Giáo trình Modun 30: Kiểm tra và sửa chữa pan ô tô

- Kiểm tra lại nhiên liệu nếu lẫn dầu bôi trơn thì xác định nguyên nhân và lập phương án sửa chữa.

- Kiểm tra điều chỉnh lại vòi phun

- Kiểm tra ống dẫn hướng xupap hoặc phớt chắn dầu hoặc bộ hơi nếu hỏng thì thay mới.

 

doc37 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Modun 30: Kiểm tra và sửa chữa pan ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt đầu đóng. Đánh dấu thứ 2 trên puly (hoặc bánh đà) tương ứng với dấu trên thân máy (hoặc nắp máy). - Đánh dấu thứ 3 chia đôi góc tạo bởi hai dấu trên puly (hoặc bánh đà). Thông thường ở các động cơ, góc mở sớm xupáp hút nhỏ hơn góc đóng muộn xupáp xả vì vậy ta nên đánh dáu hơi lệch về phía dấu thứ nhất (mở sớm xupáp hút) - Quay ngược trục cam lại để dấu thứ 3 trùng với dấu cố định. - Cố định trục cam, lắp đai dẫn động (hoặc xích) vào. Nếu các răng trên bánh đai (hoặc bánh xích) không trùng với các răng đai (hoặc xích) thì có thể quay trục cam đi một chút để các răng trùng với các rãnh trên bánh đai (hoặc xích) - Lắp bộ phận căng đai (hoặc căng xích) - Lắp các chi tiết hãm * Nếu động cơ hoạt động không tốt có thể phải điều chỉnh lại góc đặt cam - Dùng clê nới đai ốc hãm vít điều chỉnh khe hở nhiệt. Dùng tuốcnơvít nới vít điều chỉnh ra. - Đưa căn lá đã chọn vào giữa đuôi xupáp và đầu cò mổ. Dùng tuốcnơvít văn vít điều chỉnh vào đồng thời vừa xê dịch căn lá đến khi nào dịch chuyển căn lá thấy hơi nặng tay thì dừng lại. Chú ý: Khi điều chỉnh nên vặn vít điều chỉnh từ từ, mỗi lần vặn khoảng 1/8 vòng hoặc ít hơn để tránh gây hư hỏng căn lá - Đưa căn lá ra ngoài, dùng tuốcnơvít giữ cố định vít điều chỉnh, dùng clê vặn chặt đai ốc hãm lại Chú ý: Khi hãm ốc, không được để vít điều chỉnh xoay đi làm khe hở nhiệt bị sai - Sau khi điều chỉnh xong, ta phải kiểm tra lại khe hở nhiệt. Nếu khe hở nhiệt chưa đúng cần phải điều chỉnh lại - Tiến hành điều chỉnh cho xupáp còn lại theo trình tự như trên - Quay trục khuỷu đi một góc bằng góc lệch công tác (dấu vạch trên puly trùng với dấu trên thân máy) để điều chỉnh khe hở nhiệt của máy tiếp theo - Lần lượt tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp cho tất cả các máy Mã bài MD 30.4 Sửa pan hệ thống đánh lửa Thời gian (h) Lý thuyết Thực hành 6 12 . A. MỤC TIÊU CỦA BÀI. - Biết được các hiện tượng hư hỏng và tìm được nguyên nhân của hệ thống đánh lửa - Biết cách kiểm tra hư hỏng và sửa được pan của hệ thống - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. B. NỘI DUNG. * Sơ đồ mạch điện đánh lửa má vít ( đánh lửa thường) * Sơ đồ mạch điện đánh bán dẫn 1. Pan ở đen cô ( bô bin đánh lửa) - Đấu sai cực của bô bin - Bô bin bị hỏng. a. Hiện tượng: Không có điện cao áp trung tâm b. Nguyên nhân. - Do đấu sai cực của bô bin - Do bô bin đánh lửa bị hỏng c. Kiểm tra – sửa chữa. - Kiểm tra lại các cực của bô bin xem đấu đúng chưa nếu sai phải đấu lại - Kiểm tra cuộn W1, W2, xem có bị đứt không nếu đứt thì thay bô bin mới 2. Pan ở bu gi - Điều chỉnh sai khe hở điện cực của bu gi - Bu gi hỏng. a. Hiện tượng: Dây cao áp có điện nhưng bu gi không có điện b. Nguyên nhân. - Do điều chỉnh sai khe hở điện cực của bu gi - Bu gi hỏng: nứt hoặc vỡ , cụt điện cực c. Kiểm tra – sửa chữa. - Kiểm tra khe hở điện cực bugi nếu sai thì điều chỉnh lại. - Kiểm tra bu gi nếu bị nứt , vỡ thì thay mới 3. Pan thời điểm đánh lửa - Điều chỉnh sai thời điểm đánh lửa: Sớm quá hoặc muộn quá a. Hiện tượng: Động cơ nổ rung giật, có tiếng nổ ở ống xả hoặc ống hút b. Nguyên nhân. - Do điều chỉnh góc đánh lửa sớm quá gây nổ ở ống hút - Do điều chỉnh góc đánh lửa muộn quá gây nổ ở ống xả c. Kiểm tra – sửa chữa. Kiểm tra lại thời điểm đánh lửa. Nếu sớm quá hoặc muộn quá thì phải điều chỉnh lại Phương pháp điều chỉnh - Quay trục cơ theo chiều làm việc quan sát dấu ở puly. - Nếu dấu góc đánh lửa sớm trên puly ( bánh đà ) trùng với dấu trên thân máy mà bu gi máy 1 đánh lửa thì góc đánh lửa đúng thời điểm. Nếu không trùng dấu thì phải điều chỉnh lại cho trùng dấu. - Nếu sớm quá: Nới bu lông hãm trục bộ chia điện, quay bộ chia điện cùng chiều quay với con quay - Nếu muộn quá thì quay bộ chia điện ngược chiều quay với con quay của bộ chia điện 4. Pan mạch điện sơ cấp - Pan ở ắc qui, cầu chì, dây dẫn. - Pan ở khóa điện, đen cô, má vít, tụ điện. a. Hiện tượng: Không có điện cao áp trung tâm b. Nguyên nhân. - Do hỏng ở ắc qui, cầu chì, dây dẫn. - Do hỏng ở khóa điện, đen cô, má vít, tụ điện. c. Kiểm tra – sửa chữa. - Kiểm tra nguồn điện ắc qui nếu không đủ điện áp thì nạp lại - Kiểm tra khóa điện, cầu chì, đen cô, tụ điện, dây dẫn . Nếu tiếp xúc kém thì vệ sinh lại nếu hỏng đứt thì thay mới - Kiểm tra khe hở má vít nếu lớn quá hoặc nhỏ quá thì điều chỉnh lại ( khe hở 0,3 – 0,35mm) 4. Pan mạch điện thứ cấp - Đấu sai thứ tự nổ của dây cao áp - Dây cao áp bị hỏng ( đứt ngầm ) - Bô bin, con quay bộ chia điện, bu gi bị hỏng a. Hiện tượng: Động cơ không nổ được, mạch điện sơ cấp tốt b. Nguyên nhân. - Do đấu sai thứ tự nổ của dây cao áp - Do dây cao áp bị hỏng ( đứt ngầm ) - Do bô bin, con quay bộ chia điện, bu gi bị hỏng c. Kiểm tra – sửa chữa. - Kiểm tra xem dây cao áp có đấu nhầm thứ tự nổ không nếu không đúng thì đấu lại - Kiểm tra xem dây cao áp bị hỏng ( đứt ngầm ) nếu hỏng thì thay mới - Kiểm tra xem bô bin, con quay bộ chia điện, bu gi bị hỏng nếu hỏng thì thay mới Mãbài MD 30.5 Sửa pan hệ thống Điện Thời gian (h) Lý thuyết Thực hành 6 11 . A. MỤC TIÊU CỦA BÀI. - Biết được các hiện tượng hư hỏng và tìm được nguyên nhân của hệ thống điện - Biết cách kiểm tra hư hỏng và sửa được pan của hệ thống - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. B. NỘI DUNG. * Sơ đồ mạch điện máy phát điện xoay chiều * Sơ đồ mạch điện khởi động 1. Pan ở máy phát điện a.Trong quá trình sử dụng máy phát điện thường có một số hư hỏng sau * Hư hỏng phần cơ : Máy phát điện xoay chiều có thể bị hư hỏng phần cơ: vỏ máy, nắp máy, cánh quạt, Buli, then bị nứt, bể sẽ không đảm bảo trong quá trình làm việc. Khi lắp máy phát vào động cơ (cũng như khi đang sử dụng) cần phải kiểm tra lực căng dây đai thường xuyên, hoặc ấn ngón tay cái vào giữa dây đai thì độ chùng khoảng 6 - 12 cm. Các ổ bi không được bôi trơn, mòn quá giới hạn hoặc trục rotor bị cong quá mức sẽ ảnh hưởng đến độ bền cơ khí của máy phát. Sự lắp ghép của ổ bi với trục rotor và nắp nếu không đúng yêu cầu (do mòn) cũng gây rung động cho máy phát. Ở nắp đầu cổ góp cần kiểm tra độ mòn của bạc trượt, nếu khe hở với trục quá 0,1mm thì phải thay ổ trượt, một số máy phát, ổ trượt và nắp gắn liền thì phải thay nguyên bộ, mỗi khi thay bạc trượt, ổ bi cần phải thay khớp chắn dầu. Ngoài ra bụi bám nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sự làm nguội của máy phát. * Nhìn chung, các hư hỏng phần cơ có thể phát hiện qua kiểm tra bằng mắt, quay rotor có thể kiểm tra được khe hở chiều trục, khe hở hướng kính, cũng như sự kẹt trục của rotor trong các ổ bi và sự ma sát của rotor với stator b. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng Kiểm tra rotor: - Kiểm tra hở mạch : Đứt mạch cuộn dây kích thích, mối hàn nối vòng tiếp xúc bị hở, các dây nối từ chổi than bị sút, đứt v.v… đều làm mất dòng điện kích thích và sức điện động cảm ứng chỉ đạt 3 - 4V nhờ từ dư của rotor. Kiểm tra bằng cách nối hai đầu của đèn kiểm tra hoặc hai đầu của ôm kế vào hai vành tiếp điện. Nếu đèn không sáng hoặc ôm kế không nhảy tức là có hở mạch, đèn sáng mờ hay ôm kế chỉ điện trở không đúng quy định là do sự hở mạch hoặc sự tiếp điện không tốt, nếu đèn quá sáng hoặc ôm kế chỉ chỉ điện trở quá bé thì cho biết có sự chập mạch bên trong vòng dây cuộn kích, (chẳng hạn như máy phát xoay chiều của xe Camry Applo: giá trị điện trở của cuộn rotor phải ở trong khoảng 2,47 - 2,73W ở 200C). - Kiểm tra chạm mát : Cực từ Vành tiếp điện Kiểm tra cuộn kích từ Đặt một đầu ôm kế lên vành tiếp điện, một đầu lên trục rotor nếu ôm kế chỉ giá trị nào đó (thường khoảng vài W ) thì cuộn dây rotor bị chạm làm cho Ik tăng dẫn đến cuộn Wk bị hỏng nhanh do quá nhiệt, hoặc tiết chế cũng bị quá dòng, cần tháo ra quấn lại dây, sau đó hàn lại. (c) Kiểm tra phần ứng stator : -- Kiểm tra đứt mạch : - Trước hết phải cẩn thận tháo các đầu nối với bộ chỉnh lưu, tách stator khỏi nắp sau. - Nối lần lượt hai pha của máy phát vào ôm kế hoặc accu qua đèn kiểm tra ta sẽ phát hiện được mạch đứt khi đèn không sáng, hoặc ôm kế chỉ giá trị. -- Kiểm tra chạm mát : Dùng ôm kế đặt một đầu vào cuộn stator, đầu còn lại vào vỏ máy phát, nếu ôm kế chỉ ¥ là tốt, chỉ 0 là bị chạm mát. (d) Kiểm tra diode: + Diode bị thủng có thể do quá áp hoặc quá dòng, dùng ôm kế hoặc mắc bóng đèn vào nguồn DC để kiểm tra. * Diode bị thủng do quá áp thường là do tiết chế hỏng -> Umf tăng quá cao. * Diode bị thủng do quá dòng khi mắc nhằm diện cực accu. + Các đầu nối của diode bị đứt, hở hoặc diode bị già hóa sẽ làm tăng điện trở bộ chỉnh lưu, làm tăng độ sụt áp trên các diode. + Cách kiểm tra thông thường nhất đối với giàn diode là * Dùng nguồn điện 12 V và đèn kiểm tra với bóng đèn 15W * Cách kiểm tra bằng ôm kế: - Đặt hai que của ôm kế lần lượt vào 2 đầu diode, theo chiều thuận điện trở phải thấp chừng vài W và theo chiều nghịch điện trở của nó đạt vài chục KW. - Nếu theo chiều thuận mà điện trở diode khá lớn là sự tiếp xúc giữa các lớp bán dẫn và chân diode có sự hư hỏng hoặc diode bị già hóa. Theo chiều nghịch mà giá trị điện trở nhỏ thì diode bị đánh thủng. + Các diode bị hư hỏng được ép ra khỏi vỉ bằng dụng cụ chuyên dùng và được thay thế bằng các diode cùng loại. + Khi hàn diode vào dàn chỉnh lưu phải thực hiện nhanh để nhiệt độ diode không lên quá cao làm hỏng lớp tiếp giáp. Ở một số máy phát còn có tụ chống nhiễu vô tuyến, mỗi lần tháo máy phát cần kiểm tra các tình trạng của nó chủ yếu là không bị ngắn mạch. + Để đề phòng diode bị thủng, ngoài việc chú ý khi đấu các đầu dây của hệ thống cung cấp điện cần tránh thói quen “quẹt” đầu dây của máy phát với mát, cũng không được tháo các đầu dây máy phát hoặc accu khi động cơ đang hoạt động vì trong trường hợp này trên các diode chỉnh lưu có thể xuất hiện các điện áp cao làm nó bị đánh thủng. (e) Kiểm tra lò xo chổi điện và chổi điện : - Chổi than (chổi điện) được kiểm tra về chiều dài, nếu mòn quá 1/3 thì phải thay, chẳng hạn đối với máy phát điện trên xe Camry Appolo cần phải đảm bảo rằng chiều dài chổi điện phải > 3,8mm. - Mặt tiếp xúc của chổi điện và cổ góp điện phải tốt, nếu không thì phải dùng vải nhám quấn ngược lên vành tiếp điện, lắp rotor lên đầu trục máy phát, lắp chổi than vào và quay stator sao cho mặt tiếp xúc giữa vành tiếp điện và chổi than đạt lớn hơn 75% rồi dùng gió nén thổi sạch. - Kiểm tra về sự méo mó, sự quá nhiệt và sức căng của lò xo: Móc lực kế vào đầu lò xo, kéo theo đường tâm đến khi nào lò xo nhấc khỏi chổi than, dừng lại ở đó, đọc chỉ số trên lực kế rồi so sánh với giá trị của nhà chế tạo (có thể dùng 1 tờ giấy mỏng đặt giữa chổi than và vành tiếp điện khi nào kéo tờ giấy ra được nhẹ nhàng thì đọc trị số lực kế) thông thường sức căng lò xo không được giảm quá 30% so với sức căng của nhà chế tạo qui định. 2. Pan ở tiết chế - Thay tiết chế hỏng - Tiết chế không đúng loại a. Hiện tượng: - Máy phát điện không ổn định - Không phát điện b. Nguyên nhân. - Do tiết chế hỏng - Do tiết chế không đúng chủng loại c. Kiểm tra – sửa chữa. Kiểm tra tiết chế nếu hỏng thì thay mới 3. Pan ở máy khởi động - Pan ở nút đề - Rơ le bảo vệ máy khởi động hỏng - Đấu sai mạch khởi động a. Hiện tượng : Máy đề không khởi động được b. Nguyên nhân - Do nút đề hỏng - Do Rơ le bảo vệ máy khởi động hỏng - Do đấu sai mạch khởi động c. Kiểm tra – sửa chữa - Kiểm tra nút đề của mạch khởi động. Nếu hỏng thì bảo dưỡng lại hoặc thay mới - Kiểm tra rơ le bảo vệ máy khởi động. Nếu hỏng thì thay mới - Kiểm tra mạch khởi động xem đã đấu đúng chưa. Nếu sai thì đấu lại Mãbài MD 30.6 Sửa pan tổng hợp Thời gian (h) Lý thuyết Thực hành 9 15 A. MỤC TIÊU CỦA BÀI - Biết được các hiện tượng hư hỏng và tìm được nguyên nhân của các hệ thống - Biết cách kiểm tra hư hỏng và sửa được pan của các hệ thống - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị B. NỘI DUNG TT Hiện tượng Nguyên nhân Kiểm tra – Sửa chữa 1 Khó khởi động hoặc không khởi động được động cơ - Bình ắc quy yếu điện hoặc bị hỏng - Hệ thống khởi động bị hỏng - Cơ cấu biên tay quay bị bó kẹt - Điều chỉnh sai xupap ( khe hở nhiệt nhỏ quá) - Kiểm tra lại điện áp bình ắc qui nếu yếu điện thì nạp lại. Hỏng thì thay mới - Kiểm tra lại Ht khởi động nếu hỏng thì sửa chữa lại. - Kiểm tra lại cơ cấu biên tay quay. Nếu hỏng thì sửa chữa lại - Điều chỉnh lại xupap 2 Khởi động được động cơ nhưng máy không nổ - Hệ thống nhiên liệu bị hỏng - Cơ cấu khân phối khí bị hỏng - HT đánh lửa bị hỏng - Cơ cấu biên tay quay bị hỏng - Kiểm tra hệ thống nhiên liệu nếu bị hỏng thì sửa chữa - Kiểm tra cơ cấu phân phối khí nếu bị hỏng thì sửa chữa - Kiểm tra HT đánh lửa nếu bị hỏng thì sửa chữa - Kiểm tra cơ cấu biên tay quay nếu bị hỏng thì sửa chữa 3 Động cơ chạy rung giật hay bị chết máy - Một trong số các máy không làm việc ( bỏ máy) - Điều tốc làm việc không ổn định - Kiểm tra bằng cách loại trừ từng máy một - Kiểm tra sự làm việc của điều tốc 4 Động cơ xả khói đen - Tắc ống hút, bầu lọc khí - Điều chỉnh sai thời điểm phun hoặc đánh lửa - Vấu cam của trục cam mòn làm sai thời điểm phun ( phun muộn ) - Dầu bôi trơn lẫn trong nhiên liệu diesel - Kim phun phun nhỏ giọt - Dầu bôi trơn lọt vào buồng đốt - Kiểm tra thông rửa bầu lọc, ống hút - Kiểm tra điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa - Kiểm tra lại vấu cam nếu hỏng thì sửa chữa lại hoặc thay mới - Kiểm tra lại nhiên liệu nếu lẫn dầu bôi trơn thì xác định nguyên nhân và lập phương án sửa chữa. - Kiểm tra điều chỉnh lại vòi phun - Kiểm tra ống dẫn hướng xupap hoặc phớt chắn dầu hoặc bộ hơi nếu hỏng thì thay mới. 5 Động cơ có tiếng nổ ở ống hút - Do đặt lửa sai ( quá sớm) - Do điều chỉnh sai khe hở xupap ( bị kênh xupap hút) - Kiểm tra đặt lại lửa - Kiểm tra điều chỉnh lại khe hở xupap MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 MD30. 1 Vận hành động cơ 2 MD30. 2 Vận hành – sửa pan hệ thống nhiên liệu động cơ diesel – xăng 4 MD30. 3 Vận hành – sửa pan hệ thống phân phối khí 19 MD30. 4 Vận hành – sửa pan hệ thống đánh lửa 24 MD30. 5 Vận hành – sửa pan hệ thống điện 27 MD30. 6 Vận hành – sửa pan tổng hợp 32 Mục lục 33 Tài liệu tham khảo 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Minh Tuấn( 1999), Động cơ đốt trong, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 2. Nguyễn Tất Tiến( 2000), Nguyên lý động cơ đốt trong, Nhà xuất bản Giáo Dục 3. Nguyễn Tất Tiến( 2002), Giáo trình sửa chữa Ô tô - máy nổ, Nhà xuất bản Giáo Dục 4. Nguyễn Đình Trí - Châu Ngọc Thạch (1996), Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa chữa ôtô đời mới, Nhà xuất bản trẻ 5. Nguyễn Oanh (1997), Kỹ thuật sửa chữa ôtô và động cơ nổ hiện đại, Nhà xuất bản Đồng Nai 6. Công ty ôtô ISUZU Việt Nam (2/2001), Hướng dẫn sửa chữa xe tải ISUZU N*R Nam Định, ngày tháng năm 201 BAN GIÁM HIỆU PHÒNG ĐÀO TẠO KHOA/TỔ MÔN GIÁO VIÊN SOẠN Trần Trung Hiếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_md_30_in_luon_1017.doc
Tài liệu liên quan