Lịch sử đã cho thấy, ở bất cứ thời điểm nào, trong bất cứ hình thái kinh tế nào thì
xã hội luôn là tập hợp của các gia đình " Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi
dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt"
Hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội và được nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau như: triết học, xã hội học, tâm lý học, sử học, luật học. Hôn nhân là
cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội.
Khi nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Ăng
ghen không tán đồng với quan điểm trên và khẳng đình đó là quan điểm sai lầm, phi
thực tế lịch sử. Qua quá trình phân tích nguồn gốc của gia đình từ giai đoạn thấp của
xã hội loài người, khi con người mới tách khỏi thiên nhiên, chưa sản xuất ra thứ gì, chỉ
biết hái lượm những thứ có sẵn trong tự nhiên, Ăng ghen đã kết luận rằng: Hình thái
cổ xưa nhất của xã hội là bộ lạc rồi đến gia đình và sau cùng là nhà nước.
Theo Ăngghen, giai đoạn đầu tiên của xã hội loài người, khi chưa có sự phân
công lao động thì không có hôn nhân và gia đình. Xã hội lúc này chia ra thành các bộ
lạc, các bộ lạc là đơn vị duy nhất không tách rời của xã hội, từ hình thức bộ lạc này, xã
hội phát triển dẫn đến sự xuất hiện của gia đình.
38 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình luật hôn nhân và gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan niệm về tình yêu của họ bây giờ đã khác trước rất
nhiều. Vì vậy rất cần có sự quan tâm và những giải pháp phù hợp, theo kịp sự phát
triển của tâm lý lứa tuổi này. Trong đó, gia đình là điểm tựa đầu tiên giúp trẻ vững
vàng, có nghị lực và có khả năng đối phó với các giai đoạn khó khăn của tuổi dậy thì
và tự tin bước vào đời. Đồng thời định hướng cho con trẻ có lối sống lành mạnh.
28
Thứ 2: Về ý chí:
Theo khoản 2 điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000: “Việc kết
hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào;
không ai được cưỡng ép hay cản trở”.
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là nội dung xuyên xuốt của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 nhằm xoá bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc vào cha
mẹ của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến. Tự nguyện trong kết hôn là việc hai
bên nam nữ thể hiện sự đồng ý trở thành vợ chồng của nhau, mỗi bên không bị tác
động bởi ý chí của bên kia hay của người nào khác khiến họ phải kết hôn mà không
có tình yêu. Kết hôn trước hết là một quyền chứ không phải là nghĩa vụ, vì vậy không
thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn, đây là điều kiện hết sức quan trong
được pháp luật hầu hết các nước ghi nhận để đảm bảo giá trị đích thực của hôn nhân.
Không có hôn nhân khi không có sự tự nguyện và cuộc sống gia đình chỉ thực sự có
hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở sự tự nguyện của hai bên nam nữ. Quy định
của Luật hôn nhân và gia đình là hoàn toàn phù hợp với nội dung của công ước Cedaw
- Công ước xoá bỏ mọi phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Điều 35 Bộ luật Dân sự nước
ta quy định " nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân
và gia đình có quyền tự do kết hôn, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào;
không ai được cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ hoặc cưỡng ép kết hôn". Sự cưỡng
ép, lừa dối từ hai phía đối với nhau, sự cưỡng ép hay cản trở từ phía gia đình, xã hội
đều không thể đem lại hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng.
Luật hiện hành chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối, ghi nhận tại Bộ luật Dân
sự 2005 Điều 132 khoản 1 và được áp dụng cho tất cả các giao dịch dân sự, không có
định nghĩa riêng về sự lừa dối trong hôn nhân. Ta nói rằng lừa dối trong hôn nhân là
việc một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng
hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giao dịch kết hôn. Định
nghĩa rất chung và khó áp dụng. A muốn kết hôn với B; C cố ý làm cho A nhầm tưởng
rằng mình là B; cuối cùng, A kết hôn với C mà cứ ngỡ rằng đã kết hôn với B. Trong
giả thiết vừa nêu, A có thể yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Cũng có thể xin thể
huỷ hôn nhân do có sự lừa dối, nếu người đàn ông đề nghị cưới người đàn bà để làm
vợ, cuối cùng lại cư xử với người đàn bà như một người giúp việc nhà.
Thế nhưng, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm
ra vẻ giàu có (dù thực ra rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì khó có thể
nói rằng A có quyền yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Càng không thể xin hủy
hôn nhân do có sự lừa dối, nếu A tin rằng B là một chàng trai tơ và B cũng cố tình làm
ra vẻ như vậy, dù trên thực tế, B đã có một (thậm chí nhiều) đời vợ.
Theo mục 1, điểm b nghị quyết số 02/2002/NQ - HĐTP thì các thuật ngữ ép
buộc, lừa dối, cưỡng ép được hiểu như sau:
Việc kết hôn giữa nam nữ là do họ tự mình quyết định, thể hiện sự mong muốn
của các bên trong việc thiết lập hôn nhân, xây dựng gia đình
- Sự tự nguyện của nam nữ trong việc kết hôn được thể hiện thông qua các hành
vi: cùng nhất trí trong việc thiết lập hôn nhân, hoàn thành các thủ tục kết hôn theo quy
định của pháp luật
- Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng
của họ (khoản 5 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000). Là hành vi
của người thứ ba buộc nam, nữ hoặc cả nam và nữ kết hôn trái với nguyện vọng của
họ
29
- Ép buộc kết hôn là hành vi của bên nam hoặc bên nữ buộc bên kia phải kết hôn
với mình trái với nguyện vọng của họ. Hành vi ép buộc có thể bằng cách dùng vũ lực
hoặc uy hiếp tinh thần hoặc bằng vật chất buộc bên bị ép đồng ý kết hôn
- Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai sự
thật về nhân thân, hoàn cảnh của mình nên đã đồng ý kết hôn. Yếu tố lừa dối thể hiên
sự không trung thực, sự che dấu của một bên trong việc nói sai về nhân thân, hoàn
cảnh của mình
Ví dụ: lừa dối kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra
nước ngoài; biết mình bị nhiễm HIV nhưng giấu
- Cản trở kết hôn là hành vi ngăn cản người khác kết hôn trái với nguyện vọng
của họ. Cản trở kết hôn có thể bằng hành vi dùng vũ lực đe dọa Ngược lại với
cưỡng ép, ép buộc kết hôn là buộc người khác phải kêt hôn, cản trở kết hôn là hành vi
thực hiện các hành động khác nhau để người khác không thể kết hôn.
Ngoài ra, trong khoản 2 điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 còn
quy định “cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm
kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép kết hôn, ly hôn, ly hôn giả
tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi”.
- Kết hôn giả tạo là việc kết hôn những hai bên nam nữ không nhằm xác lập quan
hệ vợ chồng và tạo lập gia đình mà vì mục đích khác. Việc kết hôn giả tạo thực ra
không vi phạm sự tự nguyện trong kết hôn, vì cả hai chủ thể có sự bàn bạc, thỏa thuận
với nhau. Nhưng việc kết hôn này không đảm bảo tính tiến bộ trong hôn nhân.
Ví dụ: kết hôn nhằm được xuất cảnh ra nước ngoài, để hưởng các chính sách ưu
tiên của nhà nước.
Việc kết hôn tự nguyện có ý nghĩa quan trọng đối với hôn nhân:
Hôn nhân chỉ có thể đạt được mục đích khi việc kết hôn là tự nguyện, tự nguyện
trong kết hôn gắn liền với việc tự nguyện chung sống, xây dựng gia đình, thực hiện
các nghĩa vụ và quyền hôn nhân và gia đình
Kết hôn tự nguyện xóa bỏ các tàn tích của hôn nhân phong kiến lạc hậu, hôn nhân
tự nguyện đảm bảo sự tự do của con người trong việc kết hôn và lựa chọn người bạn
đời nhằm chung sống lâu dài hạnh phúc
Kết hôn tự nguyện loại trừ những việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện. Con
người tự do nhất là con người tự nguyện nhất, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình
- Các trường hợp cấm kết hôn:
Nam, nữ khi kết hôn ngoài việc tuân thủ độ tuổi về kết hôn, về sự tự nguyện thì
họ phải là những người không thuộc diện cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam.
Theo điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, các trường hợp
cấm kết hôn bao gồm: người đang có vợ hoặc người đang có chồng; người mất năng
lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có
họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là
cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính.
- Người đang có vợ hoặc có chồng là người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân
hợp pháp, các bên vợ chồng đang còn sống và chưa ly hôn. Nhà nước chỉ thừa nhận
chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng về hôn nhân. Giải thích về
người đang có vợ hoặc có chồng tại mục C.1 điểm C Nghị quyết số 02/2000/NQ-
HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao quy định: Người đã kết
30
hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình nhưng
chưa ly hôn; người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày
03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày
01/01/2001 và đã kết hôn trước ngày 01/01/2003.
Như vậy, người tham gia kết hôn phải chứng minh là khi họ kết hôn không có vợ,
không có chồng
Ngoài ra, tại điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 còn quy định:
cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có vợ, có chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh nhân tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (điều 22 BLDS
2005). Người mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn vì họ không thể thể
hiện ý chí khi tham gia kết hôn
Quy định cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn nhằm đảm bảo cho hôn
nhân được thiết lập trên cơ sở tự nguyện bình đẳng. Người tham gia kêt hôn là người
nhận thức được hành vi của mình, xác định được mục đích của hôn nhân khi kết
hônMặt khác, người mất năng lực hành vi dân dự là người không thể hiện được các
nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, trách nhiệm của gia đình đối với xã hội
Quy định điều kiện năng lực hành vi dân sự trong kết hôn còn là yếu tố đảm bảo
cho sự phát triển lành mạnh của con cái
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong
phạm vi ba đời. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có cùng huyết
thống. Theo điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 những người cùng dòng
máu về trực hệ là giữa cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại.
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra; cha mẹ
là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời
thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.
Cấm kết hôn những người cùng dòng máu về trực hệ là cấm kết hôn giữa cha với
con gái, mẹ với con trai; ông nội với cháu gái nội, bà nội với cháu trai nội; ông ngoại
với cháu gái ngoại, bà ngoại với cháu trai ngoại.
Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là cấm kết hôn giữa
cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha
mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; giữa anh chị em con chú con bác, con cô
con cậu, con dì ruột; giữa bác, chú, cô, cậu, dì với cháu ruột.
Theo khoa học, những người cùng huyết thống hoặc có huyết thống gần nhau
không đảm bảo việc thực hiện duy trì nòi giống nếu họ là vợ chồng. Những người
cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời là vợ chồng của nhau sinh con ra
sẽ bị biến dạng về di truyền, không lành mạnh về mặt thể chất, trí tuệ, tinh thần
Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người từng là cha mẹ nuôi với
con nuôi, bố chồng với con dấu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ
kế với con riêng của chồng là cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những
người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là bố chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rễ, đã từng là bố dượng với con riêng của vợ, đã từng là mẹ kế với con riêng
của chồng (C.4 điểm C Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP
tòa án nhân dân tối cao).
Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là cấm kết hôn giữa nam với nam,
nữ với nữ. Hôn nhân là sự kết hợp giữa đàn ông với đàn bà theo lẽ tự nhiên nhằm xây
31
dựng gia đình và sinh con đẻ cái. Việc kết hôn giữa những người khác giới là tạo ra sự
cân bằng xã hội loài người, thực hiện chức năng sinh sản duy trì nòi giống
1.2.3 Điều kiện về hình thức:
Nam nữ kết hôn ngoài việc tuân thủ các điều kiện về nội dung còn phải tuân thủ
các điều kện về mặt hình thức – đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện kết hôn (khoản 2 điều 1 nghị định 58). Nhà
nước chỉ thừa nhận nam nữ là vợ chồng khi việc kết hôn đúng thủ tục, nghi thức kết
hôn theo quy định
- Thẩm quyền đăng ký kết hôn:
Theo điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 cơ quan có thẩm
quyền đăng ký kêt hôn là UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên
kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự việt
Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở
nước ngoài. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong
thời hạn công tác, học tập và lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt
hộ khẩu thường trú ở trong nước thì việc xin đăng ký kết hôn được thực hiện tại
UBND cấp xã nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ (điều 17
nghị định 158).
- Thủ tục đăng ký kết hôn:
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và
xuất trình giấy CMND.
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký
kết hôn tại xã,phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú
về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học
tập và lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn thì phải có xác nhận của cơ
quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ chiến sỹ đang công tác trong lĩnh vực vũ trang thì Thủ trưởng đơn vị
của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên
nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì
UBND xã, phường, thị trấn đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ. Trong trường hợp
cần phải xác minh, thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
- Nghi thức kết hôn:
Khi đăng ký kết hôn thì hai bên nam nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu
cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nêu hai bên đồng ý kết hôn thì cán bộ
tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn
Việc đăng ký kết hôn có ý nghĩa quan trọng đối với vợ chồng và nhà nước. Thứ
nhất, đăng ký kết hôn là hình thức nhà nước kiểm soát được việc kết hôn của công
dân, chỉ việc kết hôn đúng quy định của pháp luật thì mới được nhà nước công nhận và
bảo vệ
Thứ hai, đăng ký kết hôn là hình thức bảo vệ quyền lợi của vợ chồng. Thông qua
việc kết hôn, nhà nước chứng nhận tính hợp pháp của hôn nhân và xác định trách
nhiệm của họ đối với nhau, các bên có trách nhiệm tôn trọng các quyền của nhau và
thực hiện các nghĩa vụ để cùng nhau xây dựng gia đình, chung sống hạnh phúc.
Thứ ba, thông qua thủ tục và nghi thức kết hôn, nhà nước tôn trọng việc tuân thủ
pháp luật của công dân và vợ chồng xác định nghĩa vụ với nhau. Khi kết hôn vợ chồng
nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nhau và đối với xã hội. Vợ chồng có
32
trách nhiệm thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, đồng thời tạo điều kiện cho
nhau phát triển về mọi mặt
Những trường hợp nam nữ chung sống không đăng ký kết hôn được nhà nước
thừa nhận là vợ chồng:
Theo nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001 của TANDTC, VKSNDTC và BTP hướng dẫn thi
hành nghị quyết số 35/2000/QH10 những trường hợp được nhà nước công nhận nam
nữ là vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn:
- Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/1/1987, ngày
Luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến
khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được tòa án thụ lý giải
quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 01/1/1987 đến ngày
01/1/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn
hai năm, kể từ ngày 01/1/2001 cho đến ngày 01/1/2003; trong thời hạn này mà không
đăng ký kết hôn, nhưng yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01/1/2003 mà họ
không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
- Kể từ ngày 01/1/2001 trở đi, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu
cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có
yêu cầu về con cái và tài sản thì tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 điều 17 của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyêt.
Thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm các bên chung sống với nhau. Thời
điểm nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc
ngày họ về chung sống với nhau được gia đình một hoặc cả hai bên chấp thuận hoặc
ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày
họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng nhau xây dựng
gia đình.
Tuy nhiên, nếu nam nữ chung sống với nhau sau đó họ mới đăng ký kết hôn thì
quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu
chung sống với nhau như vợ chồng) chứ không phải chỉ được công nhận từ ngày đăng
ký kết hôn.
Đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
03/1/1987 trở đi đến trước ngày 01/1/2001 nhưng họ đăng ký kết hôn sau ngày
01/1/2003 thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận kể từ ngày họ đăng ký kết
hôn.
Về việc áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn, các văn bản pháp luật trên quy định:
đối với những vụ án mà tòa án đã thụ lý trước ngày 01/1/2001 thì áp dụng Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết.
Đối với những vụ án được thụ lý từ ngày 01/1/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 để giải quyết.
Đối với những vụ án mà thụ lý trước ngày 01/1/2001 nhưng từ ngày 01/1/2001
trở đi mới giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thì tòa án áp dụng Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết nhưng có xem xét, tham khảo quy định
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề mà tòa án đang giải quyết.
33
Đối với những vụ việc mà đã được tòa án giải quyết theo Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 và bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì không áp
dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm.
2. Kết hôn trái pháp luật:
2.1. Khái niệm:
Theo khoản 3 điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Kết hôn trái pháp
luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết
hôn do pháp luật quy định”.
2.2. Các hình thức xử lý kết hôn trái pháp luật:
2.2.1.Xử lý về mặt dân sự
Về mặt dân sự nếu việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo luật định thì
nhà nước hủy việc kết hôn đó. Các chủ thể tham gia kết hôn trái pháp luật có thể tự
mình hoặc do những chủ thể khác theo quy định của pháp luật yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật và xử lý các hậu quả liên quan
đến việc kết hôn.
Cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Theo điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004: “Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái
pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp
luật. Người yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng có thể yêu cầu tòa án nơi một
trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết. Như vậy, cơ quan có thẩm
quyền đăng ký kết hôn là UBND, còn cơ quan có chứng năng hủy việc kết hôn trái
pháp luật là TAND.
Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật
Tòa án nhân dân hủy việc kết hôn trái pháp luật căn cứ vào hành vi vi phạm về
nội dung các điều kiện kết hôn bao gồm điều kiện về độ tuổi, về sự tự nguyện và vi
phạm các điều kiện cấm kết hôn.
Thứ nhất: nam nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật,
nam chưa bước sang tuổi 20, nữ chưa bước sang tuổi 18 mà đã kết hôn.
Thứ hai, thiếu sự tự nguyện của một hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn
Thứ ba, người tham gia vào việc kết hôn đang có vợ, có chồng
Thứ tư, người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn
Thứ năm, những người tham gia kết hôn là những người cùng dòng máu trực hệ,
có họ trong phạm vi ba đời.
Thứ sáu, người tham gia kết hôn là cha mẹ nuôi với con nuôi; những người đã
từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là bố chồng với con dâu, đã từng là mẹ vợ
với con rể, đã từng là dượng với con riêng của vợ, đã từng là mẹ kế với con riêng của
chồng.
Thứ bảy, những người tham gia kết hôn là những người cùng giới tính.
Chủ thể có thẩm quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật:
Theo điều 15 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 các chủ thể có quyền yêu
cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm các cá nhân và tổ chức nhằm bảo vệ
quyền lợi của chính mình hoặc lợi ích chung của xã hội.
Cá nhân có thẩm quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật: .. là bên
bị cưỡng ép, bị lừa dối khi kết hôn; khi việc kết hôn vi phạm độ tuổi, vi phạm điều
kiện cấm kết hôn là vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn.
Tổ chức có thẩm quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật: gồm UB dân
số, gia đình và trẻ em, Hội LHPNVN.
34
Thời hiệu khởi kiện:
Luật hiện hành không quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu huỷ việc kết hôn trái
pháp luật.
Dẫu sao, khó có thể hình dung khả năng một bên kết hôn trái pháp luật hoặc cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội thuyết phục được Toà án ra quyết định huỷ việc kết
hôn trái pháp luật do có sự lừa dối hoặc cưỡng ép, một khi cuộc sống chung đã được
duy trì trong một thời gian dài (5 năm, 10 năm,...): hẳn việc kết hôn trong trường hợp
này có thể coi như một giao dịch dân sự và chỉ có thể bị huỷ trong thời hạn được quy
định tại Bộ luật Dân sự 2005 Điều 136 khoản 1, nghĩa là trong hai năm từ ngày giao
dịch được xác lập?
Mặt khác, tình trạng tảo hôn cũng không có căn cứ để được ghi nhận nữa khi các
bên đã duy trì quan hệ hôn nhân một cách liên tục cho đến lúc đạt đến độ tuổi cần
thiết: nếu Toà án quyết định huỷ hôn nhân theo yêu cầu của một người nào đó, với lý
do có tảo hôn, thì các bên, đã đủ tuổi và không muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng, sẽ
tiến hành kết hôn lại ngay lập tức và việc đăng ký kết hôn không thể bị từ chối.
Điều chắc chắn, việc kết hôn vi phạm các quy định về cấm kết hôn giữa những
người có quan hệ thân thuộc hoặc thông gia, ở các mức độ được ghi nhận tại Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 Điều 10 khoản 3 và 4, phải bị huỷ bỏ, dù hôn nhân đang
tồn tại hay đã chấm dứt.
Trong trường hợp có vi phạm chế độ một vợ, một chồng, các thẩm phán, từ lâu,
đã chủ trương rằng nếu các cuộc hôn nhân hoặc quan hệ như vợ chồng khác đã chấm
dứt, thì cuộc hôn nhân hoặc quan hệ như vợ chồng duy nhất còn lại không còn bị coi là
vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn chưa xây dựng
giải pháp cho vấn đề xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của các mối quan hệ
Đường lối xử lý đối với một số trường hợp kết hôn trái pháp luật:
Về nguyên tắc việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị tòa án xử huy. Tuy nhiên, căn cứ
vào tính chất vụ việc, điều kiện hoàn cảnh của đất nước, mục đích của việc kết hôn,
trong một số trường hợp mặc dù kết hôn có vi phạm nhưng cũng có thể giải quyết cho
ly hôn nhưng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP tòa án nhân
dân tối cao các trường hợp kết hôn các điều kiện kết hôn được xử lý như sau:
Thứ nhất, kết hôn vi phạm độ tuổi:
Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến
tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản
chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu
thuẩn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Tòa án giải quyết ly hôn theo
đúng thủ tục chung.
Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả
hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã
đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc,
không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Thứ hai, kết hôn vi phạm sự tự nguyện: kết hôn khi một bên bị ép buộc, lừa dối
hoặc bị cưỡng ép.
Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không
có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp
luật.
35
Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị
lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận
thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và
có yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn thì tòa án giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
Thứ ba, kết hôn vi phạm chế độ một vợ một chồng: kết hôn khi một bên đang có
vợ có chồng.
Nếu trường hợp cán bộ và bộ đội miền nam tập kết ra Bắc hồi năm 1954, đã có
vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông
tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC.
Nếu khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác thì lần kết h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0003_p1_8556.pdf