LỜI GIỚI THIỆU. 6
CHƯƠNG 1. 10
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CẠNH TRANH. 10
CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH VÀ LUẬT CẠNH TRANH . 10
I. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH. 10
1. Khái niệm cạnh tranh. 10
2. Các hình thức tồn tại của cạnh tranh . 16
3. Khái niệm chính sách cạnh tranh . 25
II. VAI TRÒ, MỤC TIÊU CỦA LUẬT CẠNH TRANH. 31
1. Vai trò của pháp luật cạnh tranh. 31
2. Mục tiêu của Luật Cạnh tranh . 35
3. Một số kết luận. 43
III. LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRÊN THẾ GIỚI . 44
1. Tổng quan chung . 44
2. Pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ. 47
3. Pháp luật cạnh tranh của EC
203 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Luật cạnh tranh - Lê Danh Vĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông báo.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế được thực hiện theo thủ tục tố tụng
cạnh tranh, trong đó cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng điều tra vụ việc và có
thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo
các quy định của Luật Cạnh tranh và Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh (Nghị định
số 120/2005/NĐ-CP).
(144)Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên
quan của các doanh nghiệp tham gia vào tập trung kinh tế.
165
Các biện pháp xử phạt bao gồm: phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm và mức độ nghiêm
trọng của hành vi. Theo đó, phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước
khi tiến hành tập trung kinh tế đối với sáp nhập, hợp nhất, mua lại liên doanh bị cấm; phạt
tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh
tế đối với sáp nhập, mua lại bị cấm trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép, buộc doanh
nghiệp khác phải sáp nhập hoặc bán toàn bộ hoặc 1 phần tài sản; phạt tiền từ 5% đến
10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với hợp
nhất, liên doanh bị cấm trong trường hợp làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
liên quan một cách đáng kể; phạt tiền từ 1 đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước khi tiến hành tập trung kinh tế trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thông
báo theo quy định của Luật Cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị buộc thực hiện
chia tách các doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh; bị buộc phải bán tài sản đã mua145.
III. THỦ TỤC THỰC HIỆN CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÙ ĐỐI VỚI CÁC
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ TẬP TRUNG KINH TẾ
1
Bản chất của thủ tục miễn trừ
Cơ chế miễn trừ được đặt ra khi phân tích bản chất kinh tế, có nhiều trường hợp,
hành vi thỏa thuận hoặc tập trung kinh tế của các doanh nghiệp đã cấu thành đủ các
dấu hiệu để kết luận là vi phạm luật cạnh tranh, song lại có nhiều tác dụng tích cực cho
sự phát triển của kinh tế - xã hội. Pháp luật của các nước trong đó có Việt Nam đã quy
định khá chi tiết về những trường hợp được miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh và tập trung kinh tế. Do đó, khi đề cập đến thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh
tranh, cần nhấn mạnh một số nội dung sau đây:
- Thủ tục miễn trừ được coi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh hoặc tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm nhưng thỏa mãn đủ điều kiện
được miễn trừ được thực hiện các thỏa thuận, các hành vi tập trung kinh tế. Điều đó
có nghĩa là các hành vi hạn chế cạnh tranh được miễn trừ không mặc nhiên được thực
hiện khi thỏa mãn các điều kiện do luật định về mặt nội dung mà phải có được quyết
định cho hưởng miễn trừ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Thủ tục miễn trừ mang bản chất của thủ tục hành chính được thực hiện theo quy
định của pháp luật cạnh tranh;
- Quyết định cho hưởng miễn trừ không có giá trị vĩnh viễn, chúng luôn có giá trị
(145)Xem từ Điều 25 đến Điều 29 Nghị định số
120/2005/NĐ-CP.
166
trong một thời hạn nhất định146 hoặc có thể được xem xét lại và có thể bị bãi bỏ theo
quy định của pháp luật.
2
Thẩm quyền xem xét và quyết định cho hưởng miễn trừ
Theo quy định của Luật Cạnh tranh và Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, các cơ quan
có thẩm quyền xem xét và quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh và tập trung kinh tế bao gồm:
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc miễn trừ đối với việc tập trung kinh
tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) xem xét, quyết định việc miễn
trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và trường hợp tập trung kinh tế còn lại
được miễn trừ theo Luật Cạnh tranh.
Cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền thụ lý, thẩm định hồ sơ và đề xuất ý kiến
để người có thẩm quyền quyết định.
Ngoài ra, đối với trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, khi thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý cạnh tranh phải tham khảo ý kiến
của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ và cơ quan, tổ chức khác
có liên quan theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
3
Thủ tục thực hiện
Quá trình thụ lý, xem xét hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ được thực hiện như sau:
3.1. Thụ lý hồ sơ
Các doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung
kinh tế thuộc diện được hưởng miễn trừ là đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn
trừ. Khi đó, các doanh nghiệp nói trên sẽ cử một đại diện làm thủ tục đề nghị hưởng
miễn trừ (việc cử đại diện phải lập thành văn bản). Các bên vẫn phải chịu trách nhiệm
về hành vi của bên đại diện trong phạm vi ủy quyền.
Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bao gồm:
- Đơn đề nghị được hưởng miễn trừ;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan;
- Báo cáo tài chính trong hau năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia;
(146)Trong quyết định cho hưởng miễn trừ luôn
xác định thời hạn cho hiệu lực.
167
- Báo cáo giải trình cụ thể về việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ theo
Luật Cạnh tranh;
- Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia
trên thị trường liên quan;
- Văn bản ủy quyền của các doanh nghiệp tham gia cho bên đại diện.
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia mới được thành lập và họat động chưa đủ
1 năm thì báo cáo tài chính được thay thế bởi các tài liệu sau đây:
- Bản kê khai vốn điều lệ, tài sản cố định, tài sản lưu động, công nợ có xác nhận của
tổ chức kiểm toán độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Kê khai nộp thuế từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01
tháng trước ngày ghi trong đơn đề nghị hưởng miễn trừ.
Như vậy, trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, các bên tham gia tập trung kinh tế hoặc
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải đảm bảo chứng minh được các nội dung sau đây:
- Tư cách pháp lý của các bên tham gia;
- Vị trí của họ trên thị trường liên quan;
- Các điều kiện được hưởng miễn trừ. Điều này cho thấy, trách nhiệm chứng minh về
điều kiện được hưởng miễn trừ thuộc về các doanh nghiệp thực hiện hành vi mà không
phải thuộc về cơ quan Nhà nước. Lúc này, các cơ quan có thẩm quyền chỉ xem xét và
thẩm định các chứng cứ mà các bên đưa ra.
Vì lẽ đó, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định:
Thứ nhất, báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ phải
được thực hiện dưới hình thức đề án nghiên cứu khả thi do tổ chức khoa học và công
nghệ, các tổ chức nghiên cứu và phát triển được thành lập theo quy định của Luật
Khoa học và Công nghệ thực hiện hoặc đánh giá hoặc phải chứng minh được việc một
hay nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào
tình trạng bị phá sản theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP.
Thứ hai, doanh nghiệp nộp hồ sơ và các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh, tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Doanh
nghiệp nộp hồ sơ phải nộp phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
Cơ quan Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
3.2. Thẩm định hồ sơ
Trong quá trình thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý cạnh tranh có các quyền sau đây:
- Yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung tài liệu, thông tin cần thiết khác liên quan
đến dự định thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế và giải
thích thêm những vấn đề chưa rõ ràng;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, tập trung kinh tế đang được thụ lý;
- Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại
gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và cơ
quan, tổ chức khác có liên quan về trường hợp đề nghị hưởng miễn trừ trong thời hạn
168
50 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ;
- Lập văn bản thẩm định để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong đó
phải bao gồm các nội dung chủ yếu là:
+ Sự phù hợp của báo cáo giải trình với việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ
có thời hạn;
+ Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và phương án xử lý;
+ Ý kiến đề xuất của cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc ý kiến đề xuất của Bộ
trưởng .Bộ Thương mại đối với trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho
hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ.
Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ có thể rút đề nghị hưởng miễn trừ bằng một thông báo
bằng văn bản cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Trong trường hợp này, người đã nộp hồ
sơ không được hòan lại lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
3.3. Giải quyết việc cho hưởng miễn trừ
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Thủ tướng Chính phủ hoặc
Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ trưởng Bộ Công Thương) sẽ ra một trong hai
quyết định sau đây trong thời hạn được Luật Cạnh tranh quy định:
- Chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ147;
- Không chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ148.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định cho hưởng miễn trừ, cơ
quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm công khai quyết định cho hưởng miễn trừ đồng
thời theo các hình thức sau đây:
- Niêm yết tại trụ sở của cơ quan quản lý cạnh tranh;
- Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quyết định cho hưởng miễn trừ có thể bị bãi bỏ. Người có thẩm quyền quyết định
cho hưởng miễn trừ có thẩm quyền bãi bỏ quyết định đó trong những trường hợp
sau:
- Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ149;
- Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ không thực hiện các điều kiện, nghĩa vụ trong
thời hạn quy định tại quyết định cho hưởng miễn trừ;
- Điều kiện cho hưởng miễn trừ không còn.
(147)Quyết định cho hưởng miễn trừ phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 35 Luật Cạnh tranh.
(148)Thời hạn để ra các quyết định trên là: đối với trường hợp do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định, thời hạn ra quyết
định là 60 ngày (có thể gia hạn không quá 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày); đối với trường hợp do Thủ tướng quyết
định thời hạn ra quyết định là 90 ngày (nếu vụ việc là phức tạp thì thời hạn ra quyết định là 180 ngày)
(149)Những sai sót không bị coi là gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ bao gồm các lỗi chính tả, lỗi đánh máy,
lỗi in ấn không liên quan đến số liệu báo cáo tài chính và không làm thay đổi nội dung cơ bản của báo cáo giải trình
trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
169
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định “hành vi cạnh tranh không lành mạnh là
hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với với các chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
Theo quy định nói trên trên, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những đặc
điểm cơ bản như sau:
1
Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh
Đặc điểm này thể hiện quy định về đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh. Theo
đó, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh chỉ bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề. Những đối tượng còn lại như các đơn vị
sự nghiệp, các tổ chức của người tiêu dùng, các đơn vị truyền thông, các tổ chức phi
kinh tế không là đối tượng áp dụng các quy định của pháp luật về cạnh tranh không
lành mạnh. Đôi khi, thực tế phát sinh những tình huống một số tổ chức phi kinh tế, các
đơn vị truyền thông thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành
mạnh của doanh nghiệp, ví dụ tung tin không trung thực về doanh nghiệp, về hàng
hóa. dịch vụ. Với việc giới hạn chủ thể thực hiện hành vi, pháp luật cạnh tranh không
áp dụng để xử lý những tình huống trên. Mặt khác, đặc điểm này cũng khẳng định
hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong kinh doanh ở mọi ngành, mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh. Pháp luật về hành
vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh
tế. Nói cách khác, pháp luật không giới hạn áp dụng cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực
hoặc hoạt động kinh doanh nào của kinh tế quốc dân.
CHƯƠNG 5
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
170
2
Hành vi cạnh tranh trái với với các chuẩn mực thông thường
về đạo đức kinh doanh
Đặc điểm này là căn cứ lý luận để xác định bản chất không lành mạnh của hành
vi. Tuy nhiên, “trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” là thuật ngữ
trừu tượng cả về pháp lý lẫn lý thuyết. Không có những căn cứ pháp lý hoặc cấu thành
pháp lý cụ thể để xác định đặc điểm này. Thế nên, Cơ quan có thẩm quyền không thể
sử dụng khái niệm hành vi không lành mạnh để quy kết một hành vi cụ thể của doanh
nghiệp là không lành mạnh. Để khắc phục tình trạng trên, pháp luật cạnh tranh đã tập
trung giải quyết hai nội dung sau:
Một, vì các phương pháp cạnh tranh rất đa dạng, bao gồm thủ đoạn gây nhầm lẫn,
gian dối, gièm pha, bóc lột, gây rối, nên Luật Cạnh tranh 2004 đã liệt kê các hành vi
cạnh tranh bị coi là không lành mạnh và quy định cấu thành pháp lý của chúng. Pháp
luật cạnh tranh của hầu hết các nước như Cộng hoà liên bang Đức, Nhật bản... đều có
cách tiếp cận tương tự, tức là ngoài việc đưa ra khái niệm về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh150 còn liệt kê và mô tả từng hành vi bị coi là không lành mạnh trong cạnh
tranh. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật cạnh
tranh Việt nam và của các nước chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế, việc áp
dụng sẽ căn cứ vào các quy định về từng hành vi vi phạm cụ thể như chỉ dẫn gây nhầm
lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, dèm pha doanh nghiệp khác.
Hai, các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh được xác định dựa vào hai
căn cứ sau đây:
- Căn cứ luật định là những tiêu chuẩn đã được định lượng hoá bằng pháp luật, một
khi hành vi đi trái với các quy định pháp luật sẽ được xem là không lành mạnh. Trong
trường hợp này, hành vi cạnh tranh không lành mạnh đồng nghĩa với hành vi cạnh
tranh bất hợp pháp. Theo đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể là hành vi
của tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm điều cấm của pháp luật (bao gồm các quy
định cấm của Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật khác như pháp luật thương
mại, pháp luật về quản lý giá, pháp luật về sở hữu trí tuệ) hoặc là hành vi vi phạm
các tiêu chuẩn lành mạnh được pháp luật quy định như pháp luật khuyến mại quy định
giới hạn của giá trị khuyến mại như sau: “mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ
được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời
gian khuyến mại151.
- Các tập quán kinh doanh thông thường đã được thừa nhận rộng rãi được áp dụng
đối với những hành vi chưa được pháp luật dự liệu là cạnh tranh không lành mạnh. Nói
cách khác, căn cứ này là biện pháp dự phòng để áp dụng cho những trường hợp pháp
luật chưa quy định về một hành vi cụ thể nhưng khi hành vi này được thực hiện đã xâm
hại đến quyền cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, quyền lợi hợp
pháp của người tiêu dùng và trái với tập quán kinh doanh. Căn cứ này đã mở rộng khả
(150)Điều 1 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh Cộng hòa Liên bang Đức
quy định: “người nào trong quan hệ thương mại mà có những hành vi nhằm
mục đích cạnh tranh, song những hành vi này chống lại truyền thống kinh
doanh lành mạnh thì buộc phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại”.
(151)Điều 6 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về
hoạt động xúc tiến thương mại.
171
năng điều chỉnh và khắc phục được tình trạng chóng lạc hậu của pháp luật cạnh tranh.
Cho đến nay, Luật cạnh tranh chưa quy định những tập quán kinh doanh nào được coi
là các chuẩn mực đạo đức thông thường.
Tính trái chuẩn mực đạo đức thông thường trong kinh doanh của hành vi cạnh tranh
không lành mạnh đòi hỏi pháp luật cạnh tranh phải luôn được chỉnh lý, bổ sung cho
phù hợp với thực tiễn. Nhận thức về các dấu hiệu, biểu hiện không lành mạnh cụ thể
luôn thay đổi và có sự khác biệt theo từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể như sau:
- Quan niệm về tính không lành mạnh là kết quả của những ý niệm liên quan đến xã
hội học, kinh tế học, đạo đức học của một xã hội nhất định nên có thể dẫn đến hiện
tượng là hành vi cạnh tranh bị coi là cạnh tranh không lành mạnh ở nước này, nhưng
được coi là lành mạnh ở nước khác.
- Trong đời sống thị trường, những hành vi cạnh tranh luôn được sáng tạo không
ngừng về hình thức thể hiện và phương thức cạnh tranh, làm xuất hiện những thủ đoạn
cạnh tranh không lành mạnh mới muôn mầu, muôn vẻ và phát triển không ngừng. Vì
vậy, phạm vi của khái niệm cạnh tranh không lành mạnh cũng phải luôn được bổ sung
bởi sự nhận thức của con người về bản chất không lành mạnh của những hành vi mới
phát sinh.
- Hiện nay, pháp luật cạnh tranh của các nước, các học thuyết liên quan đến cạnh
tranh chưa đưa ra được những tiêu chuẩn chung về tính lành mạnh của hành vi cạnh
tranh mà chỉ mới dựa vào việc phân tích các hậu quả của hành vi cạnh tranh đối với đời
sống kinh tế, xã hội để xác định sự lành mạnh và mức độ biểu hiện của các hành vi đó.
Theo sự thay đổi và phát triển của thị trường, nhận thức về mức độ ảnh hưởng của từng
hành vi trên thị trường cũng thay đổi. Có những thời điểm nhất định, hành vi nào đó có
thể sẽ là nguy hiểm cho xã hội, nhưng ở thời điểm khác lại không có điều kiện để gây
hại cho đối thủ hoặc cho người tiêu dùng. Sự thay đổi đó đã làm cho phạm vi của khái
niệm cạnh tranh không lành mạnh luôn biến đổi.
3
Hành vi gây thiệt hại, có thể gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, doanh nghiệp khác và người tiêu dùng
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có đối tượng xâm hại cụ thể là lợi ích của Nhà
nước, của các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thiệt hại mà hành
vi gây ra có thể là hiện thực (đã xảy ra) nhưng cũng có thể chỉ là tiềm năng (có căn cứ
để xác định rằng hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi). Do đó,
một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh có cấu thành vật chất (thiệt hại là dấu hiệu
bắt buộc) như dèm pha doanh nghiệp khác; một số hành vi có cấu thành hình thức
(thiệt hại không là dấu hiệu bắt buộc mà có thể chỉ là sự suy đoán nếu hành vi tiếp tục
được thực hiện), ví dụ hành vi quảng cáo không trung thực.
172
Đặc điểm về hậu quả của hành vi giúp cho chúng ta phân biệt dưới góc độ lý thuyết
hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh. Hành vi hạn chế
cạnh tranh là những xử sự của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp làm thay đổi
một cách tiêu cực tình trạng cạnh tranh hoặc làm giảm tác dụng của cạnh tranh đối với
thị trường. Hành vi hạn chế cạnh tranh có thể gây thiệt hại cho một, một số đội tượng
cụ thể, song nghiêm trọng hơn là làm cản trở, làm suy giảm hoặc sai lệch cạnh tranh.
Trong khi đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức,
cá nhân kinh doanh khác hoặc cho người tiêu dùng, xâm hại đến trật tự quản lý cạnh
tranh của nhà nước mà không cản trở, sai lệch hay làm giảm tình trạng cạnh tranh của
thị trường. Vì vậy, cách thức và mức độ xử lý đối với hai loại hành vi này khác nhau.
Dưới góc độ lịch sử phát triển, những đặc điểm về hậu quả của hành vi cạnh tranh
không lành mạnh thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào nhận thức của con người về
tính nguy hại và mức độ xâm hại của hành vi đó đối với lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ.
Ở thời kỳ đầu tiên, pháp luật cạnh tranh chỉ nhằm chống lại các biểu hiện không lành
mạnh xâm phạm lợi ích của đối thủ cạnh tranh theo quan niệm cạnh tranh phải là sự
đối đầu giữa các đối thủ trên thị trường, vì vậy những hành vi xâm hại lợi ích người tiêu
dùng không nằm trong khái niệm cạnh tranh không lành mạnh. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, những hành vi không lành mạnh được thực hiện với khách
hàng (người tiêu dùng), tưởng chừng như không liên quan đến các đối thủ cạnh tranh
nhưng thực tế cũng làm tổn hại và thậm chí phá vỡ trật tự và hệ thống cạnh tranh hiện
hành152. Do đó, quan niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã làm cho pháp
luật chống cạnh tranh không lành mạnh mở rộng phạm vi sang cả những hành vi xâm
hại lợi ích của khách hàng, của người tiêu dùng.
Hơn 20 năm phát triển thị trường của Việt Nam cho thấy cạnh tranh không lành mạnh
đang diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế. Ngoài khu vực độc quyền của các doanh
nghiệp Nhà nước, ở các khu vực khác của thị trường Việt nam đã có sự tồn tại của cạnh
tranh ở những mức độ nhất định. Trong bối cảnh thực hiện nền kinh tế thị trường, ở đâu
có cạnh tranh, ở đó có cạnh tranh không lành mạnh. Các biểu hiện cạnh tranh không
lành mạnh cũng diễn ra trên các thị trường hoá mỹ phẩm, nước giải khát và trong lĩnh
vực quảng cáo, khuyến mại, mua bán. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh rất
đa dạng và luôn thay đổi về hình thức thực hiện. Ví dụ trong lĩnh vực quảng cáo, có
thể nghi ngờ tính trung thực của thông tin được cung cấp (về khả năng tăng cường trí
thông minh của các lọai thuốc dinh dưỡng, về tác động của các sản phẩm sữa cho trẻ
em), về sự so sánh của các doanh nghiệp kinh doanh hóa mỹ phẩm.
(152)Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, sđd, tr 258.
173
II. HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
TRONG LUẬT CẠNH TRANH
1
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn (153)
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn bao gồm hai dạng vi phạm cụ thể sau đây: một là hành vi sử
dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh do-
anh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý làm sai lệch nhận thức của khách
hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; và hai là hành vi kinh doanh các
sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Theo quy định nói trên, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có những đặc điểm sau đây:
1.1. Đối tượng của hành vi là các chỉ dẫn thương mại của sản phẩm
Luật Cạnh tranh không quy định khái niệm chỉ dẫn thương mại mà chỉ liệt kê một số
đối tượng được coi là chỉ dẫn thương mại, bao gồm: tên thương mại, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và những dấu hiệu khác theo quy
định của Chính phủ. Chỉ dẫn thương mại là cơ sở quan trọng để khách hàng nhận biết
sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể và là những dấu hiệu để phân biệt chúng trong
những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Về giá trị kinh tế, các đối tượng nói trên là kết
quả đầu tư của doanh nghiệp trong việc xây dựng danh tiếng cho sản phẩm của mình.
1.2. Về hình thức, hai hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có cấu thành pháp lý khác nhau
Đối với hành vi sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng những thông tin gây nhầm lẫn về tên
thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý làm
sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh,
doanh nghiệp được giả định vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn thương mại có nội dung
trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác để gây nhầm lẫn cho khách
hàng. Như vậy, để xác định hành vi, cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:
- Xác định chỉ dẫn bị vi phạm. Tùy từng vụ việc, chỉ dẫn bị vi phạm có thể là tên
thương mại, bao bì, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, chỉ dẫn địa lý của
sản phẩm, của doanh nghiệp đang được pháp luật bảo hộ.
- Việc sử dụng tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì, xuất xứ địa lý... của
doanh nghiệp vi phạm đã gây nhầm lẫn cho khách hàng. Theo Luật Cạnh tranh, khả
năng gây nhầm lẫn được hiểu là khả năng làm sai lệch nhận thức của khách hàng làm
cho họ không phân biệt được đâu là sản phẩm chính hiệu và đâu là sản phẩm có sử
dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Về hình thức, doanh nghiệp vi phạm đã sử dụng các chỉ
dẫn giống hệt hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác
đang được bảo hộ. Khi các chỉ dẫn giống hệt nhau thì việc xác định sự nhầm lẫn sẽ
(153)Điều 40 Luật Cạnh tranh
174
dễ dàng. Nhưng nếu các chỉ dẫn thương mại không hoàn toàn giống nhau, có nghĩa
là vẫn tồn tại một mức độ khác biệt nhất định, thì pháp luật phải xác định sự khác biệt
đến mức độ nào có thể gây nhầm lẫn và có thể không tạo ra sự nhầm lẫn. Về vần đề
này, Luật cạnh tranh vẫn chưa định lượng mức độ sai số có trong các thông tin của chỉ
dẫn làm nên sự nhầm lẫn.
Còn hành vi kinh doanh sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn thì chỉ áp dụng
đối với những doanh nghiệp tham gia vào việc phân phối các sản phẩm có sử dụng chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_luat_canh_tranh_le_danh_vinh.pdf