Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Phần II: Phương cách quản lý nhà nước - Phan Trung Hiền

A. CÁCH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chương I

NỘI DUNG - HÌNH THỨC- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

I. NỘI DUNG, HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.Nội dung quản lý nhà nước

Nội dung của quản lý nhà nước là việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trên tất

cả các lĩnh vực của ñời sống xã hội. Ðây chính là hoạt ñộng tổ chức thực hiện pháp luật

trong từng lĩnh vực của ñời sống xã hội cho nên tương xứng với mỗi lĩnh vực có một

nội dung quản lý khác nhau.

pdf113 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Phần II: Phương cách quản lý nhà nước - Phan Trung Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý ngành, lĩnh vực tiến hành ñối với các ñơn vị không trực thuộc mình về mặt tổ chức. Trong phạm vi quyền hạn của mình, 78 các bộ có quyền chỉ ñạo, hướng dẫn ñồng thời kiểm tra các Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan nhà nước khác, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực, có quyền ñình chỉ việc thi hành và ñề nghị Thủ tướng bãi bỏ những quyết ñịnh của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các ñối tượng khác trái với các văn bản của bộ về ngành lĩnh vực mà bộ phụ trách. • Hoạt ñộng kiểm tra nội bộ: Là hoạt ñộng kiểm tra ñược tiến hành trong nội bộ cơ quan, tổ chức bởi thủ trưởng cơ quan, tổ chức. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có quyền áp dụng các hình thức, biện pháp thuộc quyền hạn của mình như khen thưởng, kỷ luật và bãi bỏ các quyết ñịnh sai trái của nhân viên thuộc quyền quản lý. • Hoạt ñộng thanh tra nhà nước (thanh tra Chính phủ): Là hoạt ñộng chuyên trách nhằm bảo ñảm pháp chế và kỷ luật nhà nước, là phương thức thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước. Mục ñích của thnah tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ sở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật ñể kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. - Tổ chức thanh tra nhà nước theo cấp hành chính bao gồm: + Thanh tra Chính phủ. + Thanh tra cấp tỉnh. + Thanh tra cấp huyện. Là hệ thống thanh tra thuộc các cơ quan có thẩm quyền chung, có quyền tiến hành hoạt ñộng thanh tra trong phạm vi rộng liên quan ñến các lĩnh vực quản lý của các cơ quan có thẩm quyền chung. - Bên cạnh ñó, còn có tổ chức thanh tra theo ngành, lĩnh vực, bao gồm: + Thanh tra bộ. + Thanh tra sở. Là hệ thống cơ quan thanh tra thuộc cơ quan có thẩm quyền chuyên môn tiến hành công tác thanh tra trong phạm vi chuyên môn thuộc quyền quản lý của các cơ quan ñó. Chức năng thanh tra nhà nước ở xã, phường do ủy ban nhân dân cùng cấp trực tiếp ñảm nhận. Khác với hệ thống thanh tra theo cấp hành chính, thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (ðiều 25, ðiều 28, Luật Thanh tra 2004). Khi tiến hành hoạt ñộng thanh tra, các tổ chức thanh tra nhà nước phải tuân theo các quy ñịnh của pháp luật về hoạt ñộng thanh tra. 79 Như vậy, hoạt ñộng thanh tra có vai trò quan trọng trong việc ñảm bảo thực thi pháp luật của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong quá trình quản lý hành chính. Hoạt ñộng thanh tra góp phần phát hiện ra các vi phạm pháp luật và ngăn chặn vi phạm pháp luật. Ðồng thời góp phần củng cố hoạt ñộng của bộ máy hành chính cũng như ñội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. • Hoạt ñộng kiểm toán nhà nước: Ðây là một hình thức kiểm tra ñặc biệt ñối với hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước. Theo Quyết ñịnh số 70/CP ngày 11/7/1994 kiểm toán nhà nước ñược chính thức thành lập với tư cách là cơ quan nhà nước ñặc thù có chức năng xác nhận tính ñúng ñắn, hợp pháp của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các ñơn vị hành chính sự nghiệp, các ñơn vị kinh tế nhà nước và các ñoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Như vậy, kiểm toán nhà nước chủ yếu nhằm vào hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, mọi hoạt ñộng gắn liền với tài chính nhà nước - là ñối tượng kiểm tra của kiểm toán nhà nước. Khi thi hành nhiệm vụ kiểm toán nhà nước chỉ tuân theo pháp luật và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ, có quyền yêu cầu các ñơn vị ñược kiểm toán và các ñơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết. 3. Hoạt ñộng của Tòa án nhân dân trong việc bảo ñảm pháp chế và kỷ luật nhà nước Tòa án là cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng xét xử. Thông qua việc xét xử Tòa án giải quyết những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong một số quan hệ pháp luật, tòa án nhân dân không chỉ xử lý nghiêm minh ñối với người vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân mà còn có thể ñề nghị các cơ quan hành chính nhà nước khắc phục những nguyên nhân, ñiều kiện dẫn ñến vi phạm pháp luật. Tòa án nhân dân góp phần bảo ñảm pháp chế và kỷ luật nhà nước thông qua hoạt ñộng tài phán hành chính. Qua xét xử các vụ án hành chính, tòa hành chính trực tiếp kiểm tra, giám sát và có thể xử lý ñối với hoạt ñộng của cơ quan hành chính nhà nước. Ðiều ñó có giá trị tích cực trong việc tăng cường pháp chế và kỷ luật nhà nước. 4. Hoạt ñộng kiểm tra Ðảng, kiểm tra giám sát của các tổ chức xã hội • Hoạt ñộng kiểm tra Ðảng: 80 Hoạt ñộng kiểm tra Ðảng là chức năng không tách rời quyền lãnh ñạo của Ðảng vì Ðảng cộng sản Việt Nam lãnh ñạo toàn diện mọi mặt hoạt ñộng của nhà nước Việt Nam. - Chủ thể kiểm tra ðảng: là tất cả các cơ quan thuộc hệ thống của ðảng, gắn liền với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, ñơn vị kinh tế. - Phạm vi kiểm tra: là toàn diện và tuyệt ñối. Pháp luật hiện hành còn quy ñịnh ðảng là chủ thể duy nhất lãnh ñạo toàn bộ ñội ngũ cán bộ, công chức. - Cách thức kiểm tra: Công tác kiểm tra Ðảng ñối với hoạt ñộng quản lý nhà nước ñược thực hiện bởi cơ quan Ðảng, thông qua việc nghe các Ðảng viên lãnh ñạo cơ quan nhà nước tương ứng báo cáo về hoạt ñộng của bộ máy do họ chỉ ñạo, ñồng thời kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Ðảng trong các Ðảng viên. - Các biện pháp tác ñộng sau quá trình kiểm tra: Tuy hoạt ñộng kiểm tra này không mang tính quyền lực nhà nước, nhưng nó có tác ñộng rất lớn trên thực tế. Trong một số trường hợp nhất ñịnh, kiểm tra ðảng là kết luận cuối cùng ñối với hành vi vi phạm của cán bộ công chức là ðảng viên. Tất nhiên, với tư cách là một tổ chức chính trị, ðảng có thể áp dụng hình thức kỷ luật ðảng ñối với thành viên của mình. Trên cơ sở này, cơ quan, ñơn vị nơi ðảng viên công tác sẽ quyết ñịnh hình thức kỷ luật về mặt chính quyền, và các cơ quan thanh tra, kiểm tra hữu quan truy cứu trách nhiệm pháp lý ñối với cán bộ vi phạm. • Hoạt ñộng kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội Kiểm tra xã hội là hoạt ñộng ñược tiến hành chủ yếu thông qua các tổ chức xã hội như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ðoàn thanh niên, Hội phụ nữ... Kiểm tra xã hội là việc nhân dân lao ñộng tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua hoạt ñộng kiểm tra của các tổ chức xã hội ñối với các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân trong việc thực hiện pháp luật. Khi phát hiện những vi phạm pháp luật hoặc những yếu kém về mặt tổ chức và hoạt ñộng của các cơ quan nhà nước thì tổ chức xã hội có quyền kiến nghị, yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hay khắc phục, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước. • Ban thanh tra nhân dân Ban thanh tra nhân dân cũng là một tổ chức xã hội (tổ chức tự quản); tuy nhiên, vì ñóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra giám sát nên ñược nghiên cứu thành một nội dung riêng. Các tổ chức thanh tra nhân dân ñược thành lập ở xã, phường, thị trấn, ñơn vị 81 sản xuất, kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp ñể thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nước tại ñịa phương, ñơn vị, cơ quan mình. Trong phạm vi chức năng của mình, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Liên ñoàn lao ñộng các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ ñạo hoạt ñộng thanh tra nhân dân và cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp với các tổ chức thanh tra Nhà nước trong hoạt ñộng thanh tra, cụ thể như sau: - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, ñơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. - Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy ñịnh của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị ñó. - Khi cần thiết, ñược chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người ñứng ñầu cơ quan nhà nước, ñơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất ñịnh. - Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người ñứng ñầu cơ quan nhà nước, ñơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót ñược phát hiện qua việc giám sát; bảo ñảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao ñộng, biểu dương những ñơn vị, cá nhân có thành tích. • Hoạt ñộng của trọng tài kinh tế Bằng hoạt ñộng của mình trọng tài kinh tế tác ñộng tích cực ñến các tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm làm cho các quan hệ kinh tế phát triển lành mạnh, ñẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hóa, phòng ngừa các vi phạm pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt ñộng kinh tế. Cùng với việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, xử lý vi phạm hợp ñồng, trọng tài kinh tế còn có quyền yêu cầu ñơn vị kinh tế, cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp cần thiết ñể khắc phục nguyên nhân, ñiều kiện làm phát sinh vi phạm pháp luật tại ñơn vị, tổ chức ñó. 5. Hoạt ñộng khiếu nại, tố cáo của công dân Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền hiến ñịnh ((ðiều 53, ðiều 74 Hiến pháp 1992). Theo quy ñịnh tại Luật khiếu nại tố cáo, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có vai trò to lớn trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế và kỷ luật nhà nước trong hoạt ñộng quản lý nhà nước . 82 Tuy nhiên, ñể công dân thực hiện tốt quyền của mình thì cần phải hiểu rõ khái niệm về khiếu nại, tố cáo. - Khiếu nại ñược sử dụng khi quyền chủ thể của công dân khiếu nại bị vi phạm do quyết ñịnh hoặc hành vi trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước hoặc các cán bộ, công chức nhà nước, công chức nhà nước. - Tố cáo là việc công dân phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền gây thiệt hại hoặc ñe dọa gây thiệt hại ñến lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ðối tượng của khiếu nại, tố cáo là mọi quyết ñịnh hành chính nhà nước hoặc hành vi trái pháp luật của các chủ thể quản lý nhà nước. Bên cạnh việc ñặt ra các quy ñịnh về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như ñặt ra các quy ñịnh về thủ tục, thời hạn, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhà nước còn ñặt ra và thực hiện các biện pháp bảo ñảm pháp lý ñối với người khiếu nại, tố cáo giúp công dân thực sự sử dụng quyền này như một phương tiện ñể giảm sát việc thực hiện pháp luật của cán bộ, cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, cá nhân công dân . Những biện pháp bảo ñảm ñó bao gồm: - Mọi công dân ñều có quyền khiều nại, tố cáo ñể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc của nhà nước, của tập thể mà không bị hạn chế bất cứ ñiều kiện nào; - Người khiếu nại, tố cáo ñược ñảm bảo tránh mọi sự ñe dọa hay trả thù; - Người khiếu nại, tố cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu họ khiếu nại, tố cáo ñúng sự thật. Ngược lại, nếu họ lợi dụng quyền này ñể xuyên tạc sự thật làm giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước thì họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. ----------------------------------- Câu hỏi 1. Nêu các phương thức ñể bảo ñảm pháp chế XHCN và kỷ luật nhà nước? 2. Phân biệt pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước. Mối quan hệ giữa chúng? 83 Chương VI THAM NHŨNG, PHÒNG VÀ CHỐNG THAM NHŨNG I. NHỮNG QUY ðỊNH CHUNG 1. Khái niệm chung về tham nhũng Ðể nâng cao hiệu quả của việc phòng ngừa và ñấu tranh chống tham nhũng, tăng cường kỷ cương pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, Nhà nước ta ñã và ñang ñẩy mạnh công tác ñấu tranh phòng và chống tham nhũng. Theo Ðiều 1 Luật phòng chống tham nhũng: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn ñã lợi dụng chức vụ quyền hạn ñó vì vụ lợi. 2. Ðặc ñiểm của hành vi tham nhũng • Phải ñược thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn. Ðây là dấu hiệu bắt buộc ñể xác ñịnh hành vi nào là hành vi tham nhũng và ñối tượng nào có ñiều kiện ñể trở thành chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng. ðiều kiện ñầu tiên ñược quy ñịnh phải là người có chức vụ quyền hạn, cụ thể như sau: - Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy ñịnh của Luật cán bộ công chức; - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, ñơn vị thuộc Quân ñội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, ñơn vị thuộc Công an nhân dân; - Cán bộ lãnh ñạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước; cán bộ lãnh ñạo, quản lý là người ñại diện phần góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; - Những người khác ñược giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ công vụ ñó. Dấu hiệu trên cho thấy, pháp luật “khoanh vùng” ñối tượng tham nhũng là những người làm việc, công tác trong các cơ quan, tổ chức thuộc khối nhà nước, hoặc các doanh nghiệp có phần góp vốn của nhà nước. Các ñối tượng này ít nhiều ñược giao một quyền hạn công vụ và ñã lạm dụng quyền hạn công vụ ñó ñể thực hiện một hành vi có chủ ñích: hành vi lạm dụng quyền hạn vì vụ lợi 84 • Người có chức vụ quyền hạn ñã lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật ñể thực hiện những hành vi vụ lợi riêng, gây thiệt hại ñến lợi ích nhà nước, tập thể và công dân, xâm phạm ñến hoạt ñộng ñúng ñắn của cơ quan, tổ chức. Phân tích trên cho thấy, nếu một hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn của người có chức vụ quyền hạn nhưng không vì mục ñích vụ lợi thì không thể xem là tham nhũng. Ngược lại nếu một hành vi có mục ñích vụ lợi mà không thong qua con ñường quyền hạn cũng không thể xem là hành vi tham nhũng. Dấu hiệu vụ lợi ñược hiểu là nhằm ñược hưởng lợi một lợi ích vật chất không có căn cứ pháp luật - bất hợp pháp. Tuy nhiên, ñó có thể là một khoản tiền, khoản vật chất có giá trị, hay ngay cả những ñiều kiện trực tiếp làm phát sinh một lợi ích vật chất. Suy cho cùng, hành vi tham nhũng phải thỏa mãn 3 ñặc ñiểm: - Phải là người có chức vụ quyền hạn; - Hành vi phải có mục ñích vì vụ lợi; - Giữa “chức vụ, quyền hạn” và “vì vụ lợi” phải có mối dây liên hệ trực tiếp. 3. Các hành vi ñược xem là tham nhũng Các hành vi mà người có chức vụ quyền hạn ñã làm ñược xem là hành vi tham nhũng gồm: - Tham ô tài sản. - Nhận hối lộ. - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm ñoạt tài sản. - Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. - Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác ñể vụ lợi. - Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. - ðưa hối lộ, môi giới hối lộ ñược thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn ñể giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, ñơn vị hoặc ñịa phương vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. - Nhũng nhiễu vì vụ lợi. - Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ñể bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, ñiều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. 85 Yếu tố “vì vụ lợi” là dấu hiệu bắt buộc trong các hành vi tham nhũng. Bởi vì, nếu việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn ñể nhằm mục ñích khác (không phải vì vụ lợi) thì không thể hiện bản chất của hành vi tham nhũng. Trong ñó, tham ô là một dạng hành vi của tham nhũng, khi tài sản hoặc lợi ích vật chất mà chủ thể mong muốn “vụ lợi” là tài sản của nhà nước, tổ chức thuộc khối nhà nước, doanh nghiệp có phần vốn của nhà nước. 4. Khái niệm phòng, chống tham nhũng Tham nhũng có ñặc thù riêng là ñược thực hiện bởi những người có chức vụ quyền hạn. Cho nên những thiệt hại do chính nhũng hành vi tham nhũng của những cán bộ thoái hoá, biến chất sẽ làm ảnh hưởng một cách nghiêm trọng ñến sự phát triển chung của toàn xã hội, ảnh hưởng to lớn ñến uy tín và niềm tin của nhân dân vào sự lãnh ñạo của Ðảng, vào chất lượng hoạt ñộng của các cơ quan, tổ chức ñược nhà nhà nước trao quyền. Chính vì vậy, nhà nước ta ñã ñưa ra nhiều biện pháp ñể kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những người có hành vi tham nhũng. Luật phòng chống tham nhũng quy ñịnh hai chế ñịnh quan trọng. Một là phòng ngừa tham nhũng. Hai là, chống tham nhũng. - Phòng ngừa tham nhũng ñược hiểu là việc luật hóa những hành vi và hoạt ñộng trong quản lý nhà nước nhằm hạn chế ñến mức có thể khả năng xảy ra tham nhũng. - Chống tham nhũng có thể ñược hiểu theo nghĩa hẹp là các biện pháp của nhà nước nhằm tác ñộng trực tiếp ñến các ñối tượng thực hiện hành vi tham nhũng từ hình thức kỷ luật ñến truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, các biện pháp phòng, chống tham nhũng ñược quy ñịnh ña dạng trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng, Luật cán bộ, công chức, Bộ luật hình sự và các văn bản khác có liên quan. Nhìn chung, các văn bản này thể hiện: - Luật phòng chống tham nhũng quy ñịnh: mọi hành vi tham nhũng ñều phải ñược phát hiện kịp thời. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào ñều phải bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy ñịnh của pháp luật. Tài sản bị chiếm ñoạt do hành vi tham nhũng phải ñược thu hồi, tài sản do tham nhũng mà có phải bị tịch thu, người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Ðể công tác ñấu tranh phòng chống tham nhũng ñạt hiệu quả, chúng ta có quy ñịnh sự khoan hồng của nhà nước ñối với những người có hành vi tham 86 nhũng nhưng ñã chủ ñộng khai báo, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, nộp lại tài sản ñã tham nhũng thì tuỳ trường hợp mà ñược xem xét giảm nhẹ hoặc miễn xử lý kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy ñịnh của pháp luật. Tuy nhiên nhà nước cũng có quy ñịnh những khung, mức hình phạt tăng nặng cho những người có hành vi tham nhũng mà dùng thủ ñoạn xảo quyệt ñể che giấu hành vi vi phạm, cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý. 5. Nguyên tắc xử lý tham nhũng ðể ñảm bảo cho công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ñược nhanh chóng, ñúng người, ñúng với hành vi tham nhũng thì cần phải ñảm bảo một số nguyên tắc sau ñây: - Mọi hành vi tham nhũng ñều phải ñược phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. - Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy ñịnh của pháp luật. - Tài sản tham nhũng phải ñược thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy ñịnh của pháp luật. - Người có hành vi tham nhũng ñã chủ ñộng khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể ñược xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy ñịnh của pháp luật. - Việc xử lý tham nhũng phải ñược thực hiện công khai theo quy ñịnh của pháp luật. - Người có hành vi tham nhũng ñã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình ñã thực hiện Tất nhiên, những nguyên tắc trên chỉ có thể ñược thực hiện triệt ñể khi Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn tạo ñược khung pháp lý và các ñiều kiện cần thiết, thống nhất và ñồng bộ ñể hoạt ñộng phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng ñược thực hiện nghiêm minh. ðặc biệt, cần phải tăng cường các biện pháp khen thưởng các ñối tượng phát hiện hành vi tham nhũng, “bảo vệ” thích hợp cho người phát hiện hành vi tham nhũng ñể họ không bị rơi vào trường hợp bị cô lập, ức hiếp hay ñe dọa. 87 ðiều này suy cho cùng không chỉ có ý nghĩa ñối với việc trực tiếp phát hiện và xử lý tham nhũng mà trên hết là góp phần vào việc phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả. II. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ðấu tranh phòng và chống tham nhũng là một nhiệm vụ không chỉ của riêng một cơ quan, tổ chức nào mà ñây là cuộc ñấu tranh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành, các cơ quan, tổ chức, cán bộ, ñảng viên và cá nhân công dân. Luật phòng chống tham nhũng ñã quy ñịnh quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ và xác ñịnh vai trò phối hợp giữa công dân, các cơ quan, tổ chức là rất quan trọng, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác chống tham nhũng. 1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, ñơn vị và người có chức vụ, quyền hạn • Cơ quan, tổ chức, ñơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau ñây: - Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; - Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng; - Chủ ñộng phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng. • Người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau ñây: - Gương mẫu, liêm khiết; ñịnh kỳ kiểm ñiểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; - Chịu trách nhiệm khi ñể xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, ñơn vị do mình quản lý, phụ trách (xem thêm mục III.5 bài này). • Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm sau ñây: 88 - Thực hiện nhiệm vụ, công vụ ñúng quy ñịnh của pháp luật; - Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy ñịnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc ñạo ñức nghề nghiệp; - Kê khai tài sản theo quy ñịnh của Luật phòng chống tham nhũng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai ñó. 2. Ban chỉ ñạo về phòng chống tham nhũng - Ban chỉ ñạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ ñứng ñầu có trách nhiệm chỉ ñạo, phối hợp, kiểm tra, ñôn ñốc hoạt ñộng phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ ñạo trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt ñộng chuyên trách. - Ban chỉ ñạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ñứng ñầu có trách nhiệm chỉ ñạo, phối hợp, kiểm tra, ñôn ñốc hoạt ñộng phòng, chống tham nhũng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ban chỉ ñạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận giúp việc. - Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt ñộng của Ban chỉ ñạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban chỉ ñạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy ñịnh theo ñề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Luật còn quy ñịnh các ñơn vị chuyên trách về chống tham nhũng trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ñơn vị chuyên trách về chống tham nhũng. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của ñơn vị chuyên trách về chống tham nhũng này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy ñịnh. 3. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng - Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. - Hội ñồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực do mình phụ trách. 89 - Uỷ ban tư pháp của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. - Hội ñồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại ñịa phương. - ðoàn ñại biểu Quốc hội, ñại biểu Quốc hội, ñại biểu Hội ñồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy ñịnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Mỗi chủ thể nêu trên có tính chất, phạm vi giám sát khác nhau. Ví dụ, giám sát của Quốc hội là sự giám sát tối cáo của một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; trong khi ñó, giám sát của Hội ñồng nhân dân chỉ gói gọn trong phạm vi ñịa bàn, ñịa phương. 4. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, ñiều tra, Viện kiểm sát, Toà án và của cơ quan, tổ chức, ñơn vị hữu quan Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, ñiều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, ñơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_luat_hanh_chinh_viet_nam_phan_ii_phuong_cach_quan.pdf