Xuất hiện ngay từ thời cổ đại và sớm nhất so với tất cả các ngành luật khác trong
các hệ thống pháp luật trên thế giới, tên gọi của luật hình sự đã có cội nguồn lịch sử rất lâu
đời. Chẳng hạn như:
Luật hình sự theo tiếng latinh cổ là “crimen” (tội phạm) – luật về tội phạm và
“poena” (hình phạt) – luật về hình phạt.
Luật hình sự theo tiếng Nga là luật về trách nhiệm phải trả bằng đầu (hay tính
mạng, cuộc sống của người phạm tội), vì trong các di tích pháp lý của nước Nga cổ (ví dụ:
các Điều 26, 96- 98 Bảng tòa Pxkops) thì nội dung của trách nhiệm phải trả bằng đầu
thường gắn liền với trách nhiệm của chủ thể hành vi nào đó mà cội nguồn của trách nhiệm
ấy chính là sự “giết chết” hoặc “trả thù bằng máu”.
Trong tiếng Anh, ngành luật hình sự thường được gọi là “Criminal Law” (ngành
luật về tội phạm), tiếng Pháp là “Droit Criminel” và tiếng Đức là “Criminalrecht” (ngành
luật về hình phạt).
Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm, Nhà nước sử dụng nhiều
biện pháp vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh, ngăn chặn những
hành vi vi phạm. Khi sự vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội chưa cao, nhà nước có thể
chỉ sử dụng các chế tài hành chính, dân sự Nếu sự vi phạm đã mang tính nguy hiểm cao
đối với xã hội (như giết người, cướp tài sản, phả hủy công trình phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia.) thì nhà nước phải dùng biện pháp xử lý mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất
– biện pháp hình sự.
56 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Luật hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa bên phòng vệ và bên gây thiệt hại
+ Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, khả năng của người phòng vệ.
- Chú ý:
+ Nhà nước luôn đứng về hành vi phòng vệ chính đáng và trong một số trường hợp
tuy hành vi tấn công đã kết thúc nhưng Nhà nước vẫn cho phòng vệ nhằm khắc phục hậu
quả mà hành vi xâm hại đã gây ra.
+ Đối với những hành vi xâm hại của trẻ em hoặc của người tâm thần mất trí thì
chỉ được phòng vệ khi không còn biện pháp nào khác.
+ Trong một số hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng tính trái pháp luật không rõ
ràng và có thể sử dụng những biện pháp khác để ngăn chặn thì những trường hợp này
không được phép phòng vệ.
+ Nếu hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì trường hợp đó
phải chịu TNHS nhưng người đó sẽ được coi là có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt nếu:
* Hành vi phòng vệ là hành vi xuất phát từ động cơ tốt, vì lợi ích xã hội, lợi ích của
người khác.
* Trong khi thực hiện phòng vệ, thời điểm phòng vệ do nhiều yếu tố khách quan
tác động.
Ví dụ: Bị tấn công bất ngờ, không có điều kiện để lựa chọn công cụ, phương tiện
phòng vệ nên hành vi phòng vệ có thể gây thiệt hại quá mức cần thiết.
+ Phòng vệ tưởng tượng không được coi là phòng vệ chính đáng vì không có cơ sở
của quyền phòng vệ, nên trường hợp này vẫn phải chịu TNHS.
3.TÌNH THẾ CẤP THIẾT
- Động cơ: Vì lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc là
của người khác và trong hoàn cảnh không còn biện pháp nào khác buộc phải gây ra những
thiệt hại, nhằm bảo vệ một lợi ích khác lớn hơn.
- Nguồn gây ra nguy hiểm cho xã hội: có thể xuất phát từ thiên nhiên, sự cố kĩ thuật, con
người
Ví dụ:
+ Xuất phát từ con người: Do bất cẩn làm cháy nhà mình nên phải phá nhà bên
cạnh để bảo vệ những nhà khác.
+ Xuất phát từ thiên nhiên: Mở cổng xả lũ để đảm bảo một lợi ích lớn hơn, làm cho
hoa màu của người dân bị ngập úng.
- Cơ sở:
+ Nguồn nguy hiểm đang xảy ra trong thực tế
41
+ Nguồn nguy hiểm tuy chưa xảy ra nhưng chứa đựng những nguy cơ tức khắc xảy
ra
+ Người hành động trong tình thế cấp thiết phải trong những điều kiện, hoàn cảnh
không có một biện pháp nào khác biện pháp gây thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích lớn
hơn là biện pháp duy nhất, cuối cùng.
- Tính chất của hành vi khắc phục sự nguy hiểm phải là hành vi mang lại lợi ích cho xã
hội (hi sinh lợi ích nhỏ bảo vệ lợi ích lớn). Những trường hợp hi sinh một lợi ích bằng
hoặc lợi ích tương đương thì không được xem là tình thế cấp thiết.
- Trường hợp hi sinh một lợi ích lớn để bảo vệ một lợi ích nhỏ thì Nhà nước không coi là
hành động trong tình thế cấp thiết. Và trong một số trường hợp cụ thể sẽ bị coi là hành
động vượt quá giới hạn tình thế cấp thiết, bị truy cứu TNHS nhưng được giảm nhẹ.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Câu 1: Phân tích chế định phòng vệ chính đáng.
Câu 2: Phân tích khái niệm phòng vệ chính đáng.
Câu 3: Tại sao phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm?
Câu 4: Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết.
Câu 5: Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
CHƯƠNG 11
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT
1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, cơ sở của trách nhiệm hình sự
Khái niệm:
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân
người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình mà nội
dung của nó là hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ
luật hình sự.
Đặc điểm của trách nhiệm hình sự:
Từ khái niệm trên có thể rút ra TNHS có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất: TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả
này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình
sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự yêu cầu thực hiện.
- Thứ hai: TNHS chỉ có thể xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp
luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện.
- Thứ ba: TNHS được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt, biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở
họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp.
- Thứ tư: TNHS mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đối với Nhà
nước chứ không phải đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm
tội trực tiếp xâm hại.
- Thứ năm: TNHS phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực
pháp luật của tòa án.
Cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự:
Theo Điều 2 BLHS năm 1999 thì “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy
định mới phải chịu TNHS”. Để kết luận hành vi đã được thực hiện của người nào đó có
phải là tội phạm hay không và đó là tội gì, hình phạt áp dụng đối với họ ra sao, cần phải
xác định hành vi đó đã thỏa mãn nhưng dấu hiệu của CTTP cụ thể chưa? Nếu thỏa mãn
tức là người ấy đã thực hiện tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS và người thực
42
hiện hành vi này phải chịu TNHS (hình phạt). Như vậy, CTTP là cơ sở pháp lý của
TNHS, là điều kiện cần và đủ của TNHS.
V ậy TNHS chấm dứt khi nào?
TNHS chấm dứt khi:
- Người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt (kể cả hình phạt bổ sung nếu có);
- Người phạm tội được miễn TNHS hoặc miễn hình phạt;
- Có đặc xá hoặc đại xá;
- Tòa án áp dụng các biện pháp tác động xã hội;
- Đã hết thời hiệu truy cứu TNHS;
- Đã hết thời hiệu thi hành bản án.
1.2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu TNHS là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó thì
người phạm tội không bị truy cứu TNHS (khoản 1 Điều 23 BLHS).
Điều kiện để người phạm tội không bị truy cứu TNHS:
Theo khoản 2 Điều 23 BLHS thì không truy cứu TNHS đối với người phạm tội
nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua những thời hạn sau đây:
a. 5 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng.
b. 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng.
c. 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng.
d. 20 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng.
* Các thời hạn trên sẽ kéo dài thêm trong các trường hợp sau:
- Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 23, người phạm tội lại phạm tội
mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với các tội ấy trên một
năm tù thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ
ngày phạm tội mới.
- Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy
nã thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự
thú hoặc bị bắt giữ (khoản 2 Điều 23).
V ậy thời hiệu truy cứu TNHS bắt đầu được tính từ ngày nào?
- Về cơ bản, thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được tính là từ ngày tội phạm được
thực hiện.
Ví dụ: Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết
người được tính từ ngày nạn nhân bị thương tích (chứ không phải từ ngày nạn nhân chết).
- Đối với các tội kéo dài, thông thường thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được
tính từ ngày tội phạm kết thúc, nhưng cũng tùy trường hợp mà thời điểm này có thể khác
nhau.
Ví dụ: Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng
được tính từ ngày tội phạm bị phát hiện hay người phạm tội bị bắt giữ hoặc ra đầu thú
(chứ không phải bắt đầu tàng trữ vũ khí quân dụng).
Nhưng thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội đào ngũ được tính từ ngày quân nhân
đào ngũ (chứ không phải từ ngày quân nhân này bị bắt giữ hoặc ra đầu thú).
- Đối với các tội liên tục, thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được tính từ ngày hành
vi cuối cùng trong một loạt hành vi tội phạm được thực hiện.
Ví dụ: Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội bức tử được tính từ ngày hành vi đối
xử tàn ác, ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục cuối cùng được thực hiện và gây nên hậu
quả làm người lệ thuộc mình tự sát.
- Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội (rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng)
và hành vi phạm tội chưa đạt thì thời điểm truy cứu TNHS được tính từ ngày hoạt động
phạm tội bị chấm dứt về mặt pháp lý do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn
của người phạm tội và khiến cho người đó không thực hiện được tội phạm đến cùng.
43
Ví dụ: Người phạm tội sau khi vào nhà để trộm chiếc xe đạp ở phòng khách,
nhưng chưa kịp chiếm đoạt được chiếc xe đạp (đang dắt xe ra sân) thì bị chủ nhà đi làm
về nhìn thấy, hô hoán lên và bị những người hàng xóm vây bắt.
- Đối với trường hợp phạm nhiều tội, thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được tính
từ ngày thực hiện tội đầu tiên trong số các tội bị phá hiện và người phạm tội bị đưa ra xét
xử.
- Đối với trường hợp phạm tội nhiều lần, thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được
tính từ ngày tội nào được thực hiện trước tiên trong số các tội bị phát hiện và người phạm
tội bị đưa ra xét xử.
Lưu ý: Không phải tất cả các tội quy định trong BLHS đều được áp dụng thời hiệu
truy cứu TNHS.
Do tính chất nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội
phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh nên luật hình sự Việt Nam
cũng như luật hình sự của nhiều nước trên thế giới đã không áp dụng thời hiệu truy cứu
TNHS đối với các loại tội này (Điều 24 BLHS).
2. HÌNH PHẠT
2.1. Khái niệm hình phạt
* Trong lịch sử cũng như trong lý luận của luật hình sự có nhiều quan điểm khác
nhau về hình phạt song cơ bản phân thành hai quan niệm chính:
- Loại quan điểm thứ nhất: Coi hình phạt là công cụ trả thù người phạm tội, theo
đó hình phạt là những biện pháp hà khắc, phổ biến mang tính nhục hình đầy đọa gây đau
đớn thể xác, chà đạp lên phẩm giá con người.
Tương ứng với loại quan niệm này là các hình phạt hà khắc như: Tùng xẻo, lăng
trì, phanh thây, bêu đầu các hình phạt này phổ biến trong hình phạt của các Nhà nước
chiếm hữu nô lệ, phong kiến và một số nhà nước theo đạo Hồi
- Loại quan điểm thứ hai: Coi hình phạt là công cụ đấu tranh phòng và chống tội
phạm. Theo quan niệm này, hình phạt chủ yếu nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người
phạm tội trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, phòng ngừa phạm tội lại và
phòng ngừa người khác phạm tội.
Các hình phạt áp dụng đối với người phạm tội không gây đau đớn về thể xác,
không chà đạp lên nhân phẩm con người.
Đây là quan điểm dân chủ, tiến bộ mang tính nhân đạo sâu sắc và có tính xu thế tất
yếu của thời đại, phổ biến trong luật hình sự của các nước dân chủ.
-> Việt Nam theo quan điểm này.
Khái niệm hình phạt:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và
do Tòa án quyết định. (Điều 26 BLHS).
Đặc điểm của hình phạt:
Từ khái niệm trên, có thể rút ra đặc điểm của hình phạt như sau:
- Về nội dung: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, bởi vì hình phạt tước bỏ người
bị kết án những quyền và lợi ích thiết thân của họ. Đó là quyền chính trị, quyền kinh tế,
quyền tự do về thân thể, thậm chí cả quyền sống của người phạm tội.
Mặt khác, hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án một hậu quả pháp lý -
đó là án tích trong một thời gian nhất định.
- Về hình thức: Hình phạt được luật hình sự quy định và do Tòa án áp dụng.
Tuy nhiên, đối với bị cáo bị kết án tử hình thì trong vòng 7 ngày kể từ khi bản án
có hiệu lực pháp luật có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước,nếu được chấp
44
thuận (tức là Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm thì người bị kết án tử hình được
chuyển xuống tù chung thân), thì quyết định ân giảm của Chủ tịch nước như một bản
án thậm chí có giá trị pháp lý cao nhất. Như vậy, trường hợp này có thể hiểu ngoài Toà
án thì Chủ tịch nước có quyền ra bản án đối với người phạm tội (Tạp chí TAND số
11/2003 trang 22).
Nếu như vậy thì khái niệm hình phạt tại Điều 26 BLHS nên chăng cần có sự sửa
đổi cho phù hợp?
- Về đối tượng áp dụng: Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người có hành vi
phạm tội.
Đối tượng áp dụng hình phạt không đồng nghĩa với chủ thể của tội phạm. Chủ thể
của tội phạm theo quan niệm của một số nước trên thế giới là cá nhân hoặc có thể là pháp
nhân. Tuy nhiên, dù có quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân đi chăng nữa thì đối
tượng áp dụng hình phạt ở các nước cũng chỉ có thể là cá nhân – người có hành vi phạm
tội.
C.Mac viết: “Dưới con mắt của kẻ phạm tội, sự trừng phạt phải là kết quả tất yếu
của hành vi của chính người đó, do đó phải là hành vi của chính người đó” (C. Mác – Ph.
Ăngghen, Toàn tập, tập 8 (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội). Hình phạt được áp
dụng đối với cá nhân người phạm tội vì chính hành vi phạm tội của người đó chứ không
phải của bất cứ một ai khác.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là TNHS chỉ đặt ra
đối với cá nhân người phạm tội. Do đó, hình phạt này chỉ có thể áp dụng đối với người đã
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Luật hình sự Việt Nam không
cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người phạm tội
2.2. Mục đích của hình phạt
Mục đích của hình phạt được hiểu là kết quả cần đạt được khi quy định hình phạt tù
có thời hạn trong BLHS và khi áp dụng hình phạt trong thực tế. Quan niệm đúng hay sai
về mục đích của hình phạt sẽ ảnh hưởng đến việc quy định, áp dụng cũng như hiệu quả
của hình phạt trên thực tế.
- Mục đích phòng ngừa riêng: Trong mục đích này có hai nội dung, đó là trừng trị
người phạm tội và giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Hình phạt trước hết có mục đích nhằm trừng trị người phạm tội: “Để bảo vệ lợi ích
của xã hội và Nhà nước, bảo vệ sự công bằng của xã hội thì không có lí gì người có lỗi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm lại không bị trừng phạt”( Tòa án
nhân dân tối cao (2000), Tạp chí Tòa án, số 3. tr 25). Nếu hình phạt không có mục đích
trừng trị thì cũng không còn là hình phạt nữa. Mục đích trừng trị người phạm tội thể hiện
ở chỗ hình phạt trước hết là sự lên án, sự phạt của Nhà nước, của xã hội đối với người
phạm tội. Người phạm tội là người đã có hành vi nguy hiểm gây hậu quả nguy hiểm cho
xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nên họ phải bị trừng trị.
Trừng trị là hậu quả tất yếu của chính hành vi phạm tội và phải có mục đích trừng trị thì
các mục đích khác mới có thể đạt được.
Tuy nhiên, nội dung của việc trừng trị không phải luật hình sự nước nào cũng quy
định như nhau mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của các nước. Trừng trị ở một số
nước tư bản là để trả thù người phạm tội, và đồng nghĩa với sự tàn nhẫn. Ở Việt Nam và
một số nước khác, dù có mục đích trừng trị nhưng không có nghĩa là việc áp dụng hình
phạt là để trả thù người phạm tội, không đồng nghĩa với sự tàn nhẫn. Trừng trị để răn đe
giáo dục phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, hình phạt áp dụng đối với người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà
còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Trong
mục đích phòng ngừa riêng, trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ
45
phạm tội mới là hai mục đích song song cùng tồn tại và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Chỉ có thể đạt được mục đích cuối cùng và chủ yếu là cải tạo giáo dục người phạm tội nếu
hình phạt áp dụng đối với họ tương xứng với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Trừng trị
là mục đích nhưng cũng là phương tiện để đạt được mục đích chủ yếu của hình phạt.
Trừng trị là cơ sở để cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngược lại, giáo dục, cải tạo người
phạm tội chính là phát huy tính tích cực của nội dung trừng trị.
- Mục đích phòng ngừa chung: Theo luật hình sự Việt Nam thì hình phạt còn có mục đích
“giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”
(Điều 27 BLHS). Nội dung cơ bản của mục đích phòng ngừa chung thể hiện ở việc ngăn
ngừa người khác phạm tội
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Câu 1: Phân tích các đặc điểm của hình phạt trong luật hình sự Việt Nam.
Câu 2: Phân tích mục đích của hình phạt trong luật hình sự Việt Nam.
Câu 3: Nêu khái niệm, đặc điểm, cơ sở của trách nhiệm hình sự.
Câu 4: Nêu đối tượng áp dụng hình phạt
Câu 5: Nêu hình thức áp dụng hình phạt
46
CHƯƠNG 12
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
1. CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
1.1. Khái niệm quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn một loại hoặc một mức trong giới
hạn của một loại hình phạt để áp dụng đối với người phạm tội.
1.2. Căn cứ quyết định hình phạt
Theo quy định của BLHS tại Điều 45, để quyết định hình phạt đối với người phạm
tội phải dựa vào 4 căn cứ sau:
1.2.1. Căn cứ vào các quy định của BLHS
* Các quy định trong Phần chung của BLHS như:
- Quy định về nguyển tắc xử lý (Điều 3 BLHS)
- Các quy định liên quan đến hình phạt (Điều 26 đến Điều 40)
- Các quy định về các biện pháp tư pháp (Điều 41 đến Điều 44)
- Các quy định về căn cứ quyết định hình phạt (Điều 45 BLHS), về các tình tiết
giảm nhẹ TNHS (Điều 46 và Điều 47 BLHS), về các tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 48
BLHS), về tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49 BLHS).
* Các quy định trong Phần các tội phạm của BLHS về khung hình phạt chính và
về hình phạt bổ sung cho từng loại tội.
Khi quyết định hình phạt, tòa án bắt buộc phải căn cứ vào các quy định trên, nghĩa
là:
- Trước tiên, trên cơ sở định tội, dựa vào các quy định về khung chế tài (hình phạt
chính và hình phạt bổ sung) cho từng loại tội phạm, cho phép tòa án xác định được khung
hình phạt cần áp dụng.
- Tiếp theo, dựa vào các quy định của phần chung kể trên, cho phép tòa án quyết định loại
và mức hình phạt cụ thể trong khung quy định hoặc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật (theo Điều 47 BLHS). Trong nhiều trường hợp, dựa vào những quy định
trên, tòa án còn phải quyết định áp dụng hình phạt bổ sung hoặc án treo hoặc biện pháp tư
pháp đối với người phạm tội.
1. 2.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Đối với việc quyết định hình phạt thì căn cứ này có tính chất quyết định nhất, quan
trọng nhất.
Để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phải xem xét,
đánh giá một cách toàn diện các yếu tố sau:
- Tính chất của hành vi phạm tội: hành động, không hành động, phạm tội riêng lẻ
hay đồng phạm thông thường, phạm tội có tổ chức.
- Thủ đoạn, hoàn cảnh địa điểm, thời gian phạm tội.
- Giai đoạn thực hiện tội phạm.
- Hậu quả thiệt hại.
- Hình thức, mức độ lỗi, động cơ, mục đích phạm
tội.
1.2.3. Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm nói lên bản chất của một con
người có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm và khả năng cải tạo giáo
dục người phạm tội.
Các đặc điểm về nhân thân người phạm tội được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm nhân thân người phạm tội mang tính chất pháp lý: Các đặc điểm nhân thân
này được quy định trong BLHS đó là các tình tiết định tội (như người có chức vụ quyền
hạn của tội tham ô), các tình tiết định khung và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
47
TNHS.
- Nhóm nhân thân người phạm tội không mang tính pháp lý: Ngoài nhóm nhân
thân kể trên nhưng chúng có ảnh hưởng tới khả năng cải tạo giáo dục người phạm tội (là
những đặc điểm nói lên bản chất của người phạm tội). Ví dụ: ý thức chính trị, ý thức lao
động, trình độ văn hoá, thành phần gia đình, đối tượng chính sách của Đảng và Nhà
nước Các đặc điểm này cũng được xem xét cân nhắc khi quyết định hình phạt.
1.2.4. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS
Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS được nêu trong căn cứ này là những
tình tiết đã được quy định cụ thể tại điều 46 và 48 BLHS. Các tình tiết đó có thể được
phân ra ba nhóm khác nhau:
- Các tình tiết làm giảm xuống hoặc tăng lên đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội;
- Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội;
- Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội.
Chú ý:
- Các tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là
tình tiết tăng nặng.
- Chỉ các tình tiết trên mới được coi là các tình tiết tăng nặng TNHS (Khoản 2
Điều 48).
- Khi có nhiều tình tiết tăng nặng cũng chỉ được phép quyết định một mức hình
phạt nằm trong giới hạn của khung hình phạt mà điều luật quy định.
2. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI HOẶC CÓ
NHIỀU BẢN ÁN
2.1. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
* Khoa học luật hình sự từ trước đến nay đều thừa nhận có hai trường hợp phạm
nhiều tội.
Trường hợp thứ nhất, trường hợp phạm nhiều tội có nhiều hành vi khác nhau, mỗi
hành vi cấu thành một tội.
Ví dụ: Bị cáo phạm tội giết người, sau đó lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp thứ hai, trường hợp một hành vi phạm tội thỏa mãn đồng thời nhiều
cấu thành tội phạm cụ thể khác nhau.
Ví dụ: Người phạm tội có hành vi cố ý bắn chết người với ý định chiếm đoạt tài
sản của chủ tài sản. Trường hợp này người phạm tội chỉ có một hành vi nhưng hành vi
này lại cấu thành hai tội: tội cướp và tội giết người.
Một hành vi phạm tội thỏa mãn đồng thời nhiều cấu thành tội phạm gồm có các
trường hợp sau:
- Một hành vi phạm tội đồng thời thỏa mãn dấu hiệu của hai cấu thành tội phạm cụ
thể khác nhau.
- Một hành vi phạm tội vừa thỏa mãn một cấu thành tội phạm cụ thể và thỏa mãn
cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm của một tội cụ thể khác.
- Một hành vi phạm tội đồng thời thỏa mãn hai cấu thành tội phạm của hành vi
đồng phạm của hai tội khác nhau.
Khái niệm
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp bị cáo thực
hiện nhiều hành vi phạm tội thuộc nhiều loại tội phạm khác nhau, đều chưa hết thời hiệu,
chưa bị xét xử và bị đưa ra xét xử cùng một lần.
Nếu bị cáo phạm tội thuộc trường hợp phạm nhiều tội thì Toà án quyết định hình
phạt đối với từng tội theo quy định tại Điều 45 BLHS rồi sau đó tổng hợp hình phạt của
các tội đó theo quy định tại Điều 50 BLHS.
48
2.1.1. Đối với hình phạt chính (Khoản 1, Điều 50 BLHS)
- Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có
thời hạn thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt chung không
được vượt quá 3 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt
tù có thời hạn.
- Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn thì hình phạt
cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 3 ngày cải tạo
không giam giữ được chuyển đổi thành 1 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung;
- Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân hoặc tử
hình thì hình phạt chung là tù chung thân hoặc tử hình;
- Phạt tiền, trục xuất không được tổng hợp với các hình phạt khác. Các khoản tiền
được cộng lại thành hình phạt chung.
2.1.2. Đối với hình phạt bổ sung (Khoản 2, Điều 50)
- Nếu hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong
giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì
các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung.
- Nếu các hình phạt đã tuyên khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các
hình phạt đã tuyên.
2.2. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
Có hai trường hợp:
2.2.1. Đối với người đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội đã
thực hiện trước khi có bản án này (Khoản 1, Điều 51 BLHS)
Trường hợp này, tóa án quyết định hình phạt đối với tội đang xét xử, sau đó quyết
định hình phạt chung (trên cơ sở hình phạt của hai bản án) theo quy định của điều 50
(quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội). Thời gian đã chấp hành hình phạt
của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
Ví dụ: A (30 tuổi) đã bị tòa xử phạt 16 năm tù về tội cướp tài sản. Chấp hành được
4 năm, A lại bị xét xử về tội đã thực hiện trước đó - tội cố ý gây thương tích cho người
khác với mức án là 19 năm tù. Như vậy, hình phạt chung mà bị cáo A phải chấp hành là
(16+19) – 4 = 26 năm tù.
2.2.2. Đối với người đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội mới thực
hiện (Khoản 2, Điều 51 BLHS)
Trong trường hợp này, tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó quyết
định hình phạt chung (trên cơ sở hình phạt của bản án sau và phần còn lại chưa chấp hành
của bản án trước) theo quy định tại Điều 50 BLHS.
Như vậy, nếu tính cả thời hạn hình phạt mà bị cáo đã chấp hành của bản án trước
với hình phạt của bản án mới thì thời hạn hình phạt chung mà bị cáo thực tế phải chấp
hành có thể trên 30 năm tù.
Ví dụ: bị cáo E bị tuyên phạt 12 năm tù về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
theo Điều 134 khoản 2. Chấp hành án được 1 năm, E lại phạm tội mới - tội giết người và
bị tuyên phạt 20 năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0020_p1_4779.pdf