Có nhiều định nghĩa khác nhau về luật so sánh. Tuy nhiên, các định nghĩa về
luật so sánh được các học giả sử dụng thường không tập trung giải quyết vấn đề
bản chất mà chỉ tập trung vào đối tượng hoặc là chức năng của nó. Hai học giả
người Đức Zweigert và Kotz trong công trình “Giới thiệu về luật so sánh” mô tả
“Luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá
trình hoạt động”. Cùng với việc xác định đối tượng so sánh là hệ thống pháp luật
khác nhau, hai tác giả đã khẳng định: “Luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp
luật khác nhau trên thế giới”. Hay Peter de Cruz – tác giả cuốn sách: “Luật so sánh
trong thế giới thay đổi” định nghĩa luật so sánh “nghiên cứu có hệ thống các
truyền thống pháp luật và các quy phạm pháp luật nào đó trên cơ sở so sánh”, định
nghĩa này dựa trên lập luận rằng luật so sánh thường tập trung vào các truyền thống
pháp luật, công trình đòi hỏi phải là sự so sánh hoặc nhiều hệ thống pháp luật hoặc
truyền thống pháp luật so sánh hoặc các chế định, các nghành luật của hai hay
nhiều hệ thống pháp luật hoặc so sánh các chế định, các ngành luật của hai hay
nhiều hệ thống pháp luật. Hay Michael Bogdan xác định “luật so sánh bao gồm:
So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và
khác biệt;
Sử dụng những điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định giải thích
nguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống
pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp
luật hoặc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật; và
Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan đến các
nhiệm vụ trên, bao gồm những vấn đề mang tính phương pháp luận liên quan đến
việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài”.
36 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Luật so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mại, trong dòng họ civil law còn có khái niệm hợp
đồng hành chính. Hợp đồng hành chính có một số đặc điểm khác với hợp đồng dân
sự và thương mại. Hợp đồng dân sự, thương mại hướng đến lợi ích tư còn hợp đồng
hành chính hướng tới lợi ích công. Trong hợp đồng dân sự và thương mại các chủ
thể tư nhân còn trong hợp đồng hành chính thì một trong các bên tham gia hợp
đồng phải là pháp nhân công quyền. Trong hợp đồng dân sự và thương mại các chủ
thể hoàn toàn bình đẳng với nhau, còn trong hợp đồng hành chính các bên không
nhất thiết phải bình đẳng. Hợp đồng dân sự và thương mại thuộc lĩnh vực điều
chỉnh của luật tư còn hợp đồng hành chính thuộc lĩnh vực điều chỉnh của luật công.
- Chế định pháp nhân
26
Chế định pháp nhân là sản phẩm sáng tạo của các luật gia La Mã cổ đại, cội
nguồn của hệ thống pháp luật lục địa châu Âu.
Pháp nhân là thực thể trìu tượng được tạo nên từ sự tập hợp của nhiều thể
nhân và được giao năng lực pháp luật theo ý chí của các thành viên. Đương nhiên,
mỗi thành viên của pháp nhân vẫn là thể nhân nhưng sự tập hợp của nhiều thể nhân
trong một tổ chức đã tạo nên một chủ thể pháp luật mới. Năng lực pháp luật của
pháp nhân hoàn toàn độc lập với năng lực pháp luật của các thể nhân tạo ra nó.
Các pháp nhân tư pháp bao gồm.
- Các công ty dân sự và thương mại – đó là các tổ chức trong đó các thành
viên góp vốn chung, hoạt động kinh doanh vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt
động của các công ty này được điều chỉnh bằng luật dân sự và thương mại. Các
công ty dân sự như công ti mở trường học tư, công ty luật, các công ty thương mại
như công ty vô danh, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
- Các hiệp hội – là tổ chức hoạt động vì một mục đích khác ngoài mục đích
kiếm lời. Các hiệp hội còn được gọi là các hiệp hội không bị cấm kinh doanh kiếm
lời mà chỉ bị cấm kinh doanh kiếm lời mà chỉ bị cấm phân lợi nhuận thu được cho
các thành viên.
Có nhiêu loại hiệp hội: các hiệp hội không đăng ký thành lập và hoạt động
công khai và các hiệp hội được công nhận là hiệp hội công ích.
- Các tổ chức nghiệp đoàn là các tổ chức cũng không giống như các hiệp hội
không bảo vệ những lợi ích nghề nghiệp của các thành viên đặc biệt là lợi ích nghề
nghiệp của các thành viên. Đặc biệt là các lợi ích kinh tế như lương bổng, tiền
thưởng, chế độ nghỉ hưu, các khoản đóng góp.
- Các quỹ
Khác với các quỹ không phải là sự tập hợp các thể nhân mà là một công cụ
pháp lý nhằm quyên góp các tài sản dành để phục vụ cho mục đích nhất định cứu
tế, nhân đạo, văn hóa, khoa học, khuyến học, trợ giúp người nghèo.
27
3.3. Quy phạm pháp luật
Ở các nước lục địa châu Âu, các luật gia có quan điểm khá giống nhau về
quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật được hiểu là quy tắc xử sự có tính chất
chung và có ý nghĩa rộng hơn áp dụng vào một vụ việc cụ thể nào đó. Các nhà luật
học lục địa châu Âu cho rằng tuyển tập thực tiễn xét xử của tòa án và các hình thức
của đơn từ có thể là công cụ hữu ích cho các nhà thực hành, chúng cũng cần thiết
cho các nhà luật học trên phương diện như dữ liệu ban đầu cho công việc của họ
nhưng chúng không có sự bao quát của khoa học pháp lí.
Do quy phạm pháp luật có tính khái quát cao nên quy phạm pháp luật không
phải chỉ áp dụng trong một trường hợp mà có thể áp dụng trong một trường hợp mà
có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, do đó nảy sinh nhâu cầu giải thích
luật của các thẩm phán. Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, quy phạm
pháp luật được xây dựng theo xu hướng thật cụ thể và chính xác, trong khi đó các
nước lục địa châu Âu thì cho rằng quy phạm pháp luật phải để khoảng trống cho
thẩm phán, không nên quy định quá chi tiết vì nhà lập pháp không thể nào lường
hết được sự đa dạng của các vụ việc trong thực tiễn.
4. NGUỒN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG HỌ CIVIL LAW
4.1. Pháp luật thành văn
Ở dòng họ civil law pháp luật thành văn được coi trọng và có trình độ hệ
thống hóa, pháp điển hóa cao. Vào thế kỷ XIX, sau khi các bộ luật cơ bản của Pháp
lần lượt ra đời, với ảnh hưởng lớn của các bộ luật này, nhất là bộ luật Dân sự
Naponeon, trường phái pháp luật chứng thực ra đời. Trường phái pháp luật chứng
coi pháp luật thành văn hầu như là nguồn duy nhất của pháp luật. Họ coi các bộ
luật như là sự hoàn hải của lí trí. Ngày nay không ai còn ảo tưởng về vai trò tuyệt
đối của pháp luật thành văn, tuy nhiên theo tư tưởng truyền thống, pháp luật thành
văn vẫn được coi là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật.
Nguồn pháp luật thành văn trong dòng họ Civil law bao gồm các loại văn bản sau
đây.
- Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước là văn bản có hiệu lực pháp lí
cao nhất do nghị viện ban hành với điều kiện có từ 2/3 trở lên số nghị sĩ ở cả hai
28
viện bỏ phiếu thuận. Ở một số nước nghị viện thông qua còn phải lấy trưng cầu dân
ý, hiến pháp chỉ được thông qua khi được đa số cử tri bỏ phiếu thuận.
- Các công ước quốc tế
Các công ước quốc tế thông thường được kí kết khi không trái với hiến pháp
quốc gia, trong trường hợp cần thiết thì phải sửa đổi hiến pháp trước khi kí kết điều
ước quốc tế. Một số quốc gia như Pháp và Hà Lan quy định các công ước quốc tế
có hiệu lực cao hơn nội luật. Nhìn chung, các nước lục địa châu Âu đều có quan
điểm tương đối thống nhất là công ước quốc tế có hiệu lực dưới hiến pháp nhưng
trên các đạo luật quốc gia.
- Bộ luật
Lúc mới ra đời bộ luật có nghĩa là tuyển tập những luật khác nhau. Vào thời
kỳ phong kiến các luật không là các tuyển tập nữa mà là một văn bản tổng hợp
trình bày có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các loại quan hệ xã hội
khác nhau bao gồm cả hình sự, dân sự, hành chính, thương mại, đất đai, hôn nhân
gia đình
- Luật
Là những văn bản quy phạm pháp luật do nghị viện ban hành theo một trình
tự, thủ tục nhất định và phải được đa số nghị sĩ ở cả hai viện bỏ phiếu thuận.
Đối tượng điều chỉnh của luật cũng có thể có giới hạn hoặc không giới hạn.
Đối tượng điều chỉnh của luật có thể vô hạn như ở Anh, Mỹ, Italia, các nước
XHCN, Pháp dưới nền cộng hòa thứ III, thú IV. Đối tượng điều chỉnh của luật của
luật cũng có thể có giới hạn như ở Pháp dưới nến cộng hòa thứ năm. Trong trường
hợp giới hạn, ta thấy có sự phân chia giữa thẩm quyền lập pháp của nghị viện và
thẩm quyền lập quy của chính phủ.
- Sắc lệnh
Do tổng thống ban hành có hiệu lực thấp hơn luật. Tuy nhiên có những sắc
lệnh được ban hành thuộc lĩnh vực luật theo sự ủy quyền của nghị viện thì có hiệu
lực như luật gọi là các sắc lệnh.
- Nghị định
29
Do chính phủ ban hành trong lĩnh vực lập quy và có hiệu lực thấp hơn và sắc
lệnh. Tuy nhiên cũng có những nghị định do nghị viện ủy quyền ban hành tong lĩnh
vực luật, khi chưa được nghị viện phê chuẩn nó có hiệu lực như nghị định thông
thường nhưng sau khi được nghị viện phê chuẩn nó sẽ có hiệu lực như luật.
- Quyết định do tổng thống ban hành để thực hiện thẩm quyền đặc biệt theo
quy định tại Điều 16 Hiến pháp 1958 của Cộng hòa Pháp. Những quyết định này
không cần các bộ trưởng liên quan tiếp kí.
- Quyết định do các bộ trưởng, thị trưởng ban hành
- Các chỉ thị của cấp trên đối với cấp dưới
- Các thông tư của cấp trên đối với cấp dưới và phần lớn các thông tư mang
tính bắt buộc thực hiện.
4.2. Tập quán pháp luật
Trong dòng họ civil law đã tồn tại nhiều quan điểm lí luận khác nhau về vai
trò của tập quán pháp luật. Có quan điểm xã hội học pháp luật cho rằng tập quán
đóng vai trò chủ đạo trong các nguồn của pháp luật, chính tập quán là nền tảng của
pháp luật, xác định các phương thức áp dụng, phát triển của pháp luật do thẩm
phán, học thuyết đưa ra. Đối lập với quan điểm trên, trường phái pháp luật thực
định phủ nhận vai trò của tập quán.
Trên thực tế, các nước trong dòng họ civil law đều thừa nhận tập quán pháp
là những nguyên tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại lâu đời, được quyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành thói quan tự nhiên, mang tính bắt buộc
chung như quy phạm pháp luật.
Phân tích các tập quán pháp luật lục địa châu Âu cũng như tập quán pháp
luật khác trên thế giới chúng ta đã thấy các tập quán pháp luật khác trên thế giới
phải dựa trên hai yếu tố.
- Yếu tố khách quan: các quy tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại
trong thời gian dài và đã trở thành thói quen tự nhiên.
- Yếu tố chủ quan: các chủ thể pháp luật cho rằng thói quen đó mang tính bắt
buộc như quy phạm pháp luật.
30
Trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, tập quán pháp luật có thể được
chia thành ba loại.
- Tập quán áp dụng đương nhiên: đó là những tập quán mà nhà nước và xã
hội thừa nhận một cách phổ biến như con cái sinh ra mang họ của bố, con gái lấy
chồng mang họ của chồng.
- Tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu của pháp luật;
- Tập quán pháp luật.
4.3. Án lệ
Án lệ được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật
được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các
trường hợp tương tự.
4.4. Học thuyết
Trong quá khứ, học thuyết đã từng là nguồn chính của hệ thống pháp luật lục
địa châu Âu. Các nguyên tắc pháp luật chính đã ra đời trong khoảng thế kỷ XIII –
XVIII do các trường đại học châu Âu xây dựng nên. Cùng với sự thắng lợi của các
tư tưởng
4.5. Các nguyên tắc chung của pháp luật
Theo quan điểm phổ biến của dòng họ civil law, nguyên tắc chung của pháp
luật là nguyên tắc có thể thành văn và không thành văn được chấp nhận trong luật
quốc gia của hầu hết các nước. Các nguyên tắc chung có thể được thể hiện trong
hiến pháp, các bộ luật, các luật, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên tắc chung của pháp
luật không được thể hiện trong luật thành văn hiện hành mà có nguồn gốc từ án lệ
hoặc luật La Mã cổ đại. Việc thừa nhận những nguyên tắc chung này dựa trên quan
niệm pháp luật là đại lượng của công bằng, công lí. Những nguyên tắc chung giúp
chúng ta lấp các chỗ trống của pháp luật, giúp các thẩm pháp tìm ra giải pháp công
bằng nhất khi giải quyết vụ việc trong thực tiễn. Chúng ta có thể liệt kê một số
nguyên tắc chung của Luật La Mã cổ đại được nhiều quốc gia lục địa châu Âu thừa
nhận.
31
5. MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG HỌ CIVIL LAW
5.1. Hệ thống pháp luật Pháp
- Bối cảnh lịch sử
Pháp là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật thành văn rất phát
triển, có trình độ hệ thống hóa và pháp điển hóa cao và có ảnh hưởng đối với hệ
thống pháp luật của nhiều quốc gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ IV.
Cũng như dòng họ civil nói chung, hệ thống pháp luật Pháp có thể được chia
thành ba giai đoạn phát triển. trước thế kỷ XIII là giai đoạn pháp luật tập quán. Từ
thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII là giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển sự
ảnh hưởng của luật Pháp sang quốc gia khác. Ngoài đặc điểm trên đây, có thể chị ra
một đặc điểm khác của pháp luật Pháp là có sự khác nhau rõ rệt giữa hai vùng lãnh
thổ miền Bắc và miền Nam nước Pháp.
Theo Hiến pháp năm 1958, nước Pháp ngày nay là nhà nước đơn nhất, đa
nguyên chính trị, có chính thể cộng hòa lưỡng tính, tổng thống do nhân dân bầu ra
với nhiệm kỳ 5 năm.
- Bộ luật dân sự Naponeon
Sau cách mạng dân chủ 1789, chính quyền mới mong muốn xây dựng bộ luật
dân sự nhưng ý định đó đã không biến thành hiện thực. Quốc hội lập hiến cũng như
quốc hội lập phán đó có dự kiến ban hành bộ luật chung về luật dân sự để áp dụng
cho toàn thể Vương quốc nhưng cả hai dự án đều không thành.
Khi Naponeon trở thành hoàng đế nước Pháp, ý tưởng xây dựng bộ luật dân
sự đã điều kiện chin muồi để trở thành hiện thực. Với ý chí chính trị mạnh mẽ,
Naponeon đã biến những ước mơ về bộ luật dân sự của mình từ những ngày trong
tù ngục được thành lập với 4 thành viên, 4 luật gia nối tiếng lúc bấy giờ. Dự thảo
luật được soạn thảo trong hai năm và được trình lên Tòa tư pháp tối cao với các nội
dung cơ bản của dự luật. Cuối cùng, Bộ luật dân sự đã được công bố bởi Đạo luật
ngày 21 tháng 3 năm 1804. Bộ luật này đã thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật dân
sự phong kiến.
- Nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự Naponeon
32
Bộ luật dân sự Naponeon bao gồm 2283 điều, chia thành Thiên mở đầu và 3
quyền. Các quyền chia làm các thiên, các thiên chia thành các chương, các chương
chia làm các phần và các phần chia thành các điều.
Thiên mở đầu từ điều 1 đến điều 6. Thiên này được gọi là công bố luật, hiệu
lực của luật và áp dụng luật.
Văn bản luật và văn bản hành chính trong trường hợp văn bản hành chính
được đăng trên công báo của Cộng hòa Pháp, có liệu lực kể từ ngày công bố văn
bản luật, văn bản hành chính không quy định ngày phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên,
đối với những điều khoản mà việc thi hành đòi hỏi phải có phải có quy định hướng
dẫn thì thời điểm có hiệu lực được lùi lại đến ngày quy định hướng dẫn thi hành đó
có hiệu lực. Trong trường hợp khẩn cấp, căn bản luật hoặc văn bản hành chính sẽ
có hiệu lực pháp luật ngay từ thời điểm công bố của Hoàng đế đối với văn bản luật
theo quy định của Chính phủ đối với văn bản hành chính.
Đặc điểm cơ bản của Bộ luật dân sự Naponeon
- Đây là bộ luật phản ánh những tư tưởng của cách mạng mạng dân chủ tư
sản Pháp bảo vệ các quyền và tự do cá nhân.
- Bộ luật được xây dựng trên nguyên tắc phi tôn giáo
Đây là nguyên tắc được thể hiện rõ trong các quy định về hôn nhân và gia
định. Thể thức cử hành lễ kết hôn, không gắn với nhà thờ mà cử hành công khai
trước viên chức hộ tịch của xã, nơi một trong hai vợ chồng thường trú hoặc cư trú
vào thời điểm công khai.
- Tính ổn định, khả năng tồn tại và có hiệu lực lâu dài của Bộ luật.
- Bộ luật dân sự Pháp đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật lập pháp.
Hệ thống tòa án Pháp
Hệ thống tòa án Pháp được chia thành ba hệ thống là: Tòa án tư pháp, tòa án
hành chính và tòa án hiến pháp
- Tòa án tư pháp
+ Tòa án dân sự thông thường
33
Tòa dân sự thông thường gồm có các cấp xét xử
Tòa sơ thẩm quyền hẹp, tòa này thay thế cho các tòa hòa giải tồn tại trước
năm 1958. Các tòa này có thẩm quyền xét xử các vụ dân sự nhỏ, có giá trị tranh
chấp cho đến 30.000 fr, sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ án có giá trị từ 13 fr
trở xuống.
Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng là cấp xét xử cơ bản của hệ thống tòa án Pháp.
Mỗi tỉnh có từ 1 dến 3 tòa. Toàn bộ nước pháp có 181 tòa. Tòa án này xét xử theo
nguyên tắc tập thể, mỗi phiên tòa đều thẩm phán chuyên nghiệp. Quyết định của
tòa án này có thể thể bị kháng nghị, kháng cáo lên tòa án phúc thẩm.
Tòa án phúc thẩm được thành lập ở các thành phố lớn và các khu vực lãnh
thổ. Toàn thể nước Pháp có 3 tòa phúc thẩm. Tòa án này có nhiệm vụ xét xử phúc
thẩm các vụ án do các tòa cấp dưới xét xử bị kháng nghị, kháng cáo và xét xử sơ
thẩm các bản án phức tạp. Các vụ án xét xử phúc thẩm gồm 5 thẩm phán, các vụ án
xét xử sơ thẩm gồm 3 thẩm phán và 9 hội thẩm. Quyết định của tòa án phúc thẩm
có thể bị khàng nghị, kháng cáo lên Tòa phá án.
- Tòa dân sự đặc biệt
Bên cạnh các tòa dân sự thông thường còn có các tòa án khác như tòa thương
mại, tòa lao động, tòa xét xử hợp đồng nông nghiệp.
- Tòa hình sự thông thường
Tòa hình sự thông thường ở Pháp được tổ chức phù hợp với việc phân loại
tội phạm trong Bộ luật hình sự Pháp. Mỗi loại tội phạm được xét xử ở một loại tòa
khác nhau.
+ Tòa vi cảnh
+ Tòa tiểu hình
+ Tòa đại hình
- Tòa hình sự đặc biệt gồm:
+ Tòa án dành cho các vị thành niên
+ Tòa án quân sự
34
+ Tòa án an ninh quốc gia
- Tòa phá án
Tòa phá an là tòa án tư pháp tối cao nước cộng hòa Pháp. Tòa này còn được
gọi là Tòa phá án vì nó thường hủy bỏ các bản án của tòa cấp dưới nhưng không
thay thế các bản án đó bằng bản án của mình mà gửi vụ án xuống một tòa khác
cùng cấp tòa đã xét xử để xét xử lại.
Tòa phá án có 6 tòa chuyên trách gồm 3 tòa dân sự, 1 tòa thương mại, tài
chính, 1 tòa hình sự, 1 tòa về các vấn đề xã hội. Về nhân sự, Tòa phá án có 1 chánh
án, 6 chánh tòa, 84 thẩm phán, 37 cố vấn, 1 viện trưởng công tố, 1 viện phó công
tố, 19 công tố viên cao cấp, 2 công tố viên ủy quyền.
- Tòa hành chính
+ Tòa hành chính thẩm quyền chung
Bao gồm tòa hành chính sơ thẩm và tòa hành chính phúc thẩm và tham chính
viện.
+ Các tòa hành chính thẩm quyền chuyên biệt
Nước cộng hòa Pháp có các tòa án hành chính chuyên biệt sau: Tòa kiểm
toán, tòa kỉ luật, ngân sách và tài chính, Ủy ban trung ương về giải quyết khiếu kiện
của người tị nạn thành lập năm 1988.
- Tòa hiến pháp
Tòa hiến pháp được coi là Hội đồng bảo hiến. Hội đồng bảo hiến được thành
lập theo Hiến pháp 1958. Chức năng hội đồng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến
của luật, tuy nhiên Hội đồng chỉ xem xét vụ việt khi có đơn đề nghị của Tổng
thống, thủ tướng, chủ thịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ Viện, 60 thượng nghị sĩ hoặc
60 hạ sĩ.
5.2. Hệ thống pháp luật Đức
Bộ luật dân sự Đức 1896
Bộ luật dân sự Đức được ban hành năm 1896 và có hiệu lực năm 1900. Khác
vơi Bộ luật dân sự Naponeon do các luật gia thực tiễn xây dựng nên. Bộ luật dân sự
35
Đức năm 1896 do các nhà biên tập đều là giáo sư đại học nên còn có tên gọi là “Bộ
luật giáo sư”. Bộ luật này có 2.400 đoạn, sắp xếp thành 5 quyển.
Quyển 1 – Phần chung;
Quyển 2 – Luật nghĩa vụ;
Quyển 3 – Luật sở hữu tài sản;
Quyển 4 - Luật gia đình;
Quyển 5 – Luật thừa kế
So sánh câu trúc Bộ luật Đức và Bộ luật Naponeon thì ta thấy Bộ luật Đức có
cấu trúc hiện đại hơn, có phần chung và các phần riêng trong đó phần chung giải
quyết các vấn đề lí luận cơ bản làm tiền đề cho các phần sau và tránh được sự trùng
lặp không cần thiết.
- Hệ thống tòa án Đức
+ Tòa án hiến pháp
Tòa án hiến pháp Đức là cơ quan xét xử sơ thẩm và chung thẩm các vụ
kháng cáo, kháng nghị liên quan đến tính hợp hiến của các đạo luật, xung đột về
thẩm quyền giữa các bang và giữa các bang với liên bang.
+ Hệ thống tòa án tư pháp
Tòa án tư pháp có thẩm quyền thấp nhất (AG) ở Đức giải quyết các khiếu
kiện nhỏ như tranh chấp giữa chủ nhà và người thuê nhà, các vi phạm hình sự nhỏ.
Tòa án cao hơn (LG) là tòa xét xử sơ thẩm phần lớn các vụ án hình sự và
tranh chấp dân sự ở Đức, đồng thời xét xử phúc thẩm các bản án do cấp thấp nhất
xét xử nhưng bị kháng nghị, kháng cáo.
Tòa án cấp cao nhất xem xét thủ tục mà tòa án đã xét xử có đúng các quy
định của pháp luật hay không, chứ không xem xét các tình tiết sự việc, các chứng
cứ của vụ án và không tự mình xét xử lại vụ án mà chuyển giao cho tòa phúc thẩm.
- Hệ thống tòa hành chính và các tòa khác
36
Ngoài hệ thống tòa án tư pháp và tòa hiến pháp ở Đức còn có hệ thống tòa án
hành chính, tòa bản hiểm xã hội, tòa lao động, tòa thuế. Chỉ có tòa thuế có hai cấp
còn lại đều có ba cấp: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm.
Câu hỏi:
1. Phân tích các đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa.
2. Trình bày sự tương đồng và khác biệt giữa luật công và luật tư ở các hệ thống
pháp luật thuộc dòng họ Civil Law.
3. Trình bày cấu trúc hệ thống Tòa án của nước Pháp
4. Trình bày cấu trúc hệ thống Tòa án của nước Đức
5. Trình bày các loại nguồn của dòng họ pháp luật Civil law.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0030_p1_4112.pdf