Trong xu hướng hội nhập và mở cửa, luật so sánh nói chung và luật hành chính
so sánh nói riêng giúp chúng ta hiểu được văn hóa pháp lý, các trường phái pháp luật,
pháp luật của các quốc gia khác để so sánh đối chiếu với văn hóa pháp lý, trường phái
khoa học luật học và pháp luật trong nước nhằm để bổ sung cho những nhận thức khoa
học và nhằm hoàn thiện pháp luật trong nước phù hợp với xu hướng phát triển của
pháp luật thế giới.
Luật so sánh là cầu nối giữa các nền văn minh pháp luật của các quốc gia trên
thế giới để tạo điều kiện cho pháp luật các quốc gia "xích lại gần nhau" tránh những xu
hướng dị biệt, bảo thủ trong nhận thức luận và trong thực tiễn pháp lý. Sử dụng những
quan điểm khoa học, tập quán pháp luật thế giơi.
45 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 4310 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình luật hành chính so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao trình độ của các công chức .
Nó khởi thảo những phương pháp đánh giá hằng năm công việc của công chức và
kiểm tra việc tiến hành những đánh giá nh thế bởi các bộ và các nha. Năm 1988 hầu nh
97% các công chức bang đều phải trải qua sự đánh giá những khả năng chuyên môn,
nghiệp vụ của họ. Sự đánh giá được thực hiện bởi những người lãnh đạo cơ quan và
những hội đồng đặc biệt của các cơ quan đó. Nếu đánh giá là tích cực, thì được
thưởng. Phần thưởng được trả một lần trong 1 năm (không bị khấu trừ) nhưng có
không quá nửa số lượng công chức thuộc loại này.
* Công chức thuộc hệ thống bảo đảm xã hội vì bệnh tật có quyền về hu theo lứa
tuổi (từ 50 tuổi) và vì thương tật. Họ có thể thông qua các công đoàn của mình kí kết
các hợp đồng tập thể với bộ máy hành chính , tham gia vào việc thông qua quyết định
động chạm tới lợi ích của họ. Nhưng quyền của họ về bãi công bị hạn chế. Các quyền
chính trị của công chức cũng bị hạnchế bởi vì một cách chính thức là họ cần phải trung
lập về chính trị. Một chế độ u đãi đặc biệt của chế độ phục vụ được quy định đối với
những người lãnh đạo lâu năm. Họ có khoảng 11 ngàn không được phân chia thành
các hạng. Việc cử họ giữ các chức vụ được thực hiện trên nền tảng sự đánh giá lao
động của người lãnh đạo. Có những u đãi trong việc nâng cao trình độ, nghỉ ngơi, hu
trí.
1.2.3. Chế độ công vụ Anh
* Cơ sở của chế độ công vụ hiện đại của Vương quốc Anh đã được đạt nền
móng năm 1850 - 1870. Những kì thi công khai đã bắt đầu được tiến hành thành lập
một Uỷ ban độc lập đối với các cơ quan hành chính khác là Uỷ ban công vụ dân sự
(UBCVDS) với tư cách là một cơ quan lãnh đạo của hệ thống tuyển chọn công chức .
*Cơ sở của công vụ dân sự là nguyên tắc tách hoạt động quản lý khỏi chính trị đ
những người có chức vụ được chia làm 2 nhóm:
- Những nhà chính trị có thể bị thay đổi (họ vào khoảng 100 người - thủ tướng,
các Bộ trưởng , các bí th nhà nước và một số người khác, những người này bị thay đổi
trong trường hợp Chính phủ từ chức)
- Những nhà hành chính không bị thay đổi (những công chức chuyên nghiệp
không bị thay đổi không từ chức mặc dù Chính phủ bị thay đổi)
* Các công chức dân sự là các cán bộ các Bộ và các nha ở trung ơng với t cách
dân sự và được trả lương từ các nguồn được nghị viện quy định. Ngoài những nhà hoạt
động chính trị thì các thẩm phán, các công chức quân sự, công chức cảnh sát, công
chức của các cơ quan tự quản địa phương và các nghiệp đoàn công cộng, giáo viên và
34
các cán bộ của nha quốc gia về sức khỏe cũng không thuộc loại này. các công chức
dân sự cùng với tất cả các loại này sẽ bao hàm bởi một khái niệm rộng hơn - "các công
chức viên chức của lĩnh vực công cộng".
* Lĩnh vực phục vụ dân sự được điều chỉnh về cơ bản không phải là các đạo luật
mà là các mệnh lệnh của vua trong hội đồng, các thông tri của Bộ tài chính và các Bộ
khác, bởi vì lĩnh vực phục vụ này được coi là đặc quyền của vua.
* Vấn đề phục vụ dân sự trước năm 1981 thuộc thẩm quyền của Bộ công vụ dân
sự. Từ năm 1987 bộ này đã bị giải thể việc quản lý hoạt động công vụ dân sự được
thực hiện bởi Bộ tài chính và Cục quản lý của Bộ trưởng công vụ dân sự và từ năm
1968 thì theo truyền thống Thủ tướng kiêm chức Bộ trưởng đó.
* Công vụ dân sự được chia thành công vụ đối nội và công vụ ngoại giao.
Người đứng đầu của công vụ đối nội luôn là thư ký của nội các(người thường được nổ
nhiệm là công tước- người giữ con dấu). Bí thư thứ nhất(Bộ trưởng) Ngoại giao và về
các công việc hợp tác lãnh đạo công vụ ngoại giao.
* Tất cả các công chức dân sự được chia thành các loại và các nhóm trong
những loại và nhóm thì các chức vụ được chia ra thành bậc(các cấp). Nhóm những
người lãnh đạo chính trị cao cấp và hành chính là to nhất và bao gồm những bí th
thường xuyên của các bộ, các cấp phó của chúng và các trợ lý của các cấp phó (tức là
của thứ trưởng). Những người lãnh đạo này giữ các chức vụ và hoạt động trong các
chức vụ đó theo một trình tự đặc biệt. Những công chức còn lại được chia ra thành vài
loại. Loại thứ nhất " loại chung" bao gồm các nhóm: hành chính (những người thi hành
cao cấp, những người thực tập sinh - hành chính , những bí th - trợ lý, Vnarki(đó là
những người cán bộ công chức lâu năm giữ các việc giấy tờ hành chính và soạn thảo
các báo cáo hoặc là những chức vụ của nhà thờ giáo hội ở Anh, Pháp cũ) và những trợ
lý của họ và những người có chức vụ khác). Những nhà kinh tế, những người thống
kê, những công chức của nha thông tin và các nhóm khác. Loại thứ hai là các cán bộ
khoa học. Loại thứ ba là những chuyên gia kỹ thuật (các kiến trúc s, các kỹ sư và
những người khác). Cũng có những loại công chức là cán bộ pháp lý và nghiên cứu.
Loại thấp nhất là bao gồm đội ngũ nhân viên phục vụ - ký thuật; những người đánh
máy và ghi tốc ký, những th ký riêng, những văn th, những người làm nhiệm vụ dọn
dẹp và những tì phái
* Việc tuyển mộ những công chức cao cấp (từ cấp thứ 7 đến cấp 1) và một số
những ứng cử viên khác được thực hiện bởi UBCVDS. Để làm điều này thì người ta
tiến hành những kỳ thi viết có tính chất tranh đua và những cuộc đàm thoại. Thời gian
gần đây thì người ta coi trọng việc đàm thoại miệng, đặc biệt trong việc tuyển mộ
những chức vụ công chức cao cấp. Các kỳ thi và các cuộc đàm thoại để tuyển mộ
những người vào những chức vụ này được tiến hành thường theo chương trình của các
trường đại học như Cambrit. Cách này cung cấp một bộ phận cơ bản các tầng lớp quan
chức.
* Những người trải qua các kỳ thi nhận được từ Uỷ ban một giấy chứng nhận
công chức , giấy chứng nhận này chứng nhận quyền được giữ một chức vụ thích hợp.
Họ sẽ trở thành công chức suốt đời (trước khi đạt được lứa tuổi về hưu). Họ được đảm
bảo về việc làm. Những trường hợp thải hồi hoặc từ chức trước thời hạn vô cùng hiếm
hoi.
* Việc bổ nhiệm các công chức giữ chức vụ của nhóm cao nhất được thực hiện
bởi Bộ trưởng công vụ dân sự, còn bổ nhiệm giữ các chức vụ khác - những Bộ trưởng
tương ứng. Từ năm 1991 những bộ này đã tự mình thực hiện việc tuyển mộ các công
chức của những cấp thấp dới sự kiểm tra của Uỷ ban công vụ dân sự.
35
* Luật trả lương cho lao động của công chức được thực hiện với sự cân nhắc
mức lương ở trong các tổ chức tư. Phạm vị mức lương phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh,
điều kiện loại, nhóm, cấp, thâm niên, giá trị và tính phức tạp của công việc. Để thực
hiện mục đích trả lương thì những điều này được phân loại một cách chi tiết.
* Việc thăng tiến trong chế độ phục vụ và việc thuyên chuyển từ Bộ này sang
Bộ khác, từ nhóm này sang nhóm khác rất là khó khăn.
* Các công chức thuộc loại được bảo hiểm nhà nước bắt buộc và có quyền về
hưu khi già (thường là từ 60 tuổi và khi bị thương tật). Song họ không bắt buộc phải
đóng góp vào quỹ hưu trí. Quyền về hưu trong phạm vi 1/3 của mức lương xuất hiện ở
họ khi có thâm niên công tác 10 năm và đạt được lứa tuổi tối thiểu để mà từ chức.
* Công chức có thể bị thải hồi trước thời hạn theo phán xét của cơ quan hành
chính và quyết định của cơ quan có thể bị khiếu nại vào Hội đồng phá án của nha công
vụ dân sự và sau đó vào Tòa án .
* Chế độ phục vụ dân sự đã đa ra một số hạn chế đối với tự do của các công
chức . ví dụ:
- Các công chức nhóm cao cấp bị cấm tham gia những hoạt động chính trị
chung quốc gia , tham gia vào trong hoạt động chính trị địa phương chỉ có thể với sự
cho phép của lãnh đạo bộ tương ứng của nha. Sự cho phép nh thế trong hoạt động
chính trị cũng đòi hỏi đối với các công chức dân sự của các nhóm thấp nhất. Họ buộc
phải thể hiện sự trung thực và những kìm giữ tong tất cả những điều liên quan đến các
cơ quan của họ. Các cán bộ của các xí nghiệp thương mại - công nghiệp công cộng
được tham gia hoạt động chính trị mà không bị cản trở 1
- Đối với các công chức của các Bộ và các nha cũng tồn tại những hạn chế về
việc tham gia vào các hoạt động tài chính. Ví dụ, họ không thể tham gia vào những
hợp đồng về mua bán cổ phiếu, các khu đất và các tài sản khác vì những hợp đồng đó
có thể dẫn đến sự mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích công vụ . Khi hết thời hạn
phục vụ thì họ có thể tham gia một số hoạt động nhưng chỉ được thực hiện khi có sự
cho phép đặc biệt.
- Từ năm 1946 các công chức được phép có các công đoàn của mình. Hiện nay
họ không được phép bãi công. Để điều chỉnh các tranh chấp giữa các công chức và cơ
quan hành chính về vấn đề tiền lương lao động, đảm bảo hu trí, giờ làm việc, thăng
tiến theo công vụ, những mức phạt kỷ luật, các điều kiện lao động một cơ quan đặc
biệt chuyên môn - hội đồng quốc gia UICNI được thành lập, hội đồng này bao gồm từ
những người lãnh đạo của các bộ và đại diện của các công đoàn công chức . Nếu hội
đồng không giải quyết được cuộc tranh chấp thì tranh chấp được đa vào toà hành chính
- Tòa án trọng tại tranh chấp về các vụ việc công vụ dân sự.
* Khác với các công chức dân sự, đối với các công chức của các cơ quan tự
quản địa phương người ta ký kết các hợp đồng cho thuê và nếu không tuân thủ các hợp
đồng đó có thể bị đa ra xét xử ở Tòa án. Việc thuê một số cán bộ được thực hiện chỉ
với sự đồng ý của các Bộ trưởng tương ứng. Trong tất cả các cơ quan quản lý địa
phương chỉ tồn tại một thang bậc duy nhất của tiền lương công chức và các điều kiện
lao động như nhau, những điều kiện đó được khởi thảo bởi các hội đồng quốc gia và
tỉnh hợp nhất. Ở trên các hợp đồng đó thì các cơ quan hành chính và các công chức đại
diện trên cơ sở bình đảng nh nhau. Các quyền hưu trí của các công chức của bộ máy
quản lý địa phương hoàn toàn được điều chỉnh bởi pháp luật
1.2.4. Chế độ công vụ của cộng hoà Pháp.
1 Xem ; Bôi xôp va V.V.Bôi xỗp va L.V. Sự trung lập về chính trị của các công chức nhà nước ở Anh// nhà nước
và pháp luật 1992 số 9 tr 117-124
36
*Quan niệm về công chức ở Pháp
Nước Pháp là nước có nền hành chính truyền thống, "công chức " ở nước này
được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả những người làm việc trong các cơ quan
nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền, trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp, trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, nhân viên hành chính trong các đơn vị
quân đội và trong Quốc hội.
Công chức ở Pháp được chia thành công chức dân sự của hệ thống hành chính
nhà nước và công chức của các cộng đồng lãnh thổ địa phương và công chức của các
pháp nhân công trong đó có cả bác sỹ, giáo viên. Loại thứ hai là công chức quân sự,
những người làm việc ở Tòa án, Nghị viện. Công chức loại thứ nhất được điều chỉnh
bởi Quy chế về công chức nhà nước và công chức của cộng đồng địa phương, được tạo
bởi bốn đạo Luật ban hành từ năm 1983 đến năm 1986. Quy chế này không áp dụng
với công chức quân sự và công chức thuộc Nghị viện, Tòa án và những người làm việc
tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực thương mại- công nghiệp. Tuỳ thuộc vào
các ngành nghề khác nhau, ngoài những quy định chung, có những Quy chế riêng cho
công chức của từng ngành nghề khác nhau với những ưu đãi khác nhau.
Công chức nhà nước được chia thành 4 loại: công chức loại A, B, C và công
chức loại Đ. Công chức loại A là công chức là công chức cao cấp đảm nhiệm trọng
trách định hướng cho hoạt động quản lý, bảo đảm sự phù hợp của hoạt động hành
chính với chính sách của Chính phủ, xây dựng các dự án luật và các dừ thảo quyết
định của Chính phủ. Công chức loại B là công chức là công chức tổ chức thực hiện các
định hướng quản lý, thực hiện các nhiệm vụ có tính chất chuyên môn, thường xuyên
đòi hỏi các kỹ năng hành chính. Công chức loại C là công chức chuyên môn, thừa
hành các công vụ, công chức loại Đ gồm các nhân viên của bộ máy giúp việc trong các
cơ quan hành chính.
- Ngoài ra còn áp dụng chế độ hàm cấp, ngạch bậc đối với công chức. Một công
dân nếu được tuyển dụng vào hoạt động công vụ thì được bổ nhiệm vào một ngạch bậc
nhất định phụ thuộc vào kết quả của các kỳ thi hoặc những hình thức kiểm tra khác về
các khả năng của họ.
* Cơ quan quản lý công chức là: Cục ngân sách thuộc Bộ tài chính thực hiện
nhiệm vụ trả lương và phân bổ ngân sách và tổng nha hành chính và công vụ quốc
gia(có thể hiểu là Bộ công vụ) , trong mỗi Bộ có Cục cán bộ , Cục đó trực tiếp quản lý
bộ máy nhân sự trực thuộc ở trung ương và địa phương thuộc Bộ.
*Việc tuyển chọn vào công vụ: ở Pháp tồn tại một hệ thống phức tạp việc tuyển
chọn các công chức Nhà nước. Việc tuyển chọn công chức dựa trên nguyên tắc bình
đẳng, không phân biệt dân tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, giới tính. Tuy vậy, trên thực tế có
những bất bình đẳng rõ rệt, những công chức cao cấp thường được chọn tư tầng lớp tư
sản, chỉ có một số ít phụ nữ được chọn giữ chức vụ lãnh đạo. Không tiến hành thi đối
với công chức ở hai bậc cao nhất và thấp nhất. Tỉnh trưởng, đại sứ do Chính phủ bổ
nhiệm và các nhân viên kỹ thuật thuộc công chức loại C và Đ không qua thi tuyển mà
bằng cách kiểm tra, sát hạch.
*Trả lương lao động:
Lương của công chức bao gồm 3 phần: lương chính, phụ cấp và trợ cấp xã hội.
Chế độ lương chính được áp dụng hết sức nghiêm ngặt, chỉ những công việc đã hoàn
thành mới được trả lương và chỉ những công việc thuộc nghĩa vụ chức trách của công
chức mới được trả lương, về nguyên tắc cơ quan hành không trả lương cho những
công việc không thuộc các nghĩa vụ của công chức. Những công chức bị thải hồi hoặc
bị đình chỉ công tác không có quyền đòi hỏi phải trả lương ứng với thời gian nghỉ việc
37
đó, chỉ được bồi thường khi cơ quan hành chính có lỗi. Trong trường hợp bãi công các
công chức không được nhận lương. Công chức có nghĩa vụ nhận lương để bảo đảm uy
tín cho nền công vụ nhà nước. Vào đầu những năm tám mươi của thế kỷ XX do những
cải cách tiền lương nên mức lương tối đa và tối thiểu chênh lệch nhau khoảng 5 lần.
Các công chức của các ngành kỹ thuật, tài chính có mức lương cao hơn các công chức
hành chính, lương của công chức của các cộng đồng địa phương thường thấp hơn các
công chức Nhà nước.
Giai đoạn đầu mới vào nghề lương của công chức thấp hơn lương của nhân viên
các doanh nghiệp Nhà nước và thấp hơn nhiều so với lương của những người làm
trong các công ty tư nhân. Nhưng do chế độ nâng bậc lương thường xuyên nên cuối
đời phục vụ họ nhận được lớn hơn nhiều so với các đối tượng nói trên, điều này đảm
bảo tính ổn định của đội ngũ công chức nhà nước và sự tin tưởng của họ vào tương lai.
Ngoài lương còn có: trợ cấp sinh hoạt , trợ cấp cho các thành viên của gia đình,
cũng như các khoản phụ cấp khác do luật và các quyết định dưới luật quy định.
Các công chức nhà nước có quyền nghỉ phép năm, nghỉ ốm, nghỉ thai sản và
nghỉ để chăm sóc con cái. Bên cạnh đó công chức còn được hưởng chế độ bảo trợ xã
hội và chế độ hưu trí đặc biệt. Như vậy, các công chức nhà nước được hưởng các chế
độ bảo trợ xã hội tốt hơn so với những người làm việc ở khu vực tư.
* Việc luân chuyển và thăng tiến trong chế độ công vụ:
Về nguyên tắc công chức giữ các chức vụ một cách ổn định, nhưng việc luân
chuyển công tác cũng được áp dụng đối với công chức khi cần thiết, có thể là luân
chuyển công tác trong nội bộ cơ quan, tổ chức, hoặc khi công chức chuỷên chỗ ở thì
xin chuyển nơi công tác. Khi chuyển công tác thì ngạch bậc công chức vẫn được giữ
nguyện. Việc thuyên chuyển thường đựơc áp dụng với công chức có thâm niên công
tác lâu năm và đối với một số ngành nghề như: giáo dục, quân đội, công an, cảnh sát.
Việc thuyên chuyển công tác có thể có sự đồng ý hoặc không đồng ý của công chức.
Việc thăng tiến về bặc và ngạch đối với công chức cũng được tiến hành thường
xuyên, trên cơ sở những kỳ kiểm tra sát hạch. Có những người không có khả năng
vươn lên ngạch trên, suốt đời chỉ ở một ngạch, nhưng bặc thì có thể được thường
xuyên tuỳ theo thâm niên công tác.
Công chức được nâng ngạch có thể do đã đạt được bằng cấp theo yêu cầu của
ngạch, nhưng việc nâng ngạch công chức phải do yêu cầu công vụ.
Chế độ biệt phái cũng được áp dụng đối với công chức và theo nguyên tắc bảo
lưu việc làm cho công chức.
* Trách nhiệm pháp lý đối với công chức
Các công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về những hành vi không hợp
pháp của mình và có thể thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hối lộ, nhận hối lộ, lợi
dụng chức vụ để trục lợi cá nhân. Công chức có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường
vật chất khi gây thiệt hại vật chất cho người khác, cho cơ quan hành chính trong quá
trình thực thi công vụ. Nhưng thường chỉ áp dụng khi công chức có lỗi nghiêm trọng.
Đối với những người lãnh đạo các cơ quan hành chính, những người quản lý tài
chính và những công chức khác đã duyệt các khoản chi không đúng thì có thể bị phạt
tiền do Tòa án kỷ luật ngân sách - tài chính quyết định. Trên thực tế , khoản tiền phạt
thường không đủ cho các chi phí.
Ngoài các biện pháp trách nhiệm pháp lý, công chức còn có thể chịu trách
nhiệm kỷ luật với các hình thức: khiển trách, cảnh cáo; đình chỉ việc nâng bặc; tạm
đình chỉ công tác trong thời hạn 15 ngày; chuyển vị trí công tác; hạ cấp, tạm đình chỉ
chức vụ trong thời hạn từ sáu tháng đến hai năm.
38
Việc kỷ luật công chức được tiến hành theo trình tự thủ tục nhất định, tương tự
như ở nước ta. Người bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật có thể khởi kiện
vụ án ra Tòa án. Việc kỷ luật đối với công chức ngành giáo dục được thực hiện theo
một trật tự riêng.
* Nghĩa vụ công chức:
Các công chức phải giành toàn bộ thời gian làm việc cho hoạt động cộng vụ.
Công chức không kiêm nhiệm các công việc của cơ quan nhà nước khác, đặc biệt là
các công việc thuộc sở tư. Nhưng đối với giảng viên có thể kiêm nhiệm như kiêm chức
danh nghị sỹ Quốc hội.
Các công chức có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, trừ trường hợp
mệnh lệnh đó rõ ràng trái pháp luật và có thể gây thiệt hại cho lợi ích chung. Nhưng
nếu không có căn cứ để khẳng định mệnh lệnh đó rõ ràng là trái pháp luật và thiệt hại
của nó có thể sấy ra thì công chức vẫn phải chấp hành mệnh lệnh nhưng không phải
chịu trách nhiệm, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về người lãnh đạo.
Theo luật các công chức buộc phải giữ bí mật nghề nghiệp (y tế, thuế, quân sự,
các bí mật an ninh quốc gia) và bí mật công vụ (thí dụ, các thông tin về dự án nghiên
cứu). Nếu vi phạm quy định về bí mật chuyên môn họ có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, còn đối với bí mật công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật. Công chức
có thể bị kỷ luật buộc thôi việc khi vi phạm quy tắc đạo đức.
* Các quyền chính trị:
Các công chức nhà nước có các quyền về chính trị- xã hội như: tự do tư tưởng
và tự do quan điểm; tự do tín ngưỡng, tự do gia nhập các đảng phái chính trị và giữ các
chức vụ trong tổ chức chính trị; tự do ứng cử trong các cuộc bầu cử.
Không có một số hạn chế đối với những tự do này. theo pháp luật hiện hành thì
công chức có nghĩa vụ phải khách quan, trung lập. Những quan điểm của nó và tín ng-
ỡng không được cản trở nó tiếp xúc với tất cả các công dân một cách nh nhau, không
có quyền giảng dạy môn học của mình một cách phiến diện, coi trọng một dòng t tởng
tôn giáo, triết học hoặc là chính trị nào. Các công chức có nghĩa vụ phải biểu lộ sự
kiên trì kìm giữ trong các hành động của mình và trong các lời nói để không đem đến
thiệt hại cho cơ quan hoặc lãnh đạo của nó, nguyên tắc về làm chỉ của mình đã được
hình thành bởi hội đồng nhà nước và sau đó thì được ghi nhận bằng các quyết định
pháp luật . những nhà bình luận thì đã có nhiều nghi ngờ đối với nguyên tắc này bởi vì
có thể đã được sử dụng để chèn ép những phát biểu có lợi cho phái đối lập. Ngoài
những hạn chế được pháp luật cho phép về tự do của công chức thì họ có thể phải chịu
sự đè nén bí mật dới dạng ví dụ: xây dựng các cản trở trong việc thăng tiến theo công
vụ .
* Các quyền xã hội .
Các công chức có quyền thành lập các công đoàn, bãi công, tham gia vào quản
lý cơ quan đơn vị. Quyền thành lập các công đoàn đã được thừa nhận đối với các nhân
viên cán bộ của khu vực tư nhân từ năm 1894. Sau điều này thì các công chức nhà
nước bất chấp sự cấm đoán đã bắt đầu thành lập các công đoàn của mình nhưng các
công đoàn đó chỉ được công khai vào năm 1946. Chỉ có những ngừơi làm việc phục vụ
trong quân đội thì vẫn như cũ không có thể có công đoàn của mình. Các công đoàn của
các công chức có thể đa đơn kiện vào các Tòa án: kiện các điều lệ, các quyết định dới
luật, các quyết định cá biệt (ví dụ như bổ nhiệm vào một chức vụ có uy tín). Nhưng họ
không có thể kiện những hình thức kỷ luật . Các công đoàn cũng có quỳên xem xét các
vấn đề cán bộ trong số đó có các vấn đề về tiền lương lao động. Các công chức có thể
được biệt phái để thực hiện các nghĩa vụ công đoàn với việc trả lương lao động cho
39
chúng từ quỹ của công đoàn, có kỳ nghỉ trong thời gian học tập công đoàn, tham gia
vào thời gian làm việc trong những cuộc họi họp.
* Trước những năm 1946 các công chức nhà nước không có quyền bãi công.
Tham gia vào cuộc bãi công coi là một lỗi nặng và dẫn đến việc thải hồi từ thì. Hiến
pháp 1946 cho phép bãi công nhưng công chức một số loại không thể bãi công: cảnh
sát, cán bộ của cơ quan cải tạo, những người hoa tiêu của nghành hàng không.
* Tồn tại những hạn chế khác. Cũng như ở trong khu vực tư nhân, không thể
thực hiện các cuộc bãi công chính trị. Cũng bị cấm hoặc bị hạn chế những cuộc bãi
công trong trường hợp khi cần phải đảm bảo tính liên tục không bị gián đoạn của các
dịch vụ thông tin rađio và truyền hình, những tỉnh trưởng, những người đánh máy,
những người trực điện thoại ở các cơ quan đó và danh mục những loại công chức bị
cấm bãi công được soạn thảo quy định bởi Chính phủ hoặc những người lãnh đạo của
các nha. Cũng bị cấm những cuộc bãi công bất ngờ (phải thông báo về chúng trước 5
ngày) khi mỗi ngày bãi công một phần các cán bộ và cơ quan do kết quả đó tê liệt
trong quá trình thời gian dài. Trong thời gian chiến tranh Chính phủ có quyền buộc
phải thực hiện lao động bắt buộc một loạt loại công chức trong số đó có những người
bãi công. Những người vi phạm pháp luật có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
* Sự tham gia của các công chức vào quản lý các đơn vị công sở việc thực hiện
trước hết thông qua các Uỷ ban hành chính , các Uỷ ban kỹ thuật và hội đồng cao cấp
của công vụ nhà nước . Tất cả điều này là các cơ quan tham vấn song phương hai bên.
Chúng bao gồm những thành phần bằng nhau từ những người đại diện của bộ máy
nhân viên và cơ quan hành chính . Các Uỷ ban thường giải quyết về cơ bản những biện
pháp mang tính chất cá nhan (những cái việc thuyên chuyển có tính chất phục vụ,
được nâng chức vụ, kỷ luật) còn các Uỷ ban (loại Commichet) những biện pháp chung
về tổ chức các dịch vụ các công sở, hoạt động và các điều lệ của chúng, hội đồng cao
cấp - những vấn đề toàn quốc của hoạt động công vụ. Sự tham gia của các công chức
vào quản lý được thực hiện cũng bằng con đường khiếu nại những hành vi không hợp
lý hoặc là không hợp pháp của lãnh đạo vào các cơ quan hành chính hoặc Tòa án .
1.2.5. Chế độ công vụ ở CHLB Đức.
Một trong những dấu hiệu của cơ quan quản lý theo hệ thống pháp luật CHLB
Đức là có đội ngũ quan chức và một bộ phận cầu thành của bộ máy Nhà nước . Bộ
máy quan chức có những quyền hạn hành chính rộng rãi những chức năng quản lý Nhà
nước: " Công chức ở trong sách báo pháp luật hiện đại của CHLB Đức được gọi là
người, nằm ở trong các quan hệ Nhà nước - phục vụ trên cơ sở liên hệ giữa sự trung
thành với pháp nhân quản lý công và hoàn thành theo sự uỷ thác của pháp nhân đó
chức năng pháp luật - công cộng".
- Đối với đội ngũ các CHLB Đức cũng như đối với các nước Tây Âu khác có
đặc trưng là các nguyên tắc tổ chức cổ xa được tổ chức trên nền tảng của tính trực
thuộc theo thứ bậc. Đội ngũ các ở CHLB Đức là một tầng lớp khép kín nằm dới sự
kiểm tra của bộ máy hành chính cấp trên một cách thường xuyên về mặt chính trị,
nghiệp vụ và pháp lý. Những mưu toan thay đổi tình trạng đang tồn tại những năm gần
đây đã không có ảnh hưởng lớn bởi vì truyền thống vẫn rất là mạnh.
- Đối với các công chức " giữ những vị trí cao của các bộ thì mang nặng dấu ấn
kinh điển của chủ nghĩa quan liêu".
- Hệ thống pháp luật Đức đặc biệt nhấn mạnh rằng các quan hệ " công chức " là
một dạng của quan hệ pháp luật - công cộng nơi mà bên kia là công chức còn một bên
- Nhà nước, liên bang, bang, công xã và các cơ quan khác mang tính chất công quyền,
ngoại lệ là những liên hiệp tôn giáo và các cơ quan của chúng. Và điều này với tư cách
40
chủ thể của các quan hệ có thể là những cơ quan liên Nhà nước mà CHLB Đức đa vào
đó những các của mình, những cơ quan chấp hành công cộng chung, những cơ quan
phi Nhà nước của hệ thống giáo dục, giao thông, truyền hình
- Sự tồn tại đội ngũ các ở CHLB Đức như là một nhóm đặc biệt những người có
liên quan tới công vụ Nhà nước được đặt cơ sở trên những qui định của các điểm 4 và
5 điều 33 Luật cơ bản CHLB Đức. Họ khác với công chức viên chức bình thường,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0017_2821.pdf