Từ điển tiếng Việt(TĐTV) cho rằng “Nghệ thuật là danh từ, có hai nghĩa: “1.
Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để
phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng
hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu
tính sáng tạo. Nghệ thuật lãnh đạo”(84, tr. 654)
Với nghĩa 1, “Nghệ thuật” là thuật ngữ chỉ chung cho các loại hình nghệ
thuật, thuộc hình thái ý thức xã hội (thuộc lĩnh vực tinh thần, thượng tầng kiến trúc,
phân biệt với hình thái vật chất, hạ tầng cơ sở xã hội.). Nghệ thuật “đặc biệt” ở chỗ
“dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt
tư tưởng, tình cảm”. Đây là đặc trưng của nghệ thuật, phân biệt với các hình thái ý
thức xã hội khác cũng “ phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” nhưng
bằng công thức, triết lý, khẩu hiệu, mệnh lệnh. lạnh lùng, khô khan. Kiến trúc,
Điêu khắc, Hội hoạ, Văn học, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Múa v.v.
đều thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, bởi chúng giống nhau ở chỗ “dùng hình tượng
sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình
cảm”. Tuy nhiên Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ. phản ánh hiện thực và truyền đạt
tư tưởng, tình cảm sinh động, cụ thể và gợi cảm khác nhau, đó chính là đặc trưng
ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật.
115 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình nghệ thuật tạo hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng
Hóa Châu xưa.
Tranh làng Sình là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Đây là dòng tranh mộc
bản được sử dụng phổ biến ở cố đô Huế với mục đích cúng lễ. Nghề làm tranh ra
đời tại làng không biết từ bao giờ, và tranh làm ra chủ yếu là để phục vụ cho việc
thờ cúng của người dân khắp vùng. Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần đi yếu
tố truyền thống xưa. Các bản khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc mới
đã xa rời với yếu tố gốc và người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công nghiệp
thay cho các chất liệu màu truyền thống.
(Bản khắc để dập in một bức tranh làng Sình)
78
Tranh làng Sình khác với tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà
Nội) bởi chức năng duy nhất là phục vụ thờ cúng, cúng xong là đốt. Vì vậy, đến nay
chỉ còn những bản khắc gỗ là hiện vật quý giá còn lưu giữ được ở nhà ông Kỳ Hữu
Phước - một nghệ nhân làm tranh lâu năm ở làng Sình.
Cách in ấn và vẽ tranh
Hổ (Tranh làng Sình)
Tranh Sình có nhiều loại kích thước tùy thuộc vào khổ giấy dó. Giấy dó cổ
truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi (25x35), pha ba (25x23) hay
pha tư (25x17). Tranh khổ lớn khi in thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một
chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in.
Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra.
Với tranh khổ nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên. Bản in
đen phải chờ cho khô rồi mới đem tô màu.
Bản khắc của tranh được làm từ gỗ mít.
79
Nguyên liệu và cách tạo màu
Giấy in tranh là giấy mộc[cần dẫn nguồn] quét điệp, màu sắc trước đây được tạo từ
các sản phẩm tự nhiên như từ :thực vật, kim loại hay từ sò điệp... Một số loại màu
pha chế tự nhiên: màu vàng nhẹ (lá đung giã với búp hòe non), màu xanh dương
(hạt mồng tơi), màu vàng đỏ (hạt hòe), màu đỏ (nước lá bàng, đá son), màu đen (tro
rơm nếp hòa tan trong nước rồi lọc sạch, cô lại thành một thứ mực đen bóng). Màu
chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục. Mỗi
màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu
bằng da trâu tươi.
Sau này do nhiều nguyên nhân nên màu sắc được tạo nên từ phẩm hóa học.
Đề tài và nội dung tranh
Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng, có khoảng 50 đề tài tranh. Các
đề tài tranh chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa. Ngoài các đề tài về tín ngưỡng,
phục vụ thờ cúng còn có tranh Tố Nữ [cần dẫn nguồn], tranh tả cảnh sinh hoạt xã hội...
Tranh phục vụ tín ngưỡng có thể chia làm ba loại:
- Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh tượng bà, thường vẽ một người phụ nữ xiêm
y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại:
tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ
quanh năm. Tranh con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà; ảnh
phền vẽ bé trai bé gái.
Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp (có lẽ là tranh
vẽ Táo quân).
- Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông,
áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình.. thường là tranh cỡ nhỏ.
- Tranh súc vật (gia súc, voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết.
Tất cả các loại tranh này sẽ được đốt sau khi cúng xong.
80
1.5.4. Tranh Kim Hoàng
Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá
mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài
Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh
Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng. Thế kỷ 19, tranh
Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915,
khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị
cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa. Ngày
nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam.
Tranh của làng Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một
số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại
biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc
thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống.
Chính vì thế nó tạo cho dòng tranh này những giá trị riêng.
Đề tài và nội dung tranh:
Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ. Đó là những gì
quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người nông dân như trâu, bò, gà,
lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo. Ngoài ra, tranh Kim
Hoàng có một điểm đặc biệt mà các dòng tranh dân gian khác không có. Đó là
những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và
hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh.
81
Cách in ấn và vẽ :
Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc
tươi như tranh Hàng Trống. Tranh Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh
Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều,
hoặc giấy vàng tầu. Trong tranh Đông Hồ, một bức tranh có rất nhiều bản khắc gỗ,
mỗi bản khắc tương ứng với một màu và một lượt in. Nhưng ở tranh Kim Hoàng,
các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự
do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có
một sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc. Đây
là điểm được ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng.
Màu sắc và cách tạo màu:
Tranh Kim Hoàng dùng mực tàu và các màu có nguồn gốc tự nhiên. Màu trắng
tạo từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm. Màu đỏ lấy
từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ hoa dành dành.
Lợn độc (Tranh Kim Hoàng)
82
Gà độc ( Tranh Kim Hoàng)
Hướng dẫn học chương 1:
1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về:
- Các khái niệm cơ bản của nghệ thuật tạo hình
- Ngôn ngữ tạo hình
- Các họa sĩ tiêu biểu của Việt Nam và Thế giới
- Tranh đân gian Việt Nam
2. Tập viết thu hoạch, trình bày, giới thiệu mỹ thuật:
- Bài tập 1: Viết một bài thu hoạch nhỏ về một vấn đề hiểu biết của mình
thuộc nội dung chương 1(Tự luận, viết tay ho ặc đ ánh m áy khoảng 1500 chữ, trên
giấy A4)
- Bài tập 2: Trình bày (thuyết trình) tóm tắt bài thu hoạch trên của mình trước
nhóm, lớp (khoảng 5 -10 phút)
83
Chương 2. MỘT SỐ CHẤT LIỆU MÀU
VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG
Màu là “ Chất dùng để tô thành các màu khi vẽ.” (TĐTV tr.592).
Nhiều tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp nói về chất liệu, vật liệu, kỹ thuật tạo
hình- trước hết là hội hoạ.
Ví dụ : cuốn “ Thực hành màu sắc và hội hoạ” ( Robert Duplos, NXBMT 1999 )
giới thiệu, hướng dẫn những điều căn bản bước đầu hội hoạ, trong đó có việc sử
dụng vật tư, hoạ cụ, cách pha màu để vẽ sơn dầu, phấn dầu, màu nước. Cuốn “ Màu
sắc và phương pháp vẽ màu” ( Đặng Duy Lẫm, Đặng Thị Bích Ngân, NXBVH - TT
, 2001 ) đã “ trình bày khái quát những đặc trưng, tính chất của màu sắc, các dạng
hoà sắc và hiệu quả thị giác của nó. Đặc biệt, sách đưa ra phương pháp vẽ màu
thông dụng nhất cho chất liệu bột màu, thuốc nước, sơn dầu, phấn màu”(tr5 )Có
nhiêù tài liệu giới thiệu chuyên về một chất liệu, bút pháp, kỹ thuật hội hoạ, như Kỹ
thuật vẽ sơn dầu, Kỹ thuật vẽ thuốc nước, kỹ thuật vẽ sơn mài, Bí quyết vẽ tranh
thuỷ mặc
Nhìn chung, chất liệu, phương tiện kỹ thuật vẽ gồm có: màu và vật liệu để vẽ
màu lên; bút vẽ, dao, bay... Màu vẽ tranh thông dụng là chì đen màu bột, màu nước,
phấn màu, sáp màu, chì màu, màu dầu. Vật liệu để vẽ màu là giấy, bìa, vải, lụa, gỗ
dánBút vẽ - còn được gọi là bút lông (cọ vẽ), thường làm bằng lông thú.
2.1. Chì đen
Chì đen (bút chì đen) là loại bút có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất
của nó hoặc tương tự, dùng để viết hoặc vẽ trên giấy hoặc gỗ
Đây là loại chất liệu dễ tìm, dễ sử dụng, dễ điều khiển nét vẽ và dễ tẩy xóa, giá
thành rẻ. Có nhiều loại: chì cứng HH, loại trung tính HB, loại mềm B(2B, 3B).
Trong hội họa, để dễ vẽ, ta thường dùng loại chì mềm, còn chì cứng dùng trong kĩ
thuật nhiều hơn.
84
Bút chì thường được sử dụng trong những bài tập hình họa(vẽ theo mẫu) đen
trắng. Bút chì được sử dụng cũng thường là loại chì mềm 2B, 3B, 4B, 5B, 6B. Về
lý thuyết, độ dẻo, độ mềm và đen của bút chì tăng dần theo số. Khi vẽ đậm nhạt, bút
chì không nên vót nhọn như bút viết mà nên để nguyên lõi chì. Tay cầm bút cũng
không nên cầm quá chặt. Càm bút chì trong lòng bàn tay, ngón trỏ và ngón giữ đỡ
lấy thân bút, ngón cái đè trên thân bút. Hoạt động chủ yếu là cổ tay và cánh tay. “Để
vẽ được nét đẹp, dài nét, mềm mại, khoáng đạt thì phải có cách cầm bút hợp lí là để
ngửa bàn tay, bút chì để dọc theo bề ngang của ba ngón tay, ngón tay cái đè lên bút
chì và cứ thế mà vẽ, đầu bút chì nằm ngang không dâm thẳng vào giấy, nét lướt qua
mặt giấy sẽ mềm mại mà lại vẽ được nét dài phóng khoáng, không rụt rè mà vẫn
chính xác” (Họa sĩ Phạm Viết Song).
Bút chì HB
85
Du kích Củ Chi, tranh bút chì của Huỳnh Phương Đông
2.2. Mực nho
Mực nho(còn gọi mực tàu) là chất màu cacbon đen pha trong chất keo lỏng hay
các dung môi gắn kết khác. Có thể tạo mực nho từ muội than của nhựa hoặc gỗ. Các
dạng gỗ khác nhau sẽ tạo ra các loại mực nho có sắc độ đen khác nhau. Mực nho
được sử dụng rộng rãi từ xưa tới nay, để viết, vẽ trên giấy, lụa Tranh vẽ bằng
mục nho còn được gọi là tranh thủy mặc.
86
Tranh mực nho của Tề Bạch Thạch
2.3. Than
Các loại cây khi đốt cháy thành than đều có thể dùng để vẽ. Than dùng để vẽ
hình họa trong các trường mỹ thuât thường là than cây dâm bụt, xoan, dâu (loại gỗ
mềm).
Than vẽ có thể sản xuất bằng công nghệ hoặc thủ công. Cắt các cành gỗ mềm
nói trên thành cành nhỏ bằng cây bút chì dài khoảng 10cm, buộc lại thành bó nhỏ,
bọc kín bằng đất sét, đem đốt chín. Than có độ xốp, tiện dụng. Khi cần tẩy xóa, có
thể búng nhẹ lên mặt giấy hoặc dùng ruột bánh mì tẩy. Bài vẽ than muốn giữ được
lâu phải phun một lớp keo dính để than khỏi rơi rụng.
87
2.4. Màu chì (Bút chì màu)
Chì màu có thân cứng, cũng giống như bút chì, chúng rất dễ vẽ. Chì màu cũng
phong phú màu. Dùng để theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh. Lõi chì màu là một thành
phần kém kết dính hơn bút chì đen và kém độ dai, độ bền hơn so với sáp màu. Vì
vậy, khi sử dụng cần lưu ý:
+ Gọt bút chì màu bằng dao gọt chì dễ gãy phần lõi chì ngay khi vừa vót xong.
Nếu dao gọt sắc thì xác suất hao hụt của chì màu ít hơn và ngược lại.
+ Cầm bút đúng độ nghiêng và tô đúng cách. Thông thường cầm chì màu phải
cầm như bút chì đen và tô lướt nhẹ nhàng. Muốn đậm thì trở đi trở lại nhiều lần ở
cùng một khu vực chứ không nên ấn mạnh tay.
+ Có thể vẽ chồng màu lên nhau như pha trộn màu bột hoặc đặt màu nọ gần
màu kia để tạo ảo giác pha trộn.
Bút chì màu
88
2.5. Màu sáp (Sáp màu)
Từ màu bột pha chế, trộn lẫn với chất sáp, tạo thành màu sáp. Màu sáp thường
ở dạng thỏi tròn. Có cả sáp dầu.
Sáp màu và sáp dầu cũng tương tự nhau, được sử dụng trong nhiều loại bài như
vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu. Một số lưu ý khi vẽ màu sáp:
+Cũng như bút chì, khi sử dụng loại chất liệu này không nên vót quá nhọn sẽ
dễ gãy và gây khó khăn trong việc tô màu.
+ Nên vẽ lên mặt rám của giấy, kê lên bìa cứng hoặc gỗ có mặt ráp để màu sáp
dễ bắt vào giấy.
+ Sáp màu cũng như bột màu, ta tô thuần một màu ở các mảng hình hoặc có thể
pha màu hoặc chồng màu để tạo màu mới theo ý muốn.
+ Nhiều loại sáp màu kém chất lượng tạo ra nhiều mạt, các mạt này không
bám hết vào giấy mà rời bên ngoài, dễ làm bẩn tay và làm lem nhem bài vẽ
Sáp màu
89
2.6. Màu dạ (Bút dạ)
Bút dạ có nhiều loại: loại nhỏ như bút chì, loại lớn ngòi to tròn hay dẹt. Ruột
bút dạ làm bằng xốp để dẫn mực. Mực bút dạ có nhiều màu. Bút dạ thường dùng để
vẽ trang trí, vẽ tranh và kẻ chữ rất thuận tiện.
2.7. Màu phấn (Phấn màu)
Là những thỏi bột màu từ 12 – 14 màu hoặc nhiều hơn nữa. Khác với sáp và
chì màu, phấn màu là dạng bột ép thành thỏi, ít keo nên vẽ xong thường phun chất
keo dính. Phấn màu dùng dễ như than, bút chì, có thể vẽ nhẹ nhàng và pha màu
ngay trên bài vẽ.
Chân dung, phấn màu của Bùi Xuân Phái
2.8. Màu nước (Thuốc nước)
Màu nước cũng được chế xuất từ bột màu nghiền kỹ, pha môi có chất kết dính,
có thể đóng thành tuýp, thành viên, hoặc thành thỏi. Màu nước thường vẽ trên giấy,
trên lụa tơ tằm. Khi vẽ thường dùng bút lông mềm, pha loãng vừa phải với nước đủ
để màu loang nhẹ. Màu nước thường vẽ mỏng, các mảng màu tan trong nhau không
có ranh giới rõ ràng.. Vẽ màu nước trên lụa gọi là tranh lụa.
90
Màu nước được sử dụng trong những bài vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh.
Màu nước có tính chất nhẹ, trong trẻo. Một số lưu ý khi vẽ màu nước:
+ Nếu vẽ màu dày quá hoặc di đi di lại nhiều lần sẽ làm mất độ trong của màu
nước.
+ Nên pha màu với nước sạch trên bảng pha màu, dùng bút lông lấy lượng màu
vừa đủ lướt lên mảng hình.
+ Muốn tăng độ đậm nhạt thì chờ màu trên mảng màu đó gần khô rồi vẽ chồng
tiếp lên lớp màu nữa.
+ Nếu vẽ màu đặc quá, khi khô màu sẽ đục và bẩn.
+ Nếu chồng màu khi màu còn ướt, màu dễ bị loang, bẩn.
+ Nếu pha nhiều màu với nhau, màu dễ bị xỉn, khô cứng.
2.9. Màu bột (Bột màu)
Màu ở dạng bột, khi vẽ phải dùng nước và keo làm dung dịch, khi ướt màu đậm
hơn, khi khô màu nhạt hơn. Quá trình gia công của chất liệu và kĩ thuật tương đối
đơn giản, không bị gò bó. Nét màu được tự do, phóng túng, có thể vờn nhẹ. Ranh
giới giữa các mảng khá rõ ràng. Màu bột có thể vẽ trên giấy, vải, gỗ, tường. Tranh
màu bột là một chất liệu tiện dụng và có đặc trưng riêng. Một số tác phẩm bột màu
được kể đến như: “Đền voi phúc” của họa sĩ Văn Giáo, “Du kích tập bắn” của
Nguyễn Đỗ Cung, “Ao làng” của Phạm Thị Hà, “Góc sân”, “Mướp vàng” của Phạm
Viết Hồng Lam,..
Du kích tập bắn, tranh màu bột của Nguyễn Đỗ Cung
91
2.10. Màu dầu (Sơn dầu)
Người Phương Tây biết đến sơn dầu từ rất sớm (thế kỉ XV) và nó đã trở thành
một chất liệu đặc biệt quan trọng và hấp dẫn các họa sĩ châu Âu. Sơn dầu du nhập
vào Việt Nam từ khi người Pháp mở trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương 1925.
Sơn dầu là một loại họa phẩm thường được làm dưới dạng bột khô, nghiền kỹ
với dầu lanh (cây gai) hay dầu cù túc. Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến
thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu
bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa
học (theo
Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp
sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt). Cũng có lúc người ta dùng từ "màu
dầu" thay cho từ "sơn dầu" khi chỉ chất liệu tác phẩm.
Sơn dầu là một chất liệu rất tiện trong lĩnh vực sáng tác tạo hình. Đây cũng là
một chất liệu có khả năng diễn tả được con người cũng như muôn vẽ với tất cả các
sắc màu tinh tế nhất bởi nó có thể chất óng mượt, đặc quyện, nhưng lại có chất
trong, có chiều sâu. Nó rất tiện dụng cho họa sĩ thực hiện ý định, cảm xúc của mình
và tác phẩm.
Sơn dầu có một ưu thế nổi bật nhất là khả năng tả chất mạnh mẽ. Cho nên dùng
chất liệu này để vẽ trực tiếp, diễn tả trực tiếp trước đối tượng thì khó có thể có chất
liệu nào so sánh kịp. Dưới bàn tay của họa sĩ tài năng thì các đồ vật cỏ cây như sờ
thấy được, quả nho như mọng nước, hoa có mùi hương hoặc cảm giác mềm mại.
Quá trình thể hiện và kĩ thuật sử dụng chất liệu này không bị gò bó. Nét màu có
thể tự do phóng túng, có thể vẽ dày hay mỏng, đậm hay nhạt, mạnh mẽ hay vờn nhẹ,
nét bút. Màu sắc từ khi vẽ đến khi hoàn thành vẫn không thay đổi
Nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng của các họa sĩ như “Thiếu nữa bên hoa huệ”,
“Thuyền trên sông Hương” của họa sĩ Tô Ngọc Vân, “Em Thuý” của Trần Văn Cẩn,
“Đồi cọ” của Lương Xuân Nhị, “Giặc đốt làng tôi” của Nguyễn Sáng.
92
Hai thiếu nữ, Tranh màu dầu của Dương Bích Liên.
2.11. Sơn mài
Là chất liệu có từ lâu đời của Việt Nam, từ thời Lý (thế kỉ XI) hoặc có thể sớm
hơn. Xưa kia sơn mài chỉ dùng trong trang trí mỹ nghệ, chủ yếu nó được dùng hàng
ngày như mâm, hương án, hoành phi câu đối, lọ cắm hoa, tủ. Sơn mài từ các màu
sơn non, đen (then), dát vàng, dát bạc, gắn khảm trai, xà cừ, và phủ lên lớp dầu
bóng để làm tăng thêm vẽ đẹp và độ bền.
Từ sau 1920, từ một chất liệu trang trí mỹ nghệ, sơn mài trở thành một chất liệu
tạo hình độc đáo ở nước ta. Nó đã được phát triển thành kĩ thuật hội họa, mở ra cho
các họa sĩ khả năng rộng lớn trong sáng tác của mình, là một trong những phương
tiện nghệ thuật của nền hội họa Việt Nam hiện đại. Đi đầu và thành công trong sử
dụng sơn mài vào hội họa là Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993), Tô Ngọc Vân (1906 –
1954)
Chất sơn dùng để vẽ tranh sơn mài được lấy từ nhựa cây sơn. Đấy là “sơn
sống”, phải qua chế biến mới thành “sơn chín” phải đánh sơn cho bay hết nước để
còn lại chất dầu. Muốn có sơn đen, phải đánh sơn trong chậu gang. Trong quá trình
đánh sơn có thể cho vào một ít nhựa thông để sơn bóng hơn và dễ mài (theo Trần
Tiểu Lâm, Mĩ Thuật học, tr.23).
93
Chiều hôm những ánh vàng, Tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí
2.1.2. Bút vẽ màu
Khi vẽ màu bột, màu nước, sơn dầuthường phải dùng bút (bút vẽ còn được
gọi là cọ vẽ). Bút vẽ thông dụng là bút lông.
Bút lông (mao bút) là loại bút đầu có tuýp lông dạng tròn, dẹt, nhọn... cán dài
nhiều cỡ. Người Trung Hoa cho rằng, bút lông cùng với giấy, mực tàu, nghiên là
văn phòng tứ bảo, nghĩa là bốn món đồ quí của chốn làm văn, trung gian chuyên
chở ngôn ngữ, ý nghĩa và nghệ thuật.
Bút có cấu tạo đơn giản gồm cán bút để cầm viết; lông để hút mực và chuyển
mực lên giấy. Theo thời gian cây bút lông có thay đổi về vật liệu chế tạo với mục
đích làm sao chữ viết được tinh xảo hơn và lông gắn vào quản bút cho chắc chắn,
khéo léo hơn. Ngoài trúc, người ta còn dùng các loại vật liệu khác như gỗ, ngà, ngọc
94
và cả kim loại như đồng, sắt, vàng, bạc để làm quản bút. Lông butr có thể là lông
thỏ, lông chồn, đuôi ngựa
Bút lông có đặc điểm nét vẽ đậm, mực thấm nhanh vào giấy vẽ. Đối với loại
giấy in mỏng, màu bút lông dễ dàng hiện rõ sang cả mặt sau của giấy. Trong cùng
một bài vẽ, nếu sử dụng kết hợp với chất liệu khác như chì, chì màu, sáp màu, sáp
dầu,..bút lông dễ dàng bật màu lên hơn các màu khác. Vì đặc điểm này, bút lông
thường được sử dụng khi viền nét.
Khi sử dụng loại bút lông để viền nét cần viền đều tay, rõ nét nhưng không nên
đè bút quá mạnh.
Các loại màu vẽ khác nhau
Hướng dẫn học chương 2:
1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về:
- Màu và các chất liệu khác của nghệ thuật tạo hình
- Vai trò của màu sắc trong cuộc sống và trong nghệ thuật tạo hình
2. Tập nhận biết màu sắc và pha màu:
- Bài 1: Tự nhận biết, gọi đúng tên các màu có trong hộp màu.
- Bài 2: Thể hiện hiểu biết của mình về: màu cầu vồng, màu gốc, màu bổ túc,
màu nóng lạnh(bằng hình vẽ, tô màu (có ghi chú, vẽ trên khổ giấy A3)
95
Chương 3. LUẬT XA GẦN VÀ GIẢI PHẪU TẠO HÌNH
3.1. Luật xa gần
3.1.1 Khái niệm
Luật xa gần(LXG) là một môn khoa học giới thiệu phương pháp vẽ sự vật, đối
tượng trên mặt phẳng hai chiều cho giống như chúng tồn tại trong không gian thực
ba chiều. Luật là đúng, phải theo. Nắm phương pháp vẽ xa gần trên mặt phẳng cũng
tức là nắm luật. LXG còn có tên gọi khác như Luật viễn cận, Luật thấu thị, Luật
phối cảnh, Phép phối cảnh...LXG được các hoạ sĩ thời Phục hưng tìm ra, từ thực
tiễn sáng tác và được đúc kết thành lý thuyết khoa học. LXG là một trong những
môn cơ sở của ngành Mỹ thuật, Kiến trúc, Xây dựng. Kiến thức, kỹ năng LXG cần
thiết cho việc hình thành kiến thức, kỹ năng Hình hoạ (Vẽ theo mẫu), Hội hoạ (Vẽ
tranh)...LXG giúp vẽ hình hoạ, vẽ tranh theo phối cảnh thấu thị.
3.1.2. Nội dung cơ bản của Luật xa gần
Có thể tóm lược LXG về ba nội dung cơ bản sau:
a. Tất cả các đường thẳng song song chạy về phía trước (phía đường tầm mắt)
đều gặp nhau tại một điểm.
b.Tất cả các đường thẳng song song bằng nhau và cùng vuông góc với mặt đất,
chúng vẫn luôn song song, nhưng càng gần đường tầm mắt thì chúng càng ngắn lại,
và chúng sẽ mất hút trên đường tầm mắt.
c.Tất cả các đường thẳng song song bằng nhau, cùng song song với đường tầm
mắt, chúng vẫn luôn song song, nhưng càng gần đường tầm mắt thì chúng càng
ngắn lại, và chúng sẽ mất hút trên đường tầm mắt.
3.1.3. Một số đường điểm cơ bản của Luật xa gần
Hiểu và vận dụng LXG cũng có nghĩa là hiểu và vận dụng được các đường
điểm cơ bản của luật. LXG nêu ra nhiều đường, điểm để vận dụng, trong đó quan
trọng nhất là đường tầm mắt và điểm tụ.
a. Đường tầm mắt (TM cũng gọi là đường chân trời).
96
Đường tầm mắt là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân
chia mặt đất (hay mặt nước) với bầu trời, nên cũng gọi là đường chân trời.
Đường tầm mắt có thể thay đổi cao hay thấp tuỳ thuộc vào vị trí của người nhìn.
b. Điểm tụ
Là điểm gặp gỡ của các đường thẳng song song chạy về phía đường tầm mắt.
Có:
- Điểm tụ chính (ký hiệu: P): là nơi gặp nhau của các đường thẳng song song
với mặt đất và cùng vuông góc với đường tầm mắt.
- Điểm tụ riêng (ký hiệu: P1, P2,): là nơi gặp nhau của các đường thẳng song
song với mặt đất nhưng không vuông góc với đường tầm mắt, hoặc các đường thẳng
song song không song song với mặt đất và cũng không vuông góc với đường tầm
mắt. P1, P2, có thể là bên trái, bên phải điểm tụ chính P, hoặc phía trên, phía dưới
đường tầm mắt (trên trời hoặc trong lòng đất).
3.1.4. Ứng dụng Luật xa gần
Luật xa gần được ứng dụng trong thiết kế kiến trúc, xây dựng
Luật xa gần được vận dụng trong việc dạy học Hình họa ở các trường mỹ thuật
chuyên nghiệp. Bài học vẽ hình họa đầu tiên là bài vẽ mẫu khối cơ bản. Và khối lập
phương là một trong những khối cơ bản điển hình.
Khối lập phương gồm có 6 mặt là hình vuông, 12 cạnh bằng nhau, trong đó có
ba nhóm các cạnh, mỗi nhóm gồm 4 cạnh song song cùng chiều hướng, khối hộp
dùng để minh họa đầy đủ cho ba nội dung cơ bản của Luật xa gần. Ví dụ:
Các cặp cạnh của khối lập phương song song với mặt đất hướng về phía trước
(chiều sâu), càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại ở một điểm
Các cặp cạnh của khối lập phương song song với mặt đất hướng về phía trước
(chiều sâu), nếu vuông góc với đường tầm mắt thì càng xa càng thu hẹp và cuối
cùng gặp nhau tại P...
Các cặp cạnh của khối lập phương song song và cùng vuông góc với mặt đất,
khi vẽ, cạnh nào gần đường tầm mắt hơn, chắc chắn cạnh đó phải vẽ ngắn hơn
Các cạnh song song ở dưới thì chạy lên đường TM, các đường ở trên thì chạy
xuống đường TM.
97
Tóm lại, nắm được LXG, ta vẽ được các dạng khối hình học (cao hơn, ngang,
thấp hơn đường tầm mắt; chính diện, bên trái, bên phải điểm tụ chính),vẽ (thiết
kế) được các đồ vật, nhà cửavà vẽ (sáng tác) tranh theo phối cảnh xa gần.
98
99
Tranh tường và phối cảnh tranh tường
“Bữa ăn cuối cùng của chúa Giê-xu với tông đồ” của Leonard de Vinci
100
Xem thêm tài liệu, giáo trình riêng cho nội dung này, như :
- Trần Tiểu Lâm, Đặng Xuân Cường – Luật xa gần và Giải phẫu tạo hình (Giáo
trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) – NXB Giáo dục, 1998.
- Phạm Công Thành, Luật xa gần, NXB VH – TT, 2005.
3.2. Giải phẫu tạo hình
3.2.1 Khái niệm.
Giải phẫu tạo hình (GPTH) là cấu trúc cơ thể người nhìn từ góc độ tạo hình.
Nói cách khác, GPTH là môn học về cấu trúc hình thể người, mục đích là để tạo
hình người cho đúng. GPTH cũng được bắt đầu từ các hoạ sĩ bậc thầy thời Phục
hưng: họ đã tìm hiểu, nghiên cứu tỉ lệ cơ thể, cơ, xương người để vẽ và nặn tượng
người cho đúng, cho giống.
Kiến thức và kỹ năng Giải phẫu tạo hình hỗ trợ thiết thực cho việc học hình
họa nói riêng và sáng tác mỹ thuật nói chung.
Tham khảo tài liệu, giáo trình cho nội dung này, như :
- Đinh Tiến Hiếu, Giải phẫu tạo hình (Giáo trình đào tạo giáo viên hệ Cao
đẳng sư phạm), NXB ĐHSP, 2004.
- Trần Tiểu Lâm, Đặng Xuân Cường – Luật xa gần và Giải phẫu tạo hình
(Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) – NXB Giáo dục, 1998.
- Lê Thanh Lộc (Biên soạn), Giải phẫu học (Hình hoạ căn bản tập12),
NXBVH – TT, 2003.
- Lương Xuân Nhị, Giải phẫu tạo hình, NXBMT, 1999.
101
3.2.2 Một số hình nghiên cứu về cơ thể người
- Tỉ lệ cơ thể người (giới tính, lứa tuổi) lấy đầu làm đơn vị đo
102
103
104
105
- So sánh đặc điểm ngoại hình nam, nữ
- Thể tích và trọng tâm vận động
106
Tai, mắt, mũi ở các góc nhìn khác nhau
107
108
109
110
111
112
113
114
115
Hướng dẫn học chương 3:
1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu sâu thêm về:
- Các nội dung cơ bản của Luật xa gần và Giải phẫu tạo hình
- Vai trò của luật xa gần, giải phẫu tạo hình trong học tập và sáng tác mỹ thuật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0016_p1_3166.pdf