Chuyển giao công nghệlà hình thức mua và bán công nghệthông tin trên cơsởhợp
đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận. Bên bán có nghĩa vụchuyễn giao kiến
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.8
thức tổng hợp của công nghệhoặc cung cấp máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo. kèm
theo các kiến thức công nghệcho bên mua và bên mua có nghĩa vụthanh toán tiền cho
bên bán đểsửdụng công nghệtheo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng .
Chuyển giao công nghệbao gồm:
- Chuyển giao các đối tượng sởhữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa đang trong thời hạn được pháp luật Việt nam
bảo hộvà được phép chuyển giao.
- Chuyển giao các bí quyết vềcông nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công
nghệ, các giải pháp kỹthuật, quy trình cơng nghệ, ti liệu thiết kếsơbộvà thiết kếkỹ
thuật, công thức, thông sốkỹthuật, bản vẽ, sơ đồkỹthuật, phần mềm máy tính (được
chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữliệu vềcông nghệ
chuyển giao (sau đây gọi tắt là thông tin kỹthuật) có kèm hoặc không kèm theo máy
móc thiết bị.
- Chuyển giao các giải pháp hợp lý hoá sản xuất đổi mới công nghệ.
- Thực hiện cc hình thức dịch vụhỗtrợchuyển giao công nghệ đểBên nhận có
được năng lực công nghệnhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụvới chất lượng được xác
định trong hợp đồng như: a.Hỗtrợtrong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt
thiết bị, vận hành thửcác dây chuyền thiết bịnhằm áp dụng công nghệ được chuyển
giao.b.Tưvấn quản lý cơng nghệ, tưvấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các
qui trình cơng nghệ được chuyển giao; c. Ðo tạo, huấn luyện, nng cao trình độchuyên
môn và quản lý của cơng nhn, cn bộkỹthuật v cn bộquản lý đểnắm vững công nghệ
được chuyển giao.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện kỹthuật kèm theo một hoặc một sốnội dung nêu
tại các phần trên.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.1
CHƯƠNG II
CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
I. XUẤT NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP:
Là hình thức giao dịch bằng thư từ, điện tín, bằng gặp mặt trực tiếp để trao đổi giữa
người bán và người mua về các thỏa thuận liên quan đến hàng hóa, giao nhận và thanh
toán. Sau khi đã thống nhất các điều kiện liên quan, các bên sẽ ký kết hợp đồng mua bán
trực tiếp, hàng hóa sẽ được đưa từ nước người bán sang nước người mua và tiền thanh
toán sẽ được chuyễn từ người mua sang người bán.
Xuất nhập khẩu trực tiếp cho phép người xuất khẩu, người nhập khẩu nắm bắt được
khá chính xác về nhu cầu, số lượng, gía cả của thị trường để có những biện pháp thay
đổi mang tính cạnh tranh quốc tế cao, đồng thời lợi nhuận không bị chia sẽ qua nhiều
người. Mua và bán đều có được quyền lợi cao nhất theo khả năng của họ.
Tuy nhiên công ty tốn nhiều chi phí để nghiên cứu và tiếp thị, cần có đội ngũ nhân
viên có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại quốc tế, rành về các nghiệp vụ và qui
trình xuất nhập khẩu, cần có người thông thạo về ngôn ngữ, tập quán, luật pháp nội địa
cũng như quốc tế, nên chỉ có những công ty lớn, doanh số cao, mục tiêu hướng về xuất
nhập khẩu rõ ràng thì mới đạt được hiệu quả tốt.
Trong xuất nhập khẩu trực tiếp cũng lưu ý rủi ro rất cao nếu công ty chưa am hiểu
về sản phẩm, đối tác và thị trường. Vì có thể rằng ở môi trường nội địa các yếu tố đó đều
thuận lợi và thành công, nhưng chưa hẳn là thành công ở các thị trường nước ngoài.
II. GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN (AGENT)
Là hình thức giao dịch mua bán được thực hiện thông qua bên thứ ba, người này sẽ
được trả công bằng một khoản tiền nhất định nào đó :
1 Đại lý :
Là người hoặc công ty được ủy thác của một người hay của công ty khác để thực
hiện các việc mua bán hay phục vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải, bảo hiểm
…Các công việc này được thực hiện theo một hơp đồng gọi là hợp đồng dại lý.
a. Theo phạm vi quyền hạn được ủy thác, có thể chia làm các loại:
- Đại lý toàn quyền ( Universal agent ): Được toàn quyền thay mặt người ủy thác
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.2
làm những công việc mà người ủy thác làm.
- Tổng đại lý (General agent ): Chỉ được quyền thay mặt người ủy thác làm một số
việc nhất định nào đó như ký hợp đồng hoặc phân phối hàng hóa.
- Đại lý đặc biệt ( Special agent ) : người đại lý chỉ được làm một số công việc nào
đó, trong một thời gian giới hạn do ngưới ủy thác quyết định, ví dụ ủy thác thu mua một
lượng gạo tại địa phương trong một thời gian nào đó.
b. Theo quan hệ giữa người đại lý và người ủy thác, có thể chia làm :
- Đại lý ủy thác (Trust agent): người đại lý được hành động mọi việc thay cho
người ủy thác với danh nghĩa và chi phí do người ủy thác chịu. Tiền thù lao thường là
một khoản tiền hay tỷ lệ % trị giá của lô hàng thực hiện.
- Đại lý hoa hồng (Commission agent ): người đại lý hoạt động theo danh nghĩa của
chính mình, nhưng chi phí do angười ủy thác cung cấp, và ăn theo hoa hồng do sản
phẩm hoăc dịch vụ làm được .
- Đại lý kinh tiêu (Merchant Agent): là người đại lý hoạt động với danh nghĩa và
chi phí của mình, tiền công là hoa hồng do bán hàng trích lại.
Hợp đồng đại lý phải được xác lập bằng văn bản với các những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Hàng hoá đại lý;
- Hình thức đại lý;
- Thù lao đại lý;
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
Hợp đồng đại lý được chấm dứt trong những trường hợp sau:
- Hợp đồng đã được thực hiện xong hoặc hết thời hạn hiệu lực;
- Các bên thoả thuận bằng văn bản chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn hiệu lực;
- Hợp đồng bị vô hiệu khi nội dung hợp đồng hoặc việc thực hiện hợp đồng trái với
qui định của pháp luật;
- Một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bên kia là
điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên thoả thuận;
- Các trường hợp khác do pháp luật qui định.
2. Môi giới (Broker):
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.3
Là người hoặc công ty trung gian giữa mua và bán , được bên mua hoặc bên bán ủy
thác mua bán hàng hoá hay dịch vụ . Khi tiến hành công việc, người môi giới đứng trên
danh nghĩa của người ủy thác, chỉ liên hệ chứ không chiếm hữu hàng hóa và không chịu
trách nhiệm khi khách hàng không chịu thực hiện hợp đồng.
Quan hệ người ủy thác và môi giới dựa trên việc ủy thác từng lần một chứ không
hợp đồng lâu dài.
3. Thuận lợi và khó khăn của giao dịch qua trung gian:
Người trung gian am hiểu thị trường, các pháp luật, tập quán buôn bán, thủ tục mua
bán tại địa phương nên tiết kiệm được thì gian, tranh được rũi ro.
Ngưởi Uy thác không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, giảm được các chi phí
trung gian nhờ hệ thống có sẳn của trung gian.
Nhược điểm là công ty không có được sự liên hệ trực tiếp với khách hàng, với thị
trường nên phản ứng chậm trước cạnh tranh . Vốn thường bị chiếm dụng, lợi nhuận bị
san sẻ, bị yêu sách khi các nhà đại lý, trung gian bán được hàng.
III. BUÔN BÁN ĐỐI LƯU : (COUNTER - TRADE)
Là hình thức kết hợp xuất nhập với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người
mua, việc buôn bán ở đây không nhằm thu ngoại tệ mà để thu về một hàng hóa tương
đương. Các hình thức chủ yếu:
1. Hàng đổi hàng: (barter)
Mua bán và trao đổi những hàng hóa tương đương, giao hàng cùng lúc hoặc trong
một thời gian gần nhau nào đó. Có thể có hai hay ba bên tham gia.
2. Trao đổi bù trừ: (compensation)
Mua bán và trao đổi hàng hóa trên cơ sở ghi giá trị hàng giao, đến cuối kỳ hạn, hai
bên so sánh bù trừ, khoản chênh lệch còn lại sẽ được bên dư nợ sử dụng theo ý của chủ
nợ .
IV. GIA CÔNG QUỐC TẾ.
1. Khái niệm về gia công:
Định nghĩa 1:
Gia công hàng hoá là một là một phương thức sản xuất hàng hoá, trong đó người
đặt gia công sẽ cung cấp nguyên phụ liệu( NPL), có khi cả máy móc thiết bị (MMTB),
bán thành phẩm(BTP) và nhận lại sản phẩm hoàn chỉnh. Người nhận gia công tự tổ chức
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.4
quá trình sản xuất, làm ra sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu cuả khách hàng đặt sau đó giao
toàn bộ cho người đặt gia công và nhận tiền gia công.
Trả tiền gia công. Trả sản phẩm hoàn chỉnh.
Định nghiã 2:
Gia công hàng hoá là phương thức tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu cuả
người đặt gia công. Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất theo mẫu và bán
những sản phẩm làm ra cho người đặt gia công hoặc người nào đó mà người đặt gia
công chỉ định theo giá cả hai bên thoả thuận.
Trả tiền gia công Trả sản phẩm hoàn chỉnh
Nội dung gia công gồm sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp rắp, phân
loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia
công. Bên đặt gia công phải chiu trách nhiệm về tính hợp pháp của quyền sở hữu công
nghiệp đối với hàng hóa gia công. Bên đặt gia công có quyền kiểm tra, giám sát việc gia
công tại nơi nhận gia công theo thỏa thuận giữa các bên.
Việc gia công trong thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng bằng văn bản
giữa các bên, nội dung hợp đồng gia công trong thương mại, quyền và nghĩa vụ của bên
Bên đặt gia công Đơn hàng mẫu.
MMTB,NPL,BTP.
Bên nhận gia
công
Tổ chức quá trình
sản xuất
Bên đặt gia công
Đơn đặt hàng
Hàng mẫu
Bên nhận gia công Tổ chức sản xuất
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.5
nhận gia công và bên đặt gia công được áp dụng theo các qui định về hợp đồng gia công
theo luật pháp qui định
Việc nhậpkhẩu máy móc trang thiết bi, nguyên phụ liệu để gia công cũng như việc
xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh sau khi gia công phải tuân thủ các quy định cuả pháp
luật về xuất nhập khẩu.
2. Phân loại :
Dưạ trên các tiêu thức sau mà người ta phân loại gia công hàng xuất khẩu:
a. Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm:
Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công nguyên liệu
hoặc bán thành phẩm cho bên gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi sản
phẩm hoàn chỉnh và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo
quyền và sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.
Hình thức mua đứt bán đoạn: Dưạ trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với
nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời
gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phaẩm. Trong trường hợp này, quyền sở hữu
nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.
Hình thức kết hợp: Trong đó bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu chính, còn
bên nhận gia công sẽ cung cấp những nguyên liệu phụ.
b. Theo giá cả gia công có:
Hợp đồng thực chi thực thanh: trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên
đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế cuả mình với tiền công gia công.
Hợp đồng khoán: ở hợp đồng này người ta xác định định mức cho mỗi sản
phẩm gồm: chi phí định mức và thù lao định mức. Hai bên sẽ thanh taón với nhau theo
giá định mức đó dù chi phí thực tế cuả bên nhận gia công là bao nhiêu chăng nưã.
c. Theo mức độ cung cấp nguyên liệu, phụ liệu:
Bên gia công nhận toàn bộ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm: trong trường
hợp này bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu . Trong mỗi lô hàng đều có
bảng định mức nguyên phụ liệu chi tiết cho từng loại sản phẩm mà hai bên đã thoả thuận
và đuợc các cấp quản lý xét duyệt. Người nhận gia công chỉ có việc tổ chức sản xuất
theo đúng mẫu cuả khách và giao lại sản phẩm cho khách hàng đặt gia công hay giao
cho người thứ ba theo sự chỉ định cuả khách.
Bên gia công chỉ nhận nguyên liệu chính theo định mức và phụ liệu thì tự
khai thác theo đúng yêu cầu cuả khách.
Bên gia công không nhận bất cứ nguyên phụ liệu nào cuả khách mà chỉ nhận
ngoại tệ rồi dùng nó để mua nguyên liệu theo yêu cầu.
d. Theo hình thức tổ chức quy trình công nghệ gia công có:
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.6
Gia công chế biến sản phẩm.
Gia công lắp ráp, tháo dỡ, phá dỡ
Gia công tái chế.
Gia công chọn lọc, phân loại, làm sạch, làm mới.
Gia công đóng gói, kẻ ký mã hiệu.
Gia công, pha chế...
VI. HÌNH THỨC TÁI XUẤT KHẨU
Là xuất khẩu trở lại sang các nước khác những hàng hóa đã mua ở nước ngoài
nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất .
Có hai hình thức chính:
1. Kinh doanh chuyển khẩu :
Mua hàng của một nước rồi đem bán cho một nước thứ ba mà không làm thủ tục
nhập khầu và xuất khầu vào / ra Việt nam. ( có thể chuyển đến chuyển đến Việt Nam
nhưng không làm thủ tục hoặc vào kho ngoại quan rồi xuất khẩu đi luôn).
Doanh nghiệp Việt Nam được kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu là doanh
nghiệp đã có giấy phép đăng ký kinh doanh & giấy phép đăng ký mã số doanh nghiệp
xuất nhập khẩu và được Bộ Thương mại cho phép kinh doanh theo hình thức này.
Cơ sở pháp lý của hình thức chuyển khẩu là hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua
hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu) và hợp đồng bán
hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước nhập khẩu).
2. Kinh doanh tạm nhập tái xuất:
Mua hàng hóa của một nước rồi bán sang nước thứ ba, có đem hàng hóa về Việt
Nam , có làm thủ tục nhập, thủ tục xuất nhưng không qua gia công chế biến.
Việc gia công cho nước ngoài không phải là tạm nhập tái xuất . Các hình thức như
hội chợ, triển lãm, để sửa chữa máy móc phương tiện theo hợp đồng hợp tác đầu tư, liên
doanh đều không được xem kinh doanh theo hình thức tạm nhập để tái xuất.
Cơ sở pháp lý của hình thức tạm nhập để tái xuất khẩu là hai hợp đồng riêng biệt:
hợp đồng mua hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu)
và hợp đồng mua bán hàng (do doanh nghiệp Việt Nam ký với nước nhập khẩu). Hợp
đồng mua hàng có thể ký hoặc sau hợp đồng bán hàng, tùy theo điều kiện cụ thể do
doanh nghiệp tự quyết định.
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.7
VII. HÌNH THỨC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ :
Đấu thầu quốc tế là phương thức thường gặp trong buôn bán quốc tế, thường được
dùng trong giao dịch mua bán máy móc thiết bị, công nghệ, các công trình xây dựng lớn.
a. Đấu thầu quốc tế còn được phân làm gọi thầu và đấu thầu :
Gọi thầu (Invitation to Tender) là chỉ người gọi thầu (bên mua) đưa ra công bố gọi
thầu hoặc phiếu gọi thầu trong thời gian và địa điểm quy định, đưa ra số lượng, điều
kiện mua bán liên quan cho bên bán biết.
Ðấu thầu (Submission to Tender) l chỉ người đấu thầu (bên bán) đáp ứng lời mời
của người gọi thầu, căn cứ vào các quy định của người gọi thầu, gửi báo giá cho người
gọi thầu trong thời gian đấu thầu quy định. Ðấu thầu và Gọi thầu là hai mặt của một
phương thức buôn bán.
b. Về hình thức đấu thầu quốc tế có công khai, hạn chế hoặc đàm phán chỉ
định.
Đấu thầu công khai: hoạt động gọi thầu được tiến hành dưới sự giám sát công cộng
tức là người gọi thầu phải đưa ra thông báo gọi thầu công khai, các đối tượng đều được
tham gia đấu thầu nếu muốn. Gọi thầu công khai là một kiểu gọi thầu không hạn định.
Đấu thầu hạn chế: hoạt động gọi thầu thông qua việc tiến hành mời các đấu thầu
dựa vào quan hệ nghiệp vụ, các nguồn thông tin, sau khi thẩm định lại tư cách sẽ tiến
hành đấu thầu.
Đấu thầu đàm phán: là kiểu gọi thầu không qua công khai, không có tính cạnh tranh.
Người gọi hầu chọn một vài khách hàng tiến hành đàm phán hợp đồng trực tiếp, ký kết
giao dịch.
VIII. HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian
và địa điểm nhất định, trong đó các công ty sản xuất kinh doanh trưng bày hàng hóa của
mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại, thông qua việc trưng bày
hàng hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc
tiêu thụ hàng hóa.
IX. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ:
Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ thông tin trên cơ sở hợp
đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận. Bên bán có nghĩa vụ chuyễn giao kiến
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.8
thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo.. kèm
theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền cho
bên bán để sử dụng công nghệ theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng .
Chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa đang trong thời hạn được pháp luật Việt nam
bảo hộ và được phép chuyển giao.
- Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công
nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, ti liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ
thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (được
chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu về công nghệ
chuyển giao (sau đây gọi tắt là thông tin kỹ thuật) có kèm hoặc không kèm theo máy
móc thiết bị.
- Chuyển giao các giải pháp hợp lý hoá sản xuất đổi mới công nghệ.
- Thực hiện cc hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để Bên nhận có
được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ với chất lượng được xác
định trong hợp đồng như: a.Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt
thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển
giao.b.Tư vấn quản lý cơng nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các
qui trình cơng nghệ được chuyển giao; c. Ðo tạo, huấn luyện, nng cao trình độ chuyên
môn và quản lý của cơng nhn, cn bộ kỹ thuật v cn bộ quản lý để nắm vững công nghệ
được chuyển giao.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số nội dung nêu
tại các phần trên.