Giáo trình mô đun Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access - Nghề: Công nghệ thông tin - Trình độ Cao đẳng

BÀI MỞ ĐẦU: KHỞI ĐẦU VỚI ACCESS

Mã bài: 14.1

Giới thiệu

Bài này giới thiệu tổng quan về Microsoft Access từ cách khởi động và thoát khỏi

Access đến các đối tượng cơ bản có trong Access và cùng các thao tác cơ bản trên cơ

sở dữ liệu.

Mục tiêu

- Phát biểu được các khái niệm cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL);

- Phân tích được khả năng ứng dụng của phần mềm MS Access;

- Thực hiện các thao tác cơ bản trên cửa sổ database.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

Nội dung chính

1. Các khái niệm

- Microsoft Access là một thành phần trong bộ Microsoft Office của hãng Microsoft. MS

Access cung cấp cho người dùng giao diện thân thiện và các thao tác đơn giản, trực quan

trong việc xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) cũng như xây dựng các ứng dụng cơ

sở dữ liệu.

- Access là một hệ quản trị CSDL quan hệ (RDMS- Relational Database anagement

System), rất phù hợp cho các bài toán quản lý vừa và nhỏ. Hiệu năng cao và đặc biệt dễ sử

dụng do giao diện giống các phần mềm khác trong bộ MS Office như MS Word, MS

Excel.

- CSDL là một hệ thống các thông tin có cấu trúc, các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu

trữ trên các thiết bị lưu trữ nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều

người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với mục đích khác nhau.

Các đặc điểm của Microsoft Access:

- Là hệ quản trị CSDL chạy trong môi trường Windows, có các thành phần cần thiết

như: thiết kế biểu mẫu (Form), báo cáo (Report), công cụ hỗ trợ Wizard, môi trường

lập trình với ngôn ngữ Visual Basic for Application(VBA)

- Mang các tính năng độc đáo như: tự động kiểm tra khóa, kiểm tra các ràng buộc toàn

vẹn, tự động cập nhật hay xóa dữ liệu khi có thay đổi ở các kết nối.

- Tất cả toàn bộ đối tượng của một CSDL Access đều được chứa trong một tập tin duy

nhất có phần mở rộng là .accdb

 Khóa chính, khóa ngoại

- Khóa chính

Là một học nhiều trường trong bảng mà dữ liệu tại cột này phải không rỗng và duy

nhất. Từ giá trị của khóa chính xác định được duy nhất một bộ giá trị trong bảng.

- Khóa ngoại

Là một hoặc nhiều trường trong một bảng mà các trường này là khóa chính của một

bảng khác

pdf128 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access - Nghề: Công nghệ thông tin - Trình độ Cao đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cửa sổ Form Wizard Hình 3. 2. Thiết kế Form bằng Wizard (1) Bước 3: Chọn Table hoặc Query làm dữ liệu nguồn cho Form. Hình 3. 3.Thiết kế Form bằng Wizard (tt2) Bước 4: Chọn các field hiển thị trên Form trong khung Available Fields, click nút để chọn một field, click nút để chọn tất cả các field trong 78 Table/Query dữ liệu nguồn, có thể chọn nhiều fields trên nhiều bảng. Click Next. Hình 3. 4. Thiết kế Form bằng Wizard (tt3) - Chọn dạng Form gồm các dạng:  Columnar.  Tabular.  Datasheet  Justified - Click Next. Hình 3. 5. Thiết kế Form bằng Wizard (tt3) - Nhập tiêu đề cho Form Finish. Hình 3. 6. Thiết kế Form bằng Wizard (tt4) 3. Tạo biểu mẫu sử dụng công cụ Design View Design view là công cụ thiết kế bằng tay. Có hai cách để thiết kế một Form bằng 79 Design view: Form Design và Layout View (Blank Form). Hình 3. 7. Thiết kể Form bằng công cụ Desing Layout View: cho phép tác động lên các control (điều khiển): Textbox, checkbox, label, như di chuyển chúng, thay đổi kích thước chúng, thêm hoặc loại bỏ các điều khiển. Các bước thực hiện layout View - Chọn tab Create trên thanh Ribbon, click nút Blank Form trong nhóm lệnh Forms. Hình 3. 8. Thiết kế Form bằng công cụ Blank Form (1) - Xuất hiện một Form trắng ở chế độ Layout view. - Drag chuột kéo các field từ field list vào Form Hình 3. 9. Thiết kế Form bằng công cụ Blank Form (tt2) Design view: Khi thiết kế Form bằng Design view thì các control khi thả vào Form nó không tự động canh theo hàng và cột như Blank Form. Các bước thực hiện Design View: - Chọn tab Create trên thanh Ribbon, click nút Design View trong nhóm lệnh Forms. - Xuất hiện một Form trắng ở chế độ khung lưới (desgn view) - Drag chuột kéo các field từ field list vào Form: 80 Hình 3. 10. Thiết kế Form bằng công cụ Blank Form (tt3) Chú ý: - Trường hợp không xuất hiện Field List: Chọn Tab Design trên thanh Ribbon, chọn Add exsting Fields 3.1 Tạo các đối tượng có liên kết Liên kết đối tượng Text Box vào một trường bằng cách chỉ định đối tượng đó lấy dữ liệu trên trường nào. Chọn trường để liên kết vào đối tượng bằng cách Click biểu tượng Field List để mở danh sách các trường của bảng hay truy vấn làm dữ liệu nguồn cho biểu mẫu hay báo cáo. Theo mặc định như vậy thì hệ thống sẽ tạo một đối tượng loại Textbox. Một cách khác dùng hộp dụng cụ Toolbox để tạo đối tượng và sau đó gõ tên trường muốn liên kết vào hộp văn bản. 3.2 Chọn các đối tượng trong biểu mẫu - Chọn một đối tượng, click vào đối tượng đó. Đưa con trỏ chuột tới đối tượng đã chọn, sẽ hiện lên hình bàn tay: - Nếu ký hiệu là cả bàn tay 5 ngón thì di chuyển các đối tượng liên quan cùng đi. - Nếu ký hiệu bàn tay 1 ngón thì chỉ di chuyển đối tượng đó. Có thể nhắp chuột và kéo tạo thành một vùng bao đối tượng để tạo mối liên kết các đối tượng khi di chuyển. - Chọn nhiều đối tượng liền nhau, click đối tượng đầu, giữ phím Shift, Click đối tượng cuối - Chọn nhiều đối tượng không liền nhau, giữ phìm Ctrl và lần lượt click từng đối tượng - Chọn tất cả các đối tượng trong danh sách, nhắp kép vào thanh tiêu đề của danh sách đối tượng. - Chọn các đối tượng trên cùng một dòng, click vào thanh thước kẻ ngay vị trí đầu dòng. - Chọn các đối tượng trên cùng một cột, click vào thanh thước kẻ ngay vị trí đầu cột. 3.3 Di chuyển, sao chép, xóa đối tượng  Di chuyển các đối tượng: - Chọn các đối tượng cần di chuyển - Bấm và rê chuột đến vị trí mới rồi thả  Sao chép các đối tượng: - Chọn các đối tượng muốn sao chép - Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C (hocặ bấm nút phải chuột chọn Copy) - Nhấn tổ hợp phìm Ctrl+V (hoặc bấm nút phải chuột chọn Paste)  Xoá các đối tượng: 81 - Chọn các đối tượng muốn xoá - Nhấn phím Delete 3.4 Định dạng các đối tượng Để định dạng cho một đối tượng nào đó, bấm phải chuột lên đối tượng, chọn Properties, chọn thẻ All, chọn các thuộc tính định dạng: - Thuộc tính Font: Thay đổi Font chữ - Thuộc tính Style: Thay đổi kiểu chữ - Thuộc tính Font Size: Thay đổi kích cỡ chữ Hình 3. 11. Thiết kế Form bằng công cụ Blank Form (tt4) 3.5 Tạo dáng cho các đối tượng Sử dụng công cụ: Hình 3. 12. Công cụ hiệu chỉnh Form Sử dụng thuộc tính Format trong Property Sheet - Thuộc tính căn lề - Thuộc tính General: Căn hàng văn bản theo lề trái, dữ liệu số và ngày tháng theo lề phải - Thuộc tính Left: Căn hàng văn bản theo lề trái - Thuộc tính Center: Xác lập hàng văn bản ở chính giữa - Thuộc tính Right: Căn hàng văn bản theo lề phải  Các thuộc tính màu sắc - Thuộc tính BackColor: Thiết lập màu nền cho điều khiển hay cho biểu mẫu - Thuộc tính ForeColor: Thiết lập màu cho hàng chữ trong điều khiển - Thuộc tính BorderColor: Thiết lập màu cho khung bao quanh trong điều khiển  Các thuộc tính khung bao - Thuộc tính BorderStyle: Thiết lập loại khung cho điuề khiển - Thuộc tính BorderWidth: Thiết lập độ dày hay đậm của khung bao - Thuộc tính BorderColor: Thiết lập màu của khung bao. 4. Chèn các đối tượng control (điều khiển) vào biểu mẫu Để thêm một control vào Form thực hiện các bước như sau: 82 Bước 1: Chuyển Form sang dạng Design view, Thanh Ribbon chuyển sang Form Design Tools. Bước 2: Chọn tab Design, trong nhóm Control, chọn các control Bước 3: Drag chuột vẽ vào Form tại bất kỳ vị trí nào mà bạn mong muốn Hình 3. 13. Các đối tượng trên Form Đối với các control có sự trợ giúp của Control Wizard thì có thể thiết kế bằng hai cách: Design hoặc Wizard bằng cách Hình 3. 14. Thiết kế đối tượng điều khiển bằng công cụ wizards Bảng: Ý nghĩa các loại control: Bảng 3. 1. Ý nghĩa các đối tượng trên Form Control Tên Ý nghĩa Text boox Có 2 loại - Bound control: chứa nội dung của field - Unbound control: không có dữ liệu nguồn, thường dùng để nhập công thức Lable Sử dụng để tạo nhãn (tiêu đề) hoặc hyperlink (liên kết) Buttom Nút lệnh dùng để thực hiện lệnh khi click chuột Tab Hiển thị dữ liệu thành từng nhóm trên nhiều tab khác nhau. 83 Hyperlink Dùng để tạo liên kết Web Browser Cửa sổ trình duyệt Navigation Tab dùng để hiển thị Form hoặc Report Option group Nhóm tùy chọn Page Break Ngắt trang Combo box Là một Drop-down menu cho phép chọn một tùy chọn trong danh sách hoặc nhập Chart Tạo biểu đồ bằng wizard Line Vẽ đường kẻ Toggle button Nút điều khiển có hai trang thái bật (on) / tắt (off) List box Là một Drop-down menu cho phép chọn một tùy chọn trong danh sách nhưng Rectangle Vẽ hình chữ nhật Check box Hộp chọn, có hai trạng thái check và uncheck Unbound object frame Cho phép nhúng các đối tượng từ các phần mềm khác như: graph, picture, mà nó không được lưu trữ trong field của bảng Attachment Sử dụng cho những field có kiểu Attachment 84 Option Là một thành phần của option group SubForm/ SubReport Dùng để tạo biểu mẫu phụ (subForm) hoặc báo cáo (subReport) Bound object frame nhúng các đối tượng từ các phần mềm khác như: graph, picture, Image Hình loại Bitmap 4.1 Tạo Nhãn - tiêu đề (Label) - Click vào biểu tượng Label trong Toolbox - Bấm và kéo lê tạo thành khung chữ nhật theo kích thước nhãn tại vị trí đặt nhãn. - Gõ nội dung của nhãn Ví dụ: Tạo tiêu đề “Quản lý học sinh sinh viên” Hình 3. 15. Tạo đối tượng Lable Lưu ý: Nếu nhãn có ở nhiều dòng, muốn xuống dòng gõ Ctrl + Enter 4.2 Hộp văn bản (Text box)  Click vào biểu tượng Textbox, con trỏ chuột sẽ biến thành +ab  Bấm và kéo drag tạo thành khung chữ nhật theo kích thước văn bản tại vị trí đặt hộp nhập văn bản  Xuất hiện hai thành phần: + Thành phần: Text 0: Dùng để gõ: có thể gõ trực tiếp trên hộp thoại hoặc gõ trên dòng Caption của cửa sổ propety của đối tượng. Hình 3. 16. Tạo đối tượng Text box 1 + Thành phần: Unbound trong hộp văn bản (có nghĩa là chưa có ràng buộc cho biểu thức nào cả) 85 Hình 3. 17. Tạo đối tượng Text box (tt2) - Control Source: + Chọn một tên Field của Table hoặc Query nếu muốn nhập dữ liệu cho các records + Nhập biểu thức có các hàm, lúc này không nhập dữ liệu vào ô text box được Bỏ trống mục này: Xem như một ô nhập liệu. Hình 3. 18. Cửa sổ chọn nguồn dữ liệu cho Text box 5. Thay đổi thuộc tính của biểu mẫu Thay đổi thuộc tính của Form cho phép chúng ta thay đổi hình dáng chung của Form như thêm bớt hay chỉnh sửa một số thành phần (xem Form mẫu bên dưới): Hình 3. 19. Các thuộc tính của Form 5.1. Mở hộp thoại thuộc tính biểu mẫu Mở Form ở chế độ Design View và thực hiện một trong các cách sau:  Cách 1:Click phải chuột|Form Properties  Cách 2: Nhấp vào nút “Properties” trên thanh công cụ chuẩn. 86  Cách 3: Double click chuột vào điểm giao nhau (dấu chấm hình vuông) giữa 2 cây thước trên Form như hình dưới: Hình 3. 20. Cửa sổ thuộc tính Form 5.2. Bảng các thuộc tính của biểu mẫu Bảng 3. 2. Ý nghĩa các thuộc tính biểu mẫu (Form) Thuộc tính Ý nghĩa Caption Tiêu đề (Title) của Form Default View Chọn chế độ hiển thị Form, đây là nơi chúng ta có thể thay đổi loại Form: Single Form: Form dạng cột Continuous Form: Form dạng danh sách Datasheet: Form dạng bảng Scroll bars Hiển thị thanh cuộn: Neither: không có thanh cuộn Vertical only: chỉ có thanh cuộn dọc Horizontal only: chỉ có thanh cuộn ngang Record Selectors Hiển thị thanh chọn bản ghi Navigation Buttons Hiển thị thanh di chuyển record ở bên dưới Form Dividing lines Có đường phân chia giữa Form header, Form footer và phần detail Auto Resize Tự động điều chỉnh kích thước Form cho vừa sát với phần nội dung Auto Center Tự động luôn đặt Form nằm giữa màn hình Border Style Dạng khung Form (khung cửa sổ Form): None: Form không có khung Sizable: thay đổi được kích thước Form Dialog: khung đơn, không thể thay đổi kích thước được. Control box Có hộp điều khiển min, max, close hay không Min max buttons Có 2 nút Maximize và Minimize hay không Min Enabled: chỉ có nút Min Max Enabled: chỉ có nút Max 87 Close Có nút close hay không Picture Chọn ảnh nền cho Form, nhấn vào nút kế bên để chọn ảnh Picture Type Chế độ kết hợp ảnh nền với Form: Embedded: Nhúng ảnh nền vào Form Link: chỉ liên kết ảnh với Form 5.3. Ví dụ Tạo Form tìm kiếm sinh viên có dạng như hình 3.36 Hình 3. 21. Hình minh họa ví dụ Hình ví dụ trên bao gồm 2 Form Form SinhVien: chứa các thông tin của sinh viên Form 2: tìm kiếm: Gồm một combo box chứa nội dung trường tên khoa trong bảng DMKhoa và một nút command button có tên là OK. Khi chọn vào một tên khoa và nhấn nút OK thì sẽ hiện một thuộc khoa tương ứng với tên khoa vừa chọn. Các bước thực hiện: Bước 1: Tạo một Form SinhVien chứa thông tin tất cả sinh viên ở dạng datasheet. - Click lên Create| Form Wizard| chọn tất cả các trường| Next Hình 3. 22.Tạo Form chứa tất cả sinh viên - Chọn Datasheet 88 Hình 3. 23. Form hiển thị ở dạng datasheet Bước 2: Tạo Form 2 tìm kiếm: - Click lên Create| Design View (không nhận bảng hoặc truy vấn làm nguồn) - Tạo một combo box chứa danh tên khoa vào Form 2, khai báo các bước Wizard - Chọn “I want to the combo box to look up the values in a Table or Query” Hình 3. 24. Tạo combo box trên Form 2 (1) - Chọn bảng nguồn là “DMkhoa”| Chọn Next Hình 3. 25. Tạo combo box trên Form 2 (tt2) - Chọn trường hiển thị là “Tên Khoa” | Chọn Next| 89 Hình 3. 26. Tạo combo box trên Form 2 (tt3) - Chọn Next| Chọn Next - Nhập nhãn “Chọn tên khoa” và nhấn nút Finish để kết thúc. Hình 3. 27. Tạo combo box trên Form 2 (tt4) Tạo một button và khai báo các bước cho wizard như sau: - Chọn “Categories” là Form Operation, chọn lệnh “Open Form” Hình 3. 28. Tạo button box trên Form 2 (1) 90 - Chọn Form sẽ mở là SinhVien Hình 3. 29. Tạo button box trên Form 2 (tt2) - Chọn chế độ “Open the Form and find specific data to display” (mở Form nhưng chỉ hiển thị một số record đặc biệt” Hình 3. 30. Tạo button box trên Form 2 (tt3) - Chọn trường ràng buộc giữa 2 Form Hình 3. 31. Tạo button box trên Form 2 (tt4) 91 Ràng buộc trên có ý nghĩa là nút lệnh này sẽ mở Form SinhVien nhưng chỉ hiển thị thông tin của mặt hàng có mã khoa bằng với giá trị mã khoa mà chúng ta đã chọn tên khoa tương ứng trong combo box. Lưu ý: Nếu không chọn đúng thứ tự các bước như hình 3.46, hệ thống sẽ báo lỗi - Chọn nhãn cho nút: Nhập chữ “OK” Hình 3. 32. Tạo button box trên Form 2 (tt5) - Đặt tên cho nút tùy ý. - Mở Form 2 ở chế độ Form View để chạy kiểm tra kết quả. Chọn tên khoa|Nhấn OK 6. Tạo biểu mẫu chính – phụ (Main Form – sub Form) Biểu mẫu phụ là biểu mẫu được chèn vào một biểu mẫu khác. Biểu mẫu chứa biểu mẫu phụ gọi là biểu mẫu chính. Biểu mẫu chính – phụ dùng để thể hiện dữ liệu trong các bảng ở mối quan hệ 1-n. Thông thường biểu mẫu chính thể hiện dữ liệu ở bảng có quan hệ 1 còn biểu mẫu phụ thể hiện dữ liệu ở bảng có quan hệ n và biểu mẫu phụ chỉ hiển thị những dữ liệu liên quan đến mẫu tin hiện hành trong biểu mẫu chính. 6.1. Cách tạo biểu mẫu chính/ phụ  Thiết kế hai biểu mẫu riêng biệt, sau đó kéo biểu mẫu phụ vào biểu mẫu chính. - Thiết kế biểu mẫu chính Tạo biểu mẫu chính, dành chỗ trên biểu mẫu này để chứa biểu mẫu phụ. Lưu và đóng biểu mẫu chính - Thiết kế biểu mẫu phụ  Có thể thiết kế biểu mẫu phụ để chỉ thể hiện dữ liệu dưới dạng bảng  Lưu và đóng biểu mẫu phụ  Đưa biểu mẫu phụ vào biểu mẫu chính: - Mở biểu mẫu chính ở chế độ Design View - Chuyển sang cửa sổ Database, nhấn F11 - Kéo biểu mẫu phụ từ cửa sổ Database và đặt vào một vị trí trên biểu mẫu chính. - Di chuyển biểu mẫu phụ đến vị trí khác, thay đổi nội dung nhãn hoặc kích thước nếu cần. Chuyển sang chế độ Form View để xem kết quả 92 6.2. Ví dụ: Tạo Form theo mẫu sau: Form chính và Form phụ (Form chính lấy từ bảng DMKhoa, Form phụ lấy từ bảng SinhVien) Hình 3. 33. Biểu mẫu chính –phụ Các bước thực hiện: Bước 1: Tạo Form chính - Create| Design Form - Click lên biểu tượng Lable trên thanh công cụ design để tạo dòng tiêu đề “ KHOA VÀ SINH VIÊN” - Chọn Add exsting field trên thanh Ribbin| Kéo thả MaKH, TenKhoa vào vùng thiết kế Hình 3. 34. Cửa sổ thêm trường bào Form chính - Click lên Button trên thanh công cụ design để tạo nút “Thêm”, “Xóa”, Đóng ứng dụng 93 Hình 3. 35. Cửa sổ Form chính Bước 2: Tạo Tạo biểu mẫu phụ - Create| Form Winzard - Chọn bảng SinhVien|next Hình 3. 36. Tạo Form phụ bằng Wizard - Chọn Datasheet| next| Đặt tên “Form phu” |Finish| đóng Form phụ Bước 3: Mở Form chính ở chế độ Design View| Sử dụng chuột kéo thả Form phụ sang Form chính Hình 3. 37. Tạo Form chính - phụ 6.3. Liên kết biểu mẫu chính và biểu mẫu phụ - Thiết kế hai biểu mẫu riêng biệt, sau đó kéo biểu mẫu phụ vào biểu mẫu chính. - Trong chế độ Design View của biểu mẫu chính, Click phải chuột| chọn Form proerties để mở bảng thuộc tính của điều khiển biểu mẫu phụ. 94 Hình 3. 38. Liên kết Form chính - phụ - Lập thuộc tính LinkChildFields thành tên trường nối kết trong biểu mẫu phụ, nếu có nhiều trường kết nối, phân cách nhau bởi dấu phẩy. - Lập thuộc tính LinkMasterFields thành tên trường nối liên kết hoặc tên điều khiển trong biểu mẫu chính, nếu có nhiều trường nối kết, phân cách nhau bởi dấu phẩy. 7. Tạo các nút lệnh 7.1. Tạo Option group - Ba Option Button, Check Box, Toggle Button Hộp kiểm tra, nút lựa chọn, nút bật tắt thường được sử dụng như các điều khiển độc lập để nhận các chọn lựa Yes/No. Các điều khiển này thực chất chỉ khác nhau về hình thức, do đó chúng ta có thể sử dụng bất cứ nút nào Khi được chọn điều khiển này biểu diễn trị Yes (hay True), ở trạng thái không chọn thì giá trị No (hay False) - CheckBox : Được chọn khi có dấu x trong hộp - Option Button : Được chọn khi có hạt đậu trong nút - Toggle Button : Được chọn khi nó trông như bị nhấn xuống Muốn tạo OptionButton, CheckBox, ToggleButton thì click vào biểu tượng tương ứng trong ToolBox, đưa con trỏ chuột đến vị trí cần tạo, click chuột tại vị trí đó. Hình 3. 39. Tạo Option Button, Check Box, Toggle Button - Nhóm chọn lựa (Option Group) - Chúng ta có thể sử dụng nhóm chọn lựa để trình bày một số các chọn lựa trên CheckBox, Option Button hay Toggle Button 95 Hình 3. 40. Tạo đối tượng Option Group - Nếu nhóm lựa chọn được liên kết vào một trường, chỉ có khung nhóm là liên kết vào trường đó, không phải các thành phần để chọn lựa trong khung. Khung nhóm có thể không liên kết vào trường nào hoặc chứa một biểu thức, mỗi lần chỉ có thể chọn một thành phần trong nhóm. - Khi sử dụng hộp kiểm tra, nút chọn lựa và nút bật tắt trong nhóm chọn lựa, thuộc tính của chúng khác với như khi được dùng với các điều khiển độc lập. Mỗi phần tử trong nhóm chọn lựa không có thuộc tính Control Source mà thay bằng thuộc tính Option Value. Lập thuộc tính Option Value của mỗi phần tử dùng làm chọn lựa trong nhóm thành một trị số có nghĩa đối với trường mà khung nhóm liên kết vào. Khi một phần tử của nhóm được chọn, Access đưa giá trị lập trong Option Value của phần tử đó cho điều khiển Option Group. Đến lượt Option Group trả lại giá trị đó cho trường mà nó liên kết vào. 7.2. Tạo nút List box Khi nhập dữ liệu trên biểu mẫu, việc lựa chọn giá trị dữ liệu từ danh sách sẽ nhanh và chính xác hơn việc nhớ một giá trị dữ liệu để nhập. Điều khiển Combo box và List box có thể kết nối với dữ liệu sẵn có. Các bước thực hiện tạo Combo box và List box: Bước 1: Nhấp chuột lên Combo box hoặc list box trên thanh Toolbox Bước 2: kéo thả vào Form. Access sẽ xuất hiện cửa sổ Wizard để cho phép chọn: Hình 3. 41. Cửa sổ Combo box Wizard 96 Trường hợp chọn:“I want the combo box to lookup the values in a Table or Query”: Dữ liệu sẽ lấy từ một trường trong bảng hoặc truy vấn.  Trường hợp chọn “ I want the combo” - Chọn tên bảng hoặc truy vấn chứa dữ liệu cần|Chọn Next Hình 3. 42. Cửa sổ chọn bảng nguồn trong Combo box Wizard - Chọn các field mà muốn đưa vào Form Chọn Next Hình 3. 43. Cửa sổ chọn tên cột trong Combo box Wizard - Chọn các field muốn sắp xếp Chọn Next 97 Hình 3. 44. Cửa sổ sắp xếp trong Combo box Wizard - Chỉ định độ rộng của cột bằng cách đặt con trỏ vào cạnh phải của cột, kéo chỉnh độ rộng cột cho thích hợp | Chọn Next Hình 3. 45.Cửa sổ điều chỉnh độ rộng cột trong Combo box Wizard - Đặt tên cho combo box hoặc List box Chọn Finish để kết thúc. 98 Hình 3. 46. Cửa sổ đặt tên cho List box Hình 3. 47. Kết quả tạo List box ở chế độ Design View Hình 3. 48. Kết quả tạo List box ở chế độ Form View Trường hợp chọn “I will type in the values that I want”: Dữ liệu tự nhập từ bàn phím Hình 3. 49. Cửa sổ chọn chọn dữ liệu tự nhập từ bàn phím - Nhập những dữ liệu sẽ xuất hiện trong combo box hoặc list box và chỉnh lại độ rộng cột - Nhập số cột bạn cần vào text box “Number of columns” - Nhập giá trị của mỗi cột mà bạn muốn gom vào mỗi field - Chỉnh lại độ rộng cột - Chọn nút “Next” 99 Hình 3. 50. Cửa sổ chọn số cột, độ rộng cột trong Combo box Wizard - Đặt tên cho combo box hoặc List box Chọn Finish để kết thúc. Hình 3. 51. Kết quả tạo Combo box 7.3. Nút lệnh (Command button)  Tác dụng: Command bottum là một nút lệnh dùng để thực hiện một công việc gì đó khi có một thao tác lên nút lệnh.  Sử dụng: Bật chức năng công cụ Wizard, chọn biểu tượng Command Button trên Toolbox - Kéo thả đối tượng lên Form - Xuất hiện hộp thoại + Categories: chọn loại hành động của nút lệnh + Actions: Chọn hành động cụ thể cho nút lệnh - Xuất hiện hộp thoại: - Text: Đặt tiêu đề cho nút lệnh - Picture: chọn hình ảnh cho nút lệnh - Chọn Next đặt tên cho nút lệnh và chọn Finish 7.4. Tạo Control (Button) Nút lệnh là đối tượng rất thường gặp trên Form. Bằng công cụ Wizard, Access cung cấp cho ta cách tạo một số nút lệnh phổ biến để thực hiện các công việc thường gặp như mở Form, di chuyển mẫu tin 100 Hình 3. 52. Nút lệnh (button) điều khiển Các bước thực hiện tạo nút lệnh: Bước 1: Click chuột vào thanh cuộn công cụ điều khiển| Chọn Use Control Wizards Hình 3. 53. Bật chức năng công cụ sử dụng điều khiển bằng wizards Bước 2: Click nút Button trên thanh công cụ control Bước 3: Chọn chức năng cho nút lệnh|Next 101 Hình 3. 54. Cửa sổ Button Wizard Bảng các chức năng nút lệnh: Bảng 3. 3. Ý nghĩa chức năng các nút lệnh Categories Actions Record Navigation (Di chuyển record) Find Next: tìm mẫu tin kế tiếp Find Record: Tìm mẫu tin Go First Record: Về bản ghi đầu tiên Go Last Record: Về bản ghi cuối cùng Go Next Record: đến bản ghi kế tiếp Go Previous Record: Về bản ghi kế trước Record Operation (Thi hành lệnh trên record) Add New Record: Thêm 1 bản ghi mới Delete Record: Xóa 1 bản ghi Save Record: Lưu sửa đổi bản ghi Undo Record: Hủy bỏ thao tác sửa đổi Form Operation (Thao tác trên Form) Open Form: Mở Form Close Form: đóng Form Print Preview: Xem trên màn hình Report Operation (Thao tác trên Report) Open Report: In ra máy in Application (Thao tác trên ứng dụng) Quit Application: Thoát ứng dụng Bước 4: Chọn nhãn cho nút, có thể là văn bản hay hình ảnh| Next 102 Hình 3. 55.Cửa sổ chọn biểu tượng cho button Bước 5: Đặt tên cho nút lệnh| Finish để kết thúc. Hình 3. 56.Cửa sổ đặt tên cho Command button Trong trường hợp không chạy chức năng Wizard, ta thực hiện các thao tác sau:  Mở cửa sổ Properties của Command button và cung cấp các trị cho thuộc tính  Lập trình xử lý sự kiện trên nút lệnh: Sự kiện quan trọng nhất là Click (Macro hoặc Code) Việc lập trình sự kiện trong các thủ tục xử lý sự kiện của Access sẽ được đề cập trong phần sau. Câu hỏi và bài tập A. Câu hỏi 1. Nêu khái niệm biểu mẫu? 2. Trình bày cách nhận biết các dạng biểu mẫu? 3. Nêu các phương pháp tạo biểu mẫu? Với mỗi phương pháp nên áp dụng cho những trường hợp cụ thể nào? 4. Trình bày phương pháp tạo biểu mẫu bằng chế độ tự động (Auto Form)? 5. Trình bày phương pháp tạo biểu mẫu sử dụng công cụ Wizard? 6. Trình bày phương pháp tự thiết kế (Design View)? 7. Nêu tên và chức năng cơ bản của các đối tượng có trong hộp Toolbox? 103 8. Biểu mẫu gồm có những thành phần chính nào? 9. Trình bày các thao tác về đối tượng khi thiết kế? 10. Phân biệt đối tượng có liên kết, không liên kết và đối tượng tính toán? 11. Trình bày cách chèn một đối tượng là nhãn (Label) vào biểu mẫu? 12. Trình bày cách chèn một đối tượng là hộp văn bản (Text box) vào biểu mẫu? 13. Trình bày cách chèn một đối tượng là Option button, Checkbox, Toggle button vào biểu mẫu? 14. Trình bày cách chèn một đối tượng là Option Group vào biểu mẫu? 15. Trình bày cách chèn một đối tượng là Combo box hoặc List box vào biểu mẫu? 16. Trình bày cách chèn một đối tượng là nút lệnh (Command button) vào biểu mẫu? 17. Trình bày cách thay đổi thuộc tính của biểu mẫu? 18. Biểu mẫu chính phụ là gì? 19. Cách tạo biểu mẫu chính phụ? 20. Cách liên kết biểu mẫu chính và biểu mẫu phụ? B. Bài tập Bài 1. Tạo Form bằng phương pháp Design View để nhập dữ liệu cho bảng DSCanBo như sau: Hướng dẫn:  Tạo một CSDL có tên là QuanLyCanBo.accdb gồm có bảng DSCanBo có cấu trúc như sau: (Chỉ tạo cấu trúc bảng, không nhập số liệu) Macanbo(Text,10); Hoten(Text,50); Phai(Text,10); Chucvu(Text,50); Hocvi(Text,50); Dangvien(Yes/No), Doanvien(Yes/No), Cogiadinh(Yes/No)  Tại cửa sổ Database, chọn Forms / New, chọn bảng DSCanBo làm nguồn, chọn Design View, cửa sổ Design View xuất hiện (Nếu nguồn chưa hiển thị, chọn lệnh View / Field List)  Khai báo các trường trên Form: tiến hành lần lượt các bước sau: - Kích hoạt nút Control Wizard trên Toolbox (nếu nút này chưa được kích hoạt (chưa sáng)) - Chọn nút Label trên Toolbox, kéo chuột trên Form để tạo tiêu đề “NHẬP DANH SÁCH CÁN BỘ” - Chọn nút Text Box trên Toolbox, kéo trường Macanbo từ Field List đặt vào một vị trí trên Form, Access sẽ tạo một textbox buộc vào trường này. Thực hiện tương tự cho trường Hoten - Chọn nút Combo Box trên Toolbar, kéo trường Chucvu từ Field List đặt vào một vị trí trên Form, Access sẽ tạo một Combo Box buộc vào trường này đồng thời xuất hiện hộp thoại 104 Chọn mục I will type in the values that I want (Vì bạn sẽ tự gõ vào các giá trị) Chọn Next để sang bước tiếp theo, xuất hiện hộp thoại Bạn khai báo danh sách các chức vụ vào mục Col1, chọn Next để sang bước tiếp theo, xuất hiện hộp thoại Có thể thay đổi trường gắn với Combo Box, bạn để nguyên trường mặc nhiên là Chucvu Chọn Next để sang bước tiếp theo, xuất hiện hộp thoại Đặt tên cho nhãn, bạn giữ nguyên tên mặc nhiên là Chucvu, chọn Finish để hoàn thành - Chọn nút List Box trên Toolbar, kéo trường Phai từ Field List đặt vào Form, Access sẽ tạo một List Box buộc vào trường này đồng thời xuất hiện các hộp thoại tương tự như trên. Bạn nhập hai mục “Nam”, “Nữ”. Sau đó tại màn hình Design, bạn nhớ thay đổi kích thước điều khiển Phái cho phù hợp - Đối với trường Hocvi, có thể tạo Combo box mà không dùng chức năng Control Wizard bằng cách: Không kích hoạt nút Control Wizard nữa, chọn biểu tượng Combo box Trỏ chuột kéo trường Hocvi trong Field List thả vào Form Thiết lập thuộc tính điều khiển cho trường Hocvi: nhấn phải chuột trên trường Hocvi, chọn Properties hoặc chọn lệnh View / Properties, xuất hiện hộp thoại Combo Box. Thay đổi các thuộc tính như sau: 6 7 8 5 105 Control Source: Hocvi (có sẵn), Row Source Type: chọn Value List Row Source: gõ vào các mục: Tiến sỹ;Thạc sỹ;Giáo sư;Phó giáo sư ;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_he_quan_tri_co_so_du_lieu_ms_access_nghe_c.pdf