Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng - Nguyễn Sơn Ngọc Minh (Phần 1)

Giáo trình gồm 05 chương:

Chương 1: Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường

Chương 2: Tín dụng trong nền kinh tế thị trường

Chương 3: Hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ

Chương 4: Thanh toán trong nền kinh tế thị trường

Chương 5: Thanh toán và tín dụng quốc tế

pdf62 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng - Nguyễn Sơn Ngọc Minh (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển tư bản chủ nghĩa hình thành ở nhiều nước châu Âu. Thương mại bắt đầu phát triển, đòi hỏi có những tổ chức chuyên môn để giải quyết nhu cầu vay vốn, tổ chức thanh toán, chuyển tiền.. Vì vậy, các ngân hàng tư bản chủ nghĩa lần lượt xuất hiện. Chúng xuất hiện bằng hai con đường: Một là, chuyển hoá các ngân hàng cho vay nặng lãi từ chế độ phong kiến thành các ngân hàng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Hai là, các thương nhân hùn vốn với nhau, lập ra các tổ chức tín dụng để cho nhau vay với mức lãi suất vừa phải. Đây là loại hình ngân hàng đầu tiên và phổ biến ở châu Âu. Các ngân hàng tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Venizơ, Giênơ ( ý) năm 1580, Amsterdam ( Hà lan) năm 1609 Thời kỳ đầu các ngân hàng mới ra đời còn hoạt động đọc lập với nhau và thực hiện các chức năng như nhau, đó là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và phát hành giấy bạc ngân hàng. Đến thế kỷ XIX, việc nhiều ngân hàng cùng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc vào lưu thông đã cản trở cho quá trình lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước đã can thiệp vào hoạt động ngân hàng bằng cach ban hành đạo luật hạn chế số lượng ngân hàng lớn đựoc phép phát hành tiền, sau này tập trung vào một ngân hàng duy nhất gọi là ngân hàng phát hành, về sau chuyển thành ngân hàng Trung ương. Các ngân hàng còn lại chỉ làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế, đựơc gọi là ngân hàng trung gian hay ngân hàng kinh doanh. Sang thế kỷ XX, các ngân hàng kinh doanh phát triển mạnh ở các nước châu Âu, châu Mỹ, cũng như ở các nước thuộc địa thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh. Bên cạnh các ngân hàng kinh doanh trong một lĩnh vự nhất định (đầu tư, tiết kiệm, địa ốc) hoặc đa năng ( thương mại), còn có các tổ chức tín dụng Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 46 phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quĩ đầu tư, quĩ tín dụng). Các tổ chức tín dụng khác căn bản với ngân hàng thương mại và ngân hàng chuyên doanh ở chỗ, nó không kinh doanh các khoản tiền gửi không kỳ hạn, do đó không cung cấp các dịch vụ thanh toán. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, đến những năm 80 của thế ký XX, hệ thống ngân hàng kinh doanh ở các nước đã hoàn chỉnh và phát triển ở trình độ cao. Xuất hiện nghề ngân hàng có qui mô lớn, xuyên quốc gia. Công nghệ ngân hàng hiện địa đựơc sử dụng trong giao dịch và quản lý toàn hệ thống. Với xu thế toán cầu hoá và nhất thể hoá nền kinh tế thế giới đã xuất hiện các tổ chức ngân hàng quốc tế, như: Quĩ tiền tệ quốc tế ( IMF), Ngân hàng Thế giới (WB). Cùng với các ngân hàng thương mại xuyên quốc gia, những ngân hàng quốc tế đã tạo thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính-tiền tệ giữa các nước, khơi thông sự chu chuyển vốn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của mỗi nước và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. 3. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam Từ nửa cuối thế kỷ XX, cùng với việc xâm chiếm và thống trị của thực dân Pháp, ở Việt nam đã xuất hiện những ngân hàng tư bản chủ nghĩa, do người nước ngòai sở hữu, như ngân hàng Đông dương năm 1875, ngân hàng Hồng kông- Thượng hải năm 1865 Sau cách mạng tháng Tám, hệ thống ngân hàng đựợc xây dựng từng bước. Lúc đầu thành lập các định chế như: Nông nghiệp tính dụng thuộc Bộ Canh nông ( 1945), Kinh tế tín dụng thuộc Bộ Kinh tế ( 1945), Nha tín dụng sản xuất trực thuộc Bộ tài chính (năm 1947). - Năm 1951, nước ta thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đến tháng 9/1960 đựơc mang tên Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Cùng với sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, một số tổ chức tín dụng cũng đựơc thành lập như: Hợp tác xã tín dụng (1956), Ngân hàng Kiến thiết Việt nam (1957), , Ngân Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 47 hàng Ngoại thương Việt nam (1963). Các tổ chức tín dụng này trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt nam. - Từ năm 1951- 1987: Hệ thống ngân hàng nước ta là hệ thống ngân hàng một cấp phù hợp với cơ chế quản lý kế hoạch hoá, tập trung. Ngân hàng một cấp chỉ gồm một ngân hàng duy nhất là ngân hàng Nhà nước, vừa thực hiện chức năng phát hành tiền, chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng kinh doanh, thuộc sở hữu nhà nước, cơ cấu mạng lưới theo cơ cấu quản lý hành chính. - Từ năm 1988 đến nay, thi hành Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chúng ta đã hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó: + Một là phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước của ngân hàng Trung ương ở tầm vĩ mô. Ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện chức năng phát hành tiền, quản lý nhừ nước về tiền tệ, tín dug\ngj và ngân hàng. + Hai là hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh, công ty tài chính và các tổ chức tín dụng. thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, chỉ sau khi ban hành hai pháp lệnh ngân hàng năm 1990 và hai Luật ngân hàng năm 1998 thì hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt nam mới thực sự được xây dựng phù hợp với mô hình ngân hàng hai cấp của nền kinh tế thị trường. II -Ngân hàng Trung ương (NHTW) Ngân hàng Trung ương (NHTW) là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng trực thuộc Chính phủ. 1. Chức năng của NHTW 1.1. NHTW là ngân hàng phát hành tiền tệ theo quy định của pháp luật Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 48 Việc phát hành tiền tệ của ngân hàng Trung ương phải trên cơ sở lượng tài sản dự trữ quy đổi ra vàng của quốc gia đó và thực trạng quan hệ cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. 1.2. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, cụ thể: - Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng (tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán) - Cho vay đối với các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động tái chiết khấu các thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi và các chứng từ có giá khác. - Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng thông qua hoạt động thanh toán bù trừ. - Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng: Cấp giấy phép hoạt động, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng. 1.3 NHTW là ngân hàng Nhà nước - NHTW cung ứng các phương tiện thanh toán cho hệ thống kho bạc Nhà nước, nhận tiền gửi của các kho bạc Nhà nước. - Cho Nhà nước vay để bù đắp những thiếu hụt ngân sách. - Thay mặt Nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ - tín dụng và thanh toán đối nội, đối ngoại. - NHTW là người thay mặt chính phủ tham gia vào một số tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế như Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) 2. Vai trò của NHTW 2.1. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội thông qua điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông. Thông qua các công cụ điều tiết trực tiếp như : ấn định khung lãi suất tiền gửi và tiền cho vay, ấn định hạn mức tín dụng Thông qua các cộng cụ gián tiếp: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 49 2.2. Góp phần thiết lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế Thông qua hoạt động tài trợ tín dụng, cho vay ưu đãi, tái chiết khấu, đầu tư 2.3 Góp phần ổn định sức mua của đông tiền quốc gia - Ngân hàng Trung ương tác động vào tổng cung và tổng cầu của toàn xã hội thông qua việc ổn định sức mua đối nội của đồng tiền. - NHTW tác động mạnh đến việc cân đối cung cầu ngoại tệ để đảm bảo tỷ giá hối đoái hợp lý góp phần ổn định sức mua đối ngoại của đồng tiền. 2.4 NHTW chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng Thông qua các định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, định hướng hoạt động ngân hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. III - Ngân hàng thương mại (NHTM) NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm có hoàn trả, đồng thời sử dụng số tiền đó để cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân. Các loại hình NHTM Có nhiều tiêu thức để phân loại NHTM: * Căn cứ vào sở hữu vốn góp, NHTM được chia thành các loại sau: - Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) NHTMNN là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước, được thành lập bằng 100% vốn của NSNN cấp - Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) NHTMCP là ngân hàng ngân hàng được thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần, vốn của nó là do các cổ đông đóng góp. - Ngân hàng thương mại liên doanh (NHTMLD) Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 50 NHTMLD là ngân hàng được thành lập dưới hình thức góp vốn liên doanh giữa các đối tác sở hữu khác nhau - Ngân hàng thương mại nước ngoài (chi nhánh) là ngân hàng được thành lập theo luật pháp của nước sở tại, vốn của nó thuộc sở hữu của ngân hàng nước ngoài, được chính phủ nước sở tại cấp phép hoạt động và tuân thủ theo luật pháp của nước sở tại. 1. Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1. Chức năng trung gian tín dụng - NHTM huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, sau đó dùng chính số tiền đó để cho vay đối với các thành phần kinh tế để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất. - NHTM làm trung gian giữa đơn vị phát hành chứng khoán với những nhà đầu tư chứng khoán đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn và sử dụng vốn. 1.2. Chức năng trung gian thanh toán Thông qua hoạt động ngân hàng hầu hết các khoản chi trả về hàng hoá, dịch vụ của xã hội đều thực hiện qua ngân hàng với những hình thức thanh toán thích hợp, thủ tục đơn giản và ngày càng hoàn thiện. Thông qua hoạt động của mình NHTM có điều kiện huy động tiền gửi của xã hội để mở rộng quy mô cho vay và thanh toán. 1.3 Chức năng tạo tiền Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại dựa trên tiền gửi của xã hội. Số tiền này sẽ được nhân lên theo cấp số nhân thông qua hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại được diễn ra như sau: NHA NHB NHC 10 100 9 90 8,1 81 90 81 71,9 Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 51 Giả sử ngân hàng “A” nhận tiền gửi của khách hàng là 100. Ngân hàng “ A” dự trữ bắt buộc10 (10% x 100 ) còn lại 90 cho vay. Giả sử khách hàng vay toàn bộ số tiền 90 và đem mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng “ B ”. Tại ngân hàng “ B “ dự trữ bắt buộc 9 còn lại 81 đem cho vay và cứ như vậy, từ lượng tiền gửi ban đầu là 100, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tạo ra số tiền gấp nhiều lần số tiền ban đầu. M = mM .MD Trong đó: M: Số tiền tạo ra trong lưu thông mM: Hệ số mở rộng tiền gửi mM = 1 rb rb: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc MD: Số tiền gửi ban đầu của khách hàng Ví dụ: Từ số liệu ở ví dụ trên, ta có M = 1 x 100 = 1000 10% 2.Vai trò của ngân hàng thương mại 2.1. NHTM là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. NHTM cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, thông qua đó doanh nghiệp có được các khoản vốn cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh, làm tăng lợi nhuận, góp phần quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng. Đặc biệt, vốn cho vay của NHTM còn là nguồn tài trợ quan trọng cho các dự án, chương trình xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của quốc gia. 2.2. Ngân hàng thương mại tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 52 NHTW thực thi chính sách tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại bằng các công cụ như: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi và cho vay, lãi suất tái chiết khấuĐa số các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW được thực hiện hiệu quả thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. IV - Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác 1. Ngân hàng chuyên nghiệp Là các ngân hàng chuyên hoạt động ở một hoặc một số lĩnh vực nhất định. 1.1. Ngân hàng cầm cố bất động sản ( Ngân hàng địa ốc) Là loại ngân hàng chuyên cho vay dài hạn có đảm bảo bằng bất động sản như: đất đai, nhà cửa và các công trình xây dựng khác. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng này là vốn tự có và vốn huy động qua phát hành trái phiếu tín dụng của ngân hàng địa ốc, chủ yếu cấp phát cho các nhà kinh doanh bất động sản, trong đó các công trình xây dựng công nghiệp và nhà ở chiếm vị trí chủ yếu. 1..2 Ngân hàng đầu tư Là loại ngân hàng chuyên thực hiện các nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng này là vốn pháp định, quỹ dự trữ, tiền gửi trung, dài hạn và phát hành trái phiếu. Ngoài nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng đầu tư còn thực hiện các nghiệp vụ tài chính và các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực đầu tư. 1.3. Ngân hàng tiết kiệm Là tổ chức tín dụng chuyên huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân và sử dụng nguồn vốn này, để mua chứng khoán, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, cho vay sản xuất và tiêu dùng dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố bất động sản. Ngân hàng tiết kiệm có các tên gọi: Quỹ tiết kiệm Nhà nước, hiệp hội cho vay và tiết kiệm.. 2. Ngân hàng chính sách xã hội Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 53 Ngân hàng chính sách xã hội là những tổ chức tín dụng đặc thù phục vụ cho một mục tiêu xã hội nào đó. Tuy có thu lợi, nhưng những ngân hàng này có sứ mệnh quan trọng là hỗ trợ cho những doanh nghiệp tư nhân nhỏ, các hộ nông dân nghèo và thường được Nhà nước bảo hộ bằng sự tài trợ, ưu đãi. Loại ngân hàng này có các tên gọi: Ngân hàng về người nghèo, quỹ hộ trợ về xã hội, giáo dục quốc gia 3. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng 3.1. Các công ty bảo hiểm Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc huy động vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo hiểm, đồng thời sử dụng vốn này để đầu tư chứng khoán kiếm lời và bù đắp cho người mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Khi thực hiện các hợp đồng bảo hiểm họ huy động được một khối lượng lớn các nguồn tiền tiết kiệm từ các cá nhân. Số vốn huy động này, ngoài việc bù đắp các tổn thất cho những người có rủi ro, phần còn lại được các công ty bảo hiểm đầu tư để kiếm lợi nhuận. 3.2. Công ty tài chính Công ty tài chính là một loại hình tổ chức tín dụng mà nghiệp vụ chủ yếu là cấp tín dụng để mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Nguồn vốn của công ty tài chính gồm: Vốn tự có và vốn huy động dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn hoặc phát hành trái phiếu. Chức năng chủ yếu của công ty tài chính là huy động vốn và kinh doanh về dịch vụ vốn. Nghiệp vụ tín dụng của công ty tài chính gồm: Chiết khấu các giấy tờ có giá, cho vay ngắn hạn, thực hiện dịch vụ tài chính và thực hiện các loại tín dụng thuê, mua. 3.3. Công ty cho thuê tài chính Là loại hình hoạt động tín dụng mà nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp dịch vụ tín dụng thông qua hoạt động cho thuê tài sản. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 54 Hiện nay,Việt Nam cấp giấy phép hoạt động cho trên 10 công ty cho thuê tài chính bao gồm các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty trực thuộc các ngân hàng thương mại quốc doanh) Nguồn vốn của công ty cho thuê tài chính là vốn tự có và vốn huy động dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn hoặc phát hành trái phiếu. 3.4. Quỹ đầu tư Là một mô hình định chế tài chính trung gian tập trung mọi nguồn vốn trong nền kinh tế để đầu tư trung hạn và dài hạn, đặc biệt tham gia đầu tư các dự án có nhu cầu vốn lớn hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán. 3.5. Quỹ hỗ trợ và phát triển Là một tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì lợi nhuận, chỉ đảm bảo hoàn vốn, bù đắp chi phí. Hoạt động của quỹ hộ trợ và phát triển: - Hỗ trợ sau đầu tư cho các dự án. - Bảo lãnh tín dụng đầu tư. 3.6- Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống của thành viên góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tuỳ theo điều kiện ở mỗi quốc gia mà Quỹ tín dụng được tổ chức theo mô hình tổ chức khác nhau. Thông thường Quỹ tín dụng nhân dân được tổ chức theo mô hình 2 cấp: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là một tổ chức Hợp tác xã do các Quỹ tín dụng cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân khu vực, và các tổ chức tín dụng khác tham gia góp vốn thành lập được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 55 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là loại hình tổ chức tín dụng Hợp tác xã do các thành viên tự nguyện góp vốn, góp sức tham gia thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động trên địa bàn các xã, phường, thị trấn. Ở Việt nam, đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo quyết định số 390/ TTg đã được triển khai. Theo đề án này, Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt nam được tổ chức theo mô hình 3 cấp như sau: ./ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thành lập ở các xã, phường, thị trấn. ./ Quỹ tín dụng khu vực được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành viên chủ yếu là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. ./ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là một tổ chức cổ phần. Vốn điều lệ của Quỹ do các cổ đông là Quỹ tín dụng nhân dân khu vực, các doanh nghiệp và nhà nước, góp vốn dưới hình thức cổ phần. Trong đó vốn cổ phần của Nhà nước chiếm 40% vốn điều lệ của Quỹ. Các quỹ tín dụng nhân dân khu vực và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chịu sự quản lý Nhà nước của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương không thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các Quỹ tín dụng nhân dân khu vực và các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mà chỉ có vai trò là đơn vị đầu mối hệ thống thực hiện nhiệm vụ điều hoà vốn, chăm sóc, hỗ trợ thành viên là các Quỹ tín dụng nhân dân khu vực và các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. V- Thị trường tiền tệ (TTTT) 1. Cơ sở hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ 1.1 Khái niệm thị trường tiền tệ Thị trưòng tiền tệ là nơi các chủ thể kinh tế tham gia mua, bán vốn ngắn hạn với lãi suất và thời hạn do các bên thoả thuận và theo qui luật cung cầu thị trường để cung cấp vốn ngắn hạn cho nền kinh tế. 1.2 Cơ sở hình thành và phát triển Trong nền kinh tế thị trường luôn phát sinh hiện tượng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn tiền tệ, đòi hỏi cần chuyển vốn giữa các chủ thể kinh tế dẫn Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 56 đến sự ra đời của thị trường tài chính. Thị trường tài chính gồm hai bộ phận cấu thành : - Thị trường vốn là nơi mua bán vốn trung và dài hạn - Thị trường tiền tệ là nơi mua bán vốn ngắn hạn. Ban đầu thị trường tiền tệ thuần tuý là thị trường liên ngân hàng, chỉ có ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại tham gia. Chức năng cơ bản của thị trường này là điều hoà vốn giữa ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại và giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ở các nước kinh tế phát triển , thị trường tiền tệ được mở rộng cả về qui mô và phạm vi với sự tham gia của nhiều pháp nhân và thể nhân. các hoạt động của thị trường tiền tệ không chỉ là thị trường liên ngân hàng mà còn bao gồm hoạt động mua bán chứng từ có giá ngắn hạn. Ngày nay các hoạt động mua bán vốn có thời hạn đến 1 năm giữa bất kỳ chủ thể nào, dới hình thức nào đều được coi là hoạt động của thị trường tiền tệ. Các thị trường tiền tệ không chỉ là thị trường quốc gia, mà còn là thị trường siêu quốc gia, như thị trường đô la châu Âu. Tóm lại, thị trường tiền tệ ra đời, tồn tại và phát triển trên các cơ sở: - Nhu cầu giao lưu vốn trong nền kinh tế thị trường - Sự xuất hiện các giấy tờ có giá ngắn hạn: tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngắn hạn của công ty, kỳ phiếu ngân hàng, thương phiếu. - Sự phát triển và đa dạng hoá các nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng. 2. Các chủ thể tham gia TTTT Tham gia hoạt động trên thị trường tiền tệ có rất nhiều tổ chức, cá nhân với tư cách là người mua, người bán vốn, người trung gian hoặc người tổ chức thị trường. Bao gồm: + Các doanh nghiệp Trên thị trường tiền gửi, các doanh nghiệp là một đối tác chính của các ngân hàng thương mại trong các quan hệ gửi tiền và vay tiền. Khi có các khoản tiền nhàn rỗi, các doanh nghiệp thường gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 57 và thu thêm lãi. Ngượic lại, khi có nhu cầu các doanh nghiệp bổ sung vốn thiếu hụt bằng cách vay ngắn hạn của các ngân hàng. Trên thị trường mua bán các giấy tờ có giá, khi cần vốn doanh nghiệp có thể đưa các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của mình ra thị trường để bán. Khi có thừa vốn tiền tệ, họ có thể bỏ ra mua các giấy tờ có giá ngắn hạn để kiếm lời. + Các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại là chủ thể trung tâm của thị trường tiền tệ. Chúng tham gia vào thị trường tiền tệ trước hết để đáp ứng các nhu cầu của khác hàng, như nhận các khoản tiền gửi, cung cấp các khoản tín dụng ngắn hnạ. Trong quá trình đó, các ngân hàng thương mại còn chủ động thực hiện các hoạt động phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn như kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá đối với khách hàng, ngân hàng trung ương để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. đồng thưòi, các ngân hàng thương mại còn vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. + Các nhà môi giới và kinh doanh chuyên nghiệp Các nhà môi giới với tư cách là người trung gian trong việc mua bán các giấy tờ có giá giữa các bên. Trên thị trường tiền tệ rất cần thiết có ácc nhà môi giới, vì nhờ có họ mà công việc kinh doanh mua bán chứg từ có gia trên thị trường tiền tệ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Người kinh doanh tạo ra thị trường bằng cách báo giá chào mua và thông báo giá bán ra cho những người đầu tư. Trên thi trường tiền tệ các ngân hàng có thể đóng vai trò là người kinh doanh. Tuy nhiên vẫn tồn tại một tầng lớp các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, trong đó chủ yếu là các công ty chứng khoán. Những người kinh doanh tiến hành mua bán chứng khoán cho chính bản thân họ hoặc thực hiện các hoạt động môi giới. + Ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương tham gia thị trường tiền tệ với tư cách chỉ đạo thị trường, quản lý và điều hành thị trường. Mặt khác, bằng hoạt động tái cấp vốn, mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở ngân hàng trung ương đã tiếp thêm Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 58 vốn cho các ngân hàng thương mại, điều tiêt tăng giảm lượng vốn ngắn hạn đang lưu thông trên thị trường. Ngoài ra , ngân hàng trung ương còn hoạt động trên thị trường tiền tệ với tư cách là đại lý phát hành tín phiếu kho bạc nhà nước. + Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước tham gia thị trường tiền tệ chủ yếu để vay nợ bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước, bằng cacsh phát hành tín phiếu kho bạc nhà nước. Việc phát hành tín phiếu kho bạc nhà nứoc có thể được thực hiện dưới hình thức bán lẻ trực tiếp cho người đầu tư hoặc bán buôn cho ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. + Các tổ chức tài chính khác như : công ty tài chính, công ty bảo hiểm 3. Các công cụ trên thị trường tiền tệ Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ có khả năng thanh toán tốt, ít chịu rủi ro. Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ bao gồm: + Tiền trung ương Bao gồm giấy bạc ngân hàng và tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương. Trong đó các khoản tiền gửi là đối tượng mua bán giữa các ngân hàng thương mại với ngân hàng trung ương hoặc giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Thị trường mua bán các khoản tiền trung ương được gọi là thị trường liên ngân hàng. + Tín phiếu kho bạc ngắn hạn Tín phiếu kho bạc là giấy nợ ngắn hạn của Chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Tín phiếu kho bạc có thể ghi tên hoặc không ghi tên người sở hữu, có thể ghi lãi suất, đựoc phát hành dưói dạng chứng chỉ hoặc ghi sổ. + Tín phiếu ngân hàng trung ương Tín phiếu ngân hàng trung ương là tín phiếu do ngân hàng trung ương phát ahnhf nhằm điều hoà lượng tiền cung ứng. Nó thường đựoc phát hành ở những nứoc có mức bội chi ngân sách nhà nước thấp và Chính phủ phát hành rất Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng Nguyễn Sơn Ngọc Minh 59 ít tín phiếu kho bạc, khi đó ngân hàng trung ương mới phát hành tín phiếu ngân hàng để thắt chặt tiền tệ + Thương phiếu Thương phiếu là là một loại giấy nhận nợ do doanh nghiệp mua chịu hàng hoá lập ra để gửi cho doanh nghiệp bán, ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_tien_te_tin_dung_nguyen_son_ngoc_minh_p.pdf