BÀI 1: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN PHẢI THU
Mã bài: 12.1
Giới thiệu:
Trong mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, những doanh nghiệp đóng vai trò người mua hàng thường cố gắng kéo dài thời hạn thanh toán. Ngược lại, doanh nghiệp là nhà cung cấp thường mất khá nhiều thời gian để quản lý các khoản phải thu, ứng trước để vừa giữ được khách hàng, vừa thu được tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ. Bài viết này sẽ trình bày một số nguyên tắc nhằm giúp DN quản lý các khoản phải thu, ứng trước một cách có hiệu quả.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, nguyên tắc hạch toán và và nội dung kết cấu các tài khoản kế toán phải thu.
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu của các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác.
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác.
- Lập được thông báo thanh toán công nợ, báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt.
- Theo dõi và lập được báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ của cổ đông, khách hàng, nhân viên và đôn đốc thu hồi công nợ.
- Ghi được sổ chi tiết, sổ tổng hợp phải thu khách hàng.
- Nhanh nhẹn, chủ động trong quá trình theo dõi, thanh toán công nợ.
Nội dung chính:
1. Khái niệm, nguyên tắc hạch toán và tài khoản sử dụng.
1.1. Khái niệm
Các khoản phải thu: là một bộ phận thuộc tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị và các cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi; bao gồm:
• Các khoản phải thu của khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ, bán vật tư thừa, nhượng bán, thanh lý TSCĐ
• Các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
• Các khoản phải thu nội bộ.
• Các khoản tạm ứng cho công nhân viên
• Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ.
• Các khoản phải thu khác
1.2. Nguyên tắc kế toán
(1). Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
(2). Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản doanh nghiệp và người mua.
b) Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;
c) Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua - bán, như:
- Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như: khoản phải thu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
- Các khoản chi hộ bên thứ ba được quyền nhận lại; Các khoản bên nhận ủy thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao ủy thác;
- Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn tài sản, phải thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý
(3). Khi lập BCTC, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải thu của Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1283; Khoản ký quỹ, ký cược phản ánh ở TK 244, khoản tạm ứng ở TK 141 Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán.
(4). Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để đánh giá lại cuối kỳ khi lập BCTC.
72 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán thanh toán - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sự chênh lệch giữa số liệu thì DN phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
Số chênh lệch của kế toán (nếu có) so với số liệu của Ngân hàng ghi:
Bên Nợ TK 1388 “Phải thu khác” (nếu số liệu lớn hơn).
Bên Có TK 3388 “Phải trả, phải nộp khác” (nếu số liệu nhỏ hơn).
Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê.
Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
(2) Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).
(3) Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
(4) Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.
(5) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ: phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế.
Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá xuất ngoại tệ.
Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.
Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu.
Tài khoản sử dụng: TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TGNH của DN tại Ngân hàng, Kho bạc
Nội dung và kết cấu TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”:
Nợ TK 112 “TGNH” Có
SDĐK: Số tiền gửi tại ngân hàng đầu kỳ
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo.
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
SDĐK: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2 như sau:
- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.
Hạch toán kế toán tăng tiền gửi Việt Nam đồng.
(1). Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có)
(2). Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
(3). Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
(4). Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111 - Tiền mặt.
(5). Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 113 - Tiền đang chuyển.
(6). Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng TGNH; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng TGNH, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
Có các TK 128, 131, 136, 141, 244, 344.
(7). Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Hạch toán kế toán giảm tiền gửi Việt Nam đồng.
(1). Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt, chuyển TGNH đi ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
(2). Mua hàng tồn kho, mua TSCĐ bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
(3). Khi mua nguyên vật liệu thanh toán bằng TGNH sử dụng ngay, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,...
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
(4). Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 331, 333, 334, 338, 341
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
(5). Chi phí tài chính, chi phí khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 635, 811,
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
Ví dụ 1: Tại một doanh nghiệp kinh doanh thương mại có tài iệu như sau:
a. Doanh nghiệp xuất quỹ tiền mặt để gửi vào tài khoản ngân hàng 150.000.000 đồng.
b. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp 20.000.000 đồng bằng chuyển khoản.
c. Nhập kho một lô nguyên vật liệu theo giá mua trên hóa đơn 50.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển lô hàng 2.000.000 đồng, thuế GTGT 5%, tất cả thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
d. Trả nợ cho người bán 300.000.000 đồng bằng chuyển khoản.
e. Nhận được thông báo chia cổ tức 50.000.000 đồng. Hai ngày sau doanh nghiệp nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
Giải:
a. Nợ TK 112: 150.000.000
Có TK 111: 150.000.000
b. Nợ TK 112: 20.000.000
Có TK 131: 20.000.000
c. Nợ TK 152: 50.000.000
Nợ TK 1331: 5.000.000
Có TK 112: 55.000.000
Nợ TK 152: 2.000.000
Nợ TK 1331: 100.000
Có TK 112: 2.100.000
Lập chứng từ, sổ sách.
Lập ủy nhiệm chi.
Ủy nhiệm chi là do ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế kế toán dùng ủy nhiệm chi có đầy đủ thông tin người trả tiền và người thụ hưởng ra ngân hàng. Ngân hàng sẽ căn cứ ủy nhiệm chi này để trích từ tài khoản của người mua sang tài khoản người bán (người thụ hưởng).
Thông thường, ủy nhiệm chi sẽ có 2 liên trong đó:
+ Liên 1: Ngân hàng giữ lại
+ Liên 2: Sau khi ngân hàng xác nhận, đóng dấu trả lại khách hàng giữ để kế toán làm căn cứ hạch toán.
Cách viết ủy nhiệm chi (Phần kế toán doanh nghiệp ghi).
+ Ngày tháng năm: ghi đúng ngày tháng năm giao dịch.
+ Đơn vị trả tiền: ghi tên công ty cần chuyển tiền cho nhà cung cấp.
+ Số tài khoản: ghi đúng số tài khoản của công ty chuyển tiền.
+ Tại ngân hàng: ghi ngân hàng thực hiện giao dịch nơi công ty có tài khoản.
+ Đơn vị thụ hưởng: ghi rõ tên công ty nhận tiền.
+ CMT/CCCD/Hộ chiếu. ngày cấp, nơi cấp, điện thoại: bỏ trống.
+ Số tài khoản: ghi đúng số tài khoản đối tác cần chuyển tiền, cần kiểm tra thông tin tài khoản tránh sai sót.
+ Tại ngân hàng: ghi rõ ngân hàng nơi công ty đối tác có tài khoản.
+ Số tiền bằng chữ: diễn giải đúng số tiền bằng số.
+ Nội dung: ghi nội dung thanh toán.
Ví dụ 2:
Lập sổ quỹ tiền gửi ngân hàng.
Sổ này dùng cho kế toán theo dõi chi tiết tiền Việt Nam của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.
Mỗi ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thì được theo dõi riêng trên một quyển số, phải ghi rõ nơi mở tài khoản và số hiệu tài khoản giao dịch.
Căn cứ để ghi vào sổ là giấy báo Nợ và giấy báo Có
Đầu kỳ:
- Ghi số tiền gửi kỳ trước vào cột 8.
Hàng ngày:
Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (giấy báo Nợ, giấy báo Có) dùng để ghi sổ.
Cột D: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ.
Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
Cột 1,2: Ghi số tiền gửi hoặc rút ra khỏi tài khoản tiền gửi.
Cột 3: Ghi số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 5.1: Định khoản các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền gửi phát sinh tại Công ty Anh Tú sau:
Ngày 14/01/N Công ty Cổ phần Hoa Nam thanh toán tiền hàng, số tiền: 132.594.000 đồng theo giấy báo Có của ngân hàng Nông nghiệp.
Ngày 20/01/N chuyển tiền nộp thuế GTGT tháng 12/N-1, số tiền: 12.834.091 đồng, thuế môn bài năm N số tiền: 1.000.000 đồng, theo giấy báo Nợ của Ngân hàng Nông nghiệp.
Ngày 28/01/N chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền mua hàng cho Công ty Lân Hải theo Hóa đơn số 0122567 ngày 24/01/N, số tiền: 20.000.000 đồng theo Giấy báo Nợ của Ngân hàng BIDV.
Ngày 16/02/N, chuyển tiền gửi ngân hàng mua văn phòng phẩm của Cửa hàng Văn Phong, số tiền: 2.000.000 đồng tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Đã nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng Nông nghiệp.
Ngày 02/03/N, chuyển tiền gửi ngân hàng Nông nghiệp trả tiền vay Vietcombank, số tiền: 60.000.000 đồng. Đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng.
Câu 5.2:
Ngày 04/01/N nhận được giấy báo có Ngân hàng ACB nội dung: công ty Thành công thanh toán công nợ 165.000.000 đồng
Ngày 06/01/N nhận được giấy báo có của ngân hàng ACB nội dung Nguyễn Văn A góp vốn kinh doanh số tiền 800.000.000 đồng.
Ngày 07/01/N Kế toán Lê Thanh Thủy lập phiếu chi số PC1401001 chi tiền mặt nộp tiền vào tài khoản ngân hàng ACB 100.000.000đ
Ngày 07/01/N chi tiền mặt 80.000.000 đồng đặt cọc tiền thuê văn phòng theo hợp đồng thuê nhà số 01/2014/HĐTN cho Nguyễn Anh Châu
Ngày 10/01/N Vay ngân hàng VCB về nhập quỹ tiền mặt số tiền 300.000.000 đồng theo phiếu thu số PT1401004
Ngày 14/01/2015 chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên Trần Hùng nguyên vật liệu hàng: 10.000.000 đồng theo phiếu chi số PC1401003
Ngày 17/01/N chi tiền mặt nộp thuế môn bài năm N-1 số tiền 1.000.000đ.
Ngày 18/01/N tiền mua hàng hóa – Giấy Excel A4 theo hóa đơn số 0000323 số lượng 150 gram, đơn giá chưa thuế 60.000 đồng/gram, thuế GTGT 10% . Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng ACB.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Lập chứng từ: Phiếu thu số PT1401003, Sổ quỹ tiền gửi ngân hàng ABC
Câu 5.3:
Công ty ABC là Công ty thương mại, chuyên kinh doanh máy vi tính (Được thành lập trong tháng 1/N do 2 thành viên Góp vốn là Nguyễn Văn A và Nguyễn Thị B), trong kỳ tháng 1/N có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Ngày 3/1/N Công ty nhận tiền góp vốn bằng tiền mặt của ông Nguyễn Văn A 100.000.000 đồng
Ngày 4/1/N Công ty nhận tiền góp vốn bằng tiền gửi Ngân hàng tại Ngân hàng BIDV với số tiền 120.000.000 đồng của bà Nguyễn Thị B
Ngày 5/1/N Công ty mua đồ dùng văn phòng tại nhà sách Nguyễn văn Cừ, Nhà sách Nguyễn Văn cừ xuất hóa đơn GTGT cho Công ty với giá chưa VAT là 4.000.000 đồng và VAT là 10%: 400.000 đồng. Công ty trả bằng tiền mặt
Ngày 8/1/N Công ty trả tiền cho Phong Vũ bằng chuyển khoản tại Ngân hàng BIDV với số tiền là 50.000.000 đồng
Ngày 9/1/N Công ty bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng của khách hàng với số tiền là 220.000.000 đồng (máy tính Dell, số lượng 10 cái, đơn giá 20.000.000 đồng/cái chưa bao gồm thuế GTGT, thuế GTGT 10%).
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Lập Sổ quỹ tiền gửi ngân hàng BIDV
Câu 5.4: Một doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:
Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000 đồng, trong đó thuế GTGT 2.000.000 đồng
Đem tiền mặt gửi vào ngân hàng ACB 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có.
Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000 đồng, trong đó thuế GTGT 20.000 đồng.
Chi tiền mặt trả tiền vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000 đồng
Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên A mua hàng 10.000.000 đồng
Nhận được giấy báo có của ngân hàng ACB về số tiền gửi ở nghiệp vụ 2.
Vay NH ACB về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000 đồng
Mua vật liệu X nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH VCB.
Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay cho bộ phận bán hàng 360.000 đồng.
Nhận giấy báo có lãi tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng 16.000.000 đồng của Ngân hàng ACB.
Chi TGNH MHB để trả lãi vay NH 3.000.000 đồng.
Rút TGNH HSBC về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000 đồng.
Chi tiền mặt thanh toán lương tháng 01 cho nhân viên 20.000.000 đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
BÀI 6: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THANH TOÁN NGOẠI TỆ
Mã bài: 12.6
Giới thiệu:
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang ngày càng nhiều các giao dịch cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Chính vì thế, vai trò kế toán ngoại tệ doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn.
Công việc của kế toán ngoại tệ là gì? Khi mua bán ngoại tệ thì kế toán cần phải nắm vững những nguyên tắc và phương pháp hạch toán những tỷ giá liên quan nào? Bài học này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm ngoại tệ, tỷ giá hối đoái trong giao dịch ngoại tệ.
- Phân biệt được tỷ giá ghi sổ, tỷ giá thực tế.
- Xác định được các tỷ giá áp dụng đối với từng nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ trong doanh nghiệp.
- Hạch toán được các giao dịch ngoại tệ phát sinh trong doanh nghiệp.
- Đánh giá được ngoại tệ cuối kỳ.
- Cẩn thận, chính xác khi vận dụng kế toán thanh toán ngoại tệ trong doanh nghiệp kết hợp với Hải quan và Ngân hàng.
Nội dung:
Xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch ứng trước, trả tiền trước.
Ví dụ 1: Xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch nhận trước tiền của người mua.
Công ty M ký hợp đồng bán hàng hóa cho công ty K với giá bán chưa có thuế GTGT là 10.000 USD, thuế GTGT 10%. Tại ngày 12/06/2019, công ty K ứng trước tiền cho công ty M 20% giá trị hợp đồng tương đương với số tiền là 2.200 USD. Số tiền còn lại 80% là 8.800 USD sẽ được công ty K thanh toán khi nhận hàng của công ty M ngày 20/06/2019.
Giả sử tỷ giá giao dịch thực tế ngày 12/06/2019 là 23.200 VND/USD và tỷ giá giao dịch thực tế ngày 20/06/2019 là 23.250 VND/USD.
Công ty M sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 12/06/219 để ghi nhận khoản nhận ứng trước và sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 20/06/2019 để ghi nhận số tiền còn phải thu của công ty K.
Cụ thể việc hạch toán công ty M được thực hiện như sau:
+ Khoản tiền nhận ứng trước của công ty K: 2.200 x 23.200 = 51.040.000 đồng
+ Doanh thu bán hàng hóa cho công ty K: 2.000 x 23.200 + 8.000 x 23.250 = 232.400.000 đồng
+ Thuế và các khoản nộp nhà nước: 200 x 23.300 + 800 x 23.350 = 23.240.000 đồng
Ví dụ 2: Xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch trả tiền trước cho người bán.
Công ty A ký hợp đồng mua hàng hóa của công ty B với giá mua chưa có thuế GTGT là 10.000 USD, thuế GTGT 10%. Tại ngày 1/03/2019, công ty A ứng trước tiền cho công ty B 40% giá trị hợp đồng tương đương với số tiền là 4.400 USD. Số tiền còn lại 60% là 6.600 USD sẽ được công ty A thanh toán khi nhận hàng của công ty B ngày 15/03/2019.
Giả sử tỷ giá giao dịch thực tế ngày 1/03/2019 là 23.200 VND/USD và tỷ giá giao dịch thực tế ngày 15/03/2019 là 23.100 VNĐ/USD.
Công ty A sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 1/03/219 để ghi nhận khoản ứng trước và sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 15/03/2019 để ghi nhận số tiền còn phải trả cho công ty B.
Cụ thể việc hạch toán công ty A được thực hiện như sau:
+ Khoản tiền ứng trước của công ty A: 4.400 x 23.200 = 102.080.000 đồng
+ Giá mua hàng hóa của công ty A: 4.000 x 23.200 + 6.000 x 23.100 = 231.400.000 đồng
+ Thuế GTGT được khấu trừ: 400 x 23.200 + 600 x 23.100 = 23.140.000 đồng
Xác định tỷ giá ghi sổ kế toán bình quân gia quyền.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp A có thông tin về tình hình ngoại tệ của tài khoản tiền gửi ngân hàng tháng 5/2019:
- Số dư đầu tháng: 20.000 USD x 23.230 VNĐ/USD
- Các giao dịch trong tháng:
+ Ngày 3/5: Thu nợ bằng tiền gửi ngân hàng số tiền 4.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế là 23.180 VND/USD
+Ngày 10/5: Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng số tiền 6.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế là 23.240 VND/USD
+ Ngày 15/5: Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán số tiền 5.000 USD.
Việc xác định tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền ngày 15/5 của tài khoản tiền gửi ngân hàng được thực hiện như sau:
23.225 VND/USD
Hạch toán mua bán hàng hóa thanh toán bằng ngoại tệ.
(1) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 151, 152, 153, 211(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
(2) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211
Có các TK 331, 341
(3) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
– Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
– Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 211.
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:
Nợ các TK 151, 152, 211.(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).
(4) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ), ghi:
Nợ các TK 331, 336, 341, (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
(5) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
(6) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
– Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
– Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã nhận trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có các TK 511, 711.
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có các TK 511, 711.
(7) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
(8) Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
(9) Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ
– Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
– Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá)
Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).
Ví dụ 4:
a. Doanh nghiệp mua 1 lô vật liệu có trị giá là 600 USD, trả bằng Tiền mặt ngoại tệ. Biết tỷ giá thực tế ngày giao dịch là 23.180 VND/USD, tỷ giá ghi sổ của ngoại tệ mặt là 23.830 VND/USD.
b. Doanh nghiệp quyết định chi Tiền mặt ngoại tệ trả tiền khoản nợ khách hàng tháng trước 300 USD (Tỷ giá ghi sổ nợ: 23.770 VND/USD), tỷ giá ghi sổ của ngoại tệ mặt là 23.210 VND/USD.
Giải:
a. Nợ TK 152: 13.908.000 (600 USD x 23.180)
Nợ TK 635: 390.000 (600 USD x 650)
Có TK 1112: 14.298.000 (600 USD x 23.830)
b. Nợ TK 331: 7.131.000 (300 USD x 23.770)
Có TK 515: 168.000 (300 USD x 560)
Có TK 1122: 6.963.000 (300 USD x 23.210)
Đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ.
(1) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:
– Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,
(2) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
– Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
Ví dụ 5:
Đánh giá chênh lệch cuối kỳ của Tiền mặt ngoại tệ với tỷ giá đánh giá cuối kỳ là 23.835VNĐ/USD
Cuối kỳ còn 2.000 USD, tương ứng với số tiền quy đổi là 47.680.000đ
Số tiền quy đổi để đánh giá cuối kỳ: 2.000 USD x 23.835 = 47.670.000đ
Chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ tồn quỹ: 47.680.000 – 47.670.000 = 10.000đ
Nợ TK 413 : 10.000
Có TK 1112 : 10.000
Đồng thời kết chuyển:
Nợ TK 635 : 10.000
Có TK 413 : 10.000
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 6.1:
Tại doanh nghiệp B&C có các tài liệu sau:
Số dư đầu tháng 12 của TK 1112: 460.000.000 VND (20.000USD). Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12:
1. Mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt 4.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế 23.027 VND/USD.
2. Bán hàng thu tiền mặt 9.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế 23.040 VND/USD.
3. Mua TSCĐ bằng tiền mặt 12.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế 23.050 VND/USD
4. Trả nợ người bán 8.000 USD bằng tiền mặt, tỷ giá nhận nợ 23.090 VND/USD.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b. Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12. Tỷ giá Ngân hàng công bố cuối năm 23.000 VND/USD.
Cho biết doanh nghiệp xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân liên hoàn.
Câu 6.2:
Tại doanh nghiệp B có các tài liệu như sau:
A- Số dư đầu tháng:
+ Tài khoản 1112: 460.000.000 VND (20.000 USD)
Các tài khoản khác có số dư hợp lý.
B- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 05: Bán hàng thu tiền mặt 9.900 USD, tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VND/USD.
2. Ngày 09: Bán 500 USD tiền mặt, tỷ giá giao dịch thực tế 23.122 VND/USD.
3. Ngày 10: Bán hàng chưa thu tiền người mua Y 1.100 USD. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.122 VND/USD
4. Ngày 13: Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 2.000 USD chưa thanh toán cho người bán X. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VND/USD
5. Ngày 19: Chi tiền mặt 3.000 USD để tạm ứng cho nhân viên T đi công tác nước ngoài. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.118 VND/USD
6. Ngày 27: Mua TSCĐ HH trả bằng tiền mặt 2.500 USD. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VND/USD
7. Ngày 29: Trả hết nợ cho nhà cung cấp X. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VND/USD
8. Ngày 30: Người mua Y trả hết nợ. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.120 VND/USD.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cho biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn.
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
NVL : Nguyên vật liệu
TK : Tài khoản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_ke_toan_thanh_toan_nghe_ke_toan_doanh_nghi.docx