1.1. Cơ sở triết học
Những giả thuyết cơ bản của các lý thuyết học tập khác nhau có nguồn
gốc từ các quan điểm về thế giới quan nói chung và các cơ sở triết học nhận
thức nói riêng. Các lý thuyết triết học về nhận thức có thể được phân thành
hau nhóm chính là lý thuyết nhận thức định lượng khách thể (học thuyết khách
thể), lý htuyết nhận thức định hướng chủ thể. Có thể phân biệt nhận thức
khách thể và chủ thể như sau:
75 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Lý thuyết học tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bắt đầu từ
việc GV thông báo kiến thức đó mà phải bắt đầu từ việc khám phá của HS về
kiến thức cần lĩnh hội. HS có cơ hội bộc lộ những quan điểm của mình, lắng
nghe quan điểm của bạn, được tranh luận, thống nhất ý kiến. Qua lắng nghe,
theo dõi những quan điểm của HS, GV sẽ phát hiện ra nhiều yếu tố bất ngờ
hoặc khác thường, GV tôn trọng những ý kiến của HS, khuyến khích HS lựa
chọn con đường đi đúng để tiếp cận được tri thức. Kết quả của hoạt động đó,
Khám phá
Câu hỏi của HS
Khảo sát cụ thể
Phản ánh Kiến tạo tri thức mới
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
48
HS có được một hệ thống kiến thức phù hợp với yêu cầu, đồng thời các em
tìm ra được con đường chiếm lĩnh tri thức.
Dạy học theo mô hình trên đã chứa đựng sự thay đổi quan điểm là dạy
học phải luôn chú ý tới những tri thức và kỹ năng đã có của HS, đó là một
trong những tiền đề để tổ chức dạy học những kiến thức mới.
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
49
Chƣơng 3
CHIẾN LƢỢC HỌC TẬP VÀ DẠY HỌC HIỆU QUẢ
3.1. Khái niệm chiến lƣợc học tập
Mọi chiến lược học tập và dạy học hiện đại hiện nay đều bắt nguồn từ
những dòng triết lí hoặc cách tiếp cận lí thuyết chủ yếu sau:
1. Triết lí kiến tạo – Constructivism (nhận thức và xã hội)
2. Triết lí hợp tác – Cooperative Learning
3. Triết lí hành vi – Behaviorism Learning
4. Triết lí giải quyết vấn đề - Problem Solving Learning
5. Triết lí hiện thực, hiện sinh – Existentialism, Pragmatism, Realism
Các chiến lược dạy học có ảnh hưởng lớn thường nỗ lực thể hiện những
triết lí này trong các hình thức khác nhau. Dạy học dựa vào dự án bao quát đủ
những triết lí trên, có hợp tác, có giải quyết vấn đề, có kiến tạo, có điều khiển
hành vi, có trải nghiệm hiện thực và kết quả thực tế. Song chiến lược này nhấn
mạnh hơn 3 triết lí sau: hợp tác, hiện thực và hành vi, và coi trọng sản phẩm
học tập như là kết quả thực hiện dự án cũng như các kĩ năng xã hội.
Dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp cũng có đủ những triết lí trên,
nhưng thực sự nhấn mạnh hơn quá trình học tập có tính chất nghiên cứu, kĩ
năng trí tuệ và hoạt động tìm tòi giải quyết vấn đề, coi trọng năng lực trí tuệ và
tính chất nghiên cứu của học tập, nhấn mạnh các triết lí kiến tạo, giải quyết
vấn đề, hành vi và thực tế.
Dạy học dựa vào vấn đề cũng không thiếu triết lí nào song nó nhấn
mạnh các triết lí giải quyết vấn đề, kiến tạo, hành vi và hiện sinh, ưu tiên quá
trình học tập và hiệu quả của quá trình tư duy, kĩ năng tìm tòi, nghiên cứu,
khám phá, năng lực sáng tạo, và điều cần nhất là giải quyết vấn đề để học
được những kĩ năng, tri thức và giá trị một cách sâu sắc, đồng thời phát triển
kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động thực tiễn.
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
50
Trong nhiều trường hợp không nên và không thể tách bạch rạch ròi các chiến
lược hay các kiểu dạy học. Ví dụ, nói về dạy học giải quyết vấn đề, nếu nhấn
mạnh thầy giáo thì gọi là Dạy học nêu vấn đề (gọi như vậy là thiếu triệt để),
nếu nhấn mạnh hoạt động của người học thì gọi Dạy học giải quyết vấn đề
(bản chất hơn những cũng chưa triệt để vì chỉ nói đến quá trình học). Nếu
nhấn mạnh cả phương thức hay hệ thống dạy học như thể toàn vẹn, thì phải
gọi là Dạy học dựa vào vấn đề (triệt để nhất). Vì cách gọi này phản ánh không
chỉ phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học, mà nói cả nội dung học tập, cả
môi trường học tập
3.2. Phân loại các chiến lƣợc học tập
3.2.1. Các chiến lược nhận thức
Chiến lược hay cách tiếp cận cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học
là khuyến khích người học tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập
ở mức độ tối đa có thể. Điều này được qui định khách quan do đặc điểm lứa
tuổi và tính chất của học tập ở các thời kì lứa tuổi song kiểu dạy học này nhấn
mạnh tính chất nghiên cứu chứ không phải là tiếp nhận, ghi nhớ những mẫu có
sẵn. Người học được khuyến khích học tập theo phong cách khoa học, huy
động tiềm năng cá nhân đủ để tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập dựa vào
chính những nỗ lực của mình trong học tập.
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, có một số chiến lược học
tập khác nhau để làm cơ sở. Thí dụ: 1/ Chiến lược học tập kiến tạo; 2/ Chiến
lược học tập tham gia và hợp tác; 3/ Chiến lược học tập theo mô hình xử lí
thông tin; 5/ Chiến lược học tập dựa vào vấn đề; 6/ Chiến lược học tập dựa
vào nghiên cứu trường hợp; 7/ Chiến lược học tập dựa vào dự án, 8/ Chiến
lược học tập dựa vào năng lực; 9/ Chiến lược học tập dựa vào phong cách học
tập; 10/ Chiến lược học tập dựa vào trò chơi giáo dục; 11/ Chiến lược học tập
dựa vào Web; 12/ Chiến lược học tập dựa vào tương tác; 13/ Chiến lược học
tập phân hóa và cá nhân hóa. Từ chỗ vận dụng hiệu quả những chiến lược đó,
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
51
giảng viên và sinh viên có thể sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp với
mục tiêu, nội dung và tính chất cụ thể của dạy học.
Đây là lĩnh vực rộng lớn cần bàn tiếp vào những dịp khác. Ở đây chỉ
thảo luận về một trong những chiến lược dạy học rất cần thiết ở phổ thông và
đại học – dạy học dựa vào vấn đề (Teaching for Problem-based Learning). Khi
thực hiện dạy học tuân theo chiến lược học tập dựa vào vấn đề thì trường hợp
đó được gọi là dạy học dựa vào vấn đề hay dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học dựa vào vấn đề là chiến lược dạy học tuân theo các mối quan
hệ được tổ chức logic giữa các thành tố sau: vấn đề, tình huống dạy học, tình
huống vấn đề, giải quyết vấn đề và hoạt động của người học. Nó tạo nên một
kiểu dạy học hoặc một chiến lược dạy học đặc trưng cho con người và xã hội
hiện đại: chủ động, sáng tạo và học tập suốt đời. Chiến lược này thường có
nhiều tên gọi nhưng căn bản thống nhất về mặt tư tưởng: dạy học nêu vấn đề,
dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa vào vấn đề.
Riêng thuật ngữ Dạy học nêu vấn đề tỏ ra thiếu chính xác nhất, vì nó tự
hạn chế ở việc bày ra vấn đề, không để làm gì. Thuật ngữ chính xác nhất có
thể là Dạy học vấn đề – chủ yếu nhằm vào phát hiện ra vấn đề, phát biểu lại
vấn đề, giải quyết vấn đề và hình thành ý tưởng mới, phân biệt với những kiểu
dạy học khác chủ yếu nhằm vào sự kiện, nguyên lí, định lí, qui tắc, công
thức có sẵn trong sách hoặc được người dạy kể ra. Dạy học vấn đề luôn
chứa đựng tính thách thức trong tiến trình học tập. Dưới đây xin đề cập khung
quan niệm của dạy học dựa vào vấn đề theo kinh nghiệm và kết quả nghiên
cứu hiện đại.
3.2.2. Các chiến lƣợc học tập siêu nhận thức
Thuật ngữ Dạy học hợp tác chỉ kiểu dạy học nhằm giúp người học tiến
hành học tập theo chiến lược hợp tác, tức là dạy người học học tập hợp tác
(Cooperative Learning). Các nhóm nhỏ được tổ chức nhằm thực hiện những
phương thức học tập hợp tác của học sinh, trong đó học sinh phân chia công
việc với nhau, tương trợ nhau, nhất là ưu tiên cho những bạn học đuối, động
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
52
viên và phê phán nhau để cùng nỗ lực và đóng góp, cùng chấp nhận điểm đánh
giá chung dành cho nhóm, gọi là nhóm hợp tác.
Có nhiều quan niệm và cách làm khác nhau về nhóm hợp tác và học hợp
tác, nhưng đáng chú ý nhất là những mô hình của R.Slavin, N.Davidson,
D.W.Johnson và R.T.Johnson, được áp dụng từ những năm 90 đến nay ở Mỹ
và Tây Âu cũng như ở những vùng chịu ảnh hưởng của Phương Tây.
Slavin xây dựng hai hình thức nhóm hợp tác là Tổ học tập - student
team achievement divisions, và Giảng dạy dựa vào tổ nhóm – team assisted
instruction. Tổ học tập có 4-5 thành viên cân bằng về năng lực, dân tộc và
giới. Học sinh được đo nghiệm từ trước, được phân hạng theo điểm, thành 3
hoặc 4 hạng. Mỗi tổ cấu thành từ 1 em lấy ở từng hạng - nếu có 3 hạng thì mỗi
hạng lấy 1em, cả thảy 3 em với 3 trình độ khác nhau, bổ sung 1 em trung bình
không thuộc hạng nào làm thành viên thứ tư hoặc thứ 5. Ở nhóm kia, thành
phần học sinh đồng đều về học lực, hoạt động tập trung vào những kĩ năng cơ
bản và đánh giá, học tập nâng cao hơn.
Qui trình chung của hoạt động tổ học tập gồm các bước sau:
+ Giáo viên trình bày bài học trước cả lớp hay nhóm toàn thể trong 1-2
giờ lên lớp bình thường.
+ Tiếp theo là học tổ trong vòng 1-2 giờ lên lớp. Những học sinh đó sẵn
sàng nắm vững tài liệu giúp những bạn chậm hơn nghiên cứu tài liệu. Coi
trọng luyện tập, mặc dù học sinh có thể tham gia thảo luận và nêu câu hỏi. Ở
nhóm có 4 học sinh thì chỉ có 2 phiếu bài tập và 2 phiếu đáp án để khuyến
khích tương tác và tương trợ trong nhóm. Mỗi em có thể làm việc một mình
nếu thích, hoặc làm tay đôi, tay ba. Cả tổ chỉ kết thúc công việc khi mọi thành
viên đều đạt 100% điểm về yêu cầu thực hành. Học sinh được phép giải thích
cho nhau, không được cho xem phiếu đáp án hay nói đáp án. Giáo viên di
chuyển trong phòng để giám sát các hoạt động và hướng dẫn học sinh.
+ Các bài kiểm tra lớp được làm thường xuyên để xem học sinh nắm tài
liệu ra sao khi học ở tổ. Học sinh trở lại chỗ ở lớp hoặc kê dịch lại bàn ghế để
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
53
làm bài kiểm tra. Điểm được chia bình quân thành điểm của tổ cốt để các em
phải gắng sức giúp đỡ nhau. Bài kiểm tra được thực hiện nâng cao dần để
những tổ nào chậm vẫn có cơ hội phấn đấu. Học sinh có thể đổi phiếu kiểm tra
để làm những bài khác nhau.
+ Tổ nào có điểm trung bình cao hoặc điểm cải tiến được biểu dương
thông qua bản tin, chứng nhận, báo lớp, thư gửi cha mẹ. Thái độ học tập và
tương trợ cũng được biểu dương, cân bằng giữa cá nhân và tổ.
+ Thành phần của các tổ được thay đổi sau 5-6 tuần để học sinh có cơ
hội làm việc với những bạn khác và tạo điều kiện mới cho những người thuộc
nhóm yếu và chậm, thành tích thấp.
Davidson nêu lên những đặc điểm chính của nhóm hợp tác gồm:
+ Nhiệm vụ của nhóm trọn vẹn, có thảo luận và quyết định (nếu có
thể).
+ Tương tác trực diện bên trong nhóm nhỏ.
+ Bầu khí hậu hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau bên trong nhóm.
+ Trách nhiệm và công việc cá nhân - ai cũng có và phải làm phần Việc của
mình.
+ Ghép nhóm pha tạp, tức là thành phần hỗn hợp.
+ Trực tiếp dạy những kĩ năng cộng tác, thái độ hợp tác, hay những kĩ năng xã
hội.
+ Sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ, hay là sự phụ thuộc qua lại tích cực giữa
các thành viên của nhóm.
Theo Johnson và Johnson, nhóm hợp tác được tổ chức trên cơ sở
những liên hệ cốt yếu sau:
+ Sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực trong nhóm, tức là mỗi người chỉ có thể
thành công khi mọi người trong nhóm thành công.
+ Tương tác trực diện năng động, tức là mọi học sinh phải giúp đỡ, hỗ trợ cho
những nỗ lực của nhau.
+ Trách nhiệm và công việc cá nhân, tức là mỗi thành viên đều có phần việc rõ
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
54
ràng, không đùn đẩy cho người khác được.
+ Những kĩ năng quan hệ người - người và kĩ năng nhóm nhỏ, tức là những kĩ
năng xã hội trong các khuôn khổ rộng và hẹp
+ Xử lí quan hệ nhóm, tức là quá trình nhóm suy ngẫm và áp dụng
những cách thức làm việc với nhau cho tốt và nâng cao tính hiệu quả của công
việc chung.
So sánh các mục đích và quá trình trong nhóm hợp tác, nhóm cạnh tranh
và kiểu học tập cá nhân chủ nghĩa
Nhóm hợp tác
Học kiểu cá nhân
Nhóm cạnh tranh
chủ nghĩa
Sự phụ thuộc qua lại Không có sự phụ thuộc Sự phụ thuộc qua lại
tích cực giữa mọi người. đáng kể nào. tiêu cực giữa mọi người.
Sự tương tác năng động. Không có tương tác. Sự tương tác đối kháng.
Thừa nhận, hỗ trợ, tin Không tương tác, không Bác bỏ, loại trừ nhau,
cậy và gắn kết với nhau. gắn kết với nhau. không gắn bó, bất tín.
Trao đổi thông tin, lắng Không tương tác, vì vậy Không giao tiếp hoặc
nghe nhau, ảnh hưởng không lắng nghe nhau, giao tiếp sai lầm, thiếu
qua lại, tận dụng tốt các không ảnh hưởng lẫn thiện cảm, thiếu tin cậy
nguồn học tập. nhau, tận dụng kém. nhau.
Hệ động cơ bên trong: Hệ động cơ bên ngoài: Hệ động cơ bên ngoài:
-Hi vọng thành công cao -Hi vọng thành công -Hi vọng thành công
-Được thúc đẩy vì lợi thấp thấp
ích đa phương -Được thúc đẩy vì lợi -Được thúc đẩy vì lợi
-Trí tò mò và hứng thú ích vị kỉ ích khác biệt nhau
nhận thức liên tục cao -Trí tò mò và hứng thú -Trí tò mò và hứng thú
-Gắn bó đoàn kết trong nhận thức thấp nhận thức thấp
học tập -Thiếu gắn bó đoàn kết -Thiếu gắn bó đoàn kết
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
55
-Tính bền bỉ cao
trong học tập trong học tập
-Tính bền bỉ thấp -Tính bền bỉ thấp
Bảng 1. So sánh các chiến lƣợc học tập
Nhóm hợp tác so với các hình thức học tập khác mang lại nhiều lợi ích
cho người học hơn. Đó là: 1. Nhận thức cá nhân triệt để và tích cực; 2. Tự thực
hiện và lành mạnh tâm trí; 3. Hiểu biết và tin cậy những người khác; 4. Giao
tiếp; 5. Sự thừa nhận và hỗ trợ những người khác; 6. Các quan hệ phong phú;
7. Giảm thiểu các xung đột. Dưới đây điểm qua một số đặc điểm của nhóm
hợp tác, học cá nhân hoàn toàn và nhóm cạnh tranh.
Đặc điểm của học hợp tác
Đặc điểm Học tập trong Học cá nhân Học trong nhóm
nhóm hợp tác chủ nghĩa cạnh tranh
1. Sự phụ Tích cực, năng Không có hay không Tiêu cực, bài trừ, bác
thuộc lẫn động, qua lại, đa cụ thể, không liên bỏ, đối kháng lẫn
nhau phương quan đến học tập nhau.
Bất cứ hoạt động Sự tích luỹ tri thức và Thực hành kĩ năng, tái
2. Kiểu
giảng dạy nào. kĩ năng đơn giản. hiện tri thức và ôn
luyện.
hoạt động Nhiệm vụ càng Bổn phận rõ ràng và
hay các khái quát và hành vi chuyên dùng Nhiệm vụ rõ ràng với
nhiệm vụ phức tạp thì hợp để tránh bối rối, cần những nguyên tắc
GD tác càng nhiều sự giúp đỡ từ ngoài nhằm cạnh tranh.
3. Sự cảm Mục đích được Mục đích được thừa Mục đích không được
nhận tầm thừa nhận là nhận là quan trọng thừa nhận là quan
quan quan trọng. đối với từng người; trọng lắm và học sinh
trọng của Học sinh coi nhiệm có thể chấp nhận cả
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
56
mục đích vụ là toàn bộ giá trị thắng lẫn bại.
và thích ứng; mỗi học
sinh đều hi vọng đạt
mục đích phi thường.
Giáo viên giám Giáo viên được chấp Giáo viên được chấp
sát và can thiệp nhận là nguồn chủ nhận là nguồn chủ yếu
4. Tương
vào các nhóm yếu để giúp đỡ, hồi để giúp đỡ, hồi tiếp,
học tập để dạy tiếp, củng cố và hỗ củng cố, hỗ trợ; là nơi
tác giáo
những kĩ năng trợ cho học sinh. sẵn có để học sinh hỏi,
viên-học
cộng tác. giải đáp các nguyên
sinh
tắc, làm trọng tài, nhận
xét, chỉnh lí câu trả
lời,
khen ai thắng.
5. Tương Các tài liệu được Toàn bộ tài liệu và Bộ tài liệu hoàn chỉnh
tác học bố trí, phân chia chỉ dẫn học tập dành thường bị chia nhỏ hay
sinh-tài theo mục đích cho mỗi học sinh; chia vụn cho những
liệu học của bài học. Các nguyên tắc, qui người khác nhau.
tập trình, đáp án đều rõ
ràng; có không gian
phù hợp cho mỗi
người.
Tương tác lâu Không có tương tác Quan sát những học
dài và có cường giữa học sinh với sinh khác của nhóm
6. Tương
độ cao bằng giúp nhau; học sinh làm mình, đôi khi có sự
đỡ và chia xẻ, việc riêng của mình trao đổi với nhau; học
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
57
tác học
lắng nghe nhau mà không có hoặc rất sinh được ghép theo
sinh-học
về tài liệu , kèm ít tương tác với các nhóm thuần để tạo cơ
sinh
cặp nhau, hỗ trợ bạn cùng lớp. hội bình đẳng dành
và khuyến
khích phần thắng.
nhau nói chung.
7. Tổ Các nhóm nhỏ Các bàn tách biệt hay Học sinh gồm nhóm
chức không gian cá nhân bộ ba hay nhóm nhỏ.
8. Qui
Linh hoạt, dễ
tạo Phân tán, dễ tạo ra Căng thẳng, dễ tạo ra
trình ra sự đồng cảm. mặc cảm cô đơn. ganh ghét, xung đột.
đánh giá
Bảng 2. Đặc điểm của học hợp tác
Những nguyên tắc của học hợp tác nhóm nhỏ
Nguyên tắc 1. Sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
58
Trong sự phụ thuộc tích cực, các thành viờn của nhóm sẽ:
+ Cố gắng giúp nhóm đạt mục đích chung.
+ Chia sẻ số phận chung với nhau.
+ Quan tâm đến sự tiến bộ của những thành viên khác.
+ Chia sẻ thành công của nhóm.
+ Chia sẻ tư cách của nhóm.
+ Tự giác thực hiện việc của mình.
+ Chụm đầu nhau bàn bạc và chuyện trò với nhau.
+ Trẻ bị thu hút vào công việc chúng đang tiến hành.
+ Cổ vũ lẫn nhau, chia sẻ kết quả làm việc.
+ Chia sẻ tài liệu với nhau.
Để tạo ra sự phụ thuộc tích cực, người ta sử dụng những biện pháp sau:
A. Tạo ra sự phụ thuộc về mục đích - nhằm một sản phẩm chung, cả nhóm chỉ có
một phiếu bài tập, các công việc chỉ là một trách nhiệm trọn vẹn, một thành viên ăn
điểm thay cho cả nhóm, vẽ biểu đồ theo dõi tiến độ của nhóm, mỗi thành viên thực
hiện một phần nhiệm vụ nhất định.
B. Sự phụ thuộc về phần thưởng - cho điểm nhóm chung, điểm cá nhân cộng với
phần thưởng của nhóm, khen thưởng cả nhóm, thưởng nhóm bằng hiện vật.
C. Sự phụ thuộc về nguồn học tập - hạn chế cho mỗi nhóm một bộ tài liệu, mỗi
thành viên có một nguồn khác nhau nhưng cần thiết.
D. Sự phụ thuộc về vai trò - người ghi chép, người nghiên cứu, người hỏi, người
động viên, người quan sát, không có thủ lĩnh nhóm.
E. Sự phụ thuộc về môi trường - tổ chức môi trường vật lí sao cho nâng cao sự hợp
tác và phụ thuộc, ví dụ cho mỗi nhóm một bàn làm việc.
Nguyên tắc 2. Sự tƣơng tác trực diện
A. Tương tác trực diện có ý nghĩa gì trong học tập? Đó là:
+ Kích thích sự giao tiếp, sự chia sẻ những tư tưởng, nguồn lực và giải pháp,
đáp án.
+ Nâng cao cảm giác và ý thức đoàn kết, sở thuộc nhau và gắn bó với nhau ở
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
59
mỗi người và trong cả nhóm.
+ Làm cho bất kì thành viên nào cũng không thể không bị thu hút một cách
tích cực vào hoạt động nhóm.
+ Dẫn tới những tư tưởng, lời giải thích, câu trả lời đó được xem xét và kiểm
định trước cả nhóm.
+ Những lập luận và giải đáp khả quan được kiểm tra, phán xét, biến thể hoặc
thải bỏ. Những giải đáp được lắng nghe thông qua việc giải thích cho các thành
viên khác của nhóm. Mọi thành viên đều được thử thách trong khi suy nghĩ bằng
những tư tưởng của những người khác.
B. Những nhân tố bảo đảm cho tương tác trực diện thành công
+ Sử dụng nhóm nhỏ có qui mô 3-5 thành viên.
+ Tổ chức vị trí học tập kề nhau và đối diện nhau.
+ Sử dụng tên gọi của từng người và tiếp xúc với nhau bằng mắt khi làm
việc.
+ Hiểu những ngôn ngữ không lời thích hợp với tình huống học tập.
+ Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi với nhau.
+ Dạy những kĩ năng xã hội và cộng tác thích hợp khi cần thiết, ứng với quan
hệ và hoạt động cụ thể trong nhóm.
Nguyên tắc 3. Trách nhiệm và công việc cỏ nhân
Nhóm hợp tác được tổ chức và cấu trúc sao cho bảo đảm không xảy ra
chuyện trốn tránh công việc hoặc trách nhiệm học tập. Mỗi người đều có việc của
mình và các phần việc này ràng buộc với nhau. Mỗi thành viên đều phải học, đóng
góp phần mình vào công việc và thành công của nhóm. Mọi thông báo đều được
đưa ra rõ ràng và được tất cả thành viên tiếp nhận. Có những biện pháp bảo đảm
thực hiện tốt trách nhiệm và sự đóng góp cá nhân như:
+ Mỗi thành viên nhóm đều có vai trò và công việc rõ ràng.
+ Mỗi thành viên đều có phần đóng góp nhất định vào nhiệm vụ chung.
+ Mỗi thành viên đều có một phần nguồn lực cần thiết để học tập.
+ Mọi thành viên đều thường xuyên quan tâm và cổ vũ nhau.
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
60
+ Mọi người đều có thể hỏi nhau, hỏi một người tức là hỏi cả nhóm, hỏi cả
nhóm tức là hỏi từng người.
+ Mỗi người đều hiểu rõ thành công của mình phụ thuộc vào những bạn
khác, điều đó khuyến khích họ tin tưởng vào nỗ lực của mọi người.
Trẻ biết rằng không chỉ việc học của mình sẽ được đánh giá, mà còn hiểu rõ các
bạn khác cũng sẽ phụ thuộc vào điểm của mình.
Khi cần cho học sinh giải thích trước nhóm, hãy chọn ngẫu nhiên, không nên chỉ
nhằm vào một cá nhân.
Nguyên tắc 4. Sử dụng những kĩ năng cộng tác trong nhóm
Những yêu cầu đầu tiên mà giáo viên phải đặt ra với nhóm hợp tác là:
Mỗi người luôn ở lại và làm việc với nhóm một cách gắn bó.
Biết giữ im lặng, nói năng, phát biểu đúng lúc, đúng giọng, ôn hòa.
Biết chờ đợi để nghe hết ý kiến người khác và chờ đợi đến lượt mình phát biểu ý
kiến cá nhân.
Biết sử dụng chính xác tên của tất cả những bạn khác trong nhóm.
Chú ý động viên nhau, lắng nghe những lời nhận xét của nhau.
Tìm hiểu những khó khăn của người khác và chia sẻ kinh nghiệm.
Biết tỏ thái độ phù hợp với quan hệ của các thành viên trong nhóm.
Biết chủ động hỗ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình một cách tự tin, chân thực, cởi
mở.
+ Biết trao đổi ý kiến, thảo luận, hỏi han và trả lời đúng với những tình huống giao
tiếp hay học tập.
Trong quá trình làm việc của nhóm, giáo viên cần hướng dẫn trẻ thực hiện và rèn
luyện những kĩ năng cộng tác, làm việc cùng với người khác. Điều cần chú ý là
phân biệt được những kĩ năng nhận thức, kĩ năng học tập, kĩ năng thực hiện các
hành vi tổ chức, kỉ luật, kĩ năng thực hành bài học với kĩ năng cộng tác, làm việc
hợp tác hay kĩ năng xã hội. Cần lựa chọn kĩ năng để nhấn mạnh nó trong từng bài
học. Việc dạy và hướng dẫn những kĩ năng cộng tác trong các nhóm học hợp tác
nói chung trải qua những bước sau đây:
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
61
+ Làm cho học sinh cảm thấy được nhu cầu phải có kĩ năng, bằng cách gợi nhớ
kinh nghiệm cá nhân của họ, giải thích tầm quan trọng của kĩ năng trong học tập và
đời sống, trong hiện tại và tương lai.
+ Học sinh cần hiểu rõ kĩ năng cộng tác đó cụ thể là gì. Có thể yêu cầu học sinh lập
những danh mục gồm nhiều kĩ năng mà họ cảm thấy giống như vậy qua việc nghe
và nhìn thấy hàng ngày.
+ Cho học sinh thực hành kĩ năng cộng tác một cách riêng biệt với nội dung học
tập bình thường, chẳng hạn thông qua các hoạt động trình diễn, lễ hội, tổ chức tham
quan, chơi sắm vai và những trò chơi khác, trong đó biểu thị cả những thí dụ tích
cực lẫn những thí dụ tiêu cực về kĩ năng cộng tác.
+ Cần tích hợp kĩ năng vào các hoạt động theo nội dung học trình. Ví dụ, nếu nhóm
làm việc với nhau để nghiên cứu dự án, thì học sinh phải sử dụng kĩ năng khuyến
khích những người khác tham gia các phần việc khác nhau. Có thể giao nhiệm vụ
luân phiên để thay nhau đóng vai trò nhất định, ví dụ, mỗi người trong nhóm phải
lần lượt làm báo cáo viên sau các giờ học thảo luận. Vai trò luân phiên này cần
được lựa chọn - nó đòi hỏi nhân vật thực hiện vai trò phải sử dụng những kĩ năng
cộng tác thì mới hoàn thành được nhiệm vụ. Có thể tổ chức các hành động có tính
chất “dây chuyền” để dạy kĩ năng cộng tác, ví dụ: người thứ nhất xử lí và trình bày
số liệu quan sát bằng các biểu, người nữa trao đổi và nghiên cứu các biểu đó để làm
báo cáo, người thứ ba xem xét những tài liệu này để đề xuất các giải pháp, người
thứ tư tổng hợp tất cả để soạn thảo một chương trình hội thảo, và cả nhóm thảo
luận để quyết định về nội dung cụ thể của hội thảo, tổ chức và thành phần tham dự.
+ Thường xuyên xử lí các tương tác nhóm, tức là bàn bạc, đánh giá, rút kinh
nghiệm về thành công và thất bại của nhóm và của từng thành viên qua các hoạt
động, phân tích những nguyên nhân và điều kiện của những thành bại đó, hiệu quả
của nhóm trong các dạng hoạt động khác nhau.
+ Trong mỗi dịp dạy và giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nào đó, cần chú ý khuyến
khích các em kiên trì thực hành sử dụng nó trong các tình huống học tập, sinh hoạt
ở trường, ở nhà và quan hệ xã hội.
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
62
Nguyên tắc 5. Xử lí tƣơng tác nhóm
Xử lí tương tác nhóm cần được xem như một bộ phận hữu cơ của mỗi bài hay chủ
đề học hợp tác. Sau khi kết thúc công việc, học sinh phải thảo luận để đánh giá
nhóm mình làm việc với nhau có tốt không, nên tiếp tục thế nào để đạt hiệu quả cao
hơn. Việc này giúp học sinh học được kĩ năng làm việc hợp tác với người khác một
cách hiệu quả. Có thể tiến hành xử lí tương tác nhóm trong khi hoạt động hoặc lúc
gần kết thúc hoạt động học nhóm.
Xử lí tương tác nhóm bao gồm hai khía cạnh: 1. Làm rõ những mặt tốt trong hoạt
động chung và những đóng góp cá nhân nổi bật, cần phát huy những gì; 2. Những
mặt nào cần được cải thiện hay thay đổi. Điều đặc biệt phải lưu ý trong xử lí tương
tác nhóm là vấn đề thành phần nhóm: thuần hay phức tạp. Nhiều nghiên cứu cho
thấy việc này thường có tác dụng tốt với các nhóm có cả hai giới, nhiều trình độ
học lực, đa dạng về kinh nghiệm sống và sở trường, hứng thú, khuynh hướng.
3.2.3. Các chiến lược sử dụng nguồn lực học tập
Phương pháp dự án (Project Method) là phương pháp quản lí phát triển, trước hết
trong kinh tế, rồi đến các lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục, giao thông vận tải
Sau nó được ứng dụng vào dạy học như một chiến lược hay kiểu tổ chức dạy học.
Xưa kia chiến lược tổ chức dạy học là bài - lớp thì nay có thêm phương pháp dự án,
và nhiều cách thức khác, ví dụ phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case Study
Method) như một phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên sâu được giáo dục sử
dụng thành chiến lược dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp. Cách thức nhà giáo
sử dụng phương pháp dự án để dạy học mới là phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ly_thuyet_hoc_tap.pdf