Giáo trình loại thể văn học

Trong xã hội nguyên thủy không tồn tại những loại hình nghệ thuật riêng biệt, độc

lập, càng chưa có những loại thể văn học riêng. Người ta thấy tồn tại một sự hỗn hợp giữa

các hình thức khác nhau gồmnhững yếu tố của thơ ca, nhảy múa, âm nhạc và những động

tác kịch câm của một cuộc trình diễn tập thể. Những cuộc trình diễntập thể đó vẫn còn

được duy trì trong đời sống một vài dân tộc vùng viễn Đông đến tận ngày nay. Thơ ca xuất

hiện đầu tiên và tồn tại một thời gian dài. Những bộ sử thi đầu tiên và những vở bi kịch

cũng được sáng tác bằng thơ.

Loại trữ tình xuất phát từ những thơ ca dân gian thể hiệnnhững tâm trạng vui buồn của

quần chúng nhân dân. Loại tự sự ra đời do nhu cầu con người muốn ghi lại những thần thoại

và những truyền thuyết dân gian. Loại kịch phát triển từ những vũ điệu kịch câm gắn liền với

việc trình diễn những khía cạnh riêng biệt trong cuộc sống lao động. Các hình thức văn học tự

sự, trữ tình và kịch cùng với sự phát triển của xã hội dần dần trở nên phức tạp, mất tính thuần

khiết ban đầu về thể loại, chuyển hóa lẫn nhau đến nỗi ngày nay cácnhà nghiên cứu gặp

khó khăn trong việc qui địnhnhững giới hạn rạch ròi giữa chúng, trong việc nêu đặc tính

những biến thể hết sức phong phú của chúng.

pdf37 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình loại thể văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c của cái tôi trữ tình với những sự kiện lịch sử văn học xác thực”.1 Như vậy, Tsécnưsépki nhấn mạnh đến cái tôi được nghệ thuật hoávới những phẩm chất thẩm mỹ khác đi nhiều với cái tôi vốn có của nhà thơ. Tình cảm riêng của nhà thơ bao giờ cũng gắn với tình cảm chung, có ý nghĩa khái quát. Khi sáng tác, nhà thơ tự nâng mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một lớp người, một thế hệ. Tính chất tiêu biểu, khái quát làm nên ý nghĩa của việc sáng tạo cái tôi trữ tình. Những cảm xúc, những tâm trạng, những suy nghĩ nhà thơ có thể tưởng tượng ra, nhưng điều quan trọng là những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ đó phải có nguồn gốc thực từ thực tế xã hội, và tiêu biểu cho nhiều người trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Tính chân thật, tính khách quan, tính tiêu biểu của cái tôi trữ tình là như vậy. Xết đến cùng cái tôi trữ tình cũng là một cái tôi hư cấu do nhà thơ sáng tạo nên. Bởi vậy, không được đồng nhất giữa cái tôi trữ tình trong thơ với cá nhân nhà thơ, mặc dù phẩm chất và cá tính của nhà thơ luôn để lại dấu ấn sâu sắc trong thơ của anh ta. Những nhà thơ lớn bao giờ cũng có nỗi đau đời lớn. Khi nói lên tình cảm của mình nhà thơ cũng nói lên những vui buồn của nhân dân, những khổ đau và ước mơ của cả một dân tộc. Chính vì vậy mà Nguyễn Trãi đã từng trăn trở: Bui một tấm lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. Với ý nghĩa như vậy, Bêlinxki đã chỉ rõ rằng: “Không một nhà thơ nào có thể tự bản thân mình hay do bản thân mình mà thành vĩ đại, cũng không thể do những đau khổ riêng tư hay hạnh phúc riêng tư của mình; nhà thơ vĩ đại chính là người mà đau khổ và hạnh phúc đều ăn sâu vào trong xã hội, trong lịch sử, và do đó mà trở thành một bộ phận khăng khít, thành người đại biểu của xã hội, của thời đại, của nhân loại. Chỉ có nhà thơ nhỏ bé mới vì mình mà đau khổ và đau khổ cho riêng mình, nhưng cũng lại chỉ anh ta nghe thấy những lý nhí của anh, những tiếng mà xã hội và nhân loại không buồn nghe đến”2. Cũng cần phân biệt cái tôi trữ tình với nhân vật trữ tình trong thơ. Nhân vật trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn cảm xúc của nhà thơ. Trong bài Người con gái Việt Nam, chị Trần Thị Lý là nhân vật trữ tình, trong bài Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Trỗi là nhân vật trữ tình, cũng như vậy trong bài Eâmêli con, đó là Môriơn: Eâmêli con ơi Trời sắp tối rồi Cha không bế con về được nữa! Oa sinh tơn Buổi hoàng hôn Ôi những linh hồn 1 Chuyển dẫn theo Hà Minh Đức. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, sđd, trang 79. 2 Chuyển dẫn theo Nguyễn Xuân Nam. Loại thể văn học, Nxb Giáo dục, H., 1973, tr.25 26 Còn mất? Đã đến phút lòng ta sáng nhất Ta đốt thân ta Cho ngọn lửa chói loà Sự thật. c. Liên tưởng, một quy luật của sự nhận thức trong thơ Một quy luật lớn của sự phát triển cảm xúc trong thơ là sự liên tưởng. Nhờ sức liên tưởng mà cảm xúc được mở rộng và đi và chiều sâu. Sự liên tưởng làm cho cảm xúc phong phú, đa dạng. Tự mỗi dạng cảm xúc nếu chỉ vận động và phát triển trong một hình thái duy nhất nào đó thì dễ trở nên đơn điệu. Những liên tưởng hỗ trợ, dựa vào nhau tạo điều kiện cho cảm xúc phát triển. Liên tưởng là quy luật của nhận thức và cũng là quy luật của cảm xúc. Người làm thơ phải biết sử dụng những liên tưởng gần gũi và hợp lý, nhưng đồng thời lại có ý nghĩa sâu xa, khả năng liên tưởng trong thơ rất rộng rãi mở ra từ nhiều phía. Từ một sự vật cụ thể liên tưởng đến một cái gì khái quát tượng trưng. Từ một suy nghĩ và cảm xúc chung liên tưởng đến những cái cụ thể. Những liên tưởng gián tiếp, trực tiếp làm cho cảm xúc trong thơ thêm đa dạng. Những liên tưởng thường được xác lập qua nhiều dạng, nhưng những dạng phổ biến là liên tưởng đối lập và liên tưởng tương đồng, liên tưởng trực tiếp và liên tưởng gián tiếp. Một tâm lý phổ biến là ở trong một cảnh ngộ nhất định hoặc một trạng thái cảm xúc nào đó, người ta hay liên tưởng đến những tình cảnh đối lập và do đó cảm xúc lại được khơi sâu và lắng đọng hơn. Tố Hữu có những liên tưởng phổ biến mang sắc thái đối lập: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm. Trong Bài ca mùa xuân 61, hiện tại được liên tưởng với quá khứ, hiện tại được liên tưởng với tương lai, miền Bắc được liên tưởng đến miền Nam. Trong sự liên tưởng về những tâm trạng và cảnh ngộ đối lập, cần tránh sự khiên cưỡng. Làm sao cho hình ảnh và tâm trạng đến một cách tự nhiên, chân tình mà sâu sắc. Trong thơ Lê Anh Xuân, miền Bắc, miền Nam luôn được liên tưởng đi về trong rất nhiều cảnh ngộ và do đó cảm xúc được khai thác sâu hơn, da diết hơn. Nhìn ánh điện sáng của miền Bắc, tác giả lại chạnh lòng nghĩ đến miền Nam, miền Nam còn ngheo khổ, tăm tối trong ánh lửa chàm, củi đước Quê hương ta chừng đã lên đèn Aùnh lửa trên sông bồng bềnh mặt nước Nhìn điện sáng thương củi chàm củi đước Tám năm trời đỏ rực tấm lòng son. Từ ánh lửa củi chàm củi đước, tác giả lại liên tưởng đến những tấm lòng son, đến ngọn lửa rực hồng không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn đi trước những thử thách của thời gian và cuộc đời sóng gió. Nhà thơ Hitmet có những liên tưởng hết sức độc đáo: Một người tù làm ta phá cửa các nhà giam Một kẻ lưu vong gắn lòng ta vào đất nước Một trái tim đau chia phần cho hạnh phúc Một tiếng thét căm thù làm ta muốn yêu thương. Những liên tưởng đối lập này là những trạng thái tương phản của cảm xúc, của hình ảnh và suy tưởng đã góp phần trực tiếp nâng cao cảm hứng sáng tạo. Một hình thức liên 27 tưởng phổ biến khác được xác lập trên những đối tượng gần gũi, cùng loại. Tính chất tương đồng của sự liên tưởng này có tác dụng mở rộng cảm xúc cho đa dạng và phong phú hơn. Khi tiếp nhận ánh sáng của chân lý cách mạng, Tố Hữu đã liên tưởng tâm hồn mình với thiên nhiên đầy hương sắc và ríu rít âm thanh: Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đượm hương và rộn tiêng chim. Một liên tưởng cho dù trực tiếp hay gián tiếp đều có cơ sở hợp lý của nó. Cũng không phải ngẫu nhiên mà những buổi bình minh thường báo hiệu cho một cái gì thiên về niềm hi vọng và tương lai. Một ngày mới vẫn hứa hẹn một điều gì Một buổi chiều, một bến sông vắng thường được liên tưởng đến trong nỗi buồn chia ly xa cách: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai! Nỗi buồn khói sóng và buổi hoàng hôn trong thơ Thôi Hiệu lại phảng phất đến với thơ Huy Cận với một nỗi buồn man mác: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàn hôn cũng nhớ nhà. Trong thơ ca cổ, hình ảnh một dòng sông, một con đò thường gợi nên nỗi buồn chia ly xa cách. Dòng sông trong thơ Đường là dòng sông của những nhớ thương xa cách. Một buổi chiều, một dòng sông trở thành một liên tưởng quen thuộc khi nghĩ đến nỗi buồn, đến sự xa cách. Đến nỗi có những sự tiễn đưa ở một địa điểm không có dòng sông thực thì vẫn có một dòng sông tưởng tượng vỗ sóng, ánh nắng chiều có thể vẫn tươi trong nhưng con mắt của người ly biệt thì đầy hoàng hôn bao phủ. Đưa người ta không đưa qua sông Sao nghe tiếng sóng vỗ trong lòng Nắng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoang hôn trong mắt trong. (Thâm Tâm: Tống biệt hành) Có những liên tưởng phổ biến, mang tính chất điển hình được xác lập trên những mối quan hệ, những hiện tượng tiêu biểu trong đời sống. Tuy nhiên người viết vẫn phải có những suy nghĩ sáng tạo, phải xuất phát từ những xúc cảm để tránh tình trạng rơi vào ước lệ mòn sáo. Đằng sau mỗi liên tưởng phải thực sự có nhịp đập của trái tim và phần suy nghĩ riêng của người viết. Những liên tưởng đa dạng sẽ mở rộng cho cảm xúc trở nên phong phú hơn. Chiều sâu và tính chân thực của cảm xúc cũng tạo điều kiện để mở rộng khả năng liên tưởng và làm cho liên tưởng trở nên hợp lý, vững vàng tự bên trong. Tố Hữu viết: Miền Nam ơi! Vì sao có lúc Mây chiều xa bay giục cánh chim Canh khuya một tiếng bầu tiếng trúc Một câu hò cũng đọng trong tim. Những câu thơ trên nói lên một cách sâu sắc tha thiết tình cảm của miền Bắc đối với miền Nam. Có thể có những liên tưởng rất xa, dường như không trực tiếp quan hệ với tâm trạng chủ yếu của nhà thơ, nhưng nếu phân tích kĩ từ bên trong thì vẫn thấy những sợi dây vô hình ràng buộc nó với tâm điểm của bài thơ. Khi Nguyễn Đình Thi viết: 28 Ôi những cánh đồng quê chảy máu Giây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Thì nhằm nói lên sâu sắc ý thức căm thù giặc qua những hình ảnh như sôi giận và đốt cháy tâm tư. Nhưng câu thứ tư, để đóng lại một khổ thơ thoạt nghe như xa lạ, không hoà điệu vào tình cảm trên: Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Thực ra, nếu nhìn trong cấu tứ chung của toàn bài thì liên tưởng trên lại hợp lý. Tình yêu đất nước từ cái chung bao quát đến những tiếng nói và hình ảnh cụ thể: một cánh đồng, một dòng sông, một khuôân mặt quê hương, một đôi mắt thương nhớ của người yêu. Tất cả cái đó khi gần khi xa, khi là tiếng nói thầm thì của quá khứ vọng về, đều nhất quán trong một tình cảm chung là tình yêu quê hương, đất nước. d. Cấu tứ và kết cấu trong thơ Thật khó để có thể định nghĩa cho hoàn chỉnh khái niệm tứ trong một bài thơ. Thơ phải có tình. Tình cảm là đơn vị cấu tạo chủ yếu của hình tượng thơ. Nhưng nếu không có tứ thì tình cảm không được tổ chức một cách chặt chẽ và không phục vụ được cho chủ đề chung của bài thơ, tình cảm sẽ bị phân tán, những ý tưởng cũng không được liên kết lại trong một cấu tạo chung chặt chẽ và phát triển một cách hợp lý. Tứ chính là ý tưởng bao quát toàn bài biểu hiện trong sự liên kết những cảm xúc, suy nghĩ và hình ảnh, biểu hiện trong dạng cấu tạo và phát triển của hình tượng thơ. Tứ không phải là một ý tưởng hoàn toàn trừu tượng mà đã có sắc thái cụ thể của đời sống qua một hình ảnh, một tâm trạng, một suy nghĩ được chọn lọc làm điểm tựa cho sự vận động của cảm xúc. Có những tứ thơ được xác lập một cách công phu phức tạp, có tứ thơ giản dị. Ơû dạng nào tứ thơ cũng phải có sắc thái và dáng dấp cụ thể. Bài thơ Mặt quê hương của Tế Hanh được cấu tứ một cách nhẹ nhàng, giản dị. “Tôi cấu tứ mặt người yêu và mặt quê hương phản ánh lẫn nhau, nhập vào nhau làm một”. Tứ quyết định một phần giá trị của bài thơ. Nhiều bài thơ đứng được là nhờ ở cái tứ, tứ tạo nên chiều sâu của sáng tạo thi ca; tuy nhiên từ cái tứ chung đến bài thơ là một chặng đường dài. Người viết phải cụ thể cái tứ chung thành từng ý, những cảm xúc và những hình ảnh cụ thể. Hay nói một cách khác, người viết phải hướng sự vận động của cảm xúc, suy nghĩ và hình ảnh phù hợp với tứ thơ. Tế Hanh tâm sự rằng: “Cái tứ mặt người yêu và mặt quê hương đến với tôi tương đối nhanh. Nhưng khi phát triển tứ ấy ra hình ảnh thì tôi phải suy nghĩ nhiều Đoạn đầu tôi mở tứ ấy. Những đoạn sau tôi phát triển tứ ấy, lập ý bằng hình ảnh: đôi mắt giống dòng sông, vầng trán là khoảng trời, cái miệng gợi đến một mảnh vườn, hơi thở làm nhớ đến không khí”. Và đây là kết quả sáng tạo của toàn bài: Mặt em như tấm gương Anh nhìn thấy quê hương Kìa đôi mắt đôi mắt Dòng sông yêu trong vắt Kìa vầng trán thanh thanh Khoảng trời xưa long lanh Miệng em cười tươi thắm Như vườn xanh nắng ấm Hơi thở em chan hòa 29 Như không khí quê ta Hôm qua ai thù giặc Mà môi em mím chặt? Hôm nay ai xót thương Mà mi em mờ sương? Oâi miền Nam yêu dấu Trên mặt em yêu dấu Oâi chín năm nhớ thương Mặt em là quê hương. Rõ ràng từ cái tứ ban đầu đến việc lập ý, phát triển cảm xúc xây dựng hình ảnh cụ thể là một quá trình dài khá phức tạp. Tuy nhiên có được một tứ hay là một điều đặc biệt quan trọng. Cấu tứ là một vấn đề thuộc về suy tưởng và xúc động của hồn thơ. Sáng tạo được những tứ thơ hay đó là một phương diện của tài năng thi ca. Tứ chỉ đạo trực tiếp hướng vận động và phát triển của cảm xúc, suy nghĩ và xây dựng hình ảnh. Trong bài thơ Lệ, Xuân Diệu lấy hạt lệ như một biểu tượng làm tứ chính cho bài thơ. Hạt lệ xót xa, ngậm ngùi trong xã hội cũ của biết bao cảnh ngộ bi kịch đang diễn ra. Xã hội cũ được khái quát trong một hình ảnh tượng trưng mà đầm đìa nước mắt. Trăm ngàn kiếp lệ cuốn theo sông Biển cuốn long lanh sóng vạn trùng Trái đất ba phần tư nước mắt Đi như giọt lệ giữa không trung. Những giọt lệ đau thương của đời cũ đã chấm dứt. Con người sống với nhau thân ái chân tình trong cuộc sống mới. Biết bao nhiêu điều tốt đẹp, xúc động đến rơi lệ, những giọt lệ chứa chan tình người. Xưa lệ sa ta oán hận đất trời Nay lệ hòa, ta lại thấy đời tươi. Cấu tứ là một phương diện của tư duy hình tượng vừa thể hiện trực tiếp tài năng sáng tạo thi ca, vừa thể hiện trực tiếp quan điểm chính trị, triết học của tác giả. Tứ thơ cũng nói lên tầm suy nghĩ khái quát của nhà thơ. Tứ thơ là ý tưởng cụ thể của bài thơ trong vóc dáng cụ thể của nó. Tứ thơ được hình thành một phần do gợi ý của bản thân đối tượng, và phần chủ yếu do sức sáng tạo của người viết. Cũng một vấn đề thời sự chống bom nguyên tử nhưng Nazim Hitmet đã xây dựng được một tứ thơ thật độc đáo, thật sáng tạo. Một em bé nhỏ bị chết bom ở Hirôsima đi gõ cửa mọi nhà để xin chữ kí, để cho trẻ thơ không còn bị chết nữa, để các em được ăn kẹo. Có thể có những trường hợp khác, vấn đề trên được khai thác trực diện trên hướng phê phán quyết liệt. Nazim Hitmet đã đưa vấn đề chính trị đó qua cửa ngõ của tình cảm và đánh đúng vào sợi dây trìu mến tha thiết nhất: tình yêu thương các em; hãy bảo vệ lấy cuộc sống cho các em, hãy chống lại bóng đen của tội ác. Tứ thơ tuy là một ý tưởng khái quát nhưng thường bao giờ cũng có một dáng dấp cụ thể, qua cái cụ thể của một hình ảnh, một tâm trạng Tứ thơ có một vị trí quan trọng, tuy nhiên có bài thơ có tứ hay nhưng chưa là một sáng tác hay. Cái tứ thơ Sự sống không bao giờ chán nản là một tứ thơ hay xuất phát từ một quan điểm triết học và nhân sinh tiến bộ, mang nội dung tư tưởng chính trị cách mạng. Tuy nhiên 30 những hình ảnh và cảm xúc cũng như ngôn ngữ trong bài thơ chưa thật nổi và tương xứng với tứ thơ. Trong thơ, tứ phải đi đôi với tình. Nếu chỉ có tình mà không có tứ hay thì tình cảm dễ bị tản mạn, pha loãng, thiếu sự liên kết tự bên trong và không được nâng cao. Nếu chỉ có tứ mà không có tình, thơ dễ rơi vào lý trí, vào những suy tưởng khô khan. Kết cấu trong thơ chủ yếu là sự tổ chức bên trong, gắn chặt với vấn đề cấu tứ trong thơ. Kết cấu thường theo rất sát những đặc điểm và dạng thức vận động của tứ thơ. Chủ đề tư tưởng trong một bài thơ bộc lộ trên những ý tưởng khái quát và được triển khai trong tứ thơ. Tứ thơ được xác lập và triển khai đến đâu thì kết cấu cũng vươn theo đến đấy. Tứ thơ là một nhân tố của nội dung gắn bó rất chặt chẽ với kết cấu. Sự vận động và hình thành của kết cấu phụ thuộc vào kết quả của sự triển khai của tứ thơ và nội dung bài thơ. Tứ thơ của bài Mặt quê hương của Tế Hanh chủ yếu dựa trên sự so sánh của mặt quê hương và khuôn mặt của người thân yêu, nên Tế Hanh đã sử dụng chủ yếu là lối kết cấu so sánh qua từng cặp câu của hai đối tượng miêu tả. Tứ thơ của bài Kết nạp đảng trên quê hương Mẹ của Chế Lan Viên được tạo thành trên cơ sở những mối quan hệ sâu xa giữa Đảng với hình ảnh người mẹ hiền và quê hương. Tứ thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu có ý nghĩa tượng trưng. Đó là lời ân cần dặn dò lòng sắt son chung thuỷ trong phút chia tay của người cán bộ xuôi về thành thị, với núi rừng Việt Bắc, quê hương cách mạng. Phục vụ cho tứ thơ đó, kết cấu của bài thơ mang tính chất đối đáp qua lại giữa hai nhân vật. Sự vận động và triển khai của tứ thơ trong thơ trữ tình thường không có những điểm tựa xác định và cụ thể về không gian và thời gian như trong tiểu thuyết, kịch. Mâu thuẫn và sự khác biệt của những cảm nghĩ là động lực bên trong đẩy cho tứ thơ phát triển, do đó tư thơ thường vận động qua những trạng thái đối lập trong không gian cũng như thời gian. Về không gian, cảm xúc vận động giữa cái xác định và không xác định, hữu hạn và vô hạn, chân và ảo, hiện thực và lãng mạn. Hiện thực đời sống là cơ sở để tạo nên những đối tượng xác định, cụ thể, chân thực. Và phần ảo, phần không xác định của tứ thơ và cảm xúc thơ thường thuộc về sự tưởng tượng, bay bổng và mơ ước của người viết. Cứ thế cảm xúc thơ tuần hoàn qua những trạng thái và tự bồi đắp cho mình những phẩm chất mới đa dạng và linh hoạt hơn. Tố Hữu trong bài thơ Thù muôn đời muôn kiếp không tan chủ yếu đã triển khai ý thơ với tình thần căm thù trào sôi và lên án mạnh mẽ kẻ thù độc ác qua những hình ảnh có thực và cụ thể: Trong một ngày mồng một tháng mười hai Nào ai ngờ không sống nữa ngày mai Chúng tôi chết, chết quay lăn lóc Đứt ruột đứt gan nắm cơm thuốc độc. Chết mà chưa giết được lũ đê hèn Trái tim hồng chết uất máu bầm đen. Nhưng Tố Hữu lại từ cái thực của đời sống chuyển hình tượng thơ sang phạm vi tưởng tượng để cho bài thơ thêm da diết trong tình cảm yêu nước thiết tha của những người đã khuất và càng tăng thêm lòng uất ức căm thù kẻ địch: Chúng đã giết nhưng làm sao giết được Hồn chúng tôi quẩn quanh cùng đất nước Như bóng dừa ôm những xóm làng yêu Như bóng cò bay sớm sớm chiều chiều Như sông lạch vẫn tắm đồng xanh mát Như sóng biển vẫn dập dìu ca hát. 31 Về mặt thời gian, tứ thơ thường vận động qua các khâu hiện tại, quá khứ và tương lai. Quá khứ thường được hồi tưởng qua những cảm xúc và ấn tượng đau xót về chế độ xã hội cũ hoặc được liên tưởng với những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Tương lai được xác lập trong hiện tại qua những liên tưởng và mơ ước tốt đẹp về mai sau. Sự phát triển của nội dung bài thơ trải qua nhiều chặng đường từ mở đầu cho đến kết thúc. Tuy không có những nấc phát triển cụ thể như trong tiểu thuyết và kịch qua các thành phần của cốt truyện, nhưng rõ ràng các khâu mở đầu, tâm điểm và kết thúc của bài thơ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức và kết cấu của sáng tác đặc biệt là tâm điểm và khâu kết thúc. Trong bài thơ trữ tình, sự vận động của cảm xúc và suy nghĩ bao giờ cũng được triển khai xoay quanh một tâm điểm, điểm sáng, từ đấy soi rọi cho toàn bài, và cũng từ đấy tiếp nhận và quy tụ mọi cảm xúc và suy tưởng. Nắm được tâm điểm của bài thơ, người đọc có thể hiểu cấu tạo bài thơ có vững chắc, cân đối và phát triển hợp lí không. Sáng tác một bài thơ, một mặt người viết phải có ý thức và năng lực triển khai, mở rộng tâm điểm đi rất xa theo hướng li tâm, theo quy tắc diễn dịch, nhưng một mặt luôn phải có ý thức hướng tâm theo nguyên tắc quy nạp. Một số bài thơ kết cấu theo kiểu vòng tròn xoay quanh một tâm điểm bôïc lộ rất rõ đặc điểm này. Tâm điểm của bài thơ có khi nằm ở trung tâm của sáng tác, có khi nằm ở phần kết thúc, nhưng đúng hơn là nó có mặt ở tất cả các thành phần trong một bài thơ. Một khâu quan trọng trong kết cấu thơ trữ tình là chỗ kết thúc của bài thơ. Chỗ kết thúc thực sự có một vị trí quan trọng. Đó là sự thâu tóm mọi vận động của cảm xúc, nơi kết tụ lại cho một tứ thơ ngưng đọng, là lời giải đáp cho mỗi câu hỏi được đặt ra, là sự nâng cao cho bài thơ có một tầm vóc. Maiakôpxki cho rằng: “Kết thúc là một trong những yếu tố hệ trọng của bài thơ, nhất là bài thơ có khuynh hướng, có tính khoa trương rõ rệt. Những câu thơ đạt nhất của bài thơ thường được đặt ở phần kết thúc này. Đôi khi phải làm lại toàn bộ bài thơ để biện bạch cho việc đặt kết thúc”.1 Một kết thúc hay sẽ có tác dụng gợi ý tổng hợp và gây ấn tượng mạnh mẽ về bài thơ. Trong thơ Đường, bố cục giữ một vai trò quan trọng, trong đó hai câu kết có nhiệm vụ tổng kết lại ý của toàn bài. Trong thơ Mới, các tác giả cũng rất chú trọng câu kết. Có bài thơ câu kết đúc lại như một quy luật tất yếu: Gió hôm nay là bão nổi ngày mai Trời chớp giật tất đến ngày sét đánh Bài thơ Trong hầm Điện Biên của Phác Văn, câu kết thật độc đáo, bất ngờ làm tăng hẳn giá trị của cả bài thơ.2 1 Chuyển dẫn theo Hà Minh Đức. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, sđd, tr.447 2 Trong hầm Điện Biên-Phác Văn: Một vỏ đạn cắm mấy cành hoa Một bức tranh tre làng rợp bóng Một bi đông đựng đầy nước nóng Một ván cờ bỏ dở nằm im Một cái ca xoè cánh đôi chim Một phong thư chữ em nắn nót Một tia sáng ghé vào trong suốt Vạn trái bom không phá nổi bình yên. 32 Thơ có nhiều cách mở đầu và cũng có nhiều cách kết thúc. Cái kết thúc hay là cái kết thúc có phần bất ngờ nhưng rất đúng lúc và ở vào vị trí không thể khác được của bài thơ, có tác dụng đóng lại một quá trình và mở ra trong người đọc những suy tưởng, những liên hệ mới. Những ý kiến trên chủ yếu đề cập đến nhiệm vụ của kết cấu trong việc tổ chức nội dung thi ca. Nhà thơ đồng thời cũng sử dụng nhiều biện pháp kết cấu hỗ trợ để làm nổi lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Một vài dạng phổ biến và dễ xác định về cấu tạo hình thức như lối kết cấu trùng điệp, kết cấu vòng tròn, kết cấu song song, kết cấu đối đáp, kết cấu tượng trưng, kết cấu theo đường dây sự kiện e) Phân loại thơ trữ tình Dựa vào đối tượng mô tả, người ta chia thơ trữ tình ra các thể loại riêng. Trữ tình công dân. Nhà thơ trong mối liên hệ với chế độ chính trị – xã hội của nó, với các thiết chế pháp quyền đạo đức và các thiết chế khác. Nhà thơ đề cao nghĩa vụ công dân, cổ vũ và ca ngợi sự nghiệp của nhân dân, lên án và đả kích kẻ thù của nhân dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0026_p1_2135.pdf