Nội Dung:
Các khái niệm, định nghĩa về mạng máy tính
Các chuẩn và mô hình OSI.
Các mô hình kiến trúc mạng máy tinh
Các thiết bị phần cứng của mạng máy tính
IP Address và subnet Mask
Các Hệ Điều Hành mạng (NOS)
Triển khai mạng LAN
Triển khai và quản trị Printer Server
Cấu hình Modem ADSL
Triển khai mạng không dây (WLAN
72 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình môn Mạng căn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng gói dữ liệu trên mạng (Encapsulation) ở Việt Nam đều sử dụng PPPoE LLC.
Bước 2: Cấu hình VPI – VCI: cặp số này do nhà cung cấp dịch vụ cấp, ở TP.HCM VPI – VCI của các nhà cung cấp là:
Hình C6.14: Bảng thông số VPI/VCI
Bước 3: Cấu hình DNS: đây là địa chỉ IP của DNS Server của nhà cung cấp dịch vụ
Hình C6.15: Bảng địa chỉ DNS của các nhà cung cấp.
Bước 4: cấu hình Username và Password dùng để truy cập Internet. Chú ý: Username và Password này do nhà cung cấp dịch vụ ADSL cấp, nó khác với Username và Password để truy cập cấu hình thiết bị.
Bước 5: Save and reboot
Dưới đây là các hình ảnh của quá trình cấu hính thiết bị.
Hình C6.16: Cấu hình VPI – VCI, Connection Type (Encapsulation) và Username - Password
Hình C6.17: Cấu hình địa chỉ DNS Server của nhà cung cấp dịch vụ
Ghi chú:
Để nâng cao khả năng bảo mật ta có thể cấu hình chỉnh sửa lại Password để chỉnh sửa cấu hình Modem. Mặt khác còn có thể cấu hình lại dịch vụ
Trên Modem còn có một số dịch vụ khác như Port Forwarding, NAT, Virtual Server các anh chị có thể tìm các tài liệu liên quan trên mạng hoặc trong nhà sách đê nghiên cứu thêm.
Nếu muốn cấu hình lại Modem ADSL mà quên mất Password để truy cập vào trang cấu hình Modem (đã đổi Password của nhà cung cấp), có thể ấn nút Reset phía sau máy và chời khoảng 30 giây, lúc đó Modem ADSL trở về như lúc mới mua. Có thể quan sát hình dưới đây:
Hình C6.18: Reset modem
6.5. Giới thiệu về Modem Cable (dùng cho truyền hình cáp).
Hình C6.19: Mô hình ADSL - truyền hình cáp
Truyền hình Cable sử dụng dạng Cable tương tự như cáp đồng trục, nó có chuẩn là RG-59. Modem Cable bao gồm ít nhất một cổng giao tiếp RG-59 và một cổng giao tiếp với máy tính là RJ45. Truyền hình Cable sử dụng dãy tần số từ 50MHz – 860MHz.
Truyền hình Cable cũng có thể vừa xem TV vừa sử dụng Internet và nguyên tắc hoạt động cũng tương tự như của Modem ADSL đó là tận dụng những “kênh” (channel) không sử dụng (do chúng ta chỉ sử dụng 1 kênh để xem TV, những kênh còn lại bỏ trống) để kết nối với Internet.
Việc cấu hình Modem Cable đối với người sử dụng (End-user) là quá phức tạp, do đó các file cấu hình Modem Cable được các nhà cung cấp cấu hình sẵn và đặt trên Server của mình. Mỗi khi Modem Cable hoạt động sẻ tự động download các file cấu hình và sử dụng những cấu hình đó để kết nối với Internet. File cấu hình này bao gồm các thông số như tốc độ download, upload (gói dịch vụ Internet chọn lựa khi đăng ký), các thông số cấu hình cao cấp như QoS, các tần số các kênh phát sóng Do đó khi sử dụng Modem Cable đôi khi chúng ta có thể cắm điện và sử dụng như Hub/Switch.
{
BÀI 7: MẠNG KHÔNG DÂY (WIRELESS LAN)
Hình C7.1: Mô hình mạng không dây
Nội dung:
Giới thiệu mạng không dây (Wireless).
Ưu/Khuyết điểm của wireless
Các chuẩn của wireless
Các thành phần của wireless
Cấu hình mạng wireless
7.1. Giới thiệu về Wireless – mạng không dây
Hiện nay mạng Wireless đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, hàng loạt địa điểm truy cập Wireless miễn phí ở Việt Nam xuất hiện dưới dạng các quán café wi-fi, một số trường đại học và các công ty, xí nghiệp cũng sử dụng Wireless.
Vậy Wireless có những đặc điểm gì mà mọi người lại sử dụng rộng rãi đến như vậy? Wireless có ưu điểm gì nổi trội so với mạng có dây truyền thống? Chúng ta cùng nhau trao đổi để làm sáng tỏ những điều trên. Bây giời chúng ta bắt đầu:
Wireless có những ưu điểm nổi bật sau: không tốn kém chi phí cho việc sử dụng Cable để kết nối các máy tính lại với nhau. Tuy nhiên, vấn đề chi phí cho việc Cable chỉ thật sự nổi bật khi có chúng ta cần di chuyền toàn bộ hệ thống mạng từ nơi này sang nơi khác, lúc đó chúng ta không thể tận dụng các Cable đã sử dụng (đôi khi Cable được thiết kế âm tường). Chính vì thế, Wireless có ưu điểm là đỡ tốn chi phí cho Cable đồng thời có được sự cơ động cần thiết khi di chuyển.
Ưu điểm thứ hai của Wireless là với người dùng nhất là đối với những người hay ra ngoài công tác như bộ phận Sales của các công ty, nhân viên báo chí hoặc những người hay chuyển chỗ liên tục do tính chất công việc như những nhân viên lập trình theo nhóm, test các sản phẩm Wireless thật sự là người trợ thủ đắc lực của những người này trong vấn đề gửi các thông tin, sản phẩm về cho công ty công tác.
Wireless còn được sử dụng ở những nơi có tính chất tạm thời để làm việc hoặc ở những nơi mạng Cable truyền thống không thể thi công hoặc làm mất mỹ quan. Ta có thể ví dụ những nơi có tính chất mạng tạm thời ví dụ như ở sân bay, mọi người có thể truy cập Internet trước khi lên thủ tục, những khu vực mọi người thường xuyên di chuyển, những nơi Cable không thể thi công do vấn đề chi phí như việc trao đổi giữa bộ phận kiểm soát ở ngoài cảng với đất liền.
Bên cạnh những ưu điểm, Wireless cũng có những nhược điểm của riêng mình. Điểm nổi bật đầu tiên là tốc độ truyền tải chậm khoảng 54Mb (thông dụng hiện nay) so với 100Mb của mạng LAN truyền thống, độ ổn định không cao (sóng chập chờn) và cuối cùng đó là khả năng bảo mật của Wireless không cao.
Tóm lại: Wireless thường được sử dụng cho những nơi có tính chất di động, đa phần mang tính tạm thời.
Các khái niệm và thuật ngữ.
Wireless là mạng vô tuyến được truyền dẫn trong không gian thông qua các trạm thu/phát và tuân theo những qui tắt, qui ước nào đó.
Wireless – không dây – đối với mạng LAN thường được viết là WLAN, viết như vậy là do có nhiều kiểu dạng kết nối không dây và để phân biệt, hiện nay có một số dạng kết nối không dây như PC với các thiết bị không dây khác như máy in thông qua cổng hồng ngoại, các thiết bị di động kết nối với nhau thông qua Wi-fi Ở đây chúng ta thống nhất với nhau khi nói đến Wireless chúng ta hiểu là WLAN.
Wireless được tổ chức quốc tế công nhận và theo chuẩn 802.11. Trước khi chúng ta đi vào các chuẩn chúng ta xem xét qua một số thuật ngữ được dùng trong Wireless:
RF (Radio Frequence): Tần số sóng điện từ của Wireless
Channel: kênh
Spread Spectrum: trải phổ
SSID (Service Set Indentification): tên dùng để phát sóng và phân biệt với các thiết bị phát sóng khác.
Cell: vùng phủ sóng tách biệt không dây.
Noise: những tín hiệu làm nhiễu sóng khi truyền.
Roaming: kỹ thuật giữ kết nối với trung tâm.
7.3. Các dạng chuẩn của Wireless
Dạng chuẩn 802.11a: hoạt động trên tần số 5GHz, tốc độ truyền tải lên đến 54Mb nhưng không xuyên qua được vật cản, vùng phủ sóng từ 30 – 70 m. Hiện nay dạng chuẩn này rất ít được sử dụng.
Dạng chuẩn 802.11b: hoạt động trên tần số 2.4GHz, tốc độ truyền tải với tốc độ thấp hơn 802.11a đạt tốc độ là 11Mb, vùng phủ sóng từ 100 – 300m. Hai chuẩn 802.11a và 802.11b không tương thích với nhau.
Dạng chuẩn 802.11g: hoạt động trên tần số 2.4GHz, tốc độ truyền tải 54Mb, tương thích với chuẩn 802.11b. Dạng chuẩn 802.11g được dùng rất phổ biến hiện nay.
7.4. Các thành phần của Wireless
Đây là các thiết bị của Wireless đang được dùng phổ biến
7.4.1. Card mạng (Wireless Card)
Một số dạng Card Wireless sử dụng hiện nay như: card PCI, USB, PCMCIA
Hình C7.2: Card Wireless
7.4.2. Các dạng Access Point
Access Point phát sóng theo 1 hướng
Hình C7.3: Access Point phát sóng theo 1 hướng
Access Point phát sóng theo bán kính hình cầu
Hình C7.4: Access Point phát sóng theo hình cầu
7.5. Mô hình
7.5.1. Ad-hoc Topology: còn gọi là dạng Peer-to-Peer, mô hình này các máy tính kết nối trực tiếp với nhau, số máy tối đa theo lí thuyết là 9. Tuy nhiên trên thực tế rất ít khi sử dụng vì tốc độ tương đối chậm.
Yêu cầu thiết bị: máy vi tính (PC hay Laptop) và card wireless
Hình C7.5: Mô hình Ad-Hoc
Ghi chú: để sử dụng tính năng Ad-hoc phải khai báo trong Windows mới có thể sử dụng tính năng này, đồng thời Card Wireless phải hỗ trợ, có một số Card Wireless không hỗ trợ tính năng này.
7.5.2. Infrastructure Topology: là mô hình thông dụng hiện nay, nó bao gồm một Access Point đóng vai trò thu/phát tín hiệu, về nguyên tắc nó đóng vai trò tương tự như Hub trên mạng LAN truyền thống. Access Point là điểm tập trung nhận các tín hiệu sóng, đồng thời chuyển phát các tín hiệu sóng tới các máy cần nhận.
Yêu cầu thiết bị: Máy tính (PC hay Laptop), Access Point và card wireless
Hình C7.6: Mô hình Infrastructure
Mô hình trên thực tế sử dụng:
Hình C7.7: Mô hình trên thực tế sử dụng
Ghi chú: Internet Modem hiện nay thông thường là các Modem ADSL, tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã có dạng Modem ADSL tích hợp sẵn tính năng Wireless trên thiết bị, lúc đó mô hình chỉ còn Internet Modem.
7.6. Bảo Mật WLAN
Do vùng phủ sóng của Wireless là hình cầu và đôi khi vượt quá mức cho phép kết nối, do đó những người trong khu vực này đều có thể sử dụng được mạng Wireless. Chính vì những lí do đó, người dùng cá nhân và trong các công ty, xí nghiệp không muốn người khác sử dụng Wireless của mình để truy cập mạng đồng thời bảo mật những thông tin. Cách hạn chế người khác truy cập vào mạng của mình đó là bật tính năng bảo mật dùng các key để truy cập mạng.
Hầu hết các Wireless đều có tính năng bảo mật đơn giản này, và được cung cấp theo mô tả sau:
WEP Key 64bit – 128bit: hiện sử dụng phổ biến
WPA – PSK ( PRE – Share key)
WPA V2 ( RADIUS): hiện tại ở Việt Nam rất ít nơi sử dụng vì vấn đề chi phí và tính phức tạp.
Để nhận ra sự khác biệt giữa một mạng Wireless không bảo mật và Wireless có tính năng bảo mật là hình ảnh chiếc khóa bên cạnh như hình bên dưới và dòng chữ Security Enable.
Hình C7.8: Khác biệt giữa mạng bảo mật và không bảo mật
Ghi chú: FTP Telecom, linksys, LinksysMyNest, 802.11g-AP là những SSID dùng để phân biệt tên các Access Point phát sóng. 2 hình ảnh cuối cho biết hình thức bảo mật của Wireless là dạng WEP (LinksysMyNest) và dạng WPA (802.11g-AP)
Mô hình mạng Wireless với tính năng bảo mật:
Hình C7.9: Mô hình mạng với tính năng bảo mật
7.7. Cấu hình thiết bị Wireless:
Gắn Cable vào Wireless như mô tả trong hình sau:
Hình C7.10: Gắn cáp vào Wireless Access Point
Tùy vào từng thiết bị, nhà sản xuất mà việc cấu hình có khác nhau về mặt giao diện (thông thường cấu hình thông qua dạng Web). Tuy nhiên, tất cả đều có một số điểm chung để cấu hình Wireless.
Cấu hình Access Point
Tìm IP của Access Point và kết nối với Access Point để cấu hình (Tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo Wriless Access Point). Khi có được địa chỉ chúng ta mở trình duyệt Web và gõ địa chỉ vào (VD IP là: 192.168.1.1) và nhấn phím Enter
Hình C7.11: Internet Explorer
Một ô hộp thoại sẽ mở ra đòi hỏi phải nhập vào Username và Password (có thể tìm trong sách hướng dẫn khi mua Wireless Access Point để có Username và Password truy cập)
Hình C7.12: Nhập Username và Password
Lúc này, chúng ta đã vào tới trang Web cấu hình của Wireless Access Point. Tùy theo từng loại Wireless Access Point và Series mà giao diện cấu hình sẽ khác nhau.
Đặt tên cho SSID để phân biệt với các Wireless phát sóng khác
Cấu hình DHCP và địa chỉ trên truy cập cấu hình Access Point
Cấu hình các thiết lập hạn chế cho DHCP nếu có.
Hình C7.13: Cấu hình IP và DHCP
Một số Router cho phép hạn chế số lượng Users có thể truy cập vào Access Point để đảm bảo tốc độ truyền tải và khả năng đáp ứng của mạng. (Tính năng này một số thiết bị khác không có).
Với các máy Clients
Cài đặt Driver cho Card Wireless (nếu chưa cài đặt).
Mở tính năng Wireless bằng cách vào Network Connection | Chọn Card Wireless | Chọn Properties trong Card mạng Wireless. Một bảng tương tự như sau sẽ xuất hiện:
Hình 7.14: Properties card mạng
Chọn View Wireless Network để có được hình ảnh như hình tương tự như hình ảnh của phần bảo mật mạng, và chọn Wireless nào đó để kết nối (nhấn Connect ở phía dưới).
Cài đặt tính năng bảo mật WEP cho Access Point, thông thường tính năng này nằm trong phần Security và chỉ cần Enable tính năng WEP key. Sau đó nhập các Key để kiểm chứng khi kết nối với Wireless
Chọn tên SSID, và nhấn Connect; có thể phải nhập thêm sharekey nếu đó là kết nối có tính bảo mật. Cuối cùng biểu tượng kết nối sẽ có dạng tương tự như sau:
Hình C7.15: Biểu tượng kết nối xuất hiện
Một số điều cần quan tâm khi thiết lập mạng Wireless:
Khu vực phủ sóng của Wireless (xem hình C7.16 bên dưới để chọn lựa vị trí đặt thiết bị cho phù hợp)
Khả năng đi xuyên qua các vật cản và chất liệu của vật cản.
Tăng cường tính bảo mật (nên bật tính năng WEP và hạn chế Broadcast SSID ra ngoài).
Hình C7.16: Vị trí đặt Access Point
{
NHỮNG LỖI CƠ BẢN KHI THIẾT LẬP MẠNG
Sau khi thiết lập được một mạng tức là đã đánh địa chỉ IP cho từng máy, công việc tiếp theo là chia sẻ những tài nguyên trên mạng. Trong công việc này chúng ta thường gặp một số lỗi sau đây:
1. Hai máy tính không thể giao tiếp với nhau:
Sử dụng lệnh ping để kiểm tra hai máy tính có kết nối được với nhau và nhận được các thông báo trả về:
a. Request timed out (như trong hình)
Hình C8.1: Kiểm tra kết nối bằng lệnh Ping
Nguyên nhân đưa ra thông báo trên trong câu lệnh ping, đó là địa chỉ IP của máy tính (192.168.241.200) không có trên mạng hoặc máy đã tắt, cáp mạng gắn với máy bị lỏng hoặc không gắn. Cách khắc phục: kiểm tra lại để chắc rằng địa chỉ IP đó là hiện hữu trên mạng, kiểm tra lại dây cáp mạng.
Hình C8.2: Mô tả sau khi đã kiểm tra địa chỉ IP
Nếu trường hợp máy vẫn có trên mạng, dây cáp mạng vẫn hoạt động tốt ta nên tiến hành kiểm tra lại xem các máy có sử dụng Firewall hay không, đối với Windows XP SP2 phần Firewall thường mở sẵn trên máy. Cách khắc phục: tắt Firewall.
Vào Properties của Card mạng: chọn Tab Advanced
Chọn Setting và đặt Firewall ở chế độ Off
Hình C8.3: Turn Off Firewall
b. Destination host Unreachable:
Hình C8.4: Kiểm tra kết nối bằng lệnh Ping
Nguyên nhân đưa thông báo trên là do hai máy tính có địa chỉ IP có địa chỉ mạng (Network ID) khác nhau.
Cách khắc phục: đổi địa chỉ IP lại cho phù hợp tức là cùng một địa chỉ mạng, tuy nhiên nếu không được phép đổi lại địa chỉ IP thì cần kiểm tra lại Default Gateway của máy.
2. Máy tính không thể kết nối được Internet
a. Trường hợp chỉ có một số ít các máy không kết nối được Internet và các máy tính đều có thể giao tiếp với nhau trong mạng, nguyên nhân có thể là do chưa khai báo Default Gateway, DNS trong phần khai báo địa chỉ IP. Kiểm tra lại phần này.
Hình C8.5: Nhập IP, Default Gateway và DNS
b. Nếu tất cả các máy đều không thể sử dụng Internet, nguyên nhân gây ra phần lớn là do Modem ADSL. Cách khắc phục: phải đảm bảo rằng Modem ADSL đang sử dụng phải phù hợp với nhà cung cấp. Hiện nay, đa phần các nhà cung cấp ADSL đều sử dụng ADSL 2+, nếu Modem chỉ hỗ trợ ADSL thông thường hoặc mua khoảng năm 2004 về trước thì nên đổi Modem hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân thứ hai là do khai báo các thông số trên Modem không đúng và cần kiểm tra lại các khai báo đó bao gồm Username và Password dùng để kết nối Internet do nhà cung cấp dịch cụ cấp, các thông số VPI/VCI, DNS cần phải kiểm tra lại cho phù hợp. Nguyên nhân khác có thể là do tín hiệu đường truyền bị sự cố do đó cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ.
3. Làm việc với những vấn đề chia sẻ file:
Muốn sử dụng dịch vụ chia sẻ file và Printer ta cần phải có 2 dịch vụ như trong hình:
Hình C8.6: Dịch vụ chia sẽ file
a.Thông báo network location cannot be reached
Hình C8.7: Thông báo lỗi
Nguyên nhân và cách khắc phục tương tự như của phần thông báo Destination Host Unreachable
b. Không thể truy cập các tài nguyên trên mạng:
Nguyên nhân có thể do Firewall đã chặn dịch vụ này, cách khắc phục chỉ cần mở dịch vụ này trên Firewall
Hình C8.8: Firewall ngăn chặn dịch vụ
4. Những lỗi cơ bản khác.
Đặt trùng địa chỉ IP của máy sẻ có thông báo sau:
Hình C8.9: Thông báo trùng địa chỉ IP
hoặc
Hình C8.10: Thông báo trùng địa chỉ IP
Cách khắc phục, đổi lại địa chỉ IP khác cho phù hợp. Nếu được nên sử dụng dịch vụ DHCP để thuận tiện hơn trong việc cấu hình và tránh được những lỗi thông thường này.
Đặt trùng tên trong Computer Name, sẻ có thông báo “Duplicated Name”. Lỗi này thông thường do sử dụng cùng một phiên bản Ghost và ghost cho nhiều máy, lỗi này không ảnh hưởng nhiều đến việc truy cập các tài nguyên nhưng nó sẻ làm cho tốc độ truy cập chậm hơn. Cách khắc phục là đổi tên Computer Name.
Khi truy cập các tài nguyên chia sẻ trên mạng, nhận được thông báo như sau:
Hình C8.11: Thông báo lỗi truy xuất tài nguyên
Nguyên nhân: do tài khoản Guest đã được thiết lập password hoặc Guest tài khoản Guest bị vô hiệu hóa như trong hình sau:
Hình C8.12: User Guest bị Disable
Cách khắc phục: Enable tài khoản Guest và bỏ password của tài khoản Guest.
Hình C8.13: Enable User Guest
Bỏ dấu chọn Account is disabled
Hình C8.14: Thiết lập Password cho Guest
Thiết lập Password trống cho tài khoản Guest
Chọn Set Password và ấn Enter khi hiện ra bảng thông báo yêu cầu điền Password mới vào.
Khi cấu hình máy tính nhận địa chỉ IP động và thành công nhưng khi kiểm tra lại thì địa chỉ IP có dạng như sau: 169.254.x.x hoặc có thông báo Limitted or no Connection nguyên nhân là do máy tính không nhận được địa chỉ IP và lúc này trên máy tính từ Windows XP trở lên sẻ được đăng kí một địa chỉ có dạng trên để tạm làm việc.
Hình C8.15: Máy nhận IP tạm thời để làm việc
Cách khắc phục: có thể đặt địa chỉ IP bằng tay hoặc dùng lệnh để yêu cầu cung cấp lại địa chỉ IP bằng câu lệnh ipconfig /release và ipconfing /renew lại để có được địa chỉ IP như mong muốn hoặc có thể khởi động máy lại để khắc phục sự cố.
Làm biểu tượng kết nối xuất hiện trên Trayicon của Desktop bằng cách vào Network Connections, chọn card mạng muốn hiện biểu tượng kết nối, sau đó chọn Properties
Hình C8.16: Hiển thị biểu tượng kết nối trên Trayicon
Đánh dấu chọn Show icon in notification area when connected à Bấm OK.
Kết luận: Sau học phần mạng căn bản chúng ta có thể hiểu và thực hiện được các vấn đề sau:
Phân chia địa chỉ IP phù hợp với từng phòng và số lượng máy cụ thể.
Thiết lập địa chỉ IP để các máy trong mạng có thể làm việc được với nhau.
Chia sẻ tài nguyên.
Cài đặt, chia sẻ máy in trên mạng.
Cài đặt và bảo trì phòng Internet_Games.
{
Nhưng lỗi cơ bản khi thiết lập mạng 68
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_mang_can_ban.doc