1.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của tiền tệ
Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lƣu
thông hàng hoá. Trong thời kỳ đầu của chế độ công xã nguyên thuỷ, trao đổi chỉ mang tính
chất ngẫu nhiên và đƣợc thực hiện bằng cách trao đổi sản phẩm trực tiếp.
Cùng với sự chuyên môn hoá lao động quá trình phân công lao động xã hội ngày một sâu
hơn, nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng nhiều và mở rộng, đòi hỏi phải có một “vật ngang
giá chung” làm trung gian cho trao đổi. Vật ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao
đổi trực tiếp với nhiều hàng hoá thông thƣờng khác. Ban đầu, vật trung gian đƣợc lựa chọn từ
những hàng hoá mang nét đặc trƣng phổ biến của vùng, lãnh thổ Khi sự trao đổi hàng hoá
đƣợc mở rộng và trở thành nhu cầu thƣờng xuyên của các dân tộc thì vật ngang giá chung
đƣợc gắn vào kim loại (kẽm, đồng, bạc).
Đầu thế kỷ XIX, vàng độc quyền đóng vai trò là vật ngang giá chung, còn gọi là kim loại
tiền tệ. Một khối lƣợng vàng với một trọng lƣợng và chất lƣợng nhất định đƣợc gọi là tiền tệ.
Từ đây vật ngang gia chung đƣợc thay bằng tiền. Việc sử dụng tiền kim loại tuy có những ƣu
điểm hơn so với hoá tệ không kim loại nhƣng cũng có những hạn chế nhƣ cồng kềnh, khó
chuyên chở. Mặt khác, khi quy mô sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển đòi hỏi
sự gia tăng của phƣơng tiện trao đổi trong khi nguồn vàng dự trữ không đủ đáp ứng. Do đó,
thay vì dùng vàng trực tiếp làm tiền, các nƣớc đã có xu hƣớng chuyển sang sử dụng tiền dấu
hiệu ngày càng phổ biến.
Tiền giấy có mầm mống ra đời từ thế kỷ thứ XIV, khi các ngân hàng cho ra đời các chứng
chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành để huy động tiền gửi của xã hội. Đến thế kỷ XVI-XVII,
nó đƣợc thay thế bằng giấy bạc của ngân hàng phát hành, loại giấy bạc này đƣợc đảm bảo
bằng vàng và đƣợc lƣu hành song song với tiền đúc bằng vàng của nhà nƣớc. Đến đầu thế kỷ
XX, giấy bạc ngân hàng thay thế hoàn toàn cho các kim loại quý nhƣ bạc và vàng. Ngày nay,
tiền giấy đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện trao đổi ngày càng phổ biến vì những tiện lợi nhƣ dễ
mang theo trong ngƣời, dễ cất trữ.
Sự ra đời của tiền ghi sổ, còn gọi là bút tệ, cùng với các chứng từ thanh toán nhƣ séc, giấy
nhờ thu, thẻ thanh toán đã làm đa dạng các phƣơng tiện thanh toán bên cạnh các hình thức
thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời còn tạo điều kiện giảm bớt những chi phí lƣu hành tiền
giấy nhƣ in ấn, bảo quản. Vì vậy, việc sử dụng tiền qua ngân hàng đƣợc coi là xu hƣớng phát
triển tất yếu của nền kinh tế phát triển.
60 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(3) Ngân hàng kiểm tra Uỷ nhiệm chi (lệnh chi), số dƣ tài khoản tiền gửi của ngƣời trả
tiền, tiến hành ghi nợ vào tài khoản tiền gửi và báo nợ cho ngƣời trả tiền. Đồng thời chuyển
tiền sang ngân hàng phục vụ ngƣời thụ hƣởng.
(1)
Ngƣời thụ hƣởng Ngƣời trả tiền
Ngân hàng phục vụ
ngƣời trả tiền
(2) (4) (3)
Ngân hàng phục vụ
ngƣời thụ hƣởng (3)
42
(4) Nhận đƣợc chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ ngƣời trả tiền gửi đến, ngân
hàng phục vụ ngƣời thụ hƣởng ghi có vào tài khoản tiền gửi và báo có cho ngƣời thụ hƣởng.
3.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu (nhờ thu) là giấy uỷ nhiệm do ngƣời thụ hƣởng lập nhờ ngân hàng phục vụ
mình thu hộ một số tiền nhất định từ một khách hàng nào đó
Để thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, hai bên trả tiền và thụ hƣởng phải có thoả thuận hoặc
hợp đồng về các điều kiện thu hộ và gửi cho ngân hàng thanh toán bằng văn bản.
Trình tự thanh toán uỷ nhiệm thu
(1) Ngƣời thụ hƣởng sau khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ lập Uỷ nhiệm thu kèm theo
hoá đơn, chứng từ giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào ngân hàng phục vụ mình.
(2) Sau khi kiểm tra các yếu tố trên chứng từ, ngân hàng ghi ngày tháng nhận chứng
từ, ký tên, đóng dấu trên uỷ nhiệm thu, vào sổ theo dõi Uỷ nhiệm thu và gửi bộ chứng từ sang
ngân hàng phục vụ ngƣời trả tiền.
(3) Ngân hàng phục vụ ngƣời trả tiền kiểm tra các điều kiện thanh toán, nếu đủ điều
kiện thì ghi nợ tài khoản tiền gửi thanh toán và báo nợ cho ngƣời trả tiền. (Nếu tài khoản của
ngƣời trả tiền không đủ khả năng thanh toán thì lƣu uỷ nhiệm thu vào hồ sơ và báo cho ngƣời
trả tiền biết).
(4) Ngân hàng phục vụ ngƣời trả tiền chuyển tiền đã thu đƣợc sang ngân hàng phục vụ
ngƣời thụ hƣởng (hoặc báo chƣa thu đƣợc tiền).
(5) Ngân hàng phục vụ ngƣời thụ hƣởng ghi có tài khoản tiền gửi thanh toán và báo có
cho ngƣời thụ hƣởng.
3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
3.4.1 Định nghĩa:
Thƣ tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện
bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thƣờng là ngân hàng) đối với ngƣời thụ
hƣởng L/C (thông thƣờng là ngƣời bán hàng hoặc ngƣời cung cấp dịch vụ) với điều kiện
ngƣời thụ hƣởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản đƣợc quy
định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)
Ngƣời thụ hƣởng Ngƣời trả tiền
Ngân hàng phục vụ
ngƣời trả tiền
Giao hàng
(1) (3)
Ngân hàng phục vụ
ngƣời thụ hƣởng
(5)
(4)
(2)
43
đƣợc dẫn chiếu trong thƣ tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế
dùng để kiểm tra chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ (ISBP).
3.4.2. Các bên tham gia thanh toán L/C:
- Ngƣời nhập khẩu (ngƣời yêu cầu mở L/C): Ngƣời đƣa ra chỉ thị đối với ngân hàng phục vụ
mình để mở L/C cho ngƣời xuất khẩu hƣởng.
- Ngân hàng mở L/C hay còn gọi là Ngân hàng phát hành L/C: Đây là ngân hàng trực tiếp
phục vụ ngƣời nhập khẩu, và thƣờng là ngân hàng trực tiếp trả tiền theo L/C.
- Ngƣời xuất khẩu: Là chủ thể của hợp đồng ngoại thƣơng, ngƣời đƣợc hƣởng L/C
- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng này có thể là chi nhánh hoặc là ngân hàng đại lý của
Ngân hàng mở L/C, trực tiếp thông báo L/C đến ngƣời xuất khẩu.
- Ngân hàng chỉ định: Ngân hàng này (theo chỉ thị của ngân hàng phát hành - nếu không
phải là ngân hàng phát hành) trực tiếp trả tiền cho ngƣời xuất khẩu.
3.4.3. Quy trình thanh toán L/C:
(1) Ngƣời nhập khẩu đƣa ra yêu cầu và chỉ thị cho ngân hàng phục vụ mình về việc
mở thƣ tín dụng.
(2) NH phát hành mở thƣ tín dụng để cam kết trả tiền cho ngƣời xuất khẩu rồi gửi bản
chính (bản gốc) cho ngân hàng thông báo.
(3) Nhận đƣợc bản chính L/C từ Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo phải xác
nhận bằng văn bản L/C đã nhận đƣợc và gửi bản chính L/C cho ngƣời xuất khẩu.
(4) Căn cứ vào nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, ngƣời
xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng.
(5) Sau khi đã giao hàng, ngƣời xuất khẩu phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ hàng hóa
theo đúng những chỉ thị trong L/C và gửi toàn bộ các chứng từ này cho Ngân hàng thanh toán
(Ngân hàng thông báo) để xin thanh toán.
Ngƣời xuất khẩu Ngƣời nhập khẩu
NH thông báo
(NH thanh toán)
NH phát hành
(8)
(4)
(3) (5) (6) (1) (9)
(2)
(7)
Hợp đồng
ngoại thƣơng
44
(6) Ngân hàng thanh toán nhận đƣợc bộ chứng từ từ ngƣời xuất khẩu phải kiểm tra
thật kỹ, nếu thấy đủ điều kiện thì tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó.
(7) Ngân hàng thanh toán chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu
Ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó.
(8) Nhận đƣợc bộ chứng từ, Ngân hàng phát hành phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng từ
đủ điều kiện thì hoàn tiền cho Ngân hàng thanh toán.
(9) Ngân hàng phát hành thông báo việc trả tiền đối với L/C cho ngƣời nhập khẩu,
đồng thời chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho ngƣời nhập khẩu để ngƣời đó có căn cứ đi
nhận hàng.
3.5. Thẻ thanh toán
- Thẻ thanh toán là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử
dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các máy
rút tiền tự động.
- Để đƣợc sử dụng thẻ ngân hàng, khách hàng phải thực hiện các thủ tục đăng ký sử dụng
thẻ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ. Sau khi
đƣợc ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận, khách hàng phải ký hợp đồng sử dụng thẻ với
ngân hàng.
- Các loại thẻ:
+ Thẻ ghi nợ: Là loại thẻ gắn liền với tài khoản tiền gửi thanh toán hay tài khoản séc của
khách hàng. Khách hàng sử dụng loại thẻ này thì giá trị giao dịch đƣợc khấu trừ ngay
vào tài khoản của khách hàng, đồng thời ghi có ngay vào tài khoản của ngƣời thụ
hƣởng.
+ Thẻ tín dụng: Là loại thẻ đƣợc sử dụng phổ biến, ngân hàng cho phép chủ thẻ sử dụng
một hạn mức nhất định. Đối với những khách hàng có quan hệ thƣờng xuyên với ngân
hàng, có tình hình tài chính tốt, luôn đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng cho
phép sử dụng thẻ tín dụng.
Trong quá trình sử dụng thẻ, nếu mất thẻ ngƣời chủ thẻ phải thông báo ngay bằng văn bản
cho ngân hàng phát hành thẻ. Khi sử dụng hết hạn mức hoặc hết thời hạn sử dụng của thẻ, nếu
có nhu cầu, ngƣời sử dụng thẻ phải đến ngân hàng phát hành thẻ để làm thủ tục sử dụng tiếp.
45
Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH
1. Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của Tài chính
1.1. Tiền đề sản xuất hàng hóa:
Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, phân công lao động xã hội đã bắt đầu phát triển, đặc
biệt là sự phân công giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và trao
đổi hàng hóa tiền tệ đã xuất hiện.
Hàng hoá sau khi đƣợc sản xuất ra sẽ đƣợc thực hiện giá trị trên thị trƣờng và tham gia vào
quá trình phân phối (nếu hàng hoá nào không đƣợc thị trƣờng chấp nhận, thì sẽ không đƣợc
thực hiện giá trị và không thể đem phân phối). Với sự ra đời của tiền tệ, giá trị của hàng hoá
sau khi đƣợc thực hiện sẽ tồn tại dƣới hình thái tiền tệ. Và quá trình phân phối vì thế đƣợc
thực hiện dƣới dạng phân chia khoản thu bằng tiền sau khi bán sản phẩm. Kết quả của quá
trình phân phối là sự hình thành các quỹ tiền tệ xã hội, bao gồm quỹ tiền tệ các doanh nghiệp
và quỹ tiền tệ của dân cƣ. Đây gọi là phân phối lần đầu.
Tổng hợp tất cả các quỹ tiền tệ và các tài sản hiện vật có khả năng chuyển hoá thành tiền
đƣợc gọi là các nguồn tài chính. Nguồn tài chính vừa là cơ sở vừa là đối tƣợng của hoạt động
phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế.
1.2. Tiền đề nhà nước:
Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, khi chế độ tƣ hữu xuất hiện, xã hội bắt đầu phân chia
thành các giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Chính sự xuất hiện sản
xuất và trao đổi hàng hoá và tiền tệ là một trong các nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ
sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp. Trong điều kiện lịch sử đó, Nhà nƣớc đã xuất
hiện. Bằng quyền lực chính trị của mình, nhà nƣớc là ngƣời có quyền quyết định việc in tiền,
đúc tiền và lƣu thông đồng tiền, tác động đến sự vận động độc lập của đồng tiền và tạo ra môi
trƣờng pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ, hình thức tiền tệ đã đƣợc các chủ thể trong xã
hội sử dụng vào việc tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để tạo lập nên
các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục đích riêng có của mỗi chủ thể, cụ thể:
+ Thông qua các loại thuế, nhà nƣớc đã tập trung vào tay mình một bộ phận sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân dƣới hình thức tiền tệ để lập ra quỹ Ngân sách nhà nƣớc và các
quỹ Tài chính nhà nƣớc khác phục vụ cho hoạt động của nhà nƣớc và thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Ở các chủ thể khác nhƣ ở các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình: các quỹ
tiền tệ đƣợc hình thành và sử dụng cho những mục đích trực tiếp (sản xuất hoặc tiêu
dùng); bên cạnh đó các quỹ tiền tệ cũng có thể đƣợc hình thành nhƣ những tụ điểm trung
gian để tự cung ứng phƣơng tiện tiền tệ cho những mục đích trực tiếp.
46
Tóm lại: Những phân tích trên cho thấy: sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nƣớc là những tiền
đề khách quan quyết định sự ra đời và tồn tại của Tài chính.
2. Bản chất của Tài chính
2.1. Biểu hiện bên ngoài của Tài chính
Biểu hiện bên ngoài của tài chính thể hiện ra dƣới dạng các hiện tƣợng thu vào và chi ra
bằng tiền ở các chủ thể kinh tế - xã hội, chẳng hạn:
- Doanh nghiệp, dân cƣ nộp thuế bằng tiền cho nhà nƣớc.
- Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn.
- Các cơ quan bảo hiểm trả tiền (bồi thƣờng thiệt hại) cho dân cƣ khi họ bị mất sức lao động
tạm thời hay vĩnh viễn (từ quỹ Bảo hiểm xã hội) hay khi họ bị tai nạn rủi ro (từ quỹ Bảo
hiểm kinh doanh).
- Nhà nƣớc cấp phát tiền từ Ngân sách nhà nƣớc tài trợ cho việc xây dựng đƣờng giao thông,
trƣờng học, bệnh viện công...
* Nhận xét:
- Từ kết luận trên, có thể thấy hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự vận động của
vốn tiền tệ. Ở đây, tiền tệ đại diện cho một lƣợng giá trị, một thế năng về sức mua nhất
định và đƣợc gọi là nguồn tài chính.
- Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng
nhằm thực hiện các mục đích của mình. Sự vận động của các nguồn tài chính phản ánh sự
vận động của những bộ phận của cải xã hội dƣới hình thức giá trị.
- Kết quả của quá trình phân phối các nguồn tài chính là sự hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ nhất định. Các quỹ tiền tệ là một lƣợng nhất định các nguồn tài chính đƣợc dùng
cho một mục đích nhất định. Các quỹ tiền tệ có 3 đặc điểm sau:
+ Đặc điểm 1: Các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện các quan hệ sở hữu. Kết thúc một giai
đoạn vận động nào đó của quỹ thì mỗi chủ thể của hình thức sở hữu này hay hình thức
sở hữu khác sẽ nhận đƣợc cho mình một phần nguồn lực tài chính nhƣ là kết quả tất yếu
của quá trình phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị. Việc sử dụng các quỹ tiền
tệ cũng phụ thuộc quyền sở hữu, cũng nhƣ tuỳ thuộc vào quy ƣớc, nguyên tắc sử dụng
quỹ, ý chí chủ quan của ngƣời sở hữu trong quá trình phân phối.
+ Đặc điểm 2: Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của nguồn tài chính.
Phần lớn các quỹ tiền tệ đều có mục đích cuối cùng: tích luỹ hoặc tiêu dùng. Chẳng hạn:
o Ngân sách nhà nƣớc - quỹ tiền tệ đặc biệt của nhà nƣớc - phục vụ việc thực hiện
chức năng của nhà nƣớc.
o Vốn của doanh nghiệp: phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
47
o Ngân sách gia đình: phục vụ mục đích tiêu dùng của gia đình...
o Ngoài ra, còn có cả những quỹ tiền tệ trung gian (nhƣ các quỹ kinh doanh của các tổ
chức tín dụng, công ty tài chính) đƣợc hình thành và sử dụng có thời hạn cho việc
hình thành các quỹ tiền tệ có mục đích sử dụng cuối cùng khác.
+ Đặc điểm 3: Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thƣờng xuyên, tức là chúng luôn luôn
đƣợc tạo lập và sử dụng. Quá trình vận động của các nguồn tài chính thông qua hoạt
động phân phối của tài chính kéo theo sự chuyển dịch giá trị từ quỹ tiền tệ này sang quỹ
tiền tệ khác, do đó luôn luôn có quỹ tiền tệ đƣợc tạo lập và có quỹ tiền tệ đƣợc sử dụng.
Những phân tích kể trên cho thấy quan niệm tài chính đƣợc xác định trƣớc hết là những
hiện tƣợng, những biểu hiện bên ngoài của nó: các hiện tƣợng thu, chi bằng tiền, là sự vận
động của các nguồn tài chính, sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội.
2.2. Nội dung bên trong của Tài chính
Nguồn tài chính trong xã hội luôn vận động một cách liên tục và trong mối quan hệ chằng
chịt, đa dạng giữa các chủ thể trong xã hội dẫn tới việc làm thay đổi lợi ích kinh tế của các
chủ thể đó, ví dụ:
- Các tổ chức, doanh nghiệp khi nhận đƣợc sự tài trợ nguồn tài chính từ ngân sách nhà nƣớc
sẽ có điều kiện để duy trì và đẩy mạnh hoạt động của mình.
- Khi tập trung thêm đƣợc các nguồn tài chính từ các chủ thể khác trong xã hội vào ngân
sách nhà nƣớc, nhà nƣớc có thêm điều kiện vật chất thực hiện các chức năng của mình.
Nhƣ vậy, các hiện tƣợng - biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự thể hiện và phản ánh các
quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình phân
phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị. Các quan hệ kinh tế nhƣ thế đƣợc gọi là các quan hệ
tài chính. Các quan hệ tài chính biểu hiện mặt bản chất bên trong của tài chính ẩn dấu sau các
biểu hiện bên ngoài của tài chính.
Nhƣ vậy có thể hiểu:
Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó
phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính
thông qua việc tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của
các chủ thể trong xã hội.
* Chú ý: Giữa tài chính và các phạm trù giá trị khác nhƣ tiền tệ, giá cả, tiền lƣơng có quan
hệ với nhau rất gần gũi và giữa chúng có sự khác nhau về bản chất.
- Tiền tệ về bản chất là một hàng hoá đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung trong quan
hệ mua bán, trao đổi của nền sản xuất hàng hoá với chức năng thƣớc đo giá trị, trung gian
trao đổi, chức năng dự trữ giá trị và chức năng thanh toán. Còn tài chính là sự vận động
48
của tiền tệ chỉ với hai chức năng thanh toán và phƣơng tiện dự trữ giá trị và luôn gắn liền
với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định để thoả mãn các mục đích khác nhau.
- Giá cả là một phạm trù phân phối dƣới hình thức giá trị nhƣng khác rất rõ với phạm trù tài
chính. Đặc trƣng cơ bản của phân phối tài chính là luôn kéo theo sự chuyển dịch giá trị gắn
với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế - xã hội khác nhau. Còn
ở phạm trù giá cả, việc chuyển dịch giá trị không xảy ra vì giá cả xuất hiện trong quan hệ
trao đổi, mua bán theo nguyên tắc ngang giá (thậm chí trong trƣờng hợp trao đổi không
ngang giá, quá trình phân phối dƣới hình thức giá trị của phạm trù giá cả đƣợc thực hiện
kèm theo quá trình trao đổi mua bán với sự vận động ngƣợc chiều của các hình thái giá trị
khác nhau, không giống nhƣ phân phối của tài chính thực hiện thông qua sự vận động độc
lập tƣơng đối của tiền tệ và không kèm theo sự vận động ngƣợc chiều nào của giá trị).
- Tiền lƣơng là một phạm trù phân phối dƣới hình thức giá trị. Tiền lƣơng đƣợc trả cho
ngƣời lao động với biểu hiện là một số tiền nhất định và cũng là một bộ phận của nguồn tài
chính hình thành nên ngân sách gia đình, tài chính dân cƣ. Tài chính là phƣơng tiện để thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động của tiền lƣơng trong lĩnh vực bù đắp sức lao
động.
3. Chức năng của Tài chính
3.1. Chức năng phân phối
- Khái niệm: Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài
lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội đƣợc đƣa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để
sử dụng cho những mục đích khác nhau và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hôi.
- Đối tượng phân phối: là của cải xã hội dƣới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài
chính có trong xã hội. Bao gồm:
+ Bộ phận của cải xã hội mới đƣợc sáng tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm trong nƣớc
(GDP).
+ Bộ phận của cải xã hội còn lại từ thời kỳ trƣớc. Đó là phần tích luỹ quá khứ của xã hội.
+ Bộ phận của cải đƣợc chuyển từ nƣớc ngoài vào và bộ phận của cải từ trong nƣớc
chuyển ra nƣớc ngoài.
+ Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhƣợng bán có thời hạn.
- Chủ thể phân phối: Là những ngƣời có thể tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối các
nguồn lực tài chính trong XH, do đó phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Có quyền sở hữu các nguồn tài chính.
+ Có quyền sử dụng các nguồn tài chính.
+ Có quyền lực chính trị (năng lực pháp lý: là khả năng của cá nhân hay tổ chức )
+ Có sự ràng buộc của các quan hệ xã hội.
49
Nhƣ vậy, Chủ thể phân phối là chủ sở hữu các quỹ tiền tệ xã hội, họ có thể là nhà nƣớc,
các DN, các tổ chức xã hội, tổ chức tài chính, các hộ gia đình, tầng lớp dân cƣ
- Kết quả phân phối: sự hình thành (tạo lập) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong
xã hội nhằm những mục đích đã định.
- Đặc điểm phân phối:
+ Một là, phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dƣới hình thức giá trị, không
kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị. Thông qua chức năng phân phối của tài chính, các
quỹ tiền tệ nhất định đƣợc hình thành và sử dụng, nhƣng chính trong việc hình thành và
sử dụng các quỹ, đặc điểm của tài chính – phân phối dƣới hình thức giá trị - vẫn không
thay đổi.
+ Hai là, phân phối của tài chính là sự phân phối luôn luôn gắn liền với sự hình thành và
sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Phân phối của tài chính luôn làm chuyển dịch giá trị,
biểu hiện bằng sự vận động của các nguồn tài chính từ quỹ tiền tệ này sang quỹ tiền tệ
khác. Điều này liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau.
+ Ba là, phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thƣờng xuyên,
liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại, trong đó phân phối lại có phạm
vi rộng lớn và mang tính chất chủ yếu.
Phân phối lần đầu: là sự phân phối đƣợc tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ
thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các dịch vụ trong các
đơn vị sản xuất và dịch vụ. Qua phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội mới chỉ đƣợc chia
thành những phần thu nhập cơ bản.
Phân phối lại: là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ đƣợc
hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể
hơn của các quỹ tiền tệ.
3.2. Chức năng giám đốc
- Khái niệm: Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra
bằng đồng tiền đƣợc thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo
lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.
- Đối tượng của giám đốc tài chính: là quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Chủ thể của giám đốc tài chính: cũng chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì, để cho các
quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả; bản thân các
chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra xem xét các quá trình phân phối đó.
- Kết quả của giám đốc tài chính: phát hiện ra những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của quá trình
phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các
50
nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt
hiệu quả cao của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Đặc điểm của giám đốc tài chính:
+ Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền, nhƣng nó không đồng nhất với mọi loại
giám đốc bằng đồng tiền khác trong xã hội. Giám đốc tài chính đƣợc thực hiện đối với
quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, Trong khi đó, giá cả là một phạm trù giá trị
có khả năng giám đốc bằng đồng tiền nhƣng khác biệt với phạm trù tài chính. Trong
quan hệ trao đổi, mua bán; khả năng giám đốc của giá cả trƣớc hết nhờ vào chức năng
thƣớc đo giá trị của tiền tệ để đo lƣờng giá trị của hàng hoá nhằm đảm bảo nguyên tắc
ngang giá.
+ Giám đốc tài chính là loại giám đốc đƣợc thực hiện một cách toàn diện, thƣờng xuyên,
liên tục và rộng rãi.
Chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính có mối quan hệ chặt chẽ, hữu
cơ gắn bó với nhau, làm tiền đề và bổ sung cho nhau. Chức năng phân phối là tiền đề cho
chức năng giám đốc vì phân phối tạo ra nhu cầu và khả năng kiểm tra, giám sát bằng đồng
tiền đối với toàn bộ quá trình phân phối. Ngƣợc lại, chức năng giám đốc đƣợc thực hiện đảm
bảo cho việc thực hiện chức năng phân phối phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan,
nâng cao tính hiệu quả của phân phối.
4. Hệ thống tài chính của Việt Nam
4.1. Căn cứ để xác định các khâu tài chính của hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh
vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhƣng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong các lĩnh vực
đó.
Hay:
Hệ thống tài chính là tổng thể các khâu tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau trong
quá trình hoạt động.
Các nguồn tài chính trong xã hội luôn luôn vận động một cách liên tục từ nơi này sang nơi
khác trong mối quan hệ đa dạng giữa các chủ thể trong xã hội.
Ở các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ đặc thù sử dụng cho mục những
mục đích khác nhau, các hoạt động tài chính ở đó cũng có đặc điểm và vai trò riêng tạo nên
một khâu tài chính. Mỗi khâu tài chính phải có các tiêu thức chủ yếu sau:
Thứ nhất, một khâu tài chính phải là một điểm hội tụ của các nguồn tài chính, là nơi thực
hiện việc “bơm” và “ hút” các nguồn tài chính. Nói cách khác, đƣợc coi là một khâu tài chính
nếu có các quỹ tiền tệ đặc thù đƣợc tạo lập và sử dụng.
51
Thứ hai, đƣợc coi là một khâu tài chính nếu ở đó các hoạt động tài chính, sự vận động của
các nguồn tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn liền với một chủ thể phân
phối cụ thể, xác định.
Thứ ba, trong một khâu tài chính các hoạt động tài chính có cùng tính chất, đặc điểm, vai
trò, có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và tính mục đích của quỹ tiền tệ
trong lĩnh vực hoạt động.
Từ đó có khái niệm về khâu tài chính nhƣ sau: khâu tài chính là nơi hội tụ của các
nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động.
Hệ thống tài chính của một quốc gia là một thể thống nhất do nhiều mắt khâu tài chính
hợp thành.
Hệ thống tài chính nƣớc ta hiện nay bao gồm các khâu:
4.2. Khái quát nhiệm vụ của các khâu tài chính
4.2.1. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nƣớc là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Đây là một “tụ
điểm” của các nguồn tài chính gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của
Nhà nƣớc với mục đích phục vụ cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc các cấp và thực hiện
các chức năng của Nhà nƣớc trong quản lý kinh tế - xã hội.
Ngân sách Nhà nƣớc có các nhiệm vụ sau:
+ Thứ nhất, động viên tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập quỹ tiền tệ tập trung
lớn nhất của Nhà nƣớc - quỹ Ngân sách - từ các khoản huy động mang tính bắt buộc
52
(thuế, phí, lệ phí) hoặc mang tính chất tự nguyện (viện trợ, vay nợ trong và ngoài
nƣớc)..
+ Thứ hai, phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế
- xã hội nhƣ duy trì bộ máy Nhà nƣớc, củng cố an ninh quốc phòng, phát triển văn hoá
xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tƣ kinh tế ...
+ Thứ ba, giám đốc và kiểm tra đối với các khâu tài chính khác và với mọi hoạt động
khác nhau của xã hội, với tất cả các khâu khác trong hệ thống tài chính; do đó nó có
khả năng và cần phải thực hiện việc kiểm tra đối với quá trình vận động của các nguồn
tài chính có quan hệ với việc tạo lập và sử dụng quỹ Ngân sách ở mọi khâu tài chính
và mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.
4.2.2. Tài chính Doanh nghiệp
Tài chính Doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. Đây là một “tụ
điểm” của các nguồn tài chính gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ.
Hoạt động Tài chính Doanh nghiệp luôn gắn liền với các chủ thể của nó là các doanh nghiệp
(pháp nhân hay thể nhân).
Tài chính Doanh nghiệp có các nhiệm vụ sau đây:
+ Một là, Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh
doanh.
+ Hai là, Tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả.
+ Ba là, Phân phối doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng các quy định của
nhà nƣớc.
+ Bốn là, Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp;
đồng thời, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các quá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_nghe_ke_toan_doanh_ng.pdf