầu: Tính tốc độ phát triển bình quân năm về năng suất lao động của doanh nghiệp X thời kỳ (1994 - 1998)
Bài 11: Một công ty đã đưa sản phẩm mới của mình quảng cáo trên ti vi, sau đó thu thập thông tin từ 1 số người xem về số % mà họ nhớ được từ đoạn quảng cáo. Kết quả thu được tổng hợp thành dãy số phân phối như sau:
% nhớ được quảng cáo
0-10
10 - 20
20 – 30
30 - 40
40-50
50-60
60-70
70-80
Số người
1
3
2
7
6
10
12
9
Nếu % số người nhớ được đoạn quảng cáo trung bình là 50% được coi là thành công thì đoạn quảng cáo này có thành công không?
CHƯƠNG 5:
SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ – XÃ HỘI
Mã chương: NLTK05
Giới thiệu:
Trang bị cho người học kiến thức về dãy số thời gian và hệ thống chỉ số.
Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung dãy số thời gian;
- Trình bày được nội dung chỉ số dùng trong thống kê;
- Xác định được sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội;
- So sánh được mức độ của các hiện tượng kinh tế xã hội;
- Phân tích được sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội và dự đoán được các hiện tượng có thể xảy ra;
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tính cẩn thận, chính xác;
- Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu.
Nội dung chính:
1. Dãy số thời gian
1.1 Khái niệm, ý nghĩa
1.1.1 Khái niệm
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian nhất định.
- Đặc điểm:
+ Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian.
+ Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu ứng với từng khoảng thời gian có thể là số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.
Ví dụ: có số liệu về doanh thu của Bưu điện X từ năm 2003 –2007 như sau:
ĐVT: tỷ đồng.
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
Doanh thu
23,9
28,1
37,1
47,5
67,2
Ví dụ trên đây là một dãy số thời gian về chỉ tiêu doanh thu của đơn vị Bưu điện này từ năm 2013 - 2017. Qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
1.1.2. Ý nghĩa
- Thông qua dãy số thời gian có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển.
- Là cơ sở dự đoán mức độ tương lai của hiện tượng.
1.2. Các loại dãy số thời gian
Ví dụ: Có tài liệu thống kê của Doanh nghiệp năm 2018 như sau
Tháng
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
6
Tổng số
1. Giá trị nguyên vật liệu tồn đầu tháng (triệu đồng)
300
360
400
440
450
460
2.410
2. Doanh số bán ra trong tháng (triệu đồng)
400
460
480
490
500
560
2.890
1.2.1. Dãy số thời kỳ
Dãy số thời kỳ là dãy số phản ánh sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ.
Đặc điểm của dãy số này là khoảng thời gian giữa các kỳ càng dài thì trị só chỉ tiêu càng lớn.
Các trị số của chúng có thể cộng với nhau để biểu hiện mức độ dài hơn của thời gian nghiên cứu.
Chỉ tiêu 2 là dãy số thời kỳ. Nó phản ánh toàn bộ quy mô hoặc khối lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định và luỹ kế của cả khoảng thời gian đó.
1.2.2. Dãy số thời điểm
Dãy số thời điểm là dãy số biến động theo thời gian mà các trị số của chỉ tiêu phản ánh mức độ về mặt lượng của hiện tượng vào những thời điểm nhất định.
Đặc điểm: Do chỉ là những mức độ ở từng thời điểm nên các trị số của dãy số này không thể trực tiếp cộng với nhau (bởi vì con số cộng không có ý nghĩa kinh tế trong thực tiễn).
Chỉ tiêu 1 là dãy số thời điểm. Nó phản ánh toàn bộ quy mô hoặc khối lượng của hiện tượng được tạo ra trong 1 khoảng thời gian nhất định.
1.3. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
1.3.1. Mức độ bình quân theo thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty X trong thời kỳ 2014 – 2018
Năm
Chỉ tiêu
2014
2015
2016
2017
2018
1. Tổng số vốn của công ty có ngày 1/1 hàng năm (trđ)
5.000
5.200
5.500
5.600
6.000
2. Số lao động có bình quân trong năm (người)
100
110
108
120
124
3. GO của năm (triệu đồng)
8.000
9.200
10.500
11.800
13.500
4. Lợi nhuân sau thuế của công ty (trđ)
300
350
420
500
590
* Đối với dãy số thời kỳ
Trong đó: : là mức độ bình quân của dãy số thời kỳ
yi ): Các mức độ của dãy số thời kỳ.
n: Số mức độ trong dãy số thời kỳ
Ví dụ: Từ bảng trên ta có chỉ tiêu 3,4 là dãy số thời kỳ. Do đó được tính theo công thức
- Chỉ tiêu GO là chỉ tiêu thời kỳ. Do đó mức bình quân theo thời gian được áp dụng công thức
GO = ∑GOi/n = (8000 + 9200 + 10.500 + 11.800 + 13.500)/5 = 10.600
GO bình quân 1 năm của thời kỳ 2014 – 2018 đạt 10.600 triệu đồng/năm
- Chỉ tiêu Lợi nhuân sau thuế là chỉ tiêu thời kỳ. Do đó mức bình quân theo thời gian được áp dụng công thức
Lợi nhuân bình quân/năm = 432 trđ
Lợi nhuân bình quân 1 năm của thời kỳ 2014 – 2018 đạt 432 triệu đồng/năm
* Đối với dãy số thời điểm
- Nếu khoảng cách thời gian cách đều nhau:
Trong đó:
yi (i=1,n): Các mức độ trong dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau
n là số thời điểm
Ví dụ: Có tài liệu thống kê của Doanh nghiệp năm 2008 như sau
Tháng
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
6
7
Giá trị nguyên vật liệu tồn đầu tháng (triệu đồng)
300
360
400
440
450
460
460
Với dãy số giá trị nguyên vật liệu tồn đầu tháng là dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
Áp dụng công thức tính y dể tính mức dự trữ nguyên vật liệu bình quân 1 tháng trong 6 tháng đầu năm ta có
Vậy mức dự trữ nguyên vật liệu bình quân 1 tháng trong 6 tháng đầu năm của công ty X là 415 triệu đồng.
- Nếu khoảng cách thời gian không bằng nhau:
yi(i=1,n) : Các mức độ trong dãy số
ti(i=1,n) : Là độ dài thời gian có mức độ yi
- Ví dụ. Số cán bộ CNV Ngày 1/1/08 của công ty M là 100 người. Ngày 10/2 công ty tuyển thêm 10 người. Ngày 15/2 tuyển thêm 20 người. Ngày 1/3 công ty cho nghỉ chế độ hưu trí là 10 người. Ngày 15/3 tuyển thêm 5 người.
Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu trên xác định số lao động trung bình 1 tháng trong quý 1 của công ty M
Bài giải
Từ tài liệu trên ta lập bảng tính sau
Thời gian
Số người (yi)
Số ngày (ti)
Yi x ti (ngày người)
1/1 – 31/1
100
31
3.100
1/2 – 9/2
100
9
900
10/2 – 14/2
110
5
550
15/2 – 28/2
130
14
1820
1/3 – 14/3
120
14
1680
15/3 – 31/3
125
17
2.125
90
10.175
Áp dụng công thức
Ta có số lao động trung bình trong 1 tháng trong quý 1 của công ty M là
người
1.3.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
- Khái niệm: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu.
Nếu mức độ hiện tượng tăng lên thì trị số của 2 chỉ tiêu mang dấu dương và ngược lại.
- Các loại lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
+ Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) Là chênh lệch giữa mức dộ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ nghiên cứu của kỳ liền trước đó (yi-1) nhằm phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau.
Công thức:
Ví dụ: Có tài liệu về lợi nhuận của công ty A qua các năm như sau:
Năm
Chỉ tiêu
2014
2015
2016
2017
2018
Lợi nhuân (trđ)
500
540
590
645
700
Căn cứ công thức trên, tính Lượng tăng giảm tuyệt đối qua các năm.
Năm
Chỉ tiêu
2014
2015
2016
2017
2018
Lợi nhuân (trđ)
500
540
590
645
700
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (trđ).
40
50
55
55
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc (hay dồn tích) là chênh lệch giữa các mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ được chọn làm gốc cố định, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1), nhằm phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.
Công thức tính
Ví dụ: Vẫn ví dụ trên, căn cứ công thức trên, tính Lượng tăng giảm tuyệt đối qua các năm.
Năm
Chỉ tiêu
2014
2015
2016
2017
2018
Lợi nhuân (trđ)
500
540
590
645
700
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc (trđ).
40
90
145
200
Nếu so năm 2018 với năm 2014 thì lợi nhuận của đơn vị tăng 200 triệu đồng.
+ Giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và định gốc có mối liên hệ
Tức là tổng đại số các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn bằng lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc.
Tổng . Thay số, ta có 40 + 50 + 55 + 55 = 200
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân là số bình quân của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
Từ ví dụ trên ta tính được
triệu đồng/năm = (40 + 50+55+55)/4
Kết quả trên cho thấy: Trung bình trong thời kỳ 2014 – 2018 lợi nhuận của công ty tăng 50 triệu đồng/ năm.
Chú ý: Chỉ tiêu này chỉ nên tính khi các mức độ của dãy số có cùng xu hướng (cùng tăng hoặc cùng giảm)
1.3.3. Tốc độ phát triển
- Khái niệm: Chỉ tiêu này phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian.
- Tốc độ phát triển liên hoàn là tỷ số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) với mức độ đứng liền trước nó (yi-1).
Công thức
x 100 (%)
- Tốc độ phát triển định gốc là tỷ số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) với mức độ của kỳ được chọn làm gốc cố định, thường là mức độ đầu tiên (y1).
+ Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong các khoảng thời gian dài.
+ Công thức
x 100 (%)
* Chú ý:
- Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và định gốc có mối quan hệ
(tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc)
- Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.
- Tốc độ phát triển bình quân phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn.
+ Công thức
Chú ý: còn được tính theo công thức
Chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân với những hiện tượng phát triển theo một xu hướng nhất định
Năm
Chỉ tiêu
2014
2015
2016
2017
2018
Lợi nhuân (trđ)
500
540
590
645
700
Tốc độ phát triển (%)`
Liên hoàn
108,00
109,26
109,32
108,53
Định gốc
108,00
118,00
129,00
140,00
Tốc độ phát triển bình quân = x 100 = 1,0877 hay 108,77%
1.3.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm)
- Khái niệm: Là phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %).
- Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn là tỷ số so sánh giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn.
+ Công thức
lần)
(lần)
(%)
- Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc là tỷ số so sánh giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định.
(lần)
(%)
- Tốc độ tăng giảm bình quân là chỉ tiêu tương đối nói lên nhịp điệu tăng hay giảm đại diện trong một thời kỳ nhất định
+ Công thức
Tốc độ tăng bình quân = Tốc độ phát triển bình quân - 1
(lần)
(%)
Năm
Chỉ tiêu
2014
2015
2016
2017
2018
Lợi nhuân (trđ)
500
540
590
645
700
Tốc độ tăng (%)
Liên hoàn
8,00
9,26
9,32
8,53
Định gốc
8,00
18,00
29,00
40,00
Tốc độ phát triển bình quân= 8,77
1.3.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm)
- Khái niệm: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng lên (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.
- Công thức
(Với ai tính bằng % và i = 2,n)
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) = Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn/Tốc độ tăng liên hoàn (%)
Hoặc
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên của thời kỳ i bằng Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở thời kỳ i-1/100
Ví dụ:
Năm
Chỉ tiêu
2014
2015
2016
2017
2018
Lợi nhuân (trđ)
500
540
590
645
700
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên năm thứ i
5
5,4
5,9
6,45
2. Chỉ số
2.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm chỉ số thống kê
2.1.1. Khái niệm
Chỉ số trong thống kê là phương pháp dùng để phân tích tình hình biến động của hiện tượng qua thời gian hoặc không gian và tìm kiếm các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Giá trị tổng sản lượng của DN A năm 2000 so với năm 1999 là lần (160%). Như vậy, 1,6 lần hay 160% là chỉ số phát triển của tổng sản lượng của DN A qua 2 năm 1999, 2000. Nó nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian (giống như số tương đối động thái)
- Khái niệm chỉ số trong thống kê khá rộng rãi, là phương pháp biểu hiện các quan hệ so sánh khác nhau.
- Trong thực tế đối tượng chủ yếu của phương pháp so sánh không phải chỉ dưới dạng các số tương đối động thái, các số tương đối kế hoạch và các số tương đối so sánh khác. Mà chủ yếu là những dạng số tương đối phức tạp, nghiên cứu các hiện tượng kinh tế phức tạp, gồm nhiều phần tử khác nhau về tên gọi, giá trị sử dụng và đơn vị tính muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp này, phải đưa chúng về một dạng đồng nhất thông qua 1 yếu tố qui đổi gọi là quyền số.
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình tiêu thụ hàng hoá của 1 DN như sau:
Loại hàng
Lượng tiêu thụ
Giá bán lẻ 1đv(đ)
ĐVT
KG
KBC
KG
KBC
A
Kg
4.500
5.000
0,4
0,40
B
mét
800
1.000
3,0
2,85
C
lít
250
300
1,5
1,35
Như vậy chúng ta có thể nghiên cứu tình hình tăng trưởng của các chỉ tiêu.
- Lượng tiêu thụ, giá bán lẻ, mức tiêu thụ riêng của từng loại hàng bằng các tính các số tương đối động thái như mặt hàng A
+ Lượng tiêu thụ kỳ báo cáo so với kỳ gốc là tức là tăng hơn 11% (hay 500 kg).
+ Giá bán kỳ báo cáo so với kỳ gốc tức là giá bán không thay đổi.
+ Mức tiêu thụ kỳ báo cáo so với kỳ gốc
- Tuy nhiên trên thực tế ta có thể nghiên chung cho cả 3 loại mặt hàng.
2.1.2. ý nghĩa
- Cho phép nghiên cứu sự biến động của hiện tượng KT - XH phức tạp, gồm những yếu tố tác động qua lại, ảnh hưởng đến sự biến động chung của cả tổng thể.
- Cho phép nghiên cứu sự biến động từng yếu tố cũng như cả tổng thể, xác định ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự biến động chung
- Thông qua phương pháp chỉ số có thể rút ra được những kết luận chính xác và khoa học về sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó giúp cho việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
2.2. Phân loại chỉ số
2.2.1. Căn cứ phạm vi tính toán
- Chỉ số cá thể (chỉ số đơn) nêu lên sự biến động của từng phần tử hay từng đơn vị cá biệt của hiện tượng phức tạp.
Ví dụ: Chỉ số giá từng loại mặt hàng, chỉ số tiêu thụ từng mặt hàng.
- Chỉ số chung nêu lên sự biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng phức tạp.
Ví dụ: Chỉ số giá của toàn bộ các mặt hàng bán lẻ trên thị trường, chỉ số năng suất lao động của công nhân trong một DN
2.2.2. Xét theo tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Nói lên biến động của các chỉ tiêu: giá bán (p), giá thành(Z), NSLĐ(W), ...
- Chỉ số chỉ tiêu khối lượng (số lượng): Nêu lên sự biến động của các chỉ tiêu sản lượng, lượng tiêu thụ hàng hoá (q), số lượng công nhân (L)
- Chỉ số chỉ tiêu Giá trị:
VÍ DỤ: Doanh thu tiêu thụ (pq) = Giá đơn vị (p) x Lượng tiêu thụ hàng hoá (q)
2.3. Các ký hiệu thường dùng khi tính chỉ số
1- Kỳ nghiên cứu
0 – Kỳ gốc
p – Giá đơn vị sản phẩm
q – Khối lượng sản phẩm
i – Chỉ số cá thể
I – Chỉ số chung
2.4. Phương pháp tính chỉ số
2.4.1. Phương pháp tính chỉ số giá đơn vị
( %)
Nếu ip>100: Phản ánh giá bán hàng hoá tăng và ngược lại.
Nếu ip=100: Phản ánh giá bán hàng hoá không thay đổi qua hai kỳ.
- Trường hợp giá cả hàng hoá tăng lên; người bán thu thêm được tiền, còn người mua phải bỏ thêm tiền so với kỳ gốc để mua hàng.
Hai lượng tiền đó bằng nhau
+ Số tuyệt đối:
Kết quả bảng * cho thấy , chỉ có gạo tẻ thường tăng 4%(hay tăng 0,5 trđ/tấn), còn giá thịt lợn hơi và vàng SJC đêù giảm (Thứ tự giảm lần lượt là 3,3% và 1,1%)
2.4.2. Phương pháp tính chỉ số hàng đơn vị
( %)
Nếu iq>100: Phản ánh lượng hàng hoá bán ra kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc và ngược lại.
Nếu iq=100: Phản ánh lượng hàng hoá bán ra không thay đổi qua hai kỳ.
- Trường hợp hàng hoá bán ra tăng lên phản ánh quan hệ ‘cung- cầu’ trên thị trường thay đổi
Hai lượng sản phẩm bằng nhau
Kết quả bảng * cho thấy, lượng thịt lợn hơi và gạo tẻ thường bán ra tăng (Thứ tự tăng lần lượt là 20% và 8,3%) Trong khi lượng vàng SJC bán ra lại giảm 11,1% (hay giảm 100 lượng)
2.4.3. Phương pháp tính chỉ số mức tiêu thụ
(%)
Nếu ipq>100: Phản ánh mức tiêu thụ (hay doanh thu tiêu thụ) lượng hàng hoá tăng và ngược lại.
Nếu ipq=100: phản ánh mức tiêu thụ hàng hoá không có biến động qua hai kỳ.
- Trường hợp mức tiêu thụ tăng lên có thể vừa phản ánh giá cả hàng hoá tăng. Trong trường hợp này, người bán thu thêm được doanh thu, còn người mua phải bỏ thêm tiền ra để mua hàng so với kỳ gốc.
Hai lượng tiền này bằng nhau
Ví dụ: Có tài liệu về giá bán, lượng hàng bán của 3 mặt hàng trong quý I và quý II trên một thị trường và kết quả tính các chỉ số đơn như sau:
Mặt hàng
ĐVT
Giá bán đơn vị
Lượng hàng bán ra
Mức tiêu thụ (trđ)
Chỉ số đơn (%)
Quý I(p0)
Quý II(p1)
Quý I(q0)
Quý II(q1)
Quý I(p0q0)
Quý II(p1q1)
ip
iq
ipq
Thịt lợn hơi
Tấn
30
29
250
300
7.500
8.700
96,7
120
116
Gạo tẻ thường
Tấn
12,5
13
120
130
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_nguyen_ly_thong_ke_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.docx