BÀI 1
QUY ĐỊNH, CHẾ ĐỘ VỀ TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG
Mã bài: MĐ 15-01
Giới thiệu:
Lao động - sức lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là quản lý lao động về mặt sử dụng lao động phải thật hợp lý, hay nói cách khác quản lý số người lao động và thời gian lao động của họ một cách có hiệu quả nhất, Bởi vậy cần phải phân loại lao động. Ở mỗi DN, lực lượng lao động rất đa dạng nên việc phân loại lao động không giống nhau, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý lao động trong điều kiện cụ thể của từng DN.
Ngoài việc giới thiệu tổng quan về kế toán tiền lương như: các khái niệm liên quan đến Tiền lương, nhiệm vụ và phân loại Tiền lương, bài này sẽ đề cập đến các tài khoản sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm về tiền lương, nhiệm vụ của kế toán tiền lương trong Doanh nghiệp.
- Trình bày được cách thức phân loại tiền lương.
- Trình bày được các khái niệm về các khoản trích: Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh phí công đoàn (KPCĐ).
- Xác định được các yêu cầu, quy định về lương, các khoản trích theo lương.
- Xác định được các tài khoản sử dụng trong kế toán tiền lương.
- Thực hiện được các thủ tục về thai sản, lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội.
- Nhanh nhẹn, trung thực và chính xác khi thực hiện tính thai sản, lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội theo quy định.
Nội dung:
1. Khái niệm và phân loại tiền lương
Ở Việt Nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương. Một số khái niệm về tiền lương có thể được nêu ra như sau:
“Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.
“Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm” .
“Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc”, “Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động”.
Tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hợp động dân sự thuê mướn lao động có thời hạn. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động. (Ở Việt nam , trên thị trường tự do thuật ngữ “tiền công” thường được dùng để trả công cho lao động chân ta, còn “thù lao” dùng chỉ việc trả công cho lao động trí óc).
100 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán tiền lương - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưa: 500.000, điện thoại: 500.000
=> Thu nhập chịu thuế của Ông Hùng là:
41.000.000 – (500.000 + 500.000) = 40.000.000 đồng
- Ông Hùng được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
3.600.000 × 2 = 7.200.000 đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: 8 triệu đồng × (8% + 1,5%) = 760.000 (vì đóng theo tiền lương cơ bản)
Chú ý: Mức đóng BHXH: Thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng (theo vùng), cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung (1.150.000đ) (Theo luật BHXH số 71/2006/QH11)
=> Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
9.000.000 + 7.200.000 + 760.000 = 16.960.000 đồng
- Thu nhập tính thuế của Ông Hùng: 40.000.000 - 16.960.000 = 23.040.000 đ
Như vậy thu nhập của Ông Hùng thuộc bậc 4 "Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng ", cách tính theo 2 cách như sau:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(23.040.000 - 18.000.000) x 20% = 1.008.000 đồng
=> Tổng số thuế TNCN Ông Hùng phải nộp trong tháng là:
250.000 + 500.000 + 1.200.000 + 1.008.000 = 2.958.000 đồng
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
Căn cứ theo biểu thuế lũy tiến từng phần theo phụ lục 01/PL-TNCN Thông tư số 111/2013/TT-BT Cở trên ta có:
- Thu nhập tính thuế trong tháng của Ông Hùng là 23.040.000 => Như vậy là thuộc Bậc 4 (Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng ). Thuế suất là 20%
- Số thuế phải nộp = 20% TNTT - 1,65 triệu đồng
= (20% x Thu nhập tính thuế) – 1,65 triệu đồng
= (23.040.000 x 20% ) – 1.650.000 = 2.958.000 đồng
4. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân phải nộp.
a) Đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Thứ nhất: Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Thứ hai: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Trường hợp 1: Đối tượng thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân là tổ chức chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Tổ chức trả thu nhập sẽ khấu trừ thuế TNCN theo kỳ theo tháng, hoặc kỳ theo quý. Nếu trong tháng hoặc trong quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN. Thì không phải kê khai thuế TNCN. (Không phải làm tờ khai thuế TNCN).
Tuy nhiên, dù có phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế TNCN đều phải có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN. Đồng thời quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân ủy quyền.
LƯU Ý: Trường hợp tổ chức KHÔNG PHÁT SINH CHI TRẢ THU NHẬP từ tiền lương, tiền công trong năm thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Như vậy:
+ Nếu có phát sinh chi trả thu nhập thì phải khai quyết toán thuế TNCN dù trong kỳ có phát sinh khấu trừ thuế TNCN hay không.
+ Nếu không phát sinh chi trả thu nhập thì không cần khai quyết toán thuế TNCN
Trường hợp 2: Đối tượng thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải thực hiện quyết toán thuế nếu:
+ Có số thuế phải nộp thêm.
+ Có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế.
+ Bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo.
Ngoại trừ một số trường hợp cụ thể như sau.
Trường hợp 1: Số thuế phải nộp < số thuế đã tạm nộp. Tuy nhiên không yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
Trường hợp 2: Cá nhân kinh doanh chỉ có một nguồn thu nhập từ kinh doanh. Tuy nhiên đã nộp thuế theo phương pháp khoán.
Trường hợp 3: Cá nhân kinh doanh chỉ có thu nhập từ việc cho thuê nhà, quyền sử dụng đất. Và đã nộp thuế theo kê khai tại nơi có nhà, quyền sử dụng đất cho thuê.
Trường hợp 4: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một DN. Tuy nhiên có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác. Đồng thời, khoản thu nhập bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng. Và đã được khấu trừ khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần này.
Trường hợp 4: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê, có quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
b) Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ: Điểm đ khoản 3 Điều 10 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể:
Điểm đ khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:
“Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính”.
Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:
“Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó”.
c) Hồ sơ, thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân
* Đối với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (doanh nghiệp)
* Hồ sơ khai quyết toán thuế
Căn cứ: Tiểu tiết b.2.1, tiết b.2, điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC; khoản 2 Điều 21 và khoản 7 Điều 24 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:
- Tờ khai mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Bảng kê mẫu số 05-1/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Bảng kê mẫu số 05-2/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Bảng kê mẫu số 05-3/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
* Nơi nộp hồ sơ
Theo điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC, nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức trả thu nhập là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
- Tổ chức trả thu nhập là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
- Tổ chức trả thu nhập là các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
* Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không thuộc trường hợp được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay thì khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo mẫu sau:
- Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92.
- Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92 nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
- Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có).
Cá nhân cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên bản chụp đó. Trường hợp tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.
Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
- Bản chụp các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).
- Trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài.
d) Hoàn thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ: Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
* Điều kiện hoàn thuế
- Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
- Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
- Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Như vậy, để được hoàn thuế thu nhập cá nhân thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số thuế nộp thừa;
- Có mã số thuế thu nhập cá nhân tại thời điểm đề nghị hoàn thuế;
- Có đề nghị hoàn thuế.
* Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân
* Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có uỷ quyền quyết toán thuế
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT.
- Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
* Hoàn thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế
Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] - “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] - “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.”
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 4.1: Hiểu thế nào là Thuế Thu nhập cá nhân?
Câu 4.2: Cách xác định thuế suất Thuế Thu nhập cá nhân?
Câu 4.3:
Bà Phi Thiên Miêu có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 01/2015 như sau:
+ Lương thực tế là 40 triệu đồng.
+ Trong 40 triệu đó có 1 triệu tiền phụ cấp ăn trưa.
+ Bà đóng bảo hiểm (BHXH, BHYT) trên mức lương 10 triệu.
+ Bà Phi Thiên Miêu nuôi 2 con dưới 18 tuổi (Đã đăng ký mẫu 16/ĐK-TNCN để lấy giảm trừ).
Yêu cầu: Tính thuế TNCN mà bà Thiên Miêu phải nộp theo 2 cách.
BÀI 5
LẬP CHỨNG TỪ VÀ SỔ SÁCH KẾ TOÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
TIỀN LƯƠNG
Mã bài: MĐ 15-05
Giới thiệu:
Cũng giống như việc hạch toán mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc hạch toán tiền lương yêu cầu phải có chứng từ kế toán lập một cách chính xác, đầy đủ, theo đúng chế độ ghi chép quy định. Những chứng từ ban đầu trong hạch toán tiền lương là cơ sở để tính toán tiền lương và chi trả lương cho công nhân viên.
Mục tiêu:
- Xác định được các chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan đến tiền lương.
- Xác định được các đối tượng, công thức tính sử dụng.
- Vận dụng các công thức tính toán tiền lương, các khoản trích, thuế thu nhập cá nhân.
- Lập được các chứng từ và sổ sách kế toán có liên quan đến tiền lương.
- Thành thạo kỹ năng thực hiện Excel trong kế toán tiền lương.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hành lập chứng từ và sổ sách kế toán có liên quan đến tiền lương đảm bảo đúng quy định.Nội dung
Lập tờ khai và danh sách Lao động
1.1. Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động.
Theo Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH thì hàng năm Doanh nghiệp phải lập báo cáo tình hình sử dụng lao động, khai trình việc sử dụng lao động khi mới bắt đầu hoạt động và phải lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động.
(Có hiệu lực từ ngày 20/10/2014)
- Việc thông báo công khai tuyển dụng lao động phải được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau đây:
+ Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 23.
DN khi tuyển dụng phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết tại đơn vị theo mẫu dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
, ngày.. tháng .. năm..
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN LAO ĐỘNG
Kính gửi: .
Họ và tên (chữ in): Giới tính: .................................
Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................
Số chứng minh nhân dân / Hộ chiếu: Ngày cấp: ../../.. Nơi cấp:.........
Dân tộc: Tôn giáo: ..........................................................................
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: .............................................................
Bậc trình độ kỹ năng nghề (nếu có): .........................................................
Ngoại ngữ: . Trình độ: .........................................
Địa chỉ liên hệ: ......................................................................
Điện thoại: .. Fax: . E-mail: .................................
I. Quá trình đào tạo (dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên)
Stt
Trình độ
Trường, cơ sở đào tạo
Chuyên ngành đào tạo
Bằng cấp / chứng chỉ
1
2
II. Quá trình làm việc
Stt
Đơn vị làm việc
Thời gian làm việc
(Từ tháng năm đến tháng năm)
Vị trí việc làm
1
2
III. Khả năng, sở trường
.................................................................................................................................
IV. Giấy tờ kèm theo
1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ;
2. Giấy khám sức khỏe;
3. Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật;
4. Các giấy tờ thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
Sau khi nghiên cứu nội dung thông báo tuyển lao động, tôi đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm:
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và thực hiện đúng các quy định về tuyển lao động./.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Doanh nghiệp phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.
- Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:
Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);
Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
Bậc trình độ kỹ năng nghề;
Vị trí việc làm;
Loại hợp đồng lao động;
Thời điểm bắt đầu làm việc;
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
Tiền lương;
Nâng bậc, nâng lương;
Số ngày nghỉ trong năm, lý do;
Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);
Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động đúng mục đích và xuất trình khi Phòng (hoặc Sở, thanh tra) Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. và các cơ quan nhà nước có liên quan yêu cầu.
1.2. Thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN, các khoản giảm trừ.
1.2.1. Thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Công văn số 4175/BHXH-PC ngày 31/10/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1.2.1.1. Mục đích của Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Để kê khai các thông tin liên quan đến nhân thân, tiền lương khi đăng ký cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN hoặc chỉ tham gia BHXH hoặc chỉ tham gia BHYT và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
1.2.1.2. Những người phải lập Mẫu TK01-TS:
Người lao động cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, người tham gia BHXH, người chỉ tham gia BHYT (mỗi người chỉ lập một lần; trường hợp người chỉ tham gia BHXH hoặc người chỉ tham gia BHYT sau đó thuộc đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN chỉ kê khai bổ sung và ngược lại).
1.2.1.3. Thời gian lập:
Khi đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu.
1.2.1.4. Căn cứ lập:
- Chứng minh thư, sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh, hộ chiếu.
- Hồ sơ gốc: lý lịch, Hợp đồng lao động (HĐLĐ), Hợp đồng làm việc (HĐLV) các Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận và các giấy tờ chứng minh quyền lợi hưởng BHYT...
1.2.1.5. Cách lập Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Số định danh: ghi theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.
A. Thông tin của người tham gia
[01]. Họ và tên: ghi bằng chữ in hoa có dấu.
[02]. Ngày, tháng, năm sinh: ghi như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh thì ghi ngày 01 tháng 01 (quy định tại Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch).
[03]. Giới tính: là nam hay nữ thì đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng.
[04]. Dân tộc: ghi như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.
[05]. Quốc tịch: ghi như trong giấy khai sinh hoặc hộ chiếu.
[06]. Nơi cấp Giấy khai sinh (quê quán): Ghi nơi UBND xã, phường, thị trấn cấp giấy khai sinh bản chính, trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi quê quán.
[07]. Thân nhân (người giám hộ)
[07.1]. Ghi rõ họ tên thân nhân như: cha, mẹ hoặc người giám hộ.
[07.2]. Ghi rõ thân nhân khác (vợ, chồng, con,...).
[08]. Chứng minh thư: ghi số; nơi cấp; ngày, tháng, năm cấp chứng minh thư.
[09]. Địa chỉ đăng ký hộ khẩu: ghi đầy đủ địa chỉ: số nhà, đường phố, thôn xóm, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại thời điểm lập tờ khai.
[10]. Địa chỉ liên hệ: Ghi đầy đủ địa chỉ liên hệ nơi đang sinh sống: số nhà, đường phố, thôn xóm, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành phố để cơ quan BHXH gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT.
[11]. Số điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại di động hoặc số điện thoại cố định.
[12]. Email: Ghi địa chỉ Email nếu có.
[13]. Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thuận tiện nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.
B. Tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Mục I. Cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN
[14]. Quyết định tuyển dụng, HĐLĐ hoặc HĐLV: ghi số, ngày tháng năm của quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV; ngày có hiệu lực của quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV và ghi loại hợp đồng (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 36 tháng hay không xác định thời hạn).
[15]. Tên cơ quan, đơn vị: ghi tên cơ quan, đơn vị nơi làm việc, địa chỉ nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở tại thời điểm đăng ký (ghi rõ xã, huyện, tỉnh).
[16]. Chức vụ, chức danh nghề, công việc: ghi đầy đủ cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV.
[17]. Lương chính: ghi tiền lương được hưởng theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV. Riêng hưởng tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ thì ghi rõ loại ngoại tệ;
[18]. Phụ cấp (nếu có): ghi đầy đủ các loại phụ cấp: chức vụ, thâm niên nghề, thâm niên vượt khung được hưởng vào ô tương ứng nếu không có để trống (Ví dụ: chức vụ: 0,3; Thâm niên vượt khung 5%...); riêng hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) cộng vào ô lương chính.
Mục II. Tham gia BHXH tự nguyện
[19]. Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: ghi thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện (theo hướng dẫn của cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHXH, BHYT).
[20]. Phương thức đóng: ghi dấu (x) và các ô tương ứng để lựa chọn phương thức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng, hằng quý hay 6 tháng hoặc một năm một lần.
Mục III. Tham gia BHYT
[21]. Tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng: Ghi rõ loại đối tượng tham gia như: người có công, bảo trợ xã hội, hưu trí ...
[22]. Tiền lương hoặc mức lương cơ sở: Ghi lương hưu, trợ cấp thất nghiệp hoặc lương cơ sở.
[23]. Phương thức đóng: ghi dấu (x) và các ô tương ứng để lựa chọn phương thức đóng BHYT hằng quý hay 6 tháng hoặc một năm một lần.
Ghi rõ cam đoan của người tham gia kê khai.
VÍ DỤ: Tờ khai tham gia BHXH, BHYT của Công ty Thuận Hưng
PHỤ LỤC
THỜI GIAN LÀM VIỆC CÓ ĐÓNG BHXH CHƯA HƯỞNG MỘT LẦN
Từ tháng năm
Đến tháng năm
Diễn giải
Căn cứ đóng
Tỷ lệ đóng (%)
BHXH
BHTN
1
2
3
4
5
6
1.2.2. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN:
Công văn số 4175/BHXH-PC ngày 31/10/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Mẫu Danh sách tham gia BHXH theo QĐ 1018:
Tên đơn vị:
Số định danh:
Địa chỉ: ..
DANH SÁCH LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN
Số: . tháng .. năm ..
Mẫu số: D02-TS
(Ban hành kèm theo QĐ số: 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam)
STT
Họ và tên
Số định danh
Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, nơi làm việc
Mức đóng
Từ tháng, năm
Ghi chú
Tiền lương
Phụ cấp
CV
TN VK (%)
TN nghề (%)
PC khác
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
I
Tăng
I.1
Lao động
I.2
Mức đóng
I.3
..
Cộng tăng
II
Giảm
II.1
Lao động
II.2
Mức đóng
II.3
.
Cộng giảm
PHẦN TỔNG HỢP
Tổng số tờ khai:
Tổng số Sổ BHXH đề nghị cấp:
Tổng số thẻ BHYT đề nghị cấp: .
Thời hạn từ: /./. đến ././.
NGƯỜI LẬP BIỂU
Ngày. tháng . năm 20.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
1.2.2.1. Mục đích của Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT
- Để đơn vị kê khai lao động, tiền lương tham gia BHXH, BHYT, BHTN;
- Điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.
- Đăng ký cấp số BHXH, thẻ BHYT đối với người lao động thuộc đơn vị.
- Đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT Mẫu D02-TS khi có phát sinh.
1.2.2.2. Căn cứ lập:
Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN; HĐLĐ, HĐLV, Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, Quyết định nâng lương, thuyên chuyển và các hồ sơ khác có liên quan.
1.2.2.3. Cách ghi Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT
- Ghi lao động tăng hay giảm và điều chỉnh về lao động hay mức đóng vào từng mục tương ứng, cụ thể:
* Chỉ tiêu hàng ngang:
- Tên đơn vị: - Ghi rõ tên đơn vị.
- Số định danh. (Để trống hoặc liên hệ với cơ quan BH)
- Địa chỉ: ghi đầy đủ địa chỉ: số nhà, đường phố, thôn xóm, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành phố nơi đơn vị đặt trụ sở.
* Chỉ tiêu theo cột:
- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.
- Cột B: ghi rõ họ, tên của từng người lao động và ghi tương ứng vào từng mục tăng lao động, tăng mức đóng hoặc giảm lao động, giảm mức đóng.
Trong từng mục lại ghi theo thứ tự: người có số định danh ghi trước; người chưa có số định danh ghi sau.
- Cột 1: Ghi số định danh (số sổ BHXH) đối với người đã có sổ BHXH; người chưa có sổ BHXH hoặc chưa có số định danh thì để trống.
- Cột 2: ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, điều kiện nơi làm việc theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV.
- Cột 3: ghi tiền lương của người lao động (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có).
- Cột 4: ghi phụ cấp chức vụ mới (nếu có).
- Cột 5: ghi phụ cấp thâm niên vượt khung mới (nếu có).
- Cột 6: ghi phụ cấp thâm niên nghề mới (nếu có).
- Cột 7: ghi phụ cấp khác (nếu có).
- Cột 8: ghi từ tháng, năm người lao động tăng, giảm hoặc thay đổi mức đóng
- Cột 9: ghi chú.
* Chỉ tiêu hàng ngang:
- Tăng: ghi theo thứ tự lao động tăng mới; lao động điều chỉnh tăng mức đóng
- Giảm: ghi theo thứ tự lao động giảm do chuyển đi, nghỉ hưởng chế độ BHXH...; lao động điều chỉnh giảm mức đóng trong đơn vị.
VÍ DỤ:
1.2.2.4. Những chú ý khi lập Mẫu D02-TS:
- Người lao động thuộc đối tượng hưởng lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định thì ghi tiền lương và phụ cấp chức vụ bằng hệ số; phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề ghi bằng tỷ lệ phần trăm (%) vào cột tương ứng, nếu không hưởng phụ cấp nào thì bỏ trống.
- Người lao động thuộc đối tượng hưởng lương do người sử dụng lao động quy định thì ghi số tiền lương cụ thể. Nếu trên HĐLĐ, HĐLV của người lao động ghi tiền lương hệ số hoặc tiền lương có gốc ngoại tệ thì phải quy đổi, ghi bằng tiền (VNĐ) theo quy định.
- Đối với trường hợp truy đóng BHXH, BHYT, BHTN để cộng nối thời gian công tác hoặc điều chỉnh tiền lương thời gian từ tháng đến tháng (cột 8), cột số 9-ghi chú tương ứng thời gian truy thu hoặc điều chỉnh. Trường hợp có nhiều mốc thời gian khác nhau thì từng dòng theo từng mốc thời gian tương ứng như trên.
- Nếu trong tháng đơn vị lập nhiều danh sách lao động đóng BHXH, BHYT thì đánh số các danh sách.
- Đơn vị kê khai đầy đủ, chính xác tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN ghi trong Quyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_ke_toan_tien_luong_nghe_ke_toan_doanh_nghi.doc