Sử hữu trí tuệ đang ngày càng trở thành một lĩnh vực được quan tâm, một doanh
nghiệp muốn phát triển phải nghĩ đến việc bảo hộ thương hiệu của mình. Một cử nhân
luật khi ra trường ngày nay đòi hỏi phải có một số kiến thức về quyền tác giả hay nhãn
hiệu hàng hoá để trở thành một chuyên gia hay là nhà tiêu dùng thông thái.
Tại sao phải học sở hữu trí tuệ? Đó có phải là một lĩnh vực khó hiểu và không có
ứng dụng? Thực tế không phải như vậy, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều vấn đề
liên quan đến sử hữu trí tuệ
Ví dụ: một bài báo, bài thơ, một nhãn hàng hoá mới ra, một đĩa nhạc mới ra
Ví dụ: Xe máy Dream II của hãng sản xuất ôtô Honda là một trong những xe máy
nổi tiếng nhất tại VN , gia nhập thị trường VN từ cuối những năm 1980, khoảng 6 năm
sau, trên thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều loại xe có kiểu dáng giống hệt xe Dream II
nhưng do Trung Quốc, Hàn Quốc sản xuất như Dealim, Lifan, Hongda.Hiện tượng này
gây thiệt hại không nhỏ đến thị phần và lợi nhuận của honda, vì VN là một trong những
thị trường tiêu thụ xe máy lớn nhất thế giới. Honda yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can
thiệp và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình nhưng không
thành công vì Honda đã phạm sai lầm là không đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp xe
Dream II trước khi đưa ra thị trường, do đó kiểu dáng công nghiệp củ
27 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoản 2 điều 24 NĐ 100/2006 và điểm k khoản 1 điều 25 LSHTT quy định chỉ áp
dụng cho trường hợp nhập khẩu không quá một bản.
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng: Chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp
thực hiện hoặc cho người khác thực hiện để đưa tác phẩm đến với công chúng thông qua
phương tiện kỹ thuật nhất định.
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: việc
thuê này được tiến hành trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận của các bên, luật
không quy định mức giá cụ thể mà do các bên tự thỏa thuận.
- Quyền hưởng nhuận bút: Quyền này được trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền
tác giả. Chế độ nhuận bút được thực hiện theo quy định tại NĐ 61/2002 nhuận bút được
chia thành 6 nhóm.
- Quyền hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng: áp dụng đối với tác phẩm tạo
hình (mĩ thuật), mĩ thuật ứng dụng và nhiếp ảnh, được sử dụng để trưng bày, triển lãm
như tranh, ảnh, tượng đài điêu khắc, tạo hình trong trường hợp tác phẩm bị người khác sử
dụng ngoài hợp đồng sử dụng tác phẩm.
- Quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới
hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi
âm, chụp hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể
Quyền này áp dụng cho chủ sở hữu không đồng thời là tác giả và chủ sở hữu đồng
thời là tác giả.
- Quyền nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác
phẩm không được nhà nước bảo hộ. Quyền này luôn thuộc về tác giả.
1.5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
- Cơ sở pháp lý
Điều 27 Luật SHTT; Điều 26 NĐ 100/2006
- Bảo hộ vô thời hạn
Theo khoản 1,2,4 điều 19 LSHTT là những quyền nhân thân không thể chuyển
dịch bao gồm:
Đặt tên cho tác phẩm;
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác
phẩm được công bố, sử dụng;
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc
21
xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của
tác giả.
- Bảo hộ có thời hạn
Là quyền nhân thân có thể chuyển dịch và quyền tài sản.
+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh
thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên.
Thời hạn bảo hộ tính từ khi tác phẩm được định hình, nếu chưa được công bố, trong
thời hạn 25 năm thì thời hạn bảo hộ là 100 năm.
Nếu tác phẩm khuyết danh mà xác định được danh tính tác giả thì thời hạn bảo hộ
tính từ ngày xác định được tác giả cho đến 50 năm sau ngày tác giả
+ Đối với tác phẩm di cảo: thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ ngày tác phẩm được
công bố lần đầu tiên (di cảo là bản thảo tác phẩm của người chết để lại)
+ Đối với tác phẩm thuộc loại hình khác: thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và
50 năm tiếp theo năm tác giả chết (tác giả chết được tính theo quy định của pháp luật tác
giả chết hoặc được coi là đã chết) theo điều 81 BLDS.
Đối với trường hợp là đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ là 50 năm tính từ ngày tác giả
cuối cùng chết. Pháp luật quy định như vậy để xác định quyền thừa kế của những người
thừa kế của họ.
Trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cấm các chủ thể khác sử
dụng tác phẩm của mình vào mục đích kinh doanh, đồng thời yêu cầu người sử dụng trả
thù lao quyền tác giả. Hết thời hạn này tác phẩm trở thành tài sản công cộng và bất kỳ ai
cũng có thể sử dụng tác phẩm đó để kinh doanh mà không phải xin phép tác giả.
Ví dụ: Một ca sĩ muốn thu băng một bài hát thì phải trả thù lao cho nhạc sĩ. Tuy
nhiên, một nhạc sĩ muốn đàn một bản giao hưởng của Beethoven, hay một nghệ sĩ muốn
ngâm truyền Kiều của Nguyễn Du cũng nhằm mục đích thu băng để kinh doanh, thì
không phải trả bản quyền cho con cháu Beethoven hay Nguyễn Du vì các tác giả đã qua
đời trên 50 năm .
Quyền đặt tên cho tác phẩm theo khoản 1 điều 19 LSHTT không áp dụng đối với tác
phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (khoản 1điều 22)
Việc công bố tác phẩm theo khoản 3 điều 19 LSHTT là phát hành tác phẩm đến
công chúng với số lượng bản sao như thế nào là tùy thuộc vào bản chất tác phẩm, do tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự
đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Việc công bố không bao gồm trình diễn 1
tác phẩm sân khấu trước công chúng.
1.6. Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ
1.6.1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác
giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương
22
hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ
trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i
khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả
tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác
cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến
công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép
của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả
thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác
phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê
thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do
chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ
sở hữu quyền tác giả.
1.6.2. Các trường hợp ngoại lệ
Điều 25 Luật SHTT: các trường hợp đã công bố không phải xin phép, không phải
trả tiền nhuận bút, thù lao.
Bao gồm các trường hợp sau:
1. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá
nhân;
2. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, minh họa
trong tác phẩm của mình;
3. Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả,
không nhằm mục đích thương mại;
4. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo dùng trong ấn phẩm
định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu.
5. Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
6. Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi
sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
23
7. Ghi âm,, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
8. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng
dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
9. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
10. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
Ở những trường hợp này quyền tác giả vẫn được bảo vệ, vì người sử dụng phải ghi
rõ nguồn gốc tác phẩm, nêu tên tác giả. Sự trích dẫn phải phù hợp với những thông lệ
chính đáng và trong mức độ phù hợp với mục đích.
Quy định của LSHTT về giới hạn quyền tác giả là phù hợp với pháp luật quốc tế, tạo
điều kiện thuận lợi cho VN trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế: WTO, WIPO,
hợp tác đa phương, song phương.
2. Quyền liên quan
1.1. Khái niệm và đặc điểm
- Khái niệm: Khoản 3 điều 4 LSHTT
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hóa
Pháp luật một số nước, Công ước Berne xác định quyền liên quan hay còn gọi là
quyền kề cận. Ngoài việc bảo vệ quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả thì
pháp luật của các quốc gia trên thế giới còn quy định và bảo vệ quyền của những chủ thể
khác có liên quan đến tác phẩm.
Để chuyển tải đến công chúng thì ngoài tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả còn có cá
nhân, tổ chức cũng tham gia vào hoạt động chuyển tải tác phẩm đến công chúng. Do vậy
quyền của họ cần phải được bảo vệ và ghi nhận: Bao gồm quyền nhân thân và quyền tài
sản của chủ thể quyền liên quan. Đó là việc xác định các quy phạm pháp luật để bảo vệ
quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể quyền liên quan. Ví dụ: Nhạc sĩ Trần Tiến
trình bày bài hát "Chị tôi", song phần lớn nhiệm vụ này được giao cho ca sĩ, hay ca sĩ
Hồng Nhung hát các tình khúc của Dương Thụ
- Đặc điểm:
+ Hoạt động của các chủ thể quyền liên quan chính là hành vi sử dụng tác phẩm đã
có. Các chủ thể này được pháp luật ghi nhận và bảo vệ cá quyền nhân thân và quyền tài
sản đối với hoạt động của mình nhưng phải có nghĩa vụ đối với tác giả và chủ sở hữu
quyền tác giả. Ví dụ: trình diễn một tác phẩm chưa được công bố, phổ biến phải có sự
đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả và trả thù lao cho tác giả.
+ Đối tượng được bảo hộ khi có tính nguyên gốc: Đây là những chủ thể lần đầu tiên
thực hiện những quyền liên quan, nó mang dấu ấn sáng tạo riêng, là cơ sở để xác định
quyền liên quan và chống lại các hành vi xâm phạm quyền liên quan. Ví dụ: Chương trình
ca nhạc Làn sóng xanh là công sức của Đài tiếng nói nhân dân thành phố HCM và Trung
tâm băng nhạc Bến thành Video dàn dựng, việc sao chép băng đĩa của chương trình này
mà không có sự đồng ý của hai chủ thể này là xâm phạm quyền liên quan.
+ Quyền liên quan chỉ được bảo hộ trong thời hạn nhất định kể cả quyền nhân thân
(thời hạn bảo hộ là 50 năm từ khi phát sinh quyền liên quan)
1.2. Chủ thể quyền liên quan.
- Người biểu diễn
24
Là người sử dụng tác phẩm của người khác một cách sáng tạo trong sự thể hiện các
tác phẩm văn học nghệ thuật; bao gồm diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những
người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật. Nếu người biểu diễn tự mình đầu tư
tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn thì họ là người biểu diễn
đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đó.
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Là tổ chức, cá nhân định hình lần đầu tiên âm thanh, hình ảnh cuộc biểu diễn hoặc
các âm thanh, hình ảnh khác. Trong đó nếu bản ghi âm, ghi hình được tổ chức, cá nhân
sản xuất bằng chính thời gian, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật của mình thì họ là chủ sở
hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó.
- Tổ chức phát sóng
Là tổ chức thực hiện việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình
ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công
chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả truyền qua vệ tinh để công
chúng có thể tiến nhận được.
1.3. Nội dung quyền liên quan
Bao gồm tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản.
1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn
* Quyền của người biểu diễn:
Người biểu diễn bằng tài năng và sự sáng tạo của mình đã chuyển tải nội dung tác
phẩm đến công chúng có hiệu quả. Do vậy hộ có đầy đủ quyền nhân thân và quyền tài
sản.
- Về quyền nhân thân:
1. Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm,ghi hình, phát sóng
cuộc biểu diễn.
2. Được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa,
cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín
của người biểu diễn.
- Về quyền tài sản:
1. Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.
2. Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình trên bản ghi âm, ghi
hình.
3. Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình
chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được.
4. Phân phối đến công chúng bản sao, bản gốc cuộc biểu diễn của mình thông qua
hình thức: bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công
chúng có thể tiếp cận được.
* Nghĩa vụ của người biểu diễn:
- Phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trước khi trình diễn, nếu là tác
phẩm chưa được công bố thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tác
giả.
- Trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trừ trường hợp sử dụng để
tuyên truyền cổ động nơi công cộng.
1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:
* Quyền tài sản:
25
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người
khác thực hiện các quyền sau đây:
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông
qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà
công chúng có thể tiếp cận được.
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm,
ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
* Nghĩa vụ:
Nhà sản xuất phải có nghĩa vụ đối với các chủ thể sau: Tác giả hoặc chủ sở hữu
quyền tác giả; Người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan.
- Đối với tác phẩm chưa được công bố nhà sản xuất phải xin phép tác giả hoặc chủ
sở hữu tác phẩm thông qua một hợp đồng sử dụng tác phẩm (người biểu diễn không phải
ký hợp đồng) và phải trả tiền, phải nêu tên tác giảđảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm.
- Đối với tác phẩm đã công bố thì phải thực hiện các nghĩa vụ trên.
- Khi sử dụng chương trình của người biểu diễn để sản xuất thì phải giao kết hợp
đồng với người biểu diễn hoặc chủ sở hữu quyền liên quan đến cuộc biểu diễn, phải nêu
tên thật và trả thù lao.
1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức phát sóng.
- Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các
quyền sau đây:
Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;
Định hình chương trình phát sóng của mình;
Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.
- Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của
mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng
1.4. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan.
Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm
cuộc biểu diễn được định hình.
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ
năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi
hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm
chương trình phát sóng được thực hiện.
Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm
24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Thời hạn bảo hộ của quyền liên quan được quy định chung là 50 năm không phân
biệt là quyền nhân thân hay quyền tài sản vì quyền nhân thân đó chỉ được thực hiện và
26
bảo đảm khi bản định hình cuộc biểu diễn còn tồn tại, do đặc tính kỹ thuật các bản định
hình cuộc biểu diễn chỉ có thể bảo quản trong thời hạn nhất định.
1.5. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan và ngoại lệ
1.5.1 Hành vi xâm phạm các quyền liên quan
1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức
phát sóng.
2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
4. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây
phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không
được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên
quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
8. Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản
sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để
biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà
không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
9. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê
thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hoá.
10. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
1.5.2. Ngoại lệ
Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền
nhuận bút, thù lao bao gồm:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;
- Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;
- Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền
phát sóng.
27
- Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác
bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây
phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức
phát sóng.
Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền
nhuận bút, thù lao
- Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan trong các trường hợp sau đây không
phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:
- Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục
đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền
dưới bất kỳ hình thức nào;
- Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương
mại.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác
bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây
phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức
phát sóng.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Phân biệt sở hữu tài sản hữu hình và tài sản trí tuệ, từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn
của việc cần phải bảo hộ sở hữu trí tuệ.
3. Thế nào là tác giả và tác phẩm được bảo hộ?.
4. Nêu quyền nhân thân và quyền tài sản trong quyền tác giả.
5. Phân tích tính sáng tạo của tác phẩm, Cho ví dụ?
6. Tại sao nói: quyền tác giả thiên về bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm
7. Phân biệt thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.
8. Như thế nào được xem là vi phạm bản quyền một tác phẩm.
9. Thực trạng vi phạm quyền tác giả tại VN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0004_p1_3059.pdf