Giáo trình luật kinh tế

Khái niệm về luật kinh tế được đưa ra lần đầu tiên vào những năm đầu của thế kỷ

XX ở các nước tư bản. Đó là khi trong nền kinh tế của những quốc gia này xuất hiện sự

can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, sự phát triển của kinh tế nhà nước, sự xuất hiện

độc quyền, Luật kinh tế thời gian đầu này được cho là ngành luật nằm nằm giáp ranh

giữa luật công và luật tư. Và những học giả theo trường phái luật kinh tế cho rằng sự phân

chia hệ thống pháp luật quốc gia thành luật công và luật tư của các nước châu Âu lục địa

đã không còn ý nghĩa, bởi vì sự xuất hiện của ngành luật này.

Luật kinh tế vì thế mà bao gồm các nội dung: luật thương mại, luật lao động, luật

điều chỉnh sở hữu công nghiệp và một số chế định, quy phạm của luật dân sự có sự can

thiệp của nhà nước. Trong số này luật thương mại được coi là có có vị trí quan trọng nhất.

Cho đến hiện nay, quan điểm về luật kinh tế vẫn có sự thay đổi và phát triển. Thậm

chí GS.TS. Fredrich Kubler còn cho rằng, luật kinh tế không thuần túy thuộc luật công

hay luật tư mà bao trùm lên chúng, có vấn đề thuộc công pháp và có cả vấn đề thuộc tư

pháp.

pdf58 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình luật kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có quyền thay thế người đại diện theo ủy quyền bất cứ lúc nào. - Trường hợp có ít nhất 2 người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức của công ty gồm:  Hội đồng thành viên: bao gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Chủ sở hữu chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên với nhiệm kỳ, quyền và nhiệm vụ được quy định tại điều 49 Luật doanh nghiệp năm 2005. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên dự họp. Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng cũng có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn 1/2 số thành viên dự họp chấp thuận. Những quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ công ty phải được ít nhất 3/4 số thành viên dự họp chấp thuận. Quyết định của Hội đồng thành viên có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Điều lệ cong ty quy định phải được chủ sở hữu công ty chấp thuận. 43  Giám đốc/Tổng giám đốc: do Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 5 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc/Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vu của mình.  Kiểm soát viên: do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, với số lượng từ 1 đến 3 người, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình. - Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức của công ty gồm:  Chủ tịch công ty: chính là người đại diện theo ủy quyền củac chủ sở hữu. Chủ tịch công ty là người nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Quyết định của Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu phê duyệt, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác.  Giám đốc/Tổng giám đốc: do Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 5 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vu của mình.  Kiểm soát viên: do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, với số lượng từ 1 đến 3 người, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình. Điều lệ công ty sẽ quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, nếu vắng mặt quá 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm người địa diện theo pháp luật. 5.2.3. Một số vấn đề cần lưu ý Phải tách biệt tài sản của chủ sở hữu với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trường hợp rút toàn bộ hay một phần vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Trường hợp chuyển nhượng 44 một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác thì công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chuyển nhượng. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ. Vì đây là loại hình công ty một chủ sở hữu, nếu chủ sở hữu có quyền giảm vốn điều lệ thì rất khó để xác định ranh giới giữa tài sản của công ty và tài sản của chủ sở hữu. Với quy định này, ranh giới đó đã được xác định và tạo cho công ty trách nhiệm hữu hạn đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định để trở thành một pháp nhân. Công ty được tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu đầu tư thêm hay huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp huy động thêm vốn góp của người khác thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 6. CÔNG TY CỔ PHẦN 6.1. Khái niệm và đặc điểm Công ty cổ phần là loại hình công ty trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Những đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần được rút ra từ các quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005 là: Thứ nhất, trong suốt quá trình tồn tại của mình, công ty cổ phần phải có ít nhất 3 thành viên. Là loại hình công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, nên công ty cổ phần cần có sự liên kết của nhiều thành viên. Vì thế mà pháp luật Việt Nam cũng giống như pháp luật của các nước trên thế giới đều không quy định số lượng thành viên tối đa của công ty cổ phần mà chỉ quy định số thành viên tối thiểu. Thứ hai, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau và mỗi phần đó được gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Thứ ba, phần vốn góp của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu do công ty phát hành được coi như một loại hàng hóa thông thường mà người sở hữu nó có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. 45 Thứ tư, công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Thứ năm, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thứ sáu, công ty có quyền phát hành tất cả các loại chứng khoán để huy động vốn. 6.2. Cổ phần, cổ phiếu 6.2.1. Cổ phần Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty cổ phần, được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Giá chào bán cổ phần do Hội đồng quản trị của công ty quyết định nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 87 Luật doanh nghiệp năm 2005. Cổ phần của công ty cổ phần có thể tồn tại dưới hai loại chính là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Cổ phần phổ thông là loại cổ phần mà bất cứ công ty cổ phần nào cũng phải có. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Và mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Cổ phần ưu đãi là loại cổ phần mà công ty cổ phần có thể có. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì công ty cổ phần có thể có các loại cổ phần ưu đãi sau: - Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Trong đó số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định. Đối tượng được nắm giữ loại cổ phần này chỉ bao gồm tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập. Nhưng ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn này, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được hưởng ưu đãi về biểu quyết thì họ phải có hạn chế tương ứng, đó là không được chuyển nhượng cổ phần này cho người khác. - Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, trong đó cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. 46 Hạn chế mà cổ đông ưu đãi cổ tức gặp phải ở đây là không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. - Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ lúc nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Hạn chế mà cổ đông ưu đãi hoàn lại có tương tự như cổ đông ưu đãi cổ tức, đó là không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Và đối với việc chuyển đổi giữa cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi thì cần lưu ý là cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông. Cổ phần chính là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách thành viên công ty. Từ cổ phần phát sinh quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Mỗi cổ phần cùng loại đều tạo ra cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. 6.2.2. Cổ phiếu Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Luật công ty một số nước quy định mệnh giá tối thiểu của một cổ phiếu, tức là giá trị các cổ phần được phản ánh trong cổ phiếu, và nguyên tắc làm tròn số. Nhưng pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam không có quy định này, nhưng các công ty cổ phần thường phát hành các cổ phiếu có mệnh giá tương đương để dễ dàng so sánh trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu là giấy tờ có giá trị chứng minh tư cách chủ sở hữu cổ phần và đồng thời là tư cách thành viên công ty của người có cổ phần. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Và cổ phiếu có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ của công ty. 6.3. Vốn và chế độ tài chính Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn nên các quy định về vốn và chế độ tài chính của công ty có ý nghĩa rất quan trọng, và được pháp luật quy định chặt chẽ nhất so với tất cả các loại hình doanh nghiệp còn lại. 47 Vốn điều lệ của công ty cổ phần phải thể hiện một phần dưới dạng cổ phần phổ thông. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty. Vốn điều lệ của công ty cũng có thể có một phần là cổ phần ưu đãi. Người được mua cổ phần ưu đãi do pháp luật quy định và do điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quy định. Việc chào bán cổ phần do Hội đồng quản trị quyết định về thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ các trường hợp sau: - Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập. - Cổ phần chào bán cho tất cả các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty. - Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh, và số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. - Các trường hợp khác và mức chiết khấu do Điều lệ công ty quy định. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin của người mua được ghi đúng, đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông, và kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty. Sau khi cổ phần được bán, công ty có thể phát hành và trao cổ phiếu cho người mua hoặc bút toán ghi sổ thì đều coi là chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty. Cổ phần của công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng do chúng được coi là một loại hàng hóa thông thường trên thị trường. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp vẫn quy định một số trường hợp sau không được phép tự do chuyển nhượng: - Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (khoản 3 điều 81 Luật doanh nghiệp năm 2005). - Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho các cổ đông sáng lập khác; và chỉ được chuyển nhượng cho người khác khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng không được quyền biểu quyết về vấn đề này và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty (khoản 5 điều 84 Luật doanh nghiệp năm 2005). 48 Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần mà mình sở hữu khi cổ đông đó phản đối các quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ. Yêu cầu mua lại cổ phần phải bằng văn bản, nêu rõ tên, địa chỉ của cồ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá từng loại và lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. Công ty phải mua lại số cổ phần với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn không thỏa thuận được về giá thì cổ đông đó có quyền bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá cổ phần. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. Công ty cổ phần có quyền quyết định mua lại cổ phần theo quyết định của công ty. Tuy nhiên công ty cổ phần có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán. Về thẩm quyền quyết định mua lại thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán tổng mỗi 12 tháng, Đại hội đồng cổ đông được quyền quyết định mua lại cổ phần trong các trường hợp còn lại. Giá mua lại cổ phần do Hội đồng quản trị quyết định. Nhưng đối với cổ phần phổ thông thì giá mua không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp công ty mua lại cổ phần của từng cổ đông tương đương với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Còn với cổ phần khác thì nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Cổ phần được mua lại được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán. Sau khi thanh toán hết số cổ phẩn mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo ngay cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại. 49 Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành, nhưng phải báo cáo với Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông chỉ được thực hiện khi công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước, cũng như trích lập các quỹ công ty và bù lỗ và ngay sau khi trả hết cổ tức đã định, công ty vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Cổ tức có thể trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu trả bằng tiền mặt thì phải trả bằng đồng Việt Nam. 6.4. Tổ chức quản lý Công ty cổ phần là loại hình công ty thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản lý rất phức tạp, do đó cần phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ. Với đặc điểm đó mà pháp luật của các nước, trong đó có Việt Nam, đều quy định rất cụ thể và chi tiết cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc, và Ban kiểm soát (nếu công ty rơi vào các trường hợp cụ thể do pháp luật quy định). 6.4.1. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Cổ đông có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông được quy định tại khoản 2 điều 96 của Luật doanh nghiệp năm 2005. Trong đó, Đại hội đồng cổ đông có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu và quan trọng nhất của công ty cổ phần, như: loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán; bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (nếu có); quyết định bổ sung điều lệ công ty, Là một cơ quan tập thể, Đại hội đồng cổ đông không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong các cuộc họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các cổ đông có quyền biểu quyết bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên ít nhất mỗi năm một lần trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài 50 chính. Nếu theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường khi: (1) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích công ty; (2) số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn so với quy định của pháp luật; (3) theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định; (4) theo yêu cầu của Ban kiểm soát; (5) các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Thủ tục triệu tập cuộc họp, điều kiện, thể thức tiến hành họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông được quy định tại các điều từ điều 97 đến điều 106 của Luật doanh nghiệp năm 2005 và tại Điều lệ của công ty. 6.4.2. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Số lượng thành viên của Hội đồng là từ 3 đến 11, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, với nhiệm kỳ 5 năm. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty mà có thể được công ty thuê nếu họ thỏa mãn điều kiện tại khoản 1 điều 110 của Luật doanh nghiệp năm 2005. Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại khoản 2 điều 108 Luật doanh nghiệp năm 2005. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định của Điều lệ công ty. Nếu Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch thì Chủ tịch phải là thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị phải họp định kỳ mỗi quý một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập. Và Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp bất thường khi có đề nghị của Ban kiểm soát; hoặc có đề nghị của Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc ít nhất 5 người quản lý khác; hay có đề nghị của ít nhất 2 thành viên Hội đồng quản trị; và các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. 51 6.4.3. Giám đốc/Tổng giám đốc Giám đốc/Tổng giám đốc công ty là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc/Tổng giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm từ trong thành phần Hội đồng hoặc thuê, là người đại diện theo pháp luật của công ty, trừ khi Điều lệ công ty quy định người đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Có một hạn chế đối với Giám đốc/Tổng giám đốc của công ty cổ phần, đó là không được đồng thời làm Giám đốc/Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Quyền và nhiệm vụ của cơ quan này được quy định tại khoản 2 điều 116 Luật doanh nghiệp năm 2005. 6.4.4. Ban kiểm soát Đối với công ty cổ phần có trên 11 thành viên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì phải thành lập Ban kiểm soát. Ban kiểm soát có số lượng thành viên là từ 3 đến 5 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 5 năm, thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một nửa thành viên phải thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Ban kiểm soát, quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát được quy định tại điều 122, điều 123 Luật doanh nghiệp năm 2005. 7. CÔNG TY HỢP DANH 7.1.1. Khái niệm và đặc điểm Công ty hợp danh là loại hình công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên là cá nhân làm chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Công ty hợp danh có các đặc điểm sau: Thứ nhất, công ty phải có ít nhất là hai thành viên là sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh, ngoài ra còn có thể có các thành viên góp vốn. Thứ hai, thành viên hợp danh phải là cá nhân và cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Thứ ba, thành viên góp vốn của công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, và thành viên góp vốn của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức. 52 Thứ tư, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thứ năm, công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Hạn chế này của công ty xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh của công ty. Và đây là đặc điểm mà công ty hợp danh giống với doanh nghiệp tư nhân. 7.2. Quản lý công ty Quyền quản lý công ty chỉ thuộc về các thành viên hợp danh mà không thuộc về các thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận với nhau về cơ cấu tổ chức quản lý công ty và ghi nhận trong Điều lệ công ty. Thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên của công ty. Hội đồng bầu một thành viên hợp danh là Chủ tịch đồng thời kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi được ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận, với các vấn đề quan trọng là 3/4, trừ trường hợp Điều lệ quy định khác. Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. 7.3. Thành viên công ty Công ty hợp danh có thể có hai loại thành viên với tính chất và quyền hạn, nhiệm vụ trong công ty khác nhau. Trong đó thành viên hợp danh là loại thành viên bắt buộc phải có ở công ty hợp danh, với số lượng tối thiểu là hai và thành viên hợp danh phải là các cá nhân. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh được quyền tham gia quản lý công ty và hoạt động nhân danh công ty. Tuy nhiên, thành viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkt0020_p1_5855.pdf