1.1 Khái niệm, bản chất và nội dung của logistics kinh doanh thương
mại
" Logistics thật là độc đáo: nó không bao giờ dừng lại !Logistics diễn ra khắp quả địa
cầu, 24 h một ngày, 7 ngày một tuần, và kéo dài suốt 52 tuần trong một năm".
1.1.1 Khái niệm
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp (logistikos), để phản ánh một khoa học
vận dụng các phép tư duy, suy luận, phương pháp và kỹ thuật logic hỗ trợ cho các quá trình
chủ chốt. Như vậy, tư tưởng của logistics là một khoa học nghiên cứu các tính chất quy
luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do
vậy, một số từ điển định nghĩa là logistics) để cho quá trình chính yếu được tiến hành
đúng mục tiêu.
137 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Logistics kinh doanh thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển hợp lý là trách nhiệm hàng đầu của logistics.
-Có 3 khía cạnh vận chuyển mà nhà quản trị phải luôn nhớ có liên quan đến hệ thống
logistics :
+Thứ nhất: Chọn cơ sở logistics để thiết lập cấu trúc mạng nhằm tăng cường hệ
thống vận tải và đồng thời hạn chế các phương án lựa chọn;
+ Thứ hai: Tổng chi phí vận chuyển cao hơn cước phí vận chuyển;
+ Thứ ba: Toàn bộ mọi nỗ lực để thống nhất khả năng vận chuyển vào trong hệ thống
logistics có thể bị thất bại nếu dịch vụ cung ứng phân tán và mâu thuẫn.
10
5.4- Quyết định hình thức vận chuyển
Hình thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng
hoá từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hoá sự vận
động của hàng hoá trong kênh logistics doanh nghiệp.
Thực chất của quyết định hình thức vận chuyển là lựa chọn kênh logistics trong doanh
nghiệp một cách hợp lý nhất- đảm bảo thoả mãn nhu cầu dịch vụ khách hàng với chi phí ít
nhất. Có 2 hình thức vận chuyển : vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho(kênh logistics
trực tiếp và kênh gián tiếp). Có thể mô tả một cách đơn giản các hình thức vận chuyển ở sơ
đồ hình 5.6.
Hình 5.6: Các loại kênh logistics của doanh nghiệp thương mại
Vận chuyển thẳng là sự di động của hàng hoá từ nguồn hàng thẳng đến cơ sở logistics
của khách hàng hoặc cửa hàng bán lẻ mà không qua bất kỳ một khâu kho trung gian nào.
Như vậy, vận chuyển thẳng trong doanh nghiệp thương mại bán buôn có đích cuối
cùng là cơ sở logistics của khách hàng mua buôn- kho hoặc cửa hàng bán lẻ; còn trong
doanh nghiệp thương mại bán lẻ, đích cuối cùng là mạng lưới các cửa hàng bán lẻ của
doanh nghiệp
Trong những tình thế nhất định, vận chuyển thẳng có những ưu thế: Tăng nhanh quá
trình dịch chuyển hàng hoá và do đó giảm dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp; có thể giảm
được chi phí vận chuyển trong trường hợp cự ly vận chuyển ngắn do giảm được số lần xếp
dỡ hàng hoá. Tuy nhiên, vận chuyển thẳng hạn chế khả năng cung ứng dịch vụ cho khách
hàng, cho nên chỉ sử dụng trong những điều kiện nhất định.
Những điều kiện để áp dụng hình thức vận chuyển thẳng là:
-Không làm giảm trình độ dịch vụ khách hàng :Số lượng, cơ cấu, đặc điểm hàng hoá;
thời gian cung ứng hàng hoá phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này cũng có nghĩa:
lô hàng mua phải phù hợp với lô hàng bán-qui mô lô hàng không quá lớn, cơ cấu đơn giản,
hàng hoá không phải qua khâu tổ chức mặt hàng thương mại; cự ly vận chuyển ngắn, điều
kiện vận chuyển không phức tạp-không phải chuyển tải qua nhiều phương tiện; thời gian
Kho nguồn
hàng
Cơ sở logistics
khách hàng
Kênh
logistics trực
tiếp
Kênh logistics gián tiếp
Hệ thống kho
doanh nghiệp
11
thực hiện đơn đặt hàng mua của nguồn hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thời gian cung ứng
hàng hoá cho khách hàng;
-Tổng chi phí vận chuyển thẳng phải giảm: chi phí dự trữ(dự trữ trên đường) và cước
phí vận tải chuyển thẳng nhỏ hơn chi phí dự trữ (dự trữ trên đường và kho) và cước phí vận
tải (vận chuyển đến kho và từ kho cung ứng cho khách hàng ). Điều này cũng có nghĩa: qui
mô lô hàng vận chuyển thẳng phải đủ lớn, điều kiện giao thông vận tải phải thuận tiện.
Như vậy, hình thức vận chuyển thẳng thích ứng với mục tiêu định hướng chi phí chứ
không phải dịch vụ, và trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển với sự cạnh tranh dịch
vụ gay gắt, nó ít được sử dụng.
Hình thức vận chuyển phổ biến hơn cả vẫn là vận chuyển qua kho. Vận chuyển qua
kho là hình thức vận chuyển trong đó, hàng hoá từ nguồn hàng cung ứng cho khách hàng
phải qua ít nhất một khâu kho. Thực chất của hình thức vận chuyển qua kho là triển khai
kênh logistics gián tiếp trong doanh nghiệp. Có thể vận chuyển qua một hoặc nhiều khâu
kho tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố hệ thống logistics :Khoảng cách giữa nguồn hàng và khách
hàng, mạng lưới kho và giao thông vận tải, đặc điểm của hàng hoá vận chuyển. Trong điều
kiện nền kinh tế thị trường tập trung và chuyên môn hoá, vận chuyển qua kho có nhiều ưu
thế vì nó đảm bảo thoả mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ của khách hàng với chi phí thấp.
Do hàng hoá dự trữ trong mạng lưới kho được phân bố hợp lý nên đảm bảo thoả mãn
nhu cầu của khách hàng cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu...đồng thời cung ứng nhanh và
ổn định hàng hoá cho khách hàng.
Vận chuyển hàng hoá qua mạng lưới kho được phân bố hợp lý sẽ phát huy tính kinh tế
nhờ qui mô trong vận chuyển và do đó giảm được chi phí vận chuyển. Chính vì vậy,xác
định một hình thức vận chuyển hợp lý phải gắn liền với việc qui hoạch mạng lưới kho hợp
lý.
5.5- Quyết định phương thức vận chuyển
Doanh nghiệp thương mại phải lựa chọn phương thức vận chuyển đơn thức, đa thức
hay đứt đoạn. Để xác định phương thức vận chuyển, cần căn cứ những yếu tố sau:
- Loại hình giao nhận: FOB giao, FOB nhận
- Điều kiện vận chuyển: cự ly, tính phức tạp của con đường và phương tiện (phải sử
dụng nhiều con đường và phương tiện)
- Sự hiện diện của các tổ chức dịch vụ giao nhận, vận chuyển đa phương thức
- Đặc điểm, tính chất hàng vận chuyển
- Khả năng vận chuyển riêng
- tốc độ, độ ổn định và chi phí của từng phương thức
5.6- Quyết định phương tiện vận tải hợp lý
Gắn liền với quyết định hình thức, phương thức vận chuyển là quyết định phương tiện
vận tải. Quyết định phương tiện vận tải nhằm tạo ra cơ cấu phương tiện đảm bảo cung cấp
dịch vụ cho khách hàng tốt nhất và chi phí thấp nhất.Tuỳ thuộc vào mục đích vận chuyển -
bổ sung dự trữ hay cung ứng hàng hoá cho khách hàng -mà quyết định phương tiện vận tải
định hướng chi phí hay dịch vụ. Thông thường, vận chuyển bổ sung dự trữ định hướng chi
phí, có nghĩa lấy tiêu chuẩn chi phí để lựa chọn phương án phương tiện vận tải; vận chuyển
12
cung ứng hàng hoá cho khách hàng lấy tiêu chuẩn trình độ dịch vụ khách hàng, và do đó là
khả năng phát triển doanh thu, lợi nhuận, hoặc khả năng cạnh tranh để chọn phương án
phương tiện vận tải.
Quyết định phương tiện vận tải phải căn cứ vào những yếu tố sau:
- Căn cứ vào mục đích vận chuyển để xác định mục tiêu phương tiện vận tải :chi phí
hay dịch vụ;
- Căn cứ vào những đặc trưng dịch vụ và chi phí của các loại phương tiện vận tải để
lựa chọn phương tiện vận tải đáp ứng những yêu cầu dịch vụ với tổng chi phí thấp nhất
(Hình 5.7)
Hình 5.7: Sự trái ngược giữa chi phí vận chuyển và dự trữ - Hàm của
những đặc trưng dịch vụ vận chuyển
- Căn cứ vào việc phân tích nhu cầu dịch vụ khách hàng, khả năng cung ứng dịch vụ
của đối thủ cạnh tranh nhằm xác định loại phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu cạnh tranh-
dịch vụ của doanh nghiệp;
- Căn cứ vào việc phân tích khả năng lợi nhuận để chọn phương tiện vận tải ứng với
trình độ dịch vụ khách hàng tối ưu;
- Căn cứ vào việc phân tích tổng chi phí liên quan đến loại phương tiện vận tải : chi
phí dự trữ trên đường và kho, cước phí vận chuyển. ..để chọn phương tiện vận tải cho chi
phí thấp nhất.
- Căn cứ tình hình phân bố nguồn hàng và khách hàng, mạng lưới kho và giao
thông vận tải.
Ví dụ 1: Một khách hàng bán lẻ mua 3000 kiện hàng có giá trị 1triệu đồng/kiện từ 2
nhà bán buôn. Hiện tại, số lượng mua được chia đều cho cả hai. Mỗi nhà bán buôn hiện
đang sử dụng phương tiện vận tải đường sắt để vận chuyển và có thời gian cung ứng cho
khách hàng như nhau. Tuy vậy, khách hàng bán lẻ sẽ chuyển 5% tổng lượng hàng mua cho
Chi phí dịch vụ
vận chuyển
Tổng chi phí Chi
phí
Chi phí dự trữ
(kho + trên đường)
Đường sắt Máy bay Ôtô
Dịch vụ vận chuyển
(tốc độ và độ tin cậy cao hơn)
13
người cung ứng nào giảm được thời gian cung ứng đi 1 ngày, tức là 150 triệu. Giới hạn lợi
nhuận trước khi tính chi phí vận chuyển là 20% cho mỗi kiện hàng.
Nhà bán buôn A lập phương án sử dụng phương tiện vận tải ôtô hoặc máy bay. Cước
phí vận chuyển và thời gian cung ứng của mỗi loại phương tiện vận tải như sau:
Loại ptvt Giá cước(1000đ/kiện) Thời gian cung ứng (ngày)
1-Đường sắt 25 7
2-Ôtô 60 4
3-Máy bay 103,5 2
Nhà bán buôn A đã tính toán khả năng thu lợi nhuận theo từng phương tiện vận tải
như sau:
Loại ptvt Số lượng bán (kiện)
Lãi gộp
(triệu đ)
Chi phí v/c
(triệu đ)
Lãi
(triệu đ)
1-Đường sắt 1500 300 37,5 262,5
2-Ôtô 1950 390 117 273
3-Máy bay 2250 450 232,9 217,1
Như vậy, ôtô cho khả năng thu lợi nhuận cao nhất, do đó chọn phương tiện vận tải ôtô
để vận chuyển bán hàng.
Ví dụ 2: Một trạm bán buôn có thể sử dụng 2 loại phương tiện vận tải để vận chuyển
hàng thu mua từ nguồn về kho. Phương tiện vận tải B rẻ hơn nhưng chậm và kém tin cậy
hơn. Để lựa chọn phương tiện vận tải, trạm dựa vào các dữ liệu sau:
1/Dự báo nhu cầu năm-365ngày(T) 10950
2/Chi phí một lần đặt hàng(1000đ) 1000
3/Giá sản phẩm mua tại nguồn(1000đ/T) 500
4/Tỷ lệ chi phí dự trữ trên đường(%) 20
5/Tỷ lệ chi phí dự trữ tại kho(%) 30
6/Xác suất đảm bảo dự trữ ở kho(%) 95
Phương tiệnA Phương tiệnB
7/Thời gian vận chuyển(ngày) 4 5
8/Độ lệch tiêu chẩn thời gian v/c(ngày) 1,5 2
9/Giá cước vận chuyển(1000đ/T) 120 118
Kho áp dụng mô hình kiểm tra thường xuyên dự trữ hàng hoá
Yêu cầu: Xác định phương tiện vận tải theo quan điểm tổng chi phí thấp nhất
Trong trường hợp này, phải tính toán tổng chi phí cung ứng hàng hoá cho cơ sở
logistics theo từng phương án phương tiện vận tải, bao gồm: chi phí dự trữ (cả trên đường
và kho), cước phí vận chuyển, chi phí thiếu bán do không đảm bảo dự trữ. .. Phương án nào
có tổng chi phí thấp hơn thì sẽ được lựa chọn.
14
Để lựa chọn phương tiện vận tải, ta phải so sánh tổng chi phí liên quan đến việc sử
dụng phương tiện vận tải :
F=Fd+Fđ+Fv
Ơ đây, F :Tổng chi phí liên quan đến sử dụng phương tiện vận tải
Fd :Chi phí dự trữ tại kho và trên đường Fd = Fdk+Fdđ
Fđ :Chi phí đặt hàng Fđ= (M/Q).fđ
Fv :Cước phí vận chuyển Fv =pv M
Fdk :Chi phí dự trữ tại kho Fdk = (Q/2 + Db).pk.fdk
Fdđ :Chi phí dự trữ trên đường Fdđ= (ctb.ttb).pm.fdđ
M : Dự báo nhu cầu năm
Q: Qui mô lô hàng vận chuyển = dkkd fpfM ./..2
fđ : Chi phí một lần đặt hàng
pv: Giá cước vận chuyển
Db :Dự trữ bảo hiểm Db = '. z; ' : Độ lệch tiêu chuẩn do biến động củanhu cầu và
thời gian thực hiện đơn hàng
222, .. tvtbvtbc ct
z : Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn tương ứng
với xác suất đảm bảo dự trữ (tra bảng)
c :Độ lệch nhu cầu
tv :Độ lệch thời gian vận chuyển
tvtb :Thời gian vận chuyển trung bình
ctb Nhu cầu bình quân ngày
pk :Giá nhập kho; pk =pm+pv; pm : Giá mua tại nguồn
pv : Giá cước vận chuyển
fdđ : Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ trên đường(%)
fdk :Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ tại kho(%)
Bây giờ, ta tính tổng chi phí đối với từng phương án phương tiện vận tải. Đơn vị tiền
tệ là 1000đ
Phương tiện vận tải A:
1/Chi phí dự trữ :
- Dự trữ trên đường : Fdđ =(10950/365.4).500.20%=12000
- Dự trữ tại kho:
+
34
3,0.120500
1000.10950.2
Q
+ 455,1.365/10950 22,
+ z :Xác suất đảm bảo dự trữ pr =0,95 nên tra bảng được z =1,64
Fdk =(343/2+45.1,64).(500+120).0,3=45625,8
15
Vậy chi phí dự trữ là: Fd=12000+45625,8=57625,8
2/Chi phí đặt hàng:
Fđ=(10950/343).1000=31924,2
3/Cước phí vận chuyển :
Fv=10950.120=1314000
Tổng chi phí phương án phương tiện vận tải A là:
FA=57625,8+31924,2+1314000=1403550(nghìn đ)
Tương tự tính tổng chi phí phương án phương tiện vận tải B ta được:
FB=1389063,6(nghìn đ)<FA=1403550(nghìn đ)
Như vậy phương án phương tiện vận tải B có tổng chi phí thấp hơn, do đó ta
chọnphương tiện vận tải B để vận chuyển hàng hoá.
Khi lựa chọn phương tiện vận tải, phải cân nhắc nhiều nhân tố. Có một số nhân tố mà
những người ra quyết định không thể kiểm soát được:
- Thứ nhất: Cần khuyến khích sự hợp tác hiệu quả giữa người cung ứng và người mua
nếu biết được lý do gây ra chi phí là xác thực. Nếu người bán và người mua là những thực
thể pháp lý độc lập thì những thông tin về chi phí không đáng tin cậy. Trong trường hợp
này, sự nhạy cảm với phản ứng của bên khác đối với việc lựa chọn dịch vụ vận tải, hoặc
mức độ thu hút khách hàng sẽ cho biết phương hướng hợp tác.
-Thứ hai: ở đâu có người cung ứng cạnh tranh trong kênh phân phối, người mua và
người bán sẽ hành độnh để đạt được sự phù hợp tối ưu dịch vụ - chi phí vận tải. Tuy nhiên,
lý lẽ của các bên có thể không đảm bảo chắc chắn.
- Thứ ba: Hiệu quả của giá cả thường không được cân nhắc. Nếu người bán cung cấp
dịch vụ vận tải chất lượng cao hơn, họ có thể nâng giá hàng hoá để bù vào chi phí gia tăng.
Người mua sẽ phải cân nhắc cả giá và hiệu quả vận chuyển khi quyết định người cung ứng.
- Thứ tư: Những thay đổi giá cước vận chuyển, thay đổi phối thức sản phẩm và thay
đổi chi phí dự trữ, cũng như sự trả đũa dịch vụ vận chuyển của đối thủ cạnh tranh, sẽ bổ
sung thêm các yếu tố năng động vào những vấn đề không được nghiên cứu trực tiếp.
- Thứ năm: ảnh hưởng gián tiếp lựa chọn phương tiện vận tải về dự trữ của người bán
không được đánh giá. Người bán có thể có mức dự trữ tăng, giảm là do qui mô lô hàng phù
hợp với việc lựa chọn phương tiện vận tải tương tự như người mua. Nhà cung ứng có thể
điều chỉnh giá để phản ánh những cái đó. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn
phương tiện vận tải.
Đồng thời với quyết định phương tiện vận tải, phải xây dựng hành trình vận chuyển
nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển và tăng tốc độ giao hàng. Trong trường hợp hành trình
con thoi-vận chuyển từ một nơi giao đến một nơi nhận-có thể sử dụng phương pháp giải bài
toán vận tải; trong trường hợp hành trình rải hàng-nhận hàng một nơi và giao cho nhiều nơi-
có thể sử dụng thuật toán người đưa thư để thiết lập hành trình vận chuyển.
5.7- Quyết định đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển.
Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển có ảnh hưởng rất lớn đến các tiêu chuẩn dịch vụ
và chi phí. Do đó phải lựa chọn một cách cẩn thận. Cần phải đánh giá đơn vị cung cấp dịch
16
vụ vận chuyển theo nhiều tiêu chuẩn để lựa chọn. Quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp dịch
vụ vận chuyển tiến hành theo các bước sau đây:
- Bước một: Xác định các tiêu chuẩn đánh giá.
Trên quan điểm tiếp thị, phải phân tích các tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp dịch
vụ vận chuyển định hướng người nhận chứ không phải định hướng người giao, tức là định
hướng khách hàng. Các tiêu chuẩn này bao gồm dịch vụ và chi phí. Có thể cân nhắc các tiêu
chuẩn sau: chi phí, thời gian vận chuyển, độ tin cậy thời gian vận chuyển, khả năng vận
chuyển các loại hàng, tính linh hoạt, và độ an toàn của hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
- Bước hai: Xác định độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn.
Độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn được xác định theo hệ số phù hợp với quan điểm
của người giao hàng. Có thể xếp loại độ quan trọng theo thứ tự: hệ số 1 là quan trọng nhất,
hệ số 3 là kém nhất.
- Bước ba: Đánh giá kết quả thực hiện mỗi tiêu chuẩn của từng đơn vị cung cấp dịch
vụ vận chuyển
Kết quả thực hiện tiêu chuẩn của từng đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển được đánh
giá bằng cách cho điểm với thang điểm từ 1-tốt đến 3-kém; điểm đánh giá này phải bao gồm
cả yếu tố số lượng và chất lượng.
-Bước bốn: Xác định tổng số điểm đánh giá.
Tổng số điểm đánh giá được xác định bằng cách nhân điểm thực hiện tiêu chuẩn với
hệ số quan trọng để được điểm đánh giá từng tiêu chuẩn, sau đó, cộng điểm đánh giá các
tiêu chuẩn được tổng số điểm đánh giá. Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển nào có tổng số
điểm đánh giá thấp nhất thì được đánh giá cao nhất.
Trong môi trường logistics ngày nay, việc đánh giá và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch
vụ vận chuyển khó khăn hơn do những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đều tăng cường
khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển. Vì vậy, ngoài việc đánh giá các tiêu chuẩn chi phí
và dịch vụ, cần cân nhắc thêm các yếu tố bổ sung. Bảng 5.2 minh hoạ phương pháp đánh giá
này.
Bảng 5.2: Đánh giá đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng phương pháp cho điểm
Kết quả đánh giá
Đơn vị cung cấp
DVVC A
Đơn vị cung cấp
DVVC B Các tiêu chuẩn
Độ
quan
trọng
(1-3)
Điểm
tiêu
chuẩn
Tổng
điểm
Điểm
tiêu
chuẩn
Tổng
điểm
1. Chi phí 1 1 1 2 2
2. Thời gian vận chuyển 3 2 6 3 9
3. Độ tin cậy 1 3 3 1 1
4. Khả năng vận chuyển các loại hàng 2 2 4 1 2
5. Tính linh hoạt 2 2 4 1 2
6. Độ an toàn vận chuyển 2 2 4 3 6
Cộng 22 24
17
Như vậy, nếu không xét thêm các nhân tố khác thì đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển
A được lựa chọn để đặt các mối quan hệ vận chuyển hàng hoá, bởi tổng số điểm đánh giá là
22 nhỏ hơn tổng số điểm đánh giá của đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển B-24 điểm.
5.8- Quyết định phối hợp vận chuyển.
Trong vận chuyển, giá cước giảm cùng với qui mô lô hàng vận chuyển lớn để khuyến
khích các nhà quản trị giao hàng với số lượng lớn. Phối hợp giao các lô hàng nhỏ trong cùng
một lô hàng lớn là cách chủ yếu để đạt được chi phí vận chuyển /1đơn vị khối lượng thấp
hơn. Việc phối hợp các lô hàng giao thường được tiến hành theo 4 cách:
- Cách 1: Phối hợp dự trữ
Có nghĩa dự trữ các mặt hàng đáp ứng cho cùng một nhu cầu. Điều này cho phép giao
lô hàng lớn, thậm chí chở đầy phương tiện vận tải.
- Cách 2: Phối hợp phương tiện
Có nghĩa, nếu lô hàng giao nhỏ hơn trọng tải phương tiện, thì có thể kết hợp các lô
hàng có cùng hướng vận động để vận chuyển trong cùng một phương tiện vận tải có trọng
tải lớn.
-Cách 3: Phối hợp kho.
Trong trường hợp khoảng cách vận chuyển từ nguồn hàng đến các khu vực tiêu thụ
lớn, có thể phối hợp mạng lưới kho trong kênh logistics để tập trung vận chuyển hàng hoá
giữa kho thu nhận và kho phân phối ở cự ly xa, và sau đó vận chuyển cung ứng hàng hoá
cho khách hàng ở cự ly ngắn.
- Cách 4: Phối hợp thời gian.
Trì hoãn thực hiện các đơn hàng của nhiều khách hàng cho đến khi tạo nên lô hàng lớn
hơn để tập trung vận chuyển.
Ví dụ: Một công ty bán buôn phân phối hàng hoá từ tổng kho cho 3 trạm bán buôn khu
vực. Phân tích các đơn đặt hàng của 3 trạm trong 3 ngày liên tiếp có số liệu qui mô đơn đặt
hàng(tính theo đơn vị sản phẩm ) như sau:
Từ tổng kho đến Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
Trạm A 5.000 25.000 18.000
Trạm B 7.000 12.000 21.000
Trạm C 42.000 38.000 61.000
Công ty thường giao các lô hàng cùng ngày nhận đơn đặt hàng. Các nhà quản trị
đang nghĩ xem có nên phối hợp các đơn đặt hàng của 3 ngày hay không
Trên cơ sở giá cước vận chuyển, có thể tính được tổng cước phí vận chuyển hàng
hoá trong trường hợp thực hiện đơn đặt hàng trong từng ngày:
Đơn vị: 1000đ
Trạm Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Cộng
A 34,2.5000=171000 11,4.25000=285000 13,6.18000=224800 700800
B 36,0.7000=252000 14,4.12000=172800 12,0.21000=252000 676800
C 6,8.42000=285600 6,8.40000=272000 6,8.61000=414800 972400
Cộng 708.600 729.800 891.600 2.350.000
18
40.000: Lô hàng 38.000 coi như chở đầy phương tiện vận tải 40.000
Nếu các đơn đặt hàng giữ lại 3 ngày sau đó mới giao, chi phí vận chuyển sẽ là:
Trạm 3 ngày
A 8,2.48000=393600
B 8,6.40000=344000
C 6,8.141000=988800
Cộng 1.696.400
Tiết kiệm chi phí vận chuyển do phối hợp đơn đặt hàng sẽ là:
2.350.000-1.696.400=683.600(nghìn đồng)
Trên cơ sở này, so sánh ảnh hưởng của việc kéo dài thời gian cung ứng đến doanh
thu, và đánh giá xem phối hợp đơn hàng có lợi không.
5.9- Quá trình nghiệp vụ vận chuyển.
Quá trình nghiệp vụ vận chuyển là hệ thống các mặt công tác nhằm di chuyển hàng
hoá từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng, đảm bảo thoả mãn những yêu cầu của quá trình
mua, bán với chi phí thấp nhất. Quá trình nghiệp vụ vận chuyển nằm trong 2 quá trình
logistics cơ bản của doanh nghiệp thương mại: quá trình nghiệp vụ mua và quá trình
nghiệp vụ bán.
Như vậy, hoàn thiện quá trình nghiệp vụ vận chuyển có vai trò rất lớn trong việc thực
hiện những mục tiêu của vận chuyển hàng hoá, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, giảm
chi phí logistics, đảm bảo lợi thế cạnh tranh và khả năng lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ mua bán, vận chuyển mà thành phần tham gia có thể khác
nhau, nhưng về cơ bản là: người giao (nguồn hàng), doanh nghiệp thương mại, khách hàng,
người vận chuyển.
Hình 5.8 trình bày sơ đồ tổng quát quá trình nghiệp vụ vận chuyển cùng các mối quan
hệ giữa các tổ chức tham gia vào quá trình nghiệp vụ vận chuyển.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp thương mại là bên bán (người gửi hàng), quá trình
nghiệp vụ vận chuyển bao gồm 4 giai đoạn cơ bản: chuẩn bị gửi hàng; gửi hàng; bảo vệ và
bốc dỡ hàng hoá trên đường vận chuyển; và giao hàng.
5.9.1- Chuẩn bị gửi hàng
Bao gồm những mặt công tác đảm bảo sẵn sàng để vận chuyển hàng hoá. Yêu cầu của
giai đoạn này là: Lô hàng vận chuyển phải phù hợp với lịch giao hàng và hợp đồng, đảm
bảo những điều kiện giao nhận vận chuyển và phải thuận tiện để thực hiện các khâu nghiệp
vụ khác. Chuẩn bị gửi hàng có 2 mặt công tác cơ bản là: chuẩn bị về hàng hoá, và chuẩn bị
các loại giấy tờ.
Chuẩn bị về hàng hoá thực chất là tạo lập lô hàng để giao cho khách hàng. Đây là nội
dung cơ bản trong công đoạn nghiệp vụ phát hàng ở kho;
19
Hình 5.8: Sơ đồ tổng quát quá trình nghiệp vụ vận chuyển
Chuẩn bị về giấy tờ nhằm tạo nên những điều kiện kinh tế - pháp lý trong vận chuyển
và giao nhận hàng hoá, đảm bảo cho hàng hoá vận chuyển được thông suốt, giao nhận
nhanh, và do đó tăng tốc độ quá trình nghiệp vụ vận chuyển hàng hoá.
Các chứng từ trong giao nhận, vận chuyển
Trong giao nhận vận chuyển thông thường (Nội địa)
Vận đơn (bill of lading): là một bản hợp đồng hợp pháp giữa người thuê vận chuyển
và các hãng vận chuyển về việc vận chuyển một khối lượng hàng hoá tới một địa điểm cụ
thể và không có nguy hiểm. Có 3 chức năng:
+ Có tác dụng như biên lai
+ Coi như là hợp đồng vận chuyển
+ Là bằng chứng bằng văn bản
Hoá đơn vận chuyển (Freight bill): Như vận đơn nhưng có thêm thông tin về cước vận
chuyển
Khiếu nại vận chuyển (Freight claims): Thường là Khiếu nại trách nhiệm pháp lý của
người vận chuyển và Khiếu nại mức giá cao
Trong giao nhận vận chuyển kinh doanh quốc tế
Chứng từ dùng trong hoạt động xuất khẩu: vận đơn, hoá đơn cảng, hướng dẫn giao
hàng, khai báo xuất khẩu, thư tín dụng, chứng nhận của lãnh sự quán, chứng nhận về nguồn
gốc của hàng hoá, hoá đơn thương mại, chứng từ bảo hiểm, thư chuyển giao.
Chứng từ dùng trong nhập khẩu: thông báo đến, giấy khai báo hải quan, chứng nhận
của hãng vận chuyển và yêu cầu giải phóng hàng, giấy yêu cầu giao hàng, chứng nhận giải
phóng hàng, hoá đơn hải quan đặc biệt.
5.9.2- Gửi hàng
Bao gồm những mặt công tác chuyển giao hàng hoá lên phương tiện vận tải. Yêu cầu
của giai đoạn này là: Xác định trách nhiệm vật chất về hàng hoá vận chuyển giữa các bên có
Ngêi nhËn
§V vËn t¶i
Ngêi göi
Quan hệ trao đổi/giao dịch hàng hoá Quan hệ vận chuyển
Kªnh VC
vc
Dßng hµng ho¸
VËn ®¬n
Th«ng tin ®¬n ®Æt hµng
Ho¸ ®¬n/chi tiÕt vc Ho¸ ®¬n vc
ChuyÓn tiÒn ChuyÓn tiÒn
TuyÕn ®êng
20
liên quan- người giao, nhận và vận chuyển hàng hoá, tận dụng trọng tải và dung tích của
phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
Tuỳ thuộc loại dịch vụ vận chuyển sử dụng mà nội dung gửi hàng phức tạp hoặc đơn
giản. Gửi hàng tại kho bằng phương tiện vận tải ôtô là đơn giản nhất; phức tạp nhất vẫn là
gửi hàng bằng phương tiện vận tải đường dài như :đường sắt, đường thuỷ,đường không.Nội
dung gửi hàng bằng đường sắt bao gồm: viết giấy gửi hàng- xác định địa điểm gửi hàng-
chuyển hàng ra địa điểm bốc xếp- kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá - kiểm tra
phương tiện vận tải - chất xếp hàng lên phương tiện vận tải - làm thủ tục chứng từ giao
nhận.
5.9.3- Bảo vệ và bốc dỡ hàng hoá trên đường vận chuyển.
Bao gồm những mặt công tác gắn liền với việc di chuyển hàng hoá từ nơi giao đến nơi
nhận hàng. Yêu cầu: đảm bảo di chuyển hàng hoá nhanh, liên tục, giảm đến mức thấp nhất
hao hụt hàng hoá trong quá trình di chuyển và bốc dỡ chuyển tải.
Trách nhiệm bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển có thể thuộc về bên sở hữu
hàng hoá - nguồn hàng, doanh nghiệp thương mại, khách hàng-hoặc người vận chuyển tuỳ
thuộc vào đặc điểm hàng hoá, địa điểm giao hàng, khả năng thực hiện các dịch vụ của người
vận chuyển. Trong vận chuyển hiện đại, người vận chuyển đảm nhiệm cả dịch vụ bảo vệ
hàng hoá, và do đó nâng cao trách nhiệm của bên vận chuyển đồng thời giải phóng các bên
sở hữu hàng hoá khỏi công tác này.
Trong quá trình vận chuyển, phải thường xuyên kiểm tra hàng hoá, duy trì và tạo nên
những điều kiện bảo vệ và bảo quản hàng hoá, xử lý kịp thời và hợp lý những trường hợp
hàng hoá bị suy giảm chất lượng.
Trong quá trình vận chuyển, có thể phải thay đổi phương tiện vận tải do chuyển đổi
loại hình phương tiện (đường sắt-ôtô, đường thuỷ-ôtô,...), hoặc do hư hỏng cầu đường hay
phương tiện vận tải. ..,và do đó phải tiến hành bốc dỡ hàng hoá. Trách nhiệm bốc dỡ trong
quá trình vận chuyển thường là do người vận chuyển đảm nhiệm bằng cách sử dụng các loại
hình tổ chức lực lượng bốc dỡ khác nhau. Cần phải quản lý tốt hàng hoá trong quá t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_logistics_kinh_doanh_thuong_mai.pdf