Có thể nói rằng lịch sử xã hội loài của chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ sự
đóng góp vô cùng giá trị của các thế hệ đi trước. Trong số những đóng góp của các thế
hệ đi trước tư tưởng của họ có một ý nghĩa rất quan trọng. Nhiều quan điểm, học
thuyết của họ không những đã góp phần giải quyết các vướng mắc của chính xã hội
đương đại của họ, mà còn trở thành kim chỉ lam cho mọi hoạt động của chúng ta sau
này. Những học thuyết, những quan điểm của những người đi trước rất toàn diện bao
quát rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội loài người từ tự nhiện cho đén các hoạt
đọng của xã hội. Trong số nhưng học thuyết, quan điểm, tư tưởng đa dạng đó, các học
thuyết, quan điểm tư tưởng về nhà nước và pháp luật có một ý nghĩa quan trọng rất
lớn, vì nó trực tiếp quan hệ mang tính quyết định đén sự phát triển của xã hội .
Lịch sử các học thuyết chính trị là lịch sử các hệ luận cơ bản về bản chất và hình
thức thể hiện của các chính thể. Các hệ luận cơ bản này lại chính là những nhận thức
và những cách đánh gía về các thiết chế nhà nước từ khi chúng mới xuất hiện. Vì vậy,
hoàn toàn có thể nhận thấy rằng lịch sử các học thuyết chính trị là bộ phận không thể
tách rời của khoa học lý luận về nhà nước pháp quyền.
62 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 3374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình lịch sử các học thuyết pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CN)
Người thể hiện sự phát triển cao của các tư tưởng chính trị trong thời gian này là
Solon. Solon vừa là một nhà thơ, nhà hiền triết, vừa là nhà lập pháp, nhà hoạt động
chính trị lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại. Vào khoảng năm 594 ông đã được bầu làm thống
chế ở Athens và đã tiến hành hàng loạt cải cách nhằm thủ tiêu những cuộc nổi loạn của
những người không được bảo hộ, xoá bỏ sự hỗn loạn trong các quốc gia thành thị và
hoà giải các phe phái đối địch nhau (giữa phái quý tộc và phái dân chủ, giữa quý tộc
cũ và thương nhân).
Như vậy, các pháp lệnh của Solon đã hạn chế một phần quyền lợi của quý tộc,
đem lại nhiều quyền lợi cho nhân dân, chấm dứt việc biến nông dân thành nô lệ, thúc
đẩy sự phát triển của công thương nghiệp và làm cho tính chất dân chủ của Nhà nước
Athens được hoàn thiện thêm một bước.
2.2. Tư tưởng của Pythagore (580- 500 tr.CN)
Học thuyết về các con số của ông đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện
các hiện tượng chính trị - pháp lý. Pythagore cho rằng con số là cái đầu tiên và là bản
chất của thế giới tự nhiên cũng như xã hội, vạn vật là sự thể hiện của những con số.
Pythagore đại diện cho quan điểm của những người Hy Lạp cổ, cho rằng từng cá nhân
46
phải lệ thuộc vào tập thể và phải luôn hành động vì lợi ích của cộng đồng. ông dạy cho
các thành viên của cộng đồng phải tôn trọng quyền lực, pháp luật phẩm chất công dân
ở mọi lúc mọi nơi phải có tư tưởng hy sinh vì cộng đồng.
Về pháp luật, Pythagore là một trong những người đầu tiên xây dựng lý thuyết về
sự bình đẳng. Theo ông, pháp luật là phương tiện bằng nhau để bình thường hoá các
quan hệ bất bình đẳng và của các cá nhân bất bình đẳng. Công bằng chính là sự đền bù
bằng nhau, sự công bằng là tiêu chuẩn, cơ sở để mọi người xử sự với nhau.
Luận thuyết trung tâm của Pythagore là nhằm chống lại những người bình dân và
thiết chế nhà nước dân chủ. Ông cho rằng việc điều hành xã hội phải thuộc về những
người được giáo dục thẩm mỹ - tín ngưỡng đặc biệt và hơn hẳn những người khác về
trí tuệ và đức hạnh. Ông kêu gọi vâng lời người trên và cha mẹ, hoàn toàn tuân thủ
người cầm quyền, điều tệ hại nhất trong xã hội chính là tình trạng không có lãnh đạo,
không có chính quyền.
Ông coi trật tự trong nhà nước như trật tự trong gia đình và đó cũng là tư tưởng
về đẳng cấp xã hội của ông, muốn cố níu giữ chế độ các quốc gia thành thị đang tan rã,
loại trừ những người nông dân bị phá sản ra khỏi đời sống chính trị.
Tuy vậy cũng không thể đánh đồng học thuyết chính trị của Pythagore với tư
tưởng của giới quý tộc thị tộc đang suy vong. Những người theo phái Pythagore không
ngăn cản sự phát triển các quan hệ sản xuất mới mà ủng hộ sự phát triển các ngành
nghề và thương mại. Ông yêu cầu phải thực hiện các mệnh lệnh của nhà nước, tuân thủ
pháp luật được ban hành, pháp luật được ông đặt cao hơn các phong tục cổ truyền
không thành văn. Về điều này có thể coi ông như một trong những người có tư tưởng
"pháp trị".
2. 3. Học thuyết của Heraclite
Ông xuất thân từ tầng lớp quý tộc chủ nô thuộc dòng họ Codrit, là dòng họ thuộc
tầng lớp cai trị được cha truyền con nối. Song ông không đi theo con đường quan
trường của cha nên đã nhường quyền làm Quốc vương cho em trai và đi theo con
đường khoa học. Ông là người rất say mê khoa học, bản tính trung thực và ghét tính
giả tạo. .
Không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông, bởi vì nước mới không ngừng
chảy trên sông. Ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mới"1.
Có thể nói đây là những kết luận hoàn toàn đúng đắn và khoa học. Ông còn cho
rằng lửa không chỉ là nguyên nhân sinh ra mọi chuyện mà còn là nguồn gốc của mọi
vận động, là yếu tố phán xét mọi thứ. Ông viết: “Lửa mới là toà án của mọi thứ, lửa
1 Xem: “Lịch sử các tư tưởng chính trị”, trang 33, 34.
47
phán xét tất cả”1.
Heraclite cho rằng: thế giới gồm có những mặt đối lập nhau và mặt đối lập này
chuyển hoá thành mặt đối lập kia. "Lạnh biến thành nóng, nóng biến thành lạnh, khô
biến thành ướt, ướt biến thành khô"2. Sự xuất hiện của mặt đối lập này quyết định sự
xuất hiện của mặt đối lập khác, các mặt đối lập có sự liên hệ, ràng buộc với nhau. "Cái
ác làm cho cái thiện cao cả hơn - Ông viết - Bệnh tật làm cho sức khoẻ càng thêm đáng
quý"3. Sự xung đột giữa các mặt đối lập, là nguồn gốc của sự phát triển, sự biến hoá.
Tất cả những sự biến hoá đều bị những quy luật chặt chẽ chi phối và đời sống của thế
giới không phụ thuộc vào thần thánh: "Tất cả đều sinh ra trong một cuộc đấu tranh và
tất yếu phải sinh ra". "Chiến tranh là tất cả, là ông hoàng của tất cả"4.
Theo Heraclite: quyền là con đẻ của chiến tranh và sự tất yếu, nó dường như là
sự phản ánh của luật thiên định muôn đời. Những khái niệm công bằng và bất công
được hình thành bởi chính con người bởi vì đối với Trời (thiên nhiên và vũ trụ) tất cả
đến hoàn mỹ và công bằng. Tư duy vốn cho con người tất cả, song trí tuệ về quản lý
chung có ý nghĩa bắt buộc. Đời sống nhà nước và pháp luật cần phải tuân theo trí tuệ
về quản lý.
Hạn chế của Heraclite là ông coi thường nhân dân, thậm chí căm thù họ. Theo
ông thì một người hơn cả chục ngàn người nếu họ tuyệt hảo nhất. Nhiều người trong
dân chúng thì tồi còn một số ít thì tốt nên sự phục tùng ý nguyện của một người là quy
luật tất yếu: "Sự tuân thủ ý chí của nhà quản lý tốt- ông viết- đó là luật"5. Để xây dựng
và thông qua luật không cần có sự tham gia, đồng ý chung của Hội nghị nhân dân. Cái
chính trong nội dung của luật là sự phù hợp với trí tuệ quản lý. Trí tuệ của một người
tốt nhất còn hơn trí tuệ của nhiều người. Ông phê phán sự thay đổi thường xuyên hình
thức cai trị, quản lý và đòi hỏi thiết lập một trật tự nghiêm khắc và ổn định trong đời
sống xã hội.
3. Tư tưởng chính trị - pháp lý trong thời kỳ hưng thinh và suy vong của nền
dân chủ Chiêm hưu Nô lệ
Đại diện cho tư tưởng chính trị trong thời gian này là các nhà triết học, những
nhà khoa học có trí tuệ thiên tài của thế giới cổ đại như: Protagoras, Herodote, Socrate,
Plato, Aristote v.v.
1 Xem: “Lịch sử các tư tưởng chính trị”, sdd, tr. 34
2 Xem: “Lịch sử các tư tưởng chính trị”, sdd, tr. 34
3 Xem: “Lịch sử các tư tưởng chính trị”, sdd, tr. 35
4 Xem: “Lịch sử các tư tưởng chính trị”, sdd, tr. 35
5 Xem: “Lịch sử các tư tưởng chính trị”, sdd, tr. 35
48
3. 1. Democrite (460- 370 tr.CN)
Democrite là người đầu tiên lý giải một cách khoa học về sự xuất hiện và hình
thành con người, xã hội loại người, coi đó là một quá trình phát triển tự nhiên của thế
giới. Democrite là một nhà khoa học thiên tài thời cổ đại. Ông sinh trưởng trong một
gia đình giàu có ở Apde, một thành phố thương mại lớn ở vùng Taraxơ. Ông đã từng
đến các nước phương Đông như: Ai Cập, Babilon, Ba Tư, Ấn Độ và tại các nước này,
ông đã tìm hiểu và tiếp thu được nhiều kiến thức triết học, khoa học tự nhiên.
Democrite là học trò xuất sắc của Loxíp, người đã sáng lập ra thuyết nguyên tử song
ông lại có công phát triển thuyết này lên một trình độ cao hơn nên người ta vẫn gọi là
thuyết nguyên tử của Democrite. Là người có trình độ hiểu biết rất sâu rộng,
Democrite đã viết tới hơn bảy mươi tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như: đạo đức học,
vật lý học, mỹ học, ngôn ngữ học, kỹ thuật học và âm nhạc.
Theo ông, nhà nước và pháp luật đã xuất hiện không hề phụ thuộc vào một thế
lực thần bí nào. Sự xuất hiện của chúng là kết quả đấu tranh lâu dài của con người bị
thiếu thốn và đè nén trong xã hội tiền văn minh buộc phải sống liên kết với nhau thành
cộng đồng. Nhà nước là sự thể hiện các quyền lợi chung của các công dân trong đó.
Nó chỉ có thể thực hiện vai trò nền móng cho những người Hy Lạp tự do trong những
điều kiện tiên quyết sau:
+ Phải có sự tuân thủ chính xác của tất cả mọi người đối với luật pháp và có
những hành vi phù hợp với vai trò là thành viên trong thành bang.
+ Phải có sự bình đẳng và nhất trí của mọi công dân.
+ Không có nội chiến.
Để đạt được điều đó cần xoá bỏ những thái cực và làm sao cho chúng không thể
xảy ra: 3. Những nhà ngụy biện
Với khúc ca chiến thắng của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ Athens và việc lôi
cuốn đông đảo dân chúng tham gia các công việc nhà nước thì sự quan tâm đến các
vấn đề xã hội tăng lên một cách rõ rệt. Từ giữa thế kỷ thứ Vtr.CN, ở nhiều nơi khác
nhau của Hy lạp đã xuất hiện những nhà bác học đặc biệt, họ tự gọi mình là: "thày giáo
triết học" (nhà ngụy biện, theo tiếng Hy Lạp là Sophistes), làm nhiệm vụ dạy kiến thức
và kỹ năng hoạt động chính trị. Các nhà ngụy biện gồm hai trường phái: phái tiến bộ,
phái này bảo vệ nền dân chủ và mang lại sự khai sang, đại diện là Protagoras, Gorgias,
Antiphôn Ghippi. Còn phái kia là phái phản động, tự do vô chính phủ và cá nhân chủ
nghĩa, ủng hộ tầng lớp quý tộc chuyên quyền, đại diện là Phradimac, Caliclơ, Criti...
Các nhà ngụy biện là một trong số những người đầu tiên soạn thảo các vấn đề mấu
chốt của học thuyết về pháp luật tự nhiên. Theo họ, chính trị không phải là việc của
thiên đình, cũng không phải là sản phẩm do tạo hoá sinh ra. Nhà nước và pháp luật là
49
kết quả trực tiếp của ý chí cá nhân, sản phẩm của sự thống nhất nhận thức được mọi
người thoả thuận với nhau. Nhà nước và pháp luật là những thể chế nhân tạo được
hình thành trên cơ sở những thoả thuận có nhiệm vụ bảo đảm an ninh chung và thoả
mãn những nguyên vọng cá nhân của công dân, bảo vệ các quyền cho họ. Theo
Protagoras, bản thân khái niệm nhà nước là ở chỗ, không có nhà nước thì đời sống
nhân loại không thể có được. Bởi vậy, nhà nước là biểu tượng của Dicke, tức là pháp
luật - sức mạnh xác định, điều chỉnh và định hướng các mối quan hệ làm cho con
người được coi là bình đẳng với nhau. Đặc trưng của mối quan hệ được hình thành
giữa tự nhiên và chính trị không chỉ là ở chỗ chúng tồn tại bên nhau, mà còn cả trong
mâu thuẫn giữa chính trị với tự nhiên. Luật pháp chế ngự tự nhiên và làm biến đổi nó
(Ghippi). theo quan điểm tự nhiên, tính cao thượng có nguồn gốc chỉ là "những lời
trống rỗng" (Licophron). Về mặt tự nhiên, mọi người đều được bình đẳng (Ankiđam).
Tự nhiên không sinh ra ai để làm nô lệ cả (Antiphon). Đối với những nhà ngụy biện tư
duy cấp tiến thì tự nhiên hoàn toàn bình đẳng tuyệt đối.
Tư duy chính trị nửa sau thế kỷ Vtr.CN không chỉ xác lập chế định nội dung các
quy phạm pháp luật bằng quyền lợi của các nhóm xã hội khác nhau, nó còn ý thức rõ
rệt hơn rằng các mâu thuẫn về quyền lợi xã hội nảy sinh do việc phân chia sở hữu
không đồng đều, điều đó đã làm suy yếu quốc gia thành thị. Từ đó nảy sinh các kế
hoạch mang tính chất cào bằng và không tưởng về việc tổ chức lại xã hội chiếm hữu
nô lệ và nhà nước trên cơ sở giữ nguyên chế độ nô lệ.
Phalay đưa ra việc cào bằng sở hữu đất đai trong quá trình thành lập các quốc
gia. Nhà nước dẫu sao cũng đã được thiết lập trên nền tảng những khác biệt đó và củng
cố các đô thị bằng con đường điều tiết các mức tài sản thuộc của hồi môn trong các
cuộc hôn nhân của người tự do. Trong hình mẫu quốc gia có phạm vi không lớn do
Phalay đưa ra, ông cho rằng cần phải tiến hành chuyển hoá tất cả các thợ thủ công
thành nô lệ của nhà nước.
3. 2. Hippodame
Hippodame là nhà “kiến trúc sư xã hội” hay kiến trúc sư đô thành chính trị. Ông
là tác giả của một học thuyết không tưởng và đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong lịch
sử các học thuyết chính trị. Thậm chí, ông đúng là kiến trúc sư đô thành bậc nhất vì
rằng ông là người sáng tạo ra các đường phố. Ông là người đầu tiên nghĩ đến việc đặt
các nhà ở nối tiếp nhau, xếp chúng thành hàng ngang và mở cửa ra trước mặt các phố,
ông cũng là người kiến trúc các bể bơi của Pire.
Với tư cách là một kiến trúc sư, ông đã xây dựng mô hình một thành bang lý
tưởng. Thành bang đó có khoảng 10.000 công dân (nếu thêm cả vợ con họ, những kiều
dân và nô lệ thì cũng có thể có một dân cư gấp mười).
50
Ông chia công dân thành 3 giai cấp theo đẳng cấp :
+ Giai cấp thứ nhất là giai cấp những người ưu tú, gánh vác việc quản lý các lợi
ích chung, họ hợp thành giới tham nghị.
+ Giai cấp thứ hai là giai cấp những người khỏe mạnh, chịu trách nhiệm bảo vệ
tổ quốc, đó là giới quân sự.
+ Giai cấp thứ ba là giai cấp những người cần lao, họ là những người sản xuất ra
những của cải cần thiết cho thành đô, họ hợp thành giới kỹ xảo.
Mỗi giai cấp lại chia thành ba bộ phận. Giới tham nghị gồm ủy ban trù bị, thượng
viện và bộ phận hành pháp. Giới quân sự bao gồm một giới sỹ quan, một đội quân ưu
tú chiến đấu ở xa, khối những người khỏe mạnh. Giới cần lao phân chia thành nông
dân, thợ thủ công và thương nhân.
Để đề phòng những nguy hiểm ấy, cần phải thực hiện các biện pháp phòng bị
sau:
+ Thứ nhất là đào tạo thanh niên với mục đích rèn giũa đức độ trong những thú
vui khoái lạc và những cực nhọc để thành bang lo giữ gìn các phong tục.
+ Phương pháp thứ hai là việc duy trì sự ít ỏi của các tài sản. Đó là một vấn đề
lớn để tránh sau thời kỳ thành lập, lúc mà tài sản được phân phối đồng đều, những điều
kiện vật chất sau một thời gian trở nên rất khác nhau. Do đó phải giữ bình đẳng về các
nguồn của cải hay ít ra phải ngăn chặn sự quá bất bình đẳng về của cải. Nông nghiệp là
nhờ vào truyền thống cổ xưa, nó cho phép làm giầu, nhưng mà là làm giầu tinh thần,
một mặt, nó sinh ra từ lao động và mặt khác nó là tự nhiên và nói chung là quá chậm
chạp.
+ Điều thứ ba, sự cần thiết của thành bang sẽ được bảo đảm bởi việc giao những
nhiệm vụ cho những người có phẩm chất đầy trách nhiệm. Những chức năng đòi hỏi
sự liêm chính, chính trực sẽ giao những người có đạo đức; những việc làm đòi hỏi sự
khéo léo sẽ trở về với những người có kinh nghiệm, cuối cùng những đảm phụ đòi hỏi
những chi tiêu lớn thuộc phận sự những người giàu.
+ Thứ tư, những vinh quang rõ ràng cho các pháp quan hoàn thành tốt các nhiệm
vụ của họ và tỏ ra xứng đáng với chức năng đã trao cho họ. Nhà nước chịu những chi
phí cho việc giáo dục con của những chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc. Chế độ quý tộc có
giá trị do sự thi đua tự nhiên do đó sẽ có cách nếu sử dụng phẩm chất đó và làm
chuyển quyền lực từ người này sang người khác.
Như vậy, ba yếu tố quân chủ quý tộc và dân chủ gặp nhau và được cân đối trong
nhà nước. Song làm thế nào để duy trì được sự hòa hợp giữa ba giai cấp? Phải thể hiện
ba ảnh hưởng sau: ảnh hưởng của các học thuyết và tín ngưỡng; sau đó là ảnh hưởng
của những thị hiếu và những phong tục, cuối cùng là ảnh hưởng của các luật lệ.
51
Cuối cùng phải chú ý nhiều hơn đến sự tuyên truyền của những nhà ngụy biện,
đó là kẻ thù đáng sợ của thành bang. Gieo rắc sự nghi ngờ, họ đem lại sự tối tăm và sự
rối loạn trong đời sống chung của con người. Do vậy, họ cũng là nguồn gốc của những
đau khổ khủng khiếp khi họ đề nghị đưa vào cuộc sống thiêng liêng và nhân đạo
những cái mới trái với những tư tưởng đã được chấp nhận. Do sự can thiệp của họ,
thành bang đáng lẽ phải đồng tâm với những phong tục hữu ái thì lại chia rẽ. Từ đấy sẽ
không có cái gì được cố định về mặt chân lý cũng như về tính chắc chắn của tư tưởng.
Từ tất cả những học thuyết đã được phổ biến, chủ nghĩa vô thần là học thuyết có hại
nhất.
Tóm lại, Hippodame đơ Milet xuất hiện như là nhà văn chính trị thật sự trước
Plato và Aristote. Về mặt tính cách cá nhân, ông là một người vừa gắn với truyền
thống, vừa gắn với các tư tưởng của thời đại, lại vừa là một nhà tư tưởng tiên phong
táo bạo. Đối với ông, không có cái gì ở ngoài đời sống công cộng và sự chi phối các
luật lệ không dừng ở đâu hết. Sự khiển trách của các phong tục, sự áp chế của tư tưởng
hay ít ra là sự hạn chế rất chặt chẽ việc phát triển tư tưởng là một pháp quyền tuyệt đối
của xã hội đối với cá nhân, cá nhân không có một lĩnh vực dành riêng nào. Mặt khác,
thành bang không thể ổn định cũng không giữ được phồn vinh, nếu nó không bảo đảm
việc thờ cúng thần linh. Do đó, sự thiếu từ tâm ở đây không chỉ giản đơn là một sai sót
về đạo đức mà còn là một sự thiếu thốn cơ bản về các nghĩa vụ đối với nhà nước.
3. 3. Ephiantes và Pericles
Nếu như Hippodame ủng hộ và mong muốn xây dựng một chính phủ hỗn hợp thì
Ephiantes lại nhiệt liệt ca ngợi, ủng hộ và tích cực đấu tranh để xây dựng nền dân chủ.
Đây là một trong những nhà chính trị dân chủ xuất sắc đã tiến hành cải cách chính trị
nhằm hoàn thiện hơn nữa Nhà nước dân chủ chủ nô Athens.
Giữa thế kỷ thứ V tr.CN, ở Athens phong trào dân chủ tiến công vào các thế lực
phản động, bảo thủ một cách mạnh mẽ. Chính quyền ở Athens lúc đó về tay những
người dân chủ cấp tiến nhất mà đứng đầu là Ephiantes. Ông nổi tiếng là “một nhà
chính trị trung thành với tổ quốc và cương trực không ai mua chuộc được” (Aristote).
Xuất thân từ một gia đình quí tộc bị phá sản, sống gần gũi với quần chúng, ông trở
thành người bạn của dân nghèo. Ông cho rằng dân tự do phải làm chủ trong nước. Kẻ
thù của nền dân chủ Athens vì vậy mà căm ghét ông, vu cáo ông là “đã mê hoặc dân
chúng bằng những quyền tự do dân chủ quá trớn” (Plato).
Chương trình cải cách của Ephiantes còn có một số điểm khác song ông không
thực hiện được toàn bộ bởi vì ông đã bị bọn quý tộc phản động thù địch ám sát. Sau
khi Ephiantes chết, Đảng dân chủ vẫn tiếp tục nắm chính quyền mà đại diện là
Pericles.
52
Pericles là nhà chính trị và nhà hùng biện nổi tiếng của Athens trong thời gian
này. Sử gia Tuynidis thuộc phái đối lập cũng phải nhận định về ông như sau: “Nhờ có
tài năng, uy tín và óc thông minh, nhờ có tư cách đạo đức không để cho ai mua chuộc
được, ông đã dễ dàng chinh phục được lòng người”1.
Các quan điểm chính trị của Pericles chủ yếu được thể hiện trong Điếu văn hay
Lời đề trên mộ những chiến sĩ trận vong trong những năm đầu cuộc chiến tranh
Peloponese (bài diễn văn đó tìm thấy ở Quyển II cuốn Lịch sử cuộc chiến tranh
Peloponese của Thucydide). Thucydide viết: “Pericles, con của Xanthippe đã được
chọn để công bố lời tán tụng những chiến sĩ tử trận vinh quang. Nhiều phần là nhà
chiến lược, ông là người siêu việt nhất Athens, người thứ nhất về mọi cái và về nói và
hành động... thời điểm đến, ông tiến đến ngôi mộ trên một mô đất cao, để quần chúng
có thể được nghe thấy từ xa nhất có thể được"2.
Các luật lệ đó có hai loại: Các luật thành văn và các luật không thành văn, kết
quả của một sự thỏa thuận chung và chúng ta không thể làm trái mà không xấu hổ.
Cuối cùng, Athens - thành bang sung sướng, thành bang phồn vinh cũng là một
thành bang mạnh và các thành công quân sự của nó là dẫn chứng. Pericles gắn lòng
dũng cảm quân sự với những phẩm chất công dân, theo ông các tục lệ về tự do cao hơn
so với các chế độ độc tài, ngay cả với sự lãnh đạo chiến tranh. Pericles muốn chứng
minh sự mạnh hơn về quân sự của Athens so với Sparte, luận điểm này của ông xuất
phát từ một thực tế là không bao giờ những người Sparte dám đương đầu một mình
với Athens mà phải luôn tìm những đồng minh để nâng cao sức mạnh.
3. 4. Socrate (469-399 tr.CN)
Vào cuối thế kỷ V tr.CN, những mâu thuẫn giữa phái quý tộc và phái dân chủ
ngày càng gay gắt cùng với sự khủng hoảng của đế chế Athens. Trong hoàn cảnh cực
kỳ căng thẳng này, Socrate (469-399 tr.CN) đã trở thành một người lừng danh. Ông
sinh trưởng ở Athens, cha làm nghề điêu khắc và mẹ làm nghề hộ sinh nên vốn dòng
dõi bình dân. Giống như các nhà ngụy biện, ông cũng tự coi mình là nhà hiền triết đấu
tranh cho sự khai sáng. Socrate chủ tâm không viết một tác phẩm nào cả, mà chỉ đơn
thuần truyền khẩu các quan điểm của mình, do vậy mà việc phân tích các quan điểm
chính trị đầy mâu thuẫn của ông hết sức khó khăn. Ông thường tổ chức những buổi
giảng bài, thảo luận, hội thảo để truyền bá tư tưởng của mình. Khi tranh luận, ông
1 Xem: “L ch s các t t ng chính tr ”, sđd, tr. 32.
2 Xem: “L ch s các t t ng chính tr ”, sđd, tr. 33.
53
thường dùng phương pháp đặt các câu hỏi liên tiếp cho người đối thoại để dồn người
đó "đến chân tường".
Về chính trị, ông chủ trương việc trị nước không nên do nhiều người mà phải do
những nhà thông thái có tài năng và đạo đức, tức là do một số quý tộc. Chủ trương đó
trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ dân chủ Athens. Vì vậy, năm 399tr.CN,
Sỏcate bị đưa ra xét xử ở Athens, bị kết tội truyền bá học thuyết kỳ quặc đầu độc thanh
niên, làm hại đến chế độ dân chủ và sự tồn tại quốc gia. Vì vậy, ông đã bị xử tử bằng
cách uống thuốc độc.
3. 5. Plato (428- 347 tr.CN)
Plato có lẽ là một triết gia vĩ đại nhất của mọi thời đại, và là triết gia đầu tiên đã
tập hợp mọi lý tưởng và các lập luận khác nhau vào những cuốn sách mà ai cũng có
thể đọc được.1 Plato sinh năm 428 tr.CN trong một gia đình quý tộc ở Athens. Thành
bang Athens thế kỷ thứ 5tr.CN có lẽ là chốn văn minh nhất trên thế giới vào thời đó, -
nơi hội tụ các nhà thiên văn, các nhà sinh vật học nghệ sỹ, các nhà toán học và đủ các
loại tư tưởng mà thời đó định định danhlà những người yêu sự minh triết, hay những
triết gia. Plato là học trò xuất sắc của Socrate và là người sáng lập chủ nghĩa duy tâm
trong triết học, đã từng công khai biện hộ cho các hình thức nhà nước phi dân chủ. Tên
thật của ông là Aristotle, sinh ở Athens. Cha ông là Ariston, là dòng dõi của vua
Codrues. Mẹ ông là Periction, là con cháu của Dropides - là anh của Solon, nhà cải
cách vĩ đại của thành Athens.
Là môn đồ của Socrate, Plato thích viết những cuốn đối thoại, trong đó Socrate
đàm đạo với người khác hơn là viết những sách bàn về triết lý. Ông là một trong số rất
hiếm những triết gia của thời cổ đại mà cho đến nay chúng ta còn giữ lại được toàn bộ
tác phẩm. Tất cả có 28 tác phẩm, trong đó những cuốn quan trọng nhất là:
"Republique" (Nền cộng hòa), "Politique" (Chính trị) và "Lois" (Luật pháp). Các quan
điểm về nhà nước và pháp luật của Plato đều được nâng lên thành triết lý.
Chính trị không hòa lẫn với một số nào đó của các khoa học, của các kỹ thuật
hay của những nghệ thuật gần gũi, các cái này trong tinh thần của Plato là phụ thuộc
vào chính trị. Chính trị không phải là khoa học quân sự. Chiến lược chỉ là làm thế nào
để tiến hành chiến tranh, các phương pháp để thắng và để giành chiến thắng trong
chiến tranh. Khoa học quân sự không trả lời cho câu hỏi dự đoán mà nhà chính trị phải
giải quyết, nhà chính trị sẽ quyết định chiến tranh hay hòa bình. Chiến tranh đã tuyên
bố thì nhà chiến lược sẽ nỗ lực chiến thắng.
1 Xem, Dave Robinson và Judy Groves, Nhập môn Plato, Nxb. Trẻ 2006, tr. 4
54
Chính trị hơn nữa không phải là quyền xét xử, quyền xét xử là nghệ thuật cho ra
những lời nghị án đúng. Việc xét xử là phụ thuộc vào chính trị vì rằng chính là chính
trị quyết định các luật pháp trong khi pháp quan chỉ giản đơn thi hành luật pháp đó.
Người quan tòa là người thừa hành của vương quyền.
Do đó, khoa học của nhà chiến lược, của người quan tòa, của diễn giả hay của
giáo sĩ, đều là khoa học của những người nô bộc. Khoa học thật sự và duy nhất của
vương quyền là chính trị học. Nhưng khoa học này không can thiệp một cách trực tiếp
bằng bản thân nó, nó chỉ huy những khoa học khác tác động dưới nó. Nó xét đoán
những hoàn cảnh thuận lợi để đặt việc thử hành các mưu toan quan trọng. Nó canh coi
các luật pháp và các lợi ích của nhà nước. "Nó thống nhất một cách khéo léo tất cả sự
vật - Plato nói - coi như một tấm dệt"1.
Chủ nghĩa chuyên chế của chính quyền ở Plato không mở rộng đến các sự việc
tôn giáo. Song ông không phủ nhận tôn giáo. Ông viết: "Không ai xứng đáng để cai trị
nếu người đó không tin vào các thần linh, các thánh thần, vào sự bất diệt của linh
hồn"2. Tín ngưỡng ở ông có nhiều sắc thái khác nhau. Đối với quần chúng thì cần để
cho họ những truyền thống của họ về tín ngưỡng thích hợp với những tục lệ địa
phương, nhất là cầu viện đến các nhà tiên tri. Song đối với các nhà thông thái, tôn giáo
thô sơ đó có thể được chắt lọc.
Để cho nhà nước cai trị được tốt, tức là xây dựng được nền thông thái trị thì các
nhà triết học phải trở thành các chính trị gia. Trong trường hợp thứ nhất việc xây dựng
nền thông thái trị gắn liền với sự xuất hiện một thiên tài chính trị. Còn trường hợp thứ
hai là ông vua phải tự rèn luyện để trở thành một triết gia.
Trong xã hội lý tưởng của Plato, con người được chia thành ba đẳng cấp có bản
chất, tính khí khác nhau.
1. Những nhà triết học chấp chính: Những người này ở địa vị cao nhất vì họ là
biểu tượng của tri thức, lý trí. Họ nắm quyền bính trong tay và cai quản quốc gia theo
ý nguyện của mình.
2. Các chiến binh là đẳng cấp của những người dũng cảm đầy ý chí và dễ nóng
giận. Họ có trách nhiệm giữ gìn quốc gia, chống thù trong giặc ngoài.
3. Nông dân và thợ thủ công là những người mà trong tâm khảm chứa đầy dục
vọng. Họ sẽ làm việc để phục vụ thành bang. Họ có trách nhiệm bảo đảm mọi nhu cầu
thiết yếu cho các đẳng cấp trên.
1 Xem: “L ch s các t t ng chính tr ”, sđd, tr. 70,.
2 Xem: “L ch s các t t ng chính tr ”, Sđd, tr. 72.
55
Trong tác phẩm "Luật pháp" viết lúc cuối đời, ông tiếp tục soạn thảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0001_p1_2722.pdf