Giáo trình Luật thương mại

Khái niệm về luật kinh tế được đưa ra lần đầu tiên vào những năm đầu của thế kỷ

XX ở các nước tư bản. Đó là khi trong nền kinh tế của những quốc gia này xuất hiện sự

can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, sự phát triển của kinh tế nhà nước, sự xuất hiện

độc quyền, Luật kinh tế thời gian đầu này được cho là ngành luật nằm nằm giáp ranh

giữa luật công và luật tư. Và những học giả theo trường phái luật kinh tế cho rằng sự phân

chia hệ thống pháp luật quốc gia thành luật công và luật tư của các nước châu Âu lục địa

đã không còn ý nghĩa, bởi vì sự xuất hiện của ngành luật này.

Luật kinh tế vì thế mà bao gồm các nội dung: luật thương mại, luật lao động, luật

điều chỉnh sở hữu công nghiệp và một số chế định, quy phạm của luật dân sự có sự can

thiệp của nhà nước. Trong số này luật thương mại được coi là có có vị trí quan trọng nhất.

pdf80 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Luật thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng, người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. 83. Hợp nhất doanh nghiệp Hợp nhất doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho tất cả các loại hình công ty, theo đó hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Thủ tục hợp nhất được tiến hành như sau: - Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. - Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất. điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất. Trong trường hợp này hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hậu quả pháp lý của hợp nhất đó là các công ty bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại. Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị hợp nhất. 8.4. Sát nhập doanh nghiệp Sát nhập doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho tất cả các loại hình công ty, theo đó một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sát nhập) sát nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sát nhập) bằng cách chuyển 56 toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sát nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sát nhập. Thủ tục sát nhập được tiến hành như sau: - Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sát nhập và dự thảo điều lệ của công ty nhận sát nhập. - Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sát nhập, điều lệ công ty nhận sát nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sát nhập. Trong trường hợp này hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sát nhập. Về mặt hậu quả pháp lý, công ty bị sát nhập chấm dứt sự tồn tại. Công ty nhận sát nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sát nhập. 8.5. Chuyển đổi doanh nghiệp 8.5.1. Chuyển đổi công ty Chuyển đổi công ty là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại. Thủ tục chuyển đổi được tiến hành như sau: - Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định chuyển đổi và điều lệ công ty chuyển đổi. - Tiến hành đăng ký kinh doanh công ty chuyển dổi, trong đó hồ sơ phải kèm theo quyết định chuyển đổi. Hậu quả pháp lý của chuyển đổi công ty là, sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại. Công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi. 8.5.2. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể xảy ra trong hai trường hợp: - Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì trong 15 ngày kể từ ngày chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký việc thay đổi sở hữu thành viên với cơ quan đăng ký kinh doanh. Kể từ ngày đăng ký thay đổi, công ty được quản lý và hoạt động theo quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 57 - Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc tổ chức khác thì trong 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng phải đăng ký việc thay đổi chủ sở hữu công ty. 9. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp trước hết là quyền của các chủ sở hữu doanh nghiệp, ngoài ra doanh nghiệp còn phải giải thể khi rơi vào những trường hợp do pháp luật quy định. 9.1. Các trường hợp giải thể Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp sau: - Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. - Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục. - Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 9.2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp Thủ tục giải thể doanh nghiệp thông qua những bước được pháp luật doanh nghiệp quy định như sau: Bước một, thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Khi rơi vào một trong những trường hợp bị giải thể, để tiến hành việc giải thể, doanh nghiệp phải thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định này phải có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 1 điều 158 Luật doanh nghiệp năm 2005. Bước hai, thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Người thực hiện thanh lý tài sản và thanh toán nợ của doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Hội đồng thành viên của công ty hợp danh. 58 Sau khi thanh lý tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau: (1) các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; (2) nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, các cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. Bước ba, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải giải thể trong vòng 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi. Và hết thời hạn này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và bị cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp? 2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp? 3. Phân tích địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân? 4. Khái niệm công ty? Các loại công ty phổ biến trên thế giới? 5. Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về việc hình thành và chấm dứt tư cách thành viên của công ty? 6. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty? 7. Phân tích khái niệm, đặc điểm, tổ chức quản lý và chế độ tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên? 8. Phân tích khái niệm, đặc điểm, tổ chức quản lý và chế độ tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? 9. Phân tích khái niệm, đặc điểm, tổ chức quản lý và chế độ tài chính của công ty cổ phần? 10. Phân tích khái niệm, đặc điểm, tổ chức quản lý và chế độ tài chính của công ty hợp danh? 11. Các vấn đề pháp lý về cổ phần, cổ phiếu của công ty cổ phần? 12. So sánh công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? 13. So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân? 59 14. So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh? 15. Vì sao trong doanh nghiệp đều có thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân mà công ty hợp danh lại có tư cách pháp nhân? 16. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp? 17. Các trường hợp giải thể và thủ tục giải thể doanh nghiệp? CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH, TỔ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ 1. HỘ KINH DOANH 60 1.1. Khái niệm và đặc điểm Theo quy định tại điều 36 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày thì hộ kinh doanh là một chủ thể kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Như vậy, có thể thấy rằng, hộ kinh doanh là một khái niệm chung dành cho những cơ sở kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, mà do chưa đạt đến quy mô và doanh thu để được coi là doanh nghiệp và chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Ngoài hai đối tượng này, hộ kinh doanh còn có thể do một nhóm người làm chủ. Đây là quy định mới của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP so với Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/04/2004 về đăng ký kinh doanh. Trên cơ sở định nghĩa đó, hộ kinh doanh có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh là vốn của một cá nhân duy nhất hoặc vốn góp của các thành viên trong nhóm hoặc vốn của một hộ gia đình. Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì họ bầu ra một người làm đại diện của hộ kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì chủ hộ (là cha, mẹ hoặc một thành viên đã thành niên) là đại diện của hộ kinh doanh. Người đại diện có thể ủy quyền cho các thành viên khác đã thành niên làm đại diện. Theo quy định tại điều 37 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP thì tất cả các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có thể kinh doanh dưới hình thức này. Thứ hai, hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô nhỏ hẹp. Đối với các doanh nghiệp, pháp luật không hề đưa ra một hạn chế nào về số lượng người lao động mà doanh nghiệp được phép sử dụng, việc sử dụng lao động có mang tính thường xuyên hay không cũng như việc doanh nghiệp có bao nhiêu cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, đối với hộ kinh doanh, pháp luật đưa ra những ràng buộc và hạn chế này. Đó là hộ kinh doanh không được sử dụng quá 10 lao động và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Nếu hộ kinh doanh sử dụng quá số lao động quy định và kinh doanh hơn một địa điểm thì phải đăng ký ở một loại hình doanh nghiệp phù hợp. Và 61 những quy định này làm cho hộ kinh doanh chỉ có thể sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ hẹp. Mặc dù được phân biệt với các doanh nghiệp bởi quy mô kinh doanh nhỏ hẹp nhưng hộ kinh doanh vẫn chưa phải là những đối tượng sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ nhất trong nền kinh tế. Loại thương nhân này vẫn được coi là có quy mô kinh doanh lớn hơn và ổn định hơn so với một số hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Những đối tượng vừa kể không phải đăng ký kinh doanh dù vẫn thực hiện hành vi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để kiếm lời. Dấu hiệu để phân biệt những đối tượng này với hộ kinh doanh chính là mức thu nhập thấp. Thứ ba, chủ hộ kinh doanh có chế độ trách nhiệm vô hạn. Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của hộ. Ở đây có nghĩa là, hộ kinh doanh trước hết chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh trực tiếp. Nếu tài sản của hộ kinh doanh không đủ để trả hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của hộ thì chủ hộ có trách nhiệm dùng khối tài sản cá nhân của mình để chi trả. Điều này có nghĩa là, nếu chủ hộ là một cá nhân thì cá nhân đó phải dùng toàn bộ tài sản cá nhân của mình để đảm bảo trách nhiệm cho hộ kinh doanh.Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một gia đình làm chủ thì các thành viên phải cùng nhau đóng góp, và mức góp sẽ do các thành viên này thỏa thuận. Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn này mang tính liên đới giữa các thành viên. 1.2. Đăng ký kinh doanh 1.2.1. Điều kiện đăng ký kinh doanh Theo quy định của pháp luật, tất cả công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, một nhóm người, các hộ gia đình đều có quyền đăng ký kinh doanh ở hình thức hộ kinh doanh. Như vậy, chỉ những người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề thì không được phép đăng ký kinh doanh. Còn những người thuộc diện bị cấm thành lập doanh nghiệp tại điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005 vấn có thể kinh doanh ở hình thức này. Một cá nhân, một nhóm người, một hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh một hộ kinh doanh. 62 Những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp. Mức thu nhập thấp để không phải đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định để áp dụng trong phạm vi địa phương, nhưng không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân. Trong thực tế, phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh thuộc vè các hộ kinh doanh trong những lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. 1.2.2. Thủ tục đăng ký kinh doanh Với quy mô kinh doanh nhỏ hẹp và không phải là doanh nghiệp nên việc cấp đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh thuộc về cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện. Đó cót thể là Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập. Nếu không thành lập cơ quan này thì cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng tài chính – kế hoạch hoặc Phòng kinh tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cá nhân hoặc người đại diện cho hộ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Hồ sơ này gồm có các văn bản, tài liệu sau: Giấy đề nghị kinh doanh (gồm có các nội dung: tên hộ kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh; ngành nghề kinh doanh; họ tên, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu và ngày cấp, địa chỉ nơi cư trú, chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh) và bản sao công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh. Cá nhân hoặc người đại diện cho hộ kinh doanh nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh, nếu hộ kinh doanh có đủ các điều kiện: ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, tên được đặt theo đúng quy định của pháp luật, nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh. Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký hoặc chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác hoặc tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Khi chấm dứt hoạt động, hộ kinh doanh 63 phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính. 2. TỔ HỢP TÁC 2.1. Khái niệm và đặc điểm Theo quy định tại điều 111 Bộ luật dân sự năm 2005, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Tổ hợp tác được tổ chức và hoạt động theo quy định của Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ Như vậy, đặc điểm của tổ hợp tác bao gồm: Thứ nhất, tổ hợp tác là sự đóng góp tài sản, công sức của từ ba cá nhân trở lên. Số lượng thành viên của tổ hợp tác ít nhất phải là ba, và các thành viên này bắt buộc phải là cá nhân. Thành viên của tổ hợp tác là những người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vốn ban đầu của tổ hợp tác do chính các thành viên đóng góp bằng tài sản cá nhân của mình. Tuy nhiên, điểm khác của tổ hợp tác so với doanh nghiệp chính là, trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của tổ hợp tác, các thành viên còn phải đóng góp cả công sức vào tổ hợp tác để tạo ra lợi nhuận. Đây là điểm làm tổ hợp tác có phần giống với hợp tác xã. Các thành viên bầu một người làm tổ trưởng và người này trở thành người đại diện cho tổ hợp tác. Tổ trưởng có quyền ủy quyền cho tổ viên khác làm đại diện. Giao dịch do tổ trưởng xác lập, thực hiện vì lợi ích chung làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho cả tổ hợp tác. Các thành viên phải thực hiện đúng cam kết của mình trong hợp đồng hợp tác, đó là những cam kết về việc đóng góp tài sản, chấp hành hợp đồng và sự phân công của tổ trưởng, cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của tổ. Nếu có lỗi gây thiệt hại cho tổ thì phải bồi thường. Bên cạnh đó các thành viên được hưởng lợi nhuận từ hoạt động của tổ hợp tác, được quyền tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ, thực hiện việc kiểm tra các hoạt động của tổ. Và được quyền rút khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện ghi trong hợp đồng. 64 Thứ hai, cơ sở pháp lý để hình thành tổ hợp tác là hợp đồng hợp tác. Nội dung của hợp đồng này là những cam kết giữa các thành viên cùng mong muốn hợp tác hoạt động kinh doanh một hoặc một số ngành nghề và đồng thời cùng nhau hưởng lợi nhuận, cùng chịu trách nhiệm về những hoạt động của tổ hợp tác. Thông thường, hợp đồng thành lập tổ hợp tác gồm các nội dung sau: mục đích và thời hạn hợp đồng hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên; mức đóng góp tài sản, phương thức phân chia lợi nhuận giữa các tổ viên; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng và các tổ viên; điều kiện gia nhập và ra khỏi tổ hợp tác; điều kiện chấm dứt tổ hợp tác. Ngoài ra, các thành viên có thể thỏa thuận đưa vào hợp đồng những nội dung khác phù hợp với hoàn cảnh, mục đích của mình mà những nội dung đó không được trái pháp luật. Để có giá trị pháp lý, hợp đồng thành lập tổ hợp tác phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi các tổ viên cư trú chứng thực. Thứ ba, tổ hợp tác có chế độ trách nhiệm vô hạn. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của tổ. Nếu tài sản của tổ không đủ để thực hiện các nghĩa vụ đó thì các tổ viên phải liên đới chịu trách nhiệm tương ứng với phần đóng góp tài sản trong tổ bằng tài sản cá nhân của mình. 2.2. Tổ chức và quản lý Trong hợp đồng hợp tác, các thành viên thỏa thuận bầu ra một người làm tổ trưởng và người này là người đại diện cho tổ hợp tác. Tổ trưởng có quyền điều hành hoạt động của tổ hợp tác. Khi vắng mặt, để đảm bảo hoạt động của tổ được tiến hành bình thường và ổn định, tổ trường có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ. Trong hợp đồng hợp tác, các thành viên có thể thỏa thuận những vấn đề mà tổ trưởng có thể tự quyết định, những vấn đề nào cần phải được sự đồng ý của đa số thành viên và những vấn đề mà phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên thì mới được thực hiện. Riêng việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác thì phải được toàn thể các thành viên đồng ý. Tổ hợp tác có quyền quản lý và sử dụng tài sản của mình theo phương thức thỏa thuận, quyền tham gia vào các cuộc họp và biểu quyết của các thành viên để quyết định 65 những vấn đề của tổ. Khi tham gia biểu quyết, lá phiếu của các thành viên là như nhau, không phụ thuộc vào vị trí và vốn góp. Các thành viên tổ hợp tác phải làm việc cho tổ. Tuy nhiên, tổ hợp tác có thể thuê thêm lao động bên ngoài. Và trong trường hợp này, tổ phải giao kết hợp đồng lao động với người không phải là thành viên để thực hiện những công việc nhất định và đảm bảo chế độ cho người đó theo quy định của pháp luật lao động. 2.3. Chấm dứt hoạt động Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động khi: - Thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác đã hết. - Mục đích của việc hợp tác đã đạt được. - Các tổ viên thỏa thuận chấm dứt tổ hợp tác. - Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định. Khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp xã đã chứng thực hợp đồng hợp tác. Khi chấm dứt hoạt động, tổ phải thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của tổ, nếu tài sản của tổ không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên của tổ theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản khi họ tham gia vào tổ hợp tác. Tài sản còn lại sau khi thanh toán xong các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản của họ khi tham gia vào tổ hợp tác. Các tổ viên cũng có thể thỏa thuận một phương án chia tài sản và ghi vào hợp đồng. 3. HỢP TÁC XÃ 3.1. Khái niệm và đặc điểm Hợp tác xã là những tế bào của thành phần kinh tế tập thể. Trên thế giới, hợp tác xã xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào năm 1844. Hơn 160 năm qua, các hợp tác xã đã hình thành và phát triển rộng khắp thế giới. Ở nước ta, hợp tác xã hình thành từ thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trải qua hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, tuy có những thay đổi về hình thức, quy chế pháp lý điều chỉnh, nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hợp tác xã vẫn 66 có một vị thế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho không ít người lao động. Điều 1 Luật hợp tác xã năm 2003 định nghĩa: “Hợp tác xã là doanh nghiệp tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Hợp tác xã trên cơ sở của định nghĩa, có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, hợp tác xã là một tỏ chức kinh tế - xã hội Xét về góc độ kinh tế, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế cơ bản và quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể, dựa trên sở hữu của các xã viên hợp tác. Hợp tác xã là một hình thức của quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể, kết hợp sức mạnh tập thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh cũng như đời sống kinh tế. Và mục tiêu xa hơn là nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi xã viên. Xét dưới góc độ xã hội, hợp tác xã mang tính xã hội sâu sắc. Tính xã hội của hợp tác xã được thể hiện trong toàn bộ nguyên tắc tổ chức, hoạt động của mình. Với việc tạo điều kiện cho những người lao động, những người sản xuất nhỏ chẳng những có thể trụ vững trong thị trường cạnh tranh mà còn đẩy mạnh sự phát triển, xóa bớt một số gánh nặng về thất nghiệp, chất lượng cuộc sống,cho xã hội. Ngoài ra, từ hoạt động của mình, hợp tác xã đã giáo dục, nâng cao tinh thần hợp tác cho các xã viên. Thứ hai, hợp tác xã có tư cách pháp nhân Về tổ chức, hợp tác xã bao gồm cả thể nhân và pháp nhân cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế được thành lập theo thủ tục pháp lý nhất định, có đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản tách bạch với tài sản của các xã viên, có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Như vậy, hợp tác xã hội đủ các điều kiện để mang tư cách pháp nhân. Thứ ba, hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm Hợp tác xã hoạt động lấy lợi ích kinh tế là chính, bao gồm lợi ích của các xã viên và lợi ích của tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các xã viên. Hợp tác xã luôn 67 tôn trọng quyền độc lập, tự chủ về kinh tế của mỗi xã viê. Khi xã viên là một hộ gia đình, thậm chí là một tổ chức, pháp nhân thì khi trở thành thành viên hợp tác xã sẽ thực hiện những điều lệ của hợp tác xã và hợp tác xã không có bất kỳ sự can thiệp nào n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0032_p1_4429.pdf