Lịch sử của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là một tất
yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Bất kì một chính
phủ nào cũng vậy, để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình, cần phải thực
hiện những chi tiêu mang tính xã hội. Việc chi tiêu đó phải được một quỹ ngân sách
chi trả. Tuy nhiên, quỹ ngân sách đó không tự nhiên ra đời. Bằng quyền lực chính
trị, nhà nước huy động một nguồn của cải vật chất từ trong dân cư dưới nhiều hình
thức khác nhau để hình thành quỹ ngân sách. Một trong những hình thức đó là thu
thuế.
Hình thức sơ khai của thuế rất đơn giản. Dưới các triều đại phong kiến,
người ta thường biết đến các hoạt động phu phen, người dân phải đi làm công cho
nhà vua, đào kênh, đắp đê Rồi các hình thức cống nộp, người dân các vùng miền
mang các đặc sản, của ngon vật lạ, quý hiếm mang dâng cho các bậc triều đại vua
chúa. Khi tiền ra đời, quan hệ thu thuế thông qua vật chất dần được xoá bỏ, thay vào
đó là hình thức giá trị. Những quan hệ thu nộp đó được người ta gọi là thuế. Thực tế
chứng minh rằng, không một quốc gia nào không áp dụng các loại thuế trong lãnh
thổ của mình.
51 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình luật tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong tờ khai hải
quan.
37
- Việc kê khai được thực hiện ngay tại thời điểm và địa điểm làm thủ tục xuất,
nhập khẩu hàng hoá.
4.2. Kiểm hoá, giám định hàng hoá, tính thuế và thông báo thuế
- Sau khi nhận tờ khai, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra hàng hoá chịu thuế
để tính thuế và thông báo số thuế phải nộp cho người nộp thuế trong thời hạn 8 ngày.
- Đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu với số lượng lớn và hàng hoá phải
kiểm tra chất lượng theo quy định trước khi lưu thông trên thị trường Việt Nam thì
thời hạn tính thuế được kéo dài không quá 3 ngày làm việc.
- Về nguyên tắc, thuế xuất khẩu, nhập khẩu được tính tại thời điểm đăng ký tờ khai
hàng hoá xuất nhập khẩu và theo thuế suất, giá tính thuế tại thời điểm đưng ký tờ khai.
4.3. Nộp thuế và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu.
- Nghĩa vụ nộp thuế phát sinh tại thời điểm người nộp thuế nhận được thông
báo thuế chính thức từ cơ quan hải quan về số thuế phải nộp.
- Đây là căn cứ xác định thời hạn nộp thuế và xác định xem người nộp thuế có
hành vi chậm nộp thuế hay không.
- Theo điều 14 Nghị định 149 hướng dẫn Luật thuế xuất nhập khẩu: Thời hạn
nộp thuế xuất khẩu là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ
khai hải quan.
Thời hạn nộp thuế nhập khẩu áp dụng đối với đối tượng nộp thuế chấp hành
tốt pháp luật về thuế.
Đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế là đối tượng có hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày,
tính đến ngày đăng ký Tờ khai hải quan lô hàng đang làm thủ tục nhập khẩu mà
không có hành vi gian lận thương mại; không trốn thuế; không còn nợ thuế và tiền
phạt quá hạn; chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật thì
được áp dụng thời hạn nộp thuế nhập khẩu như sau:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hoá xuất
khẩu, thời hạn nộp thuế là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ ngày đối tượng
nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan;
Trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài
hơn thì thời hạn nộp thuế được xét gia hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư,
nguyên liệu. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan quyết định cụ thể.
- Đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất,
tái nhập, thời hạn nộp thuế là 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái
xuất hoặc tạm xuất, tái nhập (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn);
- Đối với hàng hoá nhập khẩu khác ngoài các trường hợp nêu tại điểm a và b
khoản này, thời hạn nộp thuế là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế
đăng ký Tờ khai hải quan.
5. CHẾ ĐỘ MIỄN THUẾ, HOÀN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
5.1. Miễn thuế:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
38
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ,
triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái
xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.
- Hết thời hạn hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc
theo quy định của pháp luật thì đối với hàng hóa tạm xuất phải được nhập khẩu trở
lại Việt Nam, đối với hàng hóa tạm nhập phải tái xuất ra nước ngoài.
- Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước
ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:
Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được
phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn
cư trú, làm việc tại Việt Nam;
Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra
nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam;
Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định
cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được
phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của nước ngoài mang vào
Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được
phép định cư ở nước ngoài.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam.
Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế nhập
khẩu (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được phép
tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp
đồng gia công) và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất
khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn
thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá
của hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người
xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa là bưu phẩm, bưu kiện thuộc dịch vụ chuyển phát
nhanh có trị giá tính thuế tối thiểu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực
được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định
này hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu.
- Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 6
và khoản 7 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay
thế công nghệ, đổi mới công nghệ.
- Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh
mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này để tạo tài sản cố định
của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở,
39
trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao,
khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
- Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí
- Đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu
biển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị để
tạo tài sản cố định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài
sản cố định; nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà
trong nước chưa sản xuất được.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt
động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào
hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết
bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ
trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin
điện tử về khoa học và công nghệ.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để
sản xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định
tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy
sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn
là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05
(năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử
dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường
trong nước được miễn thuế nhập khẩu; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh
kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải
nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong
hàng hóa đó.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô
tô thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi)
do Nhà thầu nước ngoài nhập khẩu theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực
hiện dự án ODA tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và miễn thuế
xuất khẩu khi tái xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
- Địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại khoản 6, khoản 9 và
khoản 14 Điều này thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp (ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp) và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5
năm 2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính.
40
- Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định tại các khoản 6, 7,
8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và khoản 17 Điều này phải tự xác định, tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng thuộc diện
được miễn thuế khi đăng ký Tờ khai hải quan.
5.2. Hoàn thuế
Hoàn thuế là việc cơ quan thuế quyết định trả lại số tiền thuế đã thu cho
người nộp thuế khi đáp ứng những điều kiện, trường hợp nhất định.
Đối tượng nộp thuế được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
- Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại
cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu,
nhập khẩu ít hơn;
- Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản
xuất hàng hoá xuất khẩu;
- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập đã nộp thuế nhập khẩu,
thuế xuất khẩu, trừ trường hợp được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 16 của
Luật này;
- Hàng hoá xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập;
- Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất;
- Hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển
của tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án đầu tư, thi
công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất hoặc mục đích khác đã nộp
thuế nhập khẩu.
Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai thuế, tính thuế thì được hoàn trả số
tiền thuế nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn ba trăm sáu mươi lăm
ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn.
Câu hỏi
1. Vai trò của thuế xuất khẩu nhập khẩu trong giai đoạn hội nhập?
2. Ưu và nhược điểm của thuế xuất nhập khẩu?
3. Trình bày các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?
4. Cắt giảm thuế quan sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với thu ngân sách nhà
nước?
Tài liệu tham khảo
1. Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu ngày 14/6/2005.
2. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
41
CHƯƠNG 5
PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm
Theo nghĩa thông thường, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu,
đánh trực tiếp vào thu nhập của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế. Về mặt thuật
ngữ, ở một số quốc gia, thuế thu nhập doanh nghiệp được gọi là thuế Công ty. Khi
áp dụng loại thuế này trong nền kinh tế, hầu hết các quốc gia đều có mục đích là
điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư, nhằm đảm bảo công bằng cho xã hội, đồng
thời, động viên một nguồn thu lớn vào ngân sách nhà nước,
Do là loại thuế tính trên thu nhập của cơ sở kinh daonh nên việc thu thuế được
nhiều hay ít phụ thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và tình hình
hạot động của các doanh nghiệp nói riêng.
Mặc dù có tên gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng trên thực tế, loại thuế
này có đối tưọng nộp thuế là các cơ sở kinh doanh có thu nhập phát sinh trong kỳ
tính thuế. Phần thu nhập tính thuế là phần doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí
liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở đó.
1.2. Đặc điểm
Thuế thu nhập doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:
- Là loại thuế trực thu, có đối tượng nộp thuế là các cơ sỏ kinh doanh trong
nền kinh tế
- Thuế thu nhập doanh có đối tượng tính thuế là thu nhập của cơ sở kinh doanh
phát sinh trong kỳ tính thuế cho nên việc thu thuế phụ thuộc vào kết quả hoạt động
của cơ sở kinh doanh.
- Luật điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp có thể là luật quốc gia và
luật quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các cơ sở kinh doanh vượt
ra khỏi biên giới quốc gia. Việc áp dụng luật quốc gia và luật quốc tế góp phần phân
định quyền đánh thuế cũng như hạn chế được hiện tượng thuế đánh chồng lên thuế,
làm giảm gánh nặng cho các cơ sở kinh doanh.
1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích chuyển dịch cơ
cấukinh tế theo ngành và theo lãnh thổ thông qua các quy định ưu đãi về thuế, yếu
tố kỹ thuật trong tính thuế và quản lý thuế.
- Là Công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc bảo đảm nguồn thu cho ngân
sách nhà nước đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ.
- Có ý nghĩa như một công cụ giúp doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý
nội bộ cũng như xác định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ.
2. NỘI DUNG CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
2.1. Người nộp thuế
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có
thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp).
Bao gồm:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
42
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau
đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam;
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh
mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ
hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, có thể là: a) Chi
nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ,
mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; b)
Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; c) Cơ sở cung cấp dịch
vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân
khác; d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài; đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường
hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài
hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước
ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại
Việt Nam.
Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
2.2. Căn cứ tính thuế
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp là thu nhập tính thuế và thuế suất, theo đó, số Thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN
phải nộp
=
Thu nhập
tính thuế trong
kỳ
X
Thuế suất
thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ
thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế
TNDN
phải nộp
= (
Thu nhập
tính thuế
trong kỳ
-
Phần trích
lập quỹ
KH&CN
) X
Thuế suất
thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế
tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ
số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.1. Kỳ tính thuế
- Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc
năm tài chính, trừ trường hợp:
- Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng
đối với doanh nghiệp nước ngoài.
- Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ
khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kỳ tính thuế năm cuối cùng
đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở
43
hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng
thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập)
hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá
sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng
không vượt quá 15 tháng.
2.2.2. Thu nhập tính thuế trong kỳ
Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp không quy định cụ thể những loại nào
là thu nhập tính thuế, mà chỉ ra cách thức xác định thu nhập tính thuế.
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập
tính thuế
=
Thu
nhập
chịu
thuế
-
Thu nhập
được
miễn thuế
+
Các khoản lỗ được kết
chuyển theo quy định
a) Thu nhập chịu thuế:
Cách xác định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập
chịu thuế
= Doanh thu - Chi phí được trừ +
Các khoản
thu nhập khác
Doanh thu:
Doanh thu được hiểu là tổng các giá trị lợi ích kinh tế mà cơ sở kinh doanh thu
được trong kỳ tính thuế, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các
khoản đóng góp của cổ đông, chủ sở hữu.
Luật thuế TNDN quy định: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ
tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội
mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được
tiền.
Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu không có
thuế giá trị gia tăng.
Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực
tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả
thuế giá trị gia tăng.
THời điểm xác định doanh thu:
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như
sau:
- Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,
quyền sử dụng hàng hoá cho người mua.
44
- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho
người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
- Trường hợp thời điểm lập hoá đơn xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành
thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hoá đơn.
Cách xác định doanh thu
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ
giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán
hàng hoá, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
- Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về hoạt động gia công bao
gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục
vụ cho việc gia công hàng hoá.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp
đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.
- Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay,
doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế.
- Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng
hoá, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế.
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục
công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu:
Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị
là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy
móc, thiết bị.
Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết
bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu,
máy móc, thiết bị.
Chi phí được trừ
Khác với Luật thuế TNDN năm 2003 (liệt kê ra các khoản chi phí được trừ
hoặc không được trừ), Luật thuế TNDN năm 2008, quy định các điều kiện để được
trừ khi xác đinh thu nhập tính thuế.
Khoản 1 điều 9 Luật thuế TNDN quy định:
“Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi
khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.”
Đối với các trường hợp: mua hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản của người sản
xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra, mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa,
á, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa.. phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền
cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp
luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách
nhiệm.
45
Chi phí không được trừ:
Các chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được Luật thuế
TNDN liệt kê tại khoản 2 điều 9, hướng dẫn chi tiết tại điều 9 Nghị định 124 và
mục IV Thông tư 130
Các khoản thu nhập khác
Thu nhập khác là những khoản thu góp phần làm tăng vốn của chủ sở hữu từ
các hoạt động ngoài hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán
doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn
khác theo quy định của pháp luật;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại Điều 13 Nghị định
này;
c) Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về
bản quyền dưới mọi hình thức, thu về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao
công nghệ theo quy định của pháp luật. Cho thuê tài sản dưới mọi hình thức;
d) Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại
giấy tờ có giá khác;
đ) Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: lãi liền gửi
tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp
luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn. Thu
nhập từ bán ngoại tệ;
e) Hoàn nhập các khoản dự phòng, các khoản trích trước vào chi phí nhưng
không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập;
g) Khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được;
h) Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
i) Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;
k) Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh
tế trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của
pháp luật;
l) Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được, trừ khoản tài trợ quy
định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định này;
m) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn,
điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,
trừ trường hợp đánh giá tài sản cố định khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành
công ty cổ phần.
Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định
chi phí được trừ quy định tại Điều 9 Nghị định này;
n) Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
o) Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
46
b) Thu nhập được miễn thuế
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định những loại thu nhập được miễn
thuế tại điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm:
“1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được
thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0031_p1_8812.pdf