BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
Giới thiệu: kế toán là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của một tổ chức cho
những người phải ra các quyết định điều hành hoạt động của tổ chức đó. Muốn cung cấp
được các dữ kiện tài chính này, kế toán phải thực hiện một số công việc: phải ghi nhận
các sự việc xẩy ra cho tổ chức như là việc bán hàng cho khách hàng; mua hàng từ một
nhà cung cấp; trả lương cho nhân viên. Những sự việc này trong kế toán gọi là nghiệp
vụ kinh tế. Sau khi được ghi nhận tập trung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được phân
loại và hệ thống hóa theo từng loại nghiệp vụ, tức là chúng ta sẽ tập trung tất cả các
nghiệp vụ như bán hàng vào với nhau; Trả lương cho nhân viên vào với nhau. theo trình
tự thời gian phát sinh. Sau khi tất cả các nghiệp vụ của một kỳ hoạt động đã được ghi
nhận và phân loại kế toán sẽ tổng hợp những nghiệp vụ này lại. Tức là tính ra tổng số
hàng bán, tổng số hàng mua, tổng số lương trả cho nhân viên. và cuối cùng là tính toán
kết quả của những nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong một kỳ hoạt động bằng cách lập các
báo cáo tài chính để Ban Giám đốc thấy được kết quả hoạt động của tổ chức và tình hình
tài chính của tổ chức này.
Mục tiêu: Chương này nhằm giới thiệu:
- Lịch sử ra đời của kế toán
- Các định nghĩa và phân loại kế toán
- Đối tượng của kế toán
- Các phương pháp kế toán
- Các khi niệm và nguyên tắc kế toán
- Nhiệm vụ của kế toán và đạo đức nghề nghiệp
Nội dung chính:
1.1. Lịch sử ra đời của kế to n:
- Sự hình thành và phát triển của kế toán gắn liền với sự hình thành và phát triển của đời
sống kinh tế, xã hội loài người từ thấp lên cao. Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy lịch sử
của kế toán có từ thời thượng cổ, xuất hiện từ 5, 6 ngàn năm trước công nguyên. Lịch sử
kế toán bắt nguồn trong lịch sử kinh tế, theo đà phát triển của những tiến bộ kinh tế- xã
hội.
- Thời kỳ Phục hưng cho phép khám phá ra một kỷ nguyên mới, người ta thấy xuất hiện
văn chương kế toán. Một trong những người sáng chế đầu tiên ra các phương pháp kế
toán kép là một nhà tu dòng Franciscain tên là Luca Pacioli, ông sinh ra tại một thị trấn
nhỏ Borgo san Sepolchro trên sông Tibre vào năm 1445, là một giáo sư về toán và đã
soạn thảo ra một tác phẩm vĩ đại tựa như một cuốn tự điển vào năm 1494 về số học, đại
số học, toán học thương mại, hình học và kế toán. Riêng về phần kế toán, ông đã dành
chương về kế toán kép mà theo đó các tài liệu kế toán như phiếu ghi tạm, sổ nhật ký, sổ
cái và một số lớn các tài khoản được phân chia rõ rệt như tài khoản vốn, tài khoản kho
hàng, tài khoản kết quả sản xuất. Người ta coi ông như là người cha của ngành kế toán
và là người cuối cùng có công đóng góp lớn trong ngành toán học ở thế kỷ15. Do đã góp
phần vào việc truyền bá kỹ thuật kế toán, nên ông được xem là tác giả đầu tiên viết về kế
toán và từ đó kế toán có bước phát triển không ngừng cho đến ngày nay. Tuy nhiên sự
ghi chép vào sồ nhật ký những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thời bấy giờ chưa được gọn và
rõ rệt, chỉ sử dụng bảng đối chiếu đơn giản để kiểm tra và chưa có hình thức bảng tổng
kết tài sản.
- Ngày nay kế toán là một công cụ quản lý quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống kinh tế xã hội, người ta đã sử dụng các phương pháp hiện đại trong kế toán như
phương trình kế toán, mô hình toán trong kế toán, kế toán trên máy vi tính.
1.2. Định nghĩa và phân loại kế to n
1.2.1. Định nghĩa về kế to n
Theo Luật kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.
1.2.2. Phân loại kế to n
Xuất phát từ yêu cầu cung cấp thông tin và đặc điểm của thông tin được cung cấp cho các
đối tượng khác nhau, kế toán phân biệt thành 2 phân hệ: Kế toán tài chính và Kế toán
quản trị
- Kế toán tài chính (Financial accounting): Cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn
vốn nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp. Kế toán tài chính phản ánh các sự kiện đã xảy ra, có độ tin cậy cao, mang tính
pháp lệnh.
- Kế toán quản trị (Management accounting): Cung cấp thông tin về quá trình hình thành,
phát sinh chi phí và thu nhập. Kế toán quản trị phản ánh các sự kiện đang và sắp xảy ra
thông tin cung cấp gắn liền với từng bộ phận, có tính linh hoạt và thích ứng, không mang
tính pháp lệnh.
127 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Kế toán quản lý doanh nghiệp - Ngành/nghề: Quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kho (invenchory)
+ Thực hiện kiểm kê toàn bộ hoặc chọn mẫu hàng tồn kho.
+ Xác định hàng tồn kho hư hỏng, lỗi thời.
+ So sánh kết quả kiểm kê vật chất với sổ chi tiết.
+ Xem xét chất lượng hàng tồn kho.
+ Xem xét các điều kiện lưu kho, bảo quản, xắp xếp tại kho xem có đảm bảo, hay
có phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.
- Tài sản cố định (Fixed asset)
Bài 6: Chứng từ và kiểm kê
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 85
+ Thực hiện kiểm kê toàn bộ tài sản cố định hiện có tại doanh nghiệp.
+ Dán nhãn tài sản cố định sau khi kiểm kê.
+ Đối chiếu giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê
1.2.6. Vai trò của kế to n trong kiểm kê
Kế toán có vai trò rất quan trọng trong kiểm kê. Kế toán vừa là 1 thành viên của ban kiểm
kê, vừa là người tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc tổ chức và thực hiện
công tác kiểm kê.
- Vai trò kế toán thể hiện trước, trong và sau khi kiểm kê:
+ Trước khi tiến hành kiểm kê: căn cứ tình hình thực tế của đơn vị để ra phương
hướng và phạm vi kiểm kê, khĩa sổ kế toán trước khi kiểm kê
+ Trong khi kiểm kê kế toán đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với biên bản kiểm kê
để phát hiện chênh lệch.
+ Sau khi kiểm kê hoàn thành, kế toán phải căn cứ vào kết quả kiểm kê và ý kiến
giải quyết khoản chênh lệch mà tiến hành điều chỉnh sổ kế toán.
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 86
BÀI 7: SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Giới thiệu: Sổ kế toán là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán. Tất cả các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh vào các chứng từ kế toán một cách rời rạc, nó chỉ được
tổng hợp thành các chỉ tiêu kinh tế để có thể biểu hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh, khi được ghi chép một cách hệ thống, liên tục vào sổ kế toán. Tuỳ theo phương
thức khác nhau đối với từng đối tượng của kế toán hay từng loại hoạt động kinh tế cụ thể
mà sổ kế toán ghi chép liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một phương thức
nhất định. Các thông tin cần thiết cho quản lý của đơn vị kinh tế có thể được cung cấp
nhờ chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán. Trong đó sổ kế toán khâu trung tâm, rất
quan trọng vì nó không những là công cụ đúc kết và tập trung những tài liệu cần thiết mà
còn là cầu nối liên hệ giữa chứng từ và báo cáo tài chính của đơn vị.
Mục tiêu: Chương này nhằm giới thiệu:
- Giới thiệu sổ kế toán
- Kỹ thuật ghi sổ, sửa sổ kế toán
- Các hình thức ghi sổ áp dụng tại Việt Nam
Nội dung chính:
1.1. Sổ kế to n
1.1.1. Kh i niệm
Sổ kế toán là những tờ sổ có mẫu nhất định, được dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trên cơ sở số liệu từ chứng từ kế toán.
1.1.2. Phân loại sổ kế to n
Phân loại theo nội dung ghi chép: Có 3 loại sổ kế toán cơ bản
- Sổ kế toán tổng hợp: ghi chép theo tài khoản kế toán như sổ cái
- Sổ kế toán chi tiết: Như sổ chi tiết vật liệu
- Sổ kết hợp: kết hợp 2 sổ trên như sổ nhật ký chứng từ
Phân loại theo hình thức cấu tr c: Có 4 loại sổ kế toán:
- Sổ đối chiếu kiểu 2 bên: Mỗi trang sổ được chia thành 2 bên để phản ánh số phát sinh
bên nợ và bên có của tài khoản như sổ cái.
- Sổ kiểu một bên: Số phát sinh bên nợ và bên có của tài khoản được trình bày ở cùng 1
bên như sổ cái.
- Sổ kiểu nhiều cột: Dùng để kế hợp ghi số liệu chi tiết bằng cách mở nhiều cột bên nợ
hoặc biên có của tài khoản trong cùng 1 trang sổ như sổ cái.
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 87
- Sổ kiểu bàn cờ: Kết cấu bảng đối chiếu số phát sinh kiểu bàn cờ như sổ cái
Phân loại theo phương ph p ghi chép: Có 3 loại sổ:
- Sổ ghi theo thứ t thời gian ph t sinh: Sổ nhật ký chung
- Sổ ghi theo hệ thống: Sổ cái, sổ chi tiết
- Sổ liên hợp: kết hợp giữ ghi theo thời gian và ghi theo hệ thống như nhật ký sổ cái
Phân loại theo hình thức tổ chức sổ: Có 2 hình thức sổ kế toán cơ bản:
- Sổ đóng thành quyển: các tờ sổ được đóng thành từng quyển
- Sổ tờ rời: các tờ sổ được để riêng rẽ
1.2. Kỹ thuật mở sổ ghi sổ sửa sổ và khóa sổ
- Trình t ghi sổ:
Mở sổ:
+ Mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngày thành lập, trang đầu phải ghi tên DN, tên
sổ, ngày mở sổ, năm, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng, ngày
chuyển giao người khác.
+ Chuyển số dư
+ Giáp lai giữa hai trang, số trang, số quyển
Ghi sổ:
+ Ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ, chính xác, trung thực, theo trình tự thời gian phát
sinh, trường hợp ghi không hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, khi ghi hết trang
phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
+ Căn cứ chứng từ
+ Mực tốt, không tẩy xoá, chèn, cách dòng
Khóa sổ
+ Cuối kỳ kế toán trước khi in BCTC
+ Xác định số dư trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết
- Sai sót trong ghi chép sổ s ch và c c phương ph p sửa sai
Khi ph t hiện sổ kết to n ghi ng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì
không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo 1
trong các phương pháp sau:
1. Phương pháp cải chính:
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 88
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch 1 đường thẳng xóa bỏ
chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xóa bỏ ghi con số hoặc
chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách
kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng công.
2. Phương pháp ghi số âm:
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại trong ngoặc đơn số
tiền đã ghi sai hoặc ghi thừa để hủy bút toán đã ghi sai hoặc ghi thừa. Trường hợp ghi sai
quan hệ đối ứng thì ghi lại bút toán đúng để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán.
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền.
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn
con số ghi đúng.
Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 800.000đ nhưng khi định khoản thì đã
ghi sai như sau:
Nợ TK 112: 800.000
Có TK 111: 800.000
Đúng ra là phải ghi
Nợ TK 111, Có TK 112.
Kế toán sửa sai như sau:
- Huỷ bỏ bút toán ghi sai bằng bút toán âm.
Nợ TK 112: (800.000)
Có TK 111: (800.000)
- Dùng mực thường ghi lại định khoản đúng.
Nợ TK 111: 800.000
Có TK 112: 800.000
3. Phương pháp ghi bổ sung:
Phương này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền
ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ.
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 89
Sửa chữa theo phương pháp này phải lập chứng từ ghi sổ bổ sung để ghi bổ sung bằng
mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt là 800.000đ nhưng khi định khoản chỉ
ghi có 80.000đ
Nợ TK 111: 80.000
Có TK 112: 80.000
Như vậy đã định khoản đối ứng tài khoản đúng nhưng số tiền đã ghi sai nhỏ hơn số đúng
là 720.000. Ta điều chỉnh bằng cách ghi bổ sung thêm một bút toán.
Nợ TK 111: 720.000
Có TK 112: 720.000
Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế to n ng m y vi tính
- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai
sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo
phương pháp ghi số âm hoặc phương pháp ghi bổ sung.
1.3. C c hình thức kế to n (Accounting form)
Hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Tổ chức:
- Số lượng, chủng loại, mẫu biểu sổ sách sử dụng
- Mối quan hệ, trình tự ghi chép, đối chiếu
C c hình thức kế to n
- Nhật ký chung
- Nhật ký sổ cái
- Chứng từ ghi sổ
- Nhật ký chứng từ
Kế toán trên máy vi tính.
Hình thức nhật ký chung (General journal)
- Đặc trưng cơ ản:
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 90
Tất cả các NVKT phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời
gian phát sinh và theo nội dung kinh tế. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi vào
sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- C c loại sổ kế to n:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ nhật ký đặc biệt
+ Sổ cái
+ Sổ và th kế toán chi tiết.
- Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức kế to n Nhật ký chung
1. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên
sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở
sổ, th kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát
sinh được ghi vào các sổ, th kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt
liên quan. Định kỳ (3,5,10. . .ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh,
tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ
cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do 1 nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật
ký đặc biệt (nếu có).
2. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số
phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, th kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số
phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung
(hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lắp trên các
sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 91
Hình 7.1: Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức kế to n nhật ký chung
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hê đối chiếu, kiểm tra
Ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, dễ phân công công việc
Nhược điểm:
+ Khối lượng công việc tăng do ghi chép trùng lắp nhiều
+ Chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn
Ví dụ: Giải bài tập 1
Hình thức nhật ký sổ c i
- Đặc trương cơ ản:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ nhật ký
chung
Sổ, th kế toán
chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo kế toán
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 92
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời
gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một cuốn sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật
ký-Sổ cái.
- C c loại sổ kế to n:
+ Nhật ký - Sổ cái
+ Sổ và th kế toán chi tiết.
- Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức nhật ký sổ c i
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi vào
nhật ký- sổ cái, sau đó ghi vào các sổ, th kế toán chi tiết.
- Cuối tháng, phải khóa sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ nhật ký- sổ
cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, th kế toán chi tiết).
- Về nguyên tắc, Số phát sinh Nợ, Số phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản
trên sổ nhật ký- sổ cái phải khớp đúng với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài
khoản tương ứng.
Hình 7.2: Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức nhật ký sổ c i
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hê đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, th kế toán
chi tiết
Nhật ký sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài
chính
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 93
Ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu
Nhược điểm
+ Khó phân công công việc
+ Chỉ thích hợp với đơn vị có quy mô họat động nhỏ, số lượng nghiệp vụ không
nhiều
Hình thức kế to n chứng từ ghi sổ
- Đặc trương cơ ản:
Đặc trương cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế
toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên số đăng chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ
gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từ tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự
trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đi kèm, phải được kế toán trưởng
duyệt trước khi ghi vào sổ kế toán.
- C c loại sổ kế to n:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái
+ Các sổ, th kế toán chi tiết.
- Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức chứng từ ghi sổ
Hàng ngày, Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bản tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng
từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được
dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được
dùng để ghi vào các sổ, th kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh
có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát
sinh.
Sau khi đối chiếu số khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( lập từ
các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 94
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có
của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số
tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư có của các
tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên
bảng cân đối phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp
chi tiết.
Hình 7.3: Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, th kế toán
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chi tiết Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Báo cáo tài
chính
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 95
Hình thức kế to n nhật ký-chứng từ
- Nguyên tắc cơ ản:
Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản
kết hợp với phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với
việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng 1 sổ kế toán và
cùng 1 quá trình ghi chép.
Sử dụng các mẫu số in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài
chính và lập báo cáo tài chính.
- C c loại sổ kế to n:
+ Nhật ký chứng từ
+ Bảng kê
+ Sổ cái
+ Sổ hoặc th kế toán chi tiết.
- Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức chứng từ ghi sổ
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các
nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn
cứ vào chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng
cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất
phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ,
sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có
liên quan.
Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu
trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp có liên quan và lấy số
liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và th kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp
vào các sổ, th có lien quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc th kế toán chi tiết lập các
bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và 1 số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các
bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 96
Hình 7.4: Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức nhật ký-chứng từ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hình thức kế to n trên m y vi tính
- Đặc trương cơ ản của hình thức kế to n trên m y vi tính
+ Đặc trương cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán
được thực hiện theo 1 chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế
toán được thiết kế theo nguyên tắc của 1 trong 4 hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình
thức kế toán quy định trên. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế
toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
+ Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết
kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không
hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
- Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức kế to n trên m y vi tính
Chứng từ gốc
và các bảng
phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng
từ
Sổ, th kế toán
chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài
chính
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 97
1. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn
trên phần mềm kế toán.
Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp (Sổ cái hoặc nhật ký-sổ cái. . .) và các sổ, th kế toán chi tiết liên quan.
2. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số
liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin
đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng
tay.
Hình 7.5: Trình t ghi sổ kế to n theo hình thức kế to n trên m y vi tính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế
toán
Phần mềm kế
toán SỔ KẾ TOÁN
Máy vi tính
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán
quản trị
Bài 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 98
Bài tập
Bài 1: Tại một DN có tình hình như sau: Số dư đầu kỳ của TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
là 10.000.000đ
Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh:
1- Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 5.000.000đ
2- Mua nguyên vật liệu nhập kho trả bằng tiền gửi ngân hàng 4.000.000đ
3-Vay ngắn hạn trả nợ người bán 3.000.000đ
4-Được cấp tài sản cố định hữu hình 12.000.000đ
Yêu cầu: Hãy ghi vào sổ nhật ký chung và sổ tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Bài 2: Tại một công ty TNHH A trong tháng 3/20xx có các nghiệp vụ phát sinh liên quan
đến tiền mặt như sau (đơn vị tính: 1000 đồng)
1- Ngày 2/3: phiếu chi số 432, mua công cụ dụng cụ (CCDC) bằng tiền mặt 5.500, trong
đó thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 500.
2- Ngày 2/3: phiếu thu số 301, công ty Y trả nợ bằng tiền mặt 45.000.
3-Ngày 4/3: phiếu thu số 302, thu tiền bán hàng bằng tiền mặt là 66.000.
Yêu cầu: Hãy ghi vào sổ nhật ký chung, sổ tài khoản tiền mặt, sổ tài khoản phải thu của
khách hàng, sổ tài khoản thuế GTGT được khấu trừ và sổ tài khoản công cụ dụng cụ.
Bài 8: Chi phí và phân loại chi phí
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 99
BÀI 8: CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ
Giới thiệu: Đối với nhà quản trị thì việc quản lý chi phí phát sinh trong doanh nghiệp sao
cho có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu. Phân loại chi phí giúp cho nhà quản trị
hiểu được bản chất của các yếu tố chi phí phát sinh từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soát
chi phí. Chi phí trong một doanh nghiệp được phân dựa trên chức năng hoạt động bao
gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Phân loại theo mối quan hệ với thời ký
xác định kết quả kinh doanh gồm chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp được phân loại dựa trên quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí
kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được sử dụng để mô tả khả năng của nhà quản
trị trong việc kiếm soát chi phí. Nếu dựa trên bản chất của chi phí, chi phí cơ hội là tiềm
năng bị mất đi khi lựa chọn phương án này mà bỏ qua phương án khác. Chi phí chìm là
chi phí đã phát sinh trong quá khứ và không ảnh hưởng đến quyết định hiện tại hoặc
tương lai. Khái niệm chi phí chênh lệch đề cập đến sự khác biệt chi phí trong các phương
án.
Mục tiêu:
- Phân loại được chi phí theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với từng mục đích sử
dụng;
- Xác định được biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp và các phương pháp phân tích chi
phí hỗn hợp;
- Lập được báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo 2 phương pháp toàn bộ và trực
tiếp.
Nội dung chính:
1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
1.1.1. Chi phí sản xuất
Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng sức lao
động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất bao gồm
ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên liệu vật liệu tr c tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm các loại
nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên
vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ
khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất
lượng và hình dáng. Chi phí trực tiếp được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.
Chi phí nhân công tr c tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải trả cho
bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ
Bài 8: Chi phí và phân loại chi phí
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 100
được tính vào chi phí. Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương của bộ phận công nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân
viên quản lý các bộ phận sản xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà
được tính là một phần của khoản mục chi phí sản xuất chung. Chi phí nhân công trực tiếp
được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.
Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong phạm vi
các phân xưởng để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí
này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền
lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao
,sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản
xuất và quản lý ở phân xưởng, v.v..
Ngoài ra, trong kế toán quản trị còn dùng các thuật ngữ khác: chi phí ban đầu (prime
cost) để chỉ sự kết hợp của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp; chi phí chuyển đổi (conversion cost) để chỉ sự kết hợp của chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
1.1.2. Chi phí ngoài sản xuất
Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến qúa trình
tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp. Thuộc loại
chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho
kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mo_dun_ke_toan_quan_ly_doanh_nghiep_nganhnghe_qua.pdf