Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán

1. Hiểu được khái niệm về hàng tồn kho, tài sản cố định

2. Hiểu được khái niệm tính giá và các nguyên tắc tính giá cần tuân thủ.

3. Hiểu được các phương pháp theo dõi hàng tồn kho, các phương pháp tính thuế GTGT ảnh

hưởng đến giá trị của hàng tồn kho, tài sản cố định.

4. Tính được nguyên giá tài sản cố định, trị giá nhập kho và đơn giá nhập kho của hàng tồn

kho

5. Hiểu và phân biệt được các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho như: Phương pháp

nhập trước – xuất trước, PP bình quân gia quyền liên hoàn (PP bình quân gia quyền thời

điểm), PP bình quân gia quyền cuối kỳ (PP bình quân gia quyền cố định), PP thực tế đích

danh.

6. Tính được giá trị xuất kho, đơn giá xuất kho hàng tồn kho theo các phương pháp tính giá

xuất khác nhau.

7. Định khoản các nghiệp vụ liên quan đến tăng TSCD, tăng HTK, giảm HTK.

pdf34 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 4: 100kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng là do mua ngày 1 và 300kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp là do mua ngày 3 Bài 3: Tại công ty sản xuất THÀNH CÔNG hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng ( thuế GTGT) theo phương pháp khấu trừ. NVL này là dùng để sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ. Có tình hình về vật liệu như sau: Số dư đầu kỳ: TK 152: 700 kg, đơn giá: 6.000 đ/ kg Phát sinh trong kỳ: 1/ Mua NVL nhập kho 500 kg, đơn giá mua có thuế GTGT là 7700 đ/ kg, thuế suất GTGT là 10%, đã trả tiền người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển 600đ/kg, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt. 2/ Xuất kho 800kg NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm và 200kg NVL để phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm. 3/ Mua NVL nhập kho 700kg, trị giá mua có thuế GTGT là 6.160.000đ, thuế suất GTGT 10%, công ty chưa trả tiền người bán. Chi phí bảo quản khi mua NVL là 350.000đ, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt. 4/ Xuất kho 400kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng và 300kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp. Yêu cầu: Định khoản và tính giá trị nhập kho, giá trị xuất kho, đơn giá nhập kho, đơn giá xuất kho, nếu: a/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP nhập trước xuất trước (FIFO) b/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP bình quân gia quyền liên hoàn c/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP bình quân gia quyền cuối kỳ 25 d/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP thực tế đích danh, biết: Ngày 2: 800kg NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm là do mua 600kg vào ngày 1 và 200kg đầu kỳ 200kg NVL để phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm là NVL tồn đầu kỳ Ngày 4: 200kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng là NVL tồn đầu kỳ và 150kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp là do mua ngày 3, 500kg NVL để phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm là do mua ngày 3. Bài 4: Tại công ty sản xuất THÀNH CÔNG hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng ( thuế GTGT) theo phương pháp khấu trừ. NVL này là dùng để sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ. Có tình hình về vật liệu như sau: Số dư đầu kỳ: TK 152: 200 kg, đơn giá: 6.000 đ/ kg Phát sinh trong kỳ: 1/ Mua NVL nhập kho 500 kg, đơn giá mua có thuế GTGT là 4400 đ/ kg, thuế suất GTGT là 10%, đã trả tiền người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển 200đ/kg, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt. 2/ Mua NVL nhập kho 300 kg, trị giá mua chưa thuế GTGT là 1500.000đ, thuế suất GTGT là 10%, đã trả tiền người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển 200đ/kg, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt. 3/ Xuất kho 400kg NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm và 200kg NVL để phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm, 200kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng và 100kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp. 4/ Mua NVL nhập kho 700kg, trị giá mua có thuế GTGT là 6.160.000đ, thuế suất GTGT 10%, công ty chưa trả tiền người bán. Chi phí bảo quản khi mua NVL là 350.000đ, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt. 26 4/ Xuất kho 400kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng và 200kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp. Yêu cầu: Định khoản và tính giá trị nhập kho, giá trị xuất kho, đơn giá nhập kho, đơn giá xuất kho, nếu: a/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP nhập trước xuất trước (FIFO) b/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP bình quân gia quyền liên hoàn c/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP bình quân gia quyền cuối kỳ d/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP thực tế đích danh, biết: Ngày 3:  400kg NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm là do mua 200kg vào ngày 1 và 200kg đầu kỳ  200kg NVL để phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm là NVL mua vào ngày 1  200kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng là mua ngày 2  100kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp là do mua ngày 2 Ngày 4:  400kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng là do mua 100kg vào ngày 1và 100kg mua ngày 4  200kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp là do mua ngày 4 Bài 5: Tại công ty sản xuất THÀNH CÔNG hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng ( thuế GTGT) theo phương pháp khấu trừ. NVL này là dùng để sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ. Có tình hình về vật liệu như sau: 27 Số dư đầu kỳ: TK 152: 300 kg, đơn giá: 7.000 đ/ kg Phát sinh trong kỳ: 1/ Mua NVL nhập kho 700 kg, đơn giá mua có thuế GTGT là 6600 đ/ kg, thuế suất GTGT là 10%, đã trả tiền người bán 30% bằng tiền gửi ngân hàng, còn lại chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển 500đ/kg, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. 2/ Mua NVL nhập kho 500 kg, trị giá mua chưa thuế GTGT là 1500.000đ, thuế suất GTGT là 10%, đã trả tiền người bán 20% bằng tiền gửi ngân hàng, 40% bằng tiền mặt, còn lại chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển 200đ/kg, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt. 3/ Xuất kho 400kg NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm và 200kg NVL để phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm, 200kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng và 100kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp. 4/ Mua NVL nhập kho 100kg, đơn giá mua có thuế GTGT là 8800đ/kg, thuế suất GTGT 10%, công ty chưa trả tiền người bán. NVL này không nhập kho mà sử dụng ngay vào trực tiếp sản xuất sản phẩm. 5/ Mua NVL nhập kho 700kg, trị giá mua có thuế GTGT là 6.160.000đ, thuế suất GTGT 10%, công ty chưa trả tiền người bán. Chi phí bảo quản khi mua NVL là 350.000đ, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt. 6/ Xuất kho 400kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng và 200kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp. 7/ Mua NVL nhập kho 200kg, đơn giá mua có thuế GTGT là 8800đ/kg, thuế suất GTGT 10%, công ty chưa trả tiền người bán. NVL này không nhập kho mà 30% được sử dụng ngay vào trực tiếp sản xuất sản phẩm, 20% dùng phục vụ BP bán hàng, 30% phục vụ chung cho sản xuất, còn lại phục vụ cho BP QLDN. Yêu cầu: Định khoản và tính giá trị nhập kho, giá trị xuất kho, đơn giá nhập kho, đơn giá xuất kho, nếu: 28 a/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP nhập trước xuất trước (FIFO) b/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP bình quân gia quyền liên hoàn c/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP bình quân gia quyền cuối kỳ d/ công ty tính giá xuất kho HTK theo PP thực tế đích danh, biết: Ngày 3:  400kg NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm là do mua 200kg vào ngày 1 và 200kg đầu kỳ  200kg NVL để phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm là NVL mua vào ngày 1  200kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng là mua ngày 2  100kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp là do mua ngày 2 Ngày 4:  400kg NVL để phục vụ bộ phận bán hàng là do mua 100kg vào ngày 1và 100kg mua ngày 4  200kg NVL để phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp là do mua ngày 4 Bài 6: doanh nghiệp A hạch toán HTK theo PP kê khai thường xuyên, DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ. DN sử dụng TSCD phục vụ cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT khấu trừ. Trong năm 201X có các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Ngày 1/1: Mua TSCD hữu hình sử dụng ở sản xuất, trị giá mua chưa thuế GTGT là 400tr, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT là 20tr, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt. 2. Ngày 1/4: Mua TSCD hữu hình sử dụng ở sản xuất, trị giá mua có thuế GTGT là 9900tr, thuế GTGT 10%, đã trả 20% bằng tiền gửi ngân hàng, còn lại chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT là 200tr, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt. 29 3. Ngày 1/4: Mua TSCD vô hình sử dụng ở sản xuất, trị giá mua chưa thuế GTGT là 700tr, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT là 20tr, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt. 4. Ngày 1/7: Mua TSCD vô hình sử dụng ở sản xuất, trị giá mua có thuế GTGT là 8800tr, thuế GTGT 10%, đã trả 70% bằng tiền mặt, còn lại chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển có thuế GTGT là 55tr, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt. 5. Ngày 1/10: Mua phần mềm bán hàng sử dụng ở bộ phận bán hàng, giá mua chưa thuế GTGT là 900tr, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Chi phí lắp đặt chạy thử chưa thuế GTGT là 50tr, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt 6. Ngày 1/10: Mua nhà xưởng sử dụng ở bộ phận sản xuất, giá mua chưa thuế GTGT là 3000tr, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Chi phí sửa chữa lại chưa thuế GTGT là 50tr, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền mặt 7. Ngày 1/12: Mua xe tải sử dụng ở bộ phận sản xuất, giá mua chưa thuế GTGT là 120tr, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Yêu cầu: 1/ Hãy tính nguyên giá TSCD, lập bảng tính khấu hao TSCD. Biết các TSCD đều sử dụng trong 5 năm, PP khấu hao đường thẳng. 2/ Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên BÀI 7: Hãy chọn đáp án đúng 1. Doanh nghiệp mua một tài sản cố định hữu hình, trị giá 50 triệu, thuế GTGT 5 triệu, đã trả 50% bằng tiền mặt, còn lại nợ người bán. Nếu doanh nghiệp kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nguyên giá tài sản cố định này là: a. 50trđ b. 55trđ c. 25trđ d. Đáp án khác 2. Doanh nghiệp mua nhập kho nguyên vật liệu số lượng 100kg, đơn giá chưa thuế GTGT 1,8tr/kg, thuế GTGT 10%, đã trả 50% bằng tiền mặt, còn lại nợ người bán. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là 0,2tr/kg, thuế GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt. Nếu doanh nghiệp kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì trị giá nhập kho NVL này là: a/ 180trđ b/ 200trđ c/ Đáp án khác 30 3. Sử dụng giả thiết câu 2, đơn giá nhập kho NVL này là: a/ 2trđ/kg b/ 2,2trđ/kg c/ Đáp án khác 4. Khi tính giá các đối tượng kế toán thì phải tuân thủ nguyên tắc kế toán nào sau đây: a. Nguyên tắc giá gốc b. Nguyên tắc thận trọng c. Nguyên tắc hoạt động liên tục d. Tất cả các nguyên tắc trên 5. Bản quyền bằng sáng chế là: a. TSCD hữu hình b. TSCD vô hình c. Tùy theo doanh nghiệp d. Đáp án khác 6. Số dư Nợ cuối kỳ của TK Tài sản cố định hữu hình (211) phản ánh: a. Giá trị của TSCĐ HH cuối kỳ tính theo giá đầu kỳ b. Nguyên giá của những TSCĐ HH hiện có lúc cuối kỳ c. Giá trị của TSCĐ HH hiện có lúc cuối kỳ tính theo giá thị trường d. Không có trường hợp nào 7. Giá trị còn lại của TSCĐ HH cuối kỳ của doanh nghiệp được xác định dựa vào: a. Tổng phát sinh Nợ trên TK Chi phí khác (811) b. Số dư Nợ cuối kỳ của TK TSCĐ HH (211) trừ (-) Số dư Có cuối kỳ tài khoản hao mòn TSCĐ HH (2141) c. Số dư Có cuối kỳ của TK Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (466) d. Không có trường hợp nào 8. Tổng phát sinh Nợ trên TK TSCĐ HH (211) phản ánh: a. Tổng nguyên giá của toàn bộ TSCĐ HH tăng trong kỳ b. Tổng nguyên giá của toàn bộ TSCĐ HH giảm trong kỳ c. Giá trị còn lại của TSCĐ HH cuối kỳ d. Không có trường hợp nào 9. Tổng phát sinh Có trên TK TSCĐ HH (211) phản ánh; a. Tổng nguyên giá của toàn bộ TSCĐ HH giảm trong kỳ b. Giá trị còn lại của TSCĐ HH cuối kỳ c. Tổng nguyên giá của toàn bộ TSCĐ HH tăng trong kỳ d. Không có trường hợp nào 10. Số dư cuối kì của tài khoản “Hao mòn tài sản cố định” thể hiện: 31 a. Giá trị hao mòn của tài sản cố định đã trích trong kì b. Hao mòn lũy kế của tài sản tính từ đầu năm c. Hao mòn lũy kế của tài sản cố định d. Giá trị của các tài sản cố định đã hết thời gian khấu hao 11. Phương pháp nào sau đây có giá trị vật liệu, dụng cụ tồn kho cao nhất (trong cùng một điều kiện): a. Nhập trước – xuất trước b. Nhập sau – xuất trước c. Bình quân cuối kỳ d. Chưa thể khẳng định được 12. Phương pháp nào sau đây có đơn giá vật liệu, dụng cụ tồn kho bằng đơn giá vật liệu, dụng cụ xuất kho: a. Nhập trước – xuất trước b. Nhập sau – xuất trước c. Bình quân cuối kỳ d. Thực tế đích danh 13. Phương pháp nào sau đây có trị giá vật liệu, dụng cụ xuất kho chính xác nhất: a. Nhập trước – xuất trước b. Nhập sau – xuất trước c. Bình quân cuối kỳ d. Thực tế đích danh 14. Nếu đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá trị vật liệu, dụng cụ nhập, xuất kho: a. Được ghi sổ ngay sau khi nghiệp vụ nhập, xuất kho b. Được ghi sổ vào lúc cuối kì c. Được ghi sổ theo định kì d. Một trong các cách làm trên 15. Theo phương pháp kiểm kê định kì, giá trị vật liệu, dụng cụ xuất kho được tính: a. Ngay sau các nghiệp vụ nhập và xuất kho trong kì b. Vào thời điểm cuối kì c. Sau khi có kết quả kiểm kê thực tế số vật liệu, dụng cụ tồn kho cuối kì d. Theo giá hạch toán đã định trước 16. Phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì: a. Không thể được áp dụng đồng thời tại một doanh nghiệp b. Có thể được áp dụng đồng thời tại một doanh nghiệp c. Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 32 d. Đáp án khác 17. Nguyên vật liệu xuất kho trong kì để trực tiếp sản xuất sản phẩm sẽ được ghi: a. Nợ TK621/ Có TK152 b. Nợ TK627/ Có TK152 c. Nợ TK641/ Có TK152 d. Nợ TK642/ Có TK152 18. Nguyên vật liệu xuất kho trong kì để phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm sẽ được ghi: a. Nợ TK621/ Có TK152 b. Nợ TK627/ Có TK152 c. Nợ TK641/ Có TK152 d. Nợ TK642/ Có TK152 19. TK157 có thể dùng để theo dõi: a/ Hàng hóa gửi bán b/ Hàng tồn kho gửi bán c/ Các câu trên đều đúng 20. TK151 có thể dùng để theo dõi: a/ NVL mua đang đi đường, chưa về nhập kho b/ CC – DC mua đang đi đường, chưa về nhập kho c/ Hàng hóa mua đang đi đường, chưa về nhập kho d/ Các câu trên đều đúng 21. TK154 có thể dùng để phản ánh: a/ NVL đang gửi gia công b/ NVL đang chế biến thành NVL mới tốt hơn c/ Sản phẩm sản xuất dở dang d/ Sản phẩm đã sản xuất hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho e/ Đáp án c và d f/ Tất cả các đáp án trên. 33 22. Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tài khoản nào trong số các tài khoản dưới đây không được sử dụng để ghi chép sổ sách kế toán a. TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho b. TK Hàng hóa c. TK Hàng mua đang đi đường d. TK Mua hàng 23. Trị giá hàng hóa tồn cuối tháng là bao nhiêu, biết rằng: + Hàng hóa tồn đầu tháng: 15 kg – đơn giá 95.000đ/kg + Tình hình nhập xuất trong tháng: – Ngày 01: Nhập kho 30 kg, đơn giá 100.000đ/kg – Ngày 05: Xuất bán 25 kg – Ngày 10: Nhập kho 35 kg, đơn giá 115.000đ/kg – Ngày 15: Xuất bán 40 kg – Ngày 20: Nhập kho 20 kg, đơn giá 130.000đ/kg + Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. a. 4.325.000 đ b. 3.425.000 đ c. 3.587.500 đ d. a,b,c đều sai. Đúng là _______________ 24. Trị giá hàng hóa tồn cuối tháng là bao nhiêu, biết rằng: + Hàng hóa tồn đầu tháng: 15 kg – đơn giá 95.000đ/kg + Tình hình nhập xuất trong tháng: – Ngày 01: Nhập kho 30 kg, đơn giá 100.000đ/kg – Ngày 05: Xuất bán 25 kg – Ngày 10: Nhập kho 35 kg, đơn giá 115.000đ/kg – Ngày 15: Xuất bán 40 kg – Ngày 20: Nhập kho 20 kg, đơn giá 130.000đ/kg + Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp nhập sau xuất trước. a. 3.425.000 đ b. 4.025.000 đ c. 4.325.000 đ d. a,b,c đều sai, đúng là ________________ 25. Trị giá hàng hóa tồn cuối tháng là bao nhiêu, biết rằng: + Hàng hóa tồn đầu tháng: 15 kg – đơn giá 95.000đ/kg + Tình hình nhập xuất trong tháng: – Ngày 01: Nhập kho 30 kg, đơn giá 100.000đ/kg – Ngày 05: Xuất bán 25 kg – Ngày 10: Nhập kho 35 kg, đơn giá 115.000đ/kg – Ngày 15: Xuất bán 40 kg – Ngày 20: Nhập kho 20 kg, đơn giá 130.000đ/kg 34 + Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn (sau mỗi lần nhập). (Số liệu làm tròn đến đơn vị đồng). a. 4.234.085 đ b. 4.234.075 đ c. 3.687.500 đ d. a,b,c đều sai, đúng là ____________ 26. Trị giá hàng hóa tồn cuối tháng là bao nhiêu, biết rằng: + Hàng hóa tồn đầu tháng: 15 kg – đơn giá 95.000đ/kg + Tình hình nhập xuất trong tháng: – Ngày 01: Nhập kho 30 kg, đơn giá 100.000đ/kg – Ngày 05: Xuất bán 25 kg – Ngày 10: Nhập kho 35 kg, đơn giá 115.000đ/kg – Ngày 15: Xuất bán 40 kg – Ngày 20: Nhập kho 20 kg, đơn giá 130.000đ/kg + Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (cố định). (Số liệu làm tròn đến đơn vị đồng). a. 4.234.091 đ b. 3.850.000 đ c. 3.687.500 đ d. a,b,c đều sai, đúng là ____________ 27. Trị giá hàng hóa tồn cuối tháng là bao nhiêu, biết rằng: + Hàng hóa tồn đầu tháng: 15 kg – đơn giá 95.000đ/kg + Tình hình nhập xuất trong tháng: – Ngày 01: Nhập kho 30 kg, đơn giá 100.000đ/kg – Ngày 05: Xuất bán 25 kg – Ngày 10: Nhập kho 35 kg, đơn giá 115.000đ/kg – Ngày 15: Xuất bán 40 kg – Ngày 20: Nhập kho 20 kg, đơn giá 130.000đ/kg + Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh. Đến cuối tháng còn 15 kg nhập ngày 01 và 20 kg nhập ngày 10. a. 4.234.091 đ b. 3.850.000 đ c. 3.687.500 đ d. a,b,c đều sai, đúng là ____________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_ke_toan_chuong_4_tinh_gia_cac_doi_tuong.pdf