iáo trình môn học “Lập trình cơ bản” được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính
định hướng thị trường lao động, tính hệ thống và khoa học, tính ổn định và linh hoạt,
hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề trong nước và thế giới, tính hiện đại và sát
thực với sản xuất.
Nội dung giáo trình này gồm 7 chương: Cung cấp cho sinh viên những khái niệm
cơ bản về ngôn ngữ lập trình C: câu lệnh, từ khóa, cú pháp, cách khai báo và sử
dụng biến, hàm và các cấu trúc lệnh trong ngôn ngữ C;Hiểu được ý nghĩa, cách khai
báo, cách truy xuất với một số cấu trúc dữ liệu;Biết được một số thuật toán để xử lý
một số yêu cầu đơn giản; Cài đặt được một số chương trình ứng dụng đơn giản
bằng ngôn ngữ lập trình C;Đọc hiểu và chỉnh sửa các chương trình C có sẵn;
51 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Lập trình cơ bản (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của biểu thức gán
chính là giá trị của biến.
VD: int x,y;
y = x = 3; /*y luc nay cung bang 3*/
Ta có thể gán giá trị cho biến được khai báo theo cách thức sau:
= ;
VD: int x=10, y = x;
6.3 Nhập xuất dữ liệu
Lệnh hiện dữ liệu lên màn hình
- Cú pháp:
printf(“điều khiển”,các dữ liệu cần hiện);
Trong đó:
- Điều khiển : Là các cặp kí tự điều khiển để hiện dữ liệu lên màn hình và phải
được viết trong cặp dấu nháy kép, mỗi cặp kí tự điều khiển bao gồm dấu “%” và
sau đó là một ký tự định kiểu.
Cách viết Ý nghĩa
%d Hiện số nguyên
%c Hiện ký tự trong bảng mã ASCII
%f Hiện số thực
%s Hiện chuỗi ký tự
- Dữ liệu cần hiện: Là các biểu thức dữ liệu cần hiện ra màn hình, các biểu thức
này cách nhau bởi dấu phẩy.
Để sử dụng được lệnh hiện dữ liệu lên màn hình ta phải nạp thư viện
Ví dụ:
printf(“%d”,65);
thì kết quả hiện ra màn hình sẽ là: 65
printf (“%c”,65);
29
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
thì máy sẽ hiện ra ký tự có mã là 65 và đó là: chữ A
Chú ý:
- Để hiện dữ liệu có xuống dòng trên màn hình ta sử dụng \n trong điều khiển của
lệnh printf
Ví dụ
printf(“yen bai \n ngày %d”,12);
màn hình sẽ hiện ra như sau:
yen bai
ngay 12
- Để cách một khoảng trên màn hình như bấm phím Tab ta sử dụng \t trong điều
khiển của lệnh printf.
Vidu: printf(“yen bai \n\t ngay %d”,12);
Màn hình sẽ hiện ra như sau:
Yen bai
ngay 12
Lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím
Cú pháp :
scanf(“điều khiển”,& tên biến nhớ);
Trong đó
- điều khiển : Để quy định dữ liệu nhập vào dưới dạng nào, cách viết như điều
khiển trong lệnh printf .
- Tên biến nhớ: Dùng để lưu trữ dữ liệu nhập vào từ bàn phím, phải có dấu & ở
trước.
Để sử dụng được lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím ta phải nạp thư viện .
Ví dụ:
scanf(“%d”,&a);
Nhập một số nguyên từ bàn phím vào cho biến nhớ a.
Chú ý:
30
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
- Có thể nhập nhiều dữ liệu vào nhiều biến trong một lệnh scanf. Ta phải điền
vào các điều khiển nhập cùng với các biến nhớ tương ứng cách nhau bởi dấu
phẩy.
Ví dụ: scanf(“%d%f”,&a,&b);
Sẽ nhập số nguyên vào biến nhớ a, số thực vào biến nhớ b
- Có thể quy định độ rộng dữ liệu khi nhập, phải viết độ rộng đó vào giữa dấu
% và kí tự định kiểu tương ứng. Nếu gõ thừa máy sẽ tự động cắt bỏ.
Ví dụ:
scanf(“%2d%5f”,&a,&b);
nhập một số nguyên vào biến nhớ a tối đa là 2 chữ số, nhập số thực vào biến
nhớ b, với độ rộng tối đa là 5 chữ số.
6.4. Các lệnh toán học
Các lệnh toán học cung cấp bởi thư viện do vậy phải khai báo nạp
thư viện ở đầu chương trình.
Tên lệnh Ý nghĩa
sin(E); Tính sin của E
cos(E); Tính cos của E
pow(E1,E2); Tính lũy thừa E2 của E1
sqrt(E); Tính căn bậc hai của E
abs(E); Tính trị tuyệt đối của E nguyên
fabs(E); Tính trị tuyệt đối của E thực
E là một biểu thức hay giá trị.
Ví dụ 1:
printf(“hay nhap vao mot so nguyen”);
scanf(“%d”,&a);
printf(“can bac hai cua %d la:%f”,a,sqrt(a));
6.5. Một số lệnh làm việc với màn hình và bàn phím
Để sử dụng được lệnh làm việc với màn hình và bàn phím ta phải lạp thư viện
ở đầu chương trình.
Tên lệnh Ý nghĩa
clrscr(); Xóa màn hình
textcolor(m); Đặt mầu chữ
textbackground(m) ; Đặt mầu nền cho chữ
31
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
getch(); Chờ bấm một phím không hiện nên màn hình
getche(); Chờ bấm một phím có hiện lên màn hình
wherex(); Cho biết tọa độ cột hiện thời của con trỏ nháy
wherey(); Cho biết tọa độ dòng hiện thời của con trỏ
nháy
textmode(m); Đặt chế độ văn bản hiển thị lên mà hình
Ví dụ:
textcolor(red);
cprintf (“Yen Bai ”);
textcolor(blue);
printf(“Ngay 12 thang 09 nam 2009”);
Hiện lên màn hình dòng chữ “Yen Bai” mầu đỏ, dòng chữ “Ngay 12 thang 09
nam 2009” mầu xanh.
7. Thực thi chương trình
- Cách thực hiện một chương trình trên máy
Khi thực hiện chương trình thì máy tình sẽ thực hiện các câu lệnh trong chương
trình chính. Quá trình thực hiện sẽ tuần tự từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
Ví dụ ta có chương trình sau
#include
#include
void main()
{
A1;
A2; B1;
B2; C1; A3;
}
Thì máy sẽ thực hiện các câu lệnh theo tuần tự sau: A1,A2,B1,B2,C1,A3
Trước khi chạy chương trình ta nhấn F9 để kiểm tra lỗi nếu phát hiện lỗi các bạn
nên đọc thông báo lỗi, kiểm tra xem có bao nhiêu lỗi và tại vị trí nào và khắc phục lỗi,
hộp thoại thông báo hiện ra như sau:
32
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
Hình 2.7: Hộp thoại thông báo lỗi khi chạy chương trình
Để thực hiện chương trình hãy dùng Ctrl + F9 (Nhấn đồng thời phím Ctrl và
phím F9).
Một số thông báo lỗi hay gặp khi lập trình bằng TC
Thông báo tiếng Anh Ý nghĩa tiếng Việt
Undefined symbol ‘’ Chưa khai báo tên trong nháy
Unable to open include file ’’ Không mở được tệp thư viện(có thể viết sai
tên thư viện hoặc đường dẫn đến thư viện
chưa đúng)
Undefined symbol_main in modul Chưa viết chương trình chính hoặc viết tên
c0.asm chương trình chính bị sai
Compound statement missing } Thiếu dấu đóng ngoặc của khối lệnh
Unexpected Thừa dấu đóng ngoặc của khối lệnh
Unterminated string or character Chưa có dấu nháy kép kết thúc viết hằng
constant chuỗi kí tự
Statement missing ; Thiếu dấu chấm phẩy kết thúc câu lệnh
Function call missing ) Thiếu đóng ngoặc khi viết lệnh
If statement mising ( Lệnh if thiếu dấu mở ngoặc
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập 1:
33
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 2 số nguyên. Tính tổng hai số đó, hiện
kết quả ra màn hình.
#include
#include
Void main()
{
int a,b;
clrscr();
printf(“nhap so a =”);
scanf(“%d”,&a);
printf(“nhap so b =”);
scanf(“%d”,&b);
printf(“tong hai so %d va %d la: %d”,a,b,a+b);
getch();
}
Bài tập 2
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 5 số nguyên. Hiện 5 số vừa hập ra màn
hình và trung bình cộng 5 số đó.
#include
#include
void main()
{
int a1,a2,a3,a4,a5;
clrscr();
printf("nhap so thu nhat a1= ");scanf("%d",&a1);
printf("\nnhap so thu hai a2= ");scanf("%d",&a2);
printf("\nnhap so thu 3 a3= ");scanf("%d",&a3);
printf("\nnhap so thu 4 a4= ");scanf("%d",&a4);
printf("\nnhap so thu 5 a5= ");scanf("%d",&a5);
printf("5sovuanhapla:%d %d %d %d %d ",a1,a2,a3,a4,a5);
printf("\ntrungbinhcong5sovuanhapla:%f",(a1+a
2+a3+a4+a5)/5.0);
getch() ;
34
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
}
Bài tập 3
Nhập x từ bàn phím, tính f(x), đưa kết quả ra màn hình.
f (x) 3 x 3 tg(x)
Nội dung chương trình
#include
#include
#include
Void main()
{
int x;
clrscr();
printf(“nhap so x =”);
scanf(“%d”,&x);
printf(“gia tri bieu thuc f(x) = %f
”,pow((x+3),1.0/3)+sin(x)/cos(x));
getch();
}
Bài tập 4:
Lập chương trình đọc vào từ bàn phím tọa độ 3 điểm A,B,C. Tính độ dài các
đoạn thẳng AB, BC, CA.
#include
#include
#include
void main()
{
int xa,ya,xb,yb,xc,yc,xab,yab,xbc,ybc,xac,yac;
float ab,bc,ac;
clrscr();
printf("nhap toa do diem A:\n xa= ");scanf("%d",&xa);
printf("\n ya= ");scanf("%d",&ya);
35
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
printf("nhap toa do diem B:\n xb= ");scanf("%d",&xb);
printf("\n yb= ");scanf("%d",&yb);
printf("nhap toa do diem C:\n xc= ");scanf("%d",&xc);
printf("\n yc= ");scanf("%d",&yc);
xab=xa-xb;yab=ya-yb;
xbc=xb-xc;ybc=yb-yc;
xac=xa-xc;yac=ya-yc;
ab=sqrt(xab*xab+yab*yab);
bc=sqrt(xbc*xbc+ybc*ybc);
ac=sqrt(xac*xac+yac*yac);
printf("\ndo dai doan thang AB la: %f",ab);
printf("\ndo dai doan thang BC la: %f",bc);
printf("\ndo dai doan thang AC la: %f",ac);
getch() ;
}
36
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
CHƯƠNG 3: CÁC LỆNH CẤU TRÚC
1. Cấu trúc rẽ nhánh
Lệnh rẽ nhánh cho phép chương trình thực hiện các khối lệnh tùy theo từng
trường hợp cụ thể.
1.1. Dạng đầy đủ
Lệnh rẽ nhánh này cho phép rẽ hai nhánh ứng với trường hợp đúng hoặc sai của
biểu thức trọn, cách viết như sau:
Cú pháp:
if(điều_kiện_lựa_trọn)
Hành_động_1;
else
hành_động_2;
Trong đó:
- Điều kiện lựa trọn: Là biểu thức logic có giá trị đúng hoặc sai
- Hành động 1 và 2: Là các khối lệnh để thực hiện cho trường hợp 1 và 2 tương
ứng.
Sơ đồ khối:
đúng Biểu_thức sai
Hành động 1 Hành động 2
Chức năng:
Máy sẽ thực hiện hành động 1 nếu điều kiện lựa chọn có giá trị dúng, ngược
lại máy sẽ thực hiện hành động 2.
Ví dụ:
if(x%2 ==0)
printf(“ so x là so chan”);
else
37
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
printf(“so x la so le”);
1.2. Dạng không đầy đủ
Cú pháp câu lệnh
if(điều_kiện_lựa_trọn)
Hành_động;
Trong đó:
Điều_kiện_lựa_chọn và Hành_động tương tự như trong câu lênh if ở dạng đầy
đủ.
Sơ đồ khối
Biểu thức Sai
Đúng
Hành động
Nguyên tắc hoạt động:
Đầu tiên máy tính toán giá trị của biểu thức. Nếu biểu thức trả về giá trị đúng
thì máy tiến hành thực hiện công _việc sau đó tiến hành thực hiện các câu lệnh tiếp
theo sau câu lệnh if. Nếu biểu thức trả về giá trị sai thì máy bỏ qua việc thực hiện
công_việc trong câu lệnh if mà tiến hành thực hiện ngay các công việc sau câu lệnh
if.
Chú ý:
- Mỗi hành động có thể có một hoặc nhiều lệnh, nếu nhiều lệnh phải có cặp dấu
đóng mở ngoặc nhọn { }
ví dụ:
int a,b;
printf("Nhap vao gia tri cua 2 so a, b!");
scanf("%d%d",&a,&b);
if (a>b)
{
printf("\n Gia tri cua a lon hon gia tri cua b");
38
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
printf("\n a=%d, b=%d",a,b);}
2.Cấu trúc lựa chọn
Lệnh switch cho phép rẽ nhiều nhánh với các trường hợp bằng xảy ra khi so
sánh biểu thức chọn với các giá trị trong từng trường hợp đó.
Cú pháp:
switch(biểu_thức_chọn)
{
case giá_trị_1: hành động 1;[break;]
case giá_trị_2: hành động 2;[break;]
.
case giá_trị_k: hành động k;[break;]
default: hành động x;
}
Trong đó:
- Biểu thức trọn: là biểu thức dạng đếm được có thể là số nguyên hoặc ký tự,
dùng để so sánh lựa trọn.
- Các giá trị 1,2,,k là các giá trị số nguyên hoặc ký tự để so sánh.
- Các hành động 1,2,,k là các khối lệnh để thực hiện ứng với từng trường hợp
trên.
- Từ khóa break sau mỗi hành động để kết thúc lệnh sau mỗi trường hợp sẩy ra.
Có thể có hoặc không có các từ khóa break này.
Chức năng:
Máy sẽ so sánh biểu thức trọn lần lượt với các giá trị 1, giá trị 2, giá trị 3, giá trị
k. Nếu gặp một giá trị i(i=1,2,..,k) nào đó bằng giá trị biểu thức chọn thì máy sẽ thực
hiện các hành động đứng sau giá trị i đó đến khi gặp từ khóa break hoăc hết mọi
hành động có trong lệnh switch. Nếu tất cả các trường hợp từ 1 đến k không sẩy ra
điều kiện bằng thì mặc định máy sẽ thực hiện hành động X sau từ khóa default.
39
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
Sơ đồ khối:
Chú ý:
- Lệnh switch có thể không có phần từ khóa default và khối lệnh x, khi đó máy
sẽ không làm gì trong trường hợp không xẩy ra điều kiện bằng giữa biểu thức
trọn và giá trị tương ứng của case.
Ví dụ:
switch(t)
{ case 1: printf(“chu nhat”);break;
case 2: printf(“thu 2”);break;
40
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
case 3: printf(“thu 3”);break;
case 4: printf(“thu 4”);break;
case 5: printf(“thu 5”);break;
case 6: printf(“thu 6”);break;
case 7: printf(“thu 7”);break;
default: printf(“khongla mot ngay trong tuan”); }
3. Cấu trúc lặp
Lệnh lặp cho phép máy thực hiện một hành động nào đó lặp lại nhiều lần, mặc
dù chúng ta chỉ viết một lần, ngôn ngữ C có các lệnh lặp sau đây.
3.1 Cấu trúc lặp for
Cú pháp:
for (nhóm lệnh 1;biểu thức 2; nhóm lệnh3)
Hành động lặp;
Trong đó :
- Các nhóm lệnh 1,2,3 là các lệnh điều khiển trong quá trình lặp của for
- Hành động lặp là khối lệnh để máy tính thực hiện lặp lại nhiều lần.
Sơ đồ khối:
Chức năng:
41
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
Máy thực hiện nhóm lệnh 1 duy nhất một lần đầu tiên, sau đó thực hiện tính biểu
thức 2 và nếu kêt quả tương ứng với giá trị đúng thì máy thực hiện hành đông lặp,
tiếp theo máy thực hiện nhóm lênh 3, và lặp lại kiểm tra biểu thức 2 cho đến khi kết
quả tương ứng với giá trị sai.
Ví dụ:
for(i=1;i<5;i++)
printf(“\n i= %d”,i);
Sẽ hiện ra các số nguyên từ 1 đến 4 ra màn hình.
for (i = 4;i>=1;i--)
printf(“\n i = %d”,i);
Sẽ hiện các số nguyên từ 4 xuống 1 ra màn hình.
Chú ý:
- Trong hành động lặp có thể có một lệnh hoặc nhiều lệnh, nếu có nhiều lệnh thì
phải có cặp dấu mở đóng ngoặc nhọn {} để tạo khối
- Trong lệnh này chỉ có nhóm lệnh 1 được thực hiện một lần đầu tiên, còn lại các
biểu thức 2 và nhóm lệnh 3 và hành động lặp, sẽ thực hiện nhiều lần trong quá
trình lặp.
- Các nhóm lệnh 1, 3 và biểu thức 2 có thể không xuất hiện trong lênh for nhưng
phải có dấu chấm phẩy (;) khi đó nếu không có biểu thức 2 thì máy sẽ xem như
điều kiện lặp luôn luôn đúng và sẽ lặp vô tận.
- Trong mỗi nhóm lệnh 1 và 3 có thể có nhiều lệnh cách nhau bởi dấu phẩy đối
với biểu thức 2 có thể thay đổi bằng một nhóm lệnh và khi đó máy sẽ lấy kết
quả của lệnh cuối cùng làm điều kiện lặp hoặc dừng.
3.2 Cấu trúc lặp while, do while
Lệnh While
Cú pháp
while (điều kiện lặp)
Hành động lặp;
Trong đó:
- Điều kiện lặp : là biểu thức so sánh hoặc biểu thức nguyên
42
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
- Hành động lặp: là các lệnh sẽ được thực hiện hiều lần trong quá trình lặp, nếu
có nhiều lệnh phải có dấu { } để đóng khối.
Sơ đồ khối
đúng
Điều kiện Hành động lặp
lặp
sai
Chức năng:
Trong khi điều kiện lặp vẫn có giá trị đúng thì máy sẽ lặp thực hiện khối lệnh, và
sẽ dừng lại nếu điều kiện sai
Ví dụ:
x=1; y=10;
while(x<y)
{
printf(“\n x = %d va y = %d”,x,y);
x +=2;y--;
}
Chú ý:
Nếu hành động sai ngay từ đầu thì máy sẽ không thực hiện hành động lặp dù
chỉ một lần.
Lệnh do while
Cú pháp:
do{
hành động lặp;
}while(điều kiện lặp);
Trong đó:
hành động lặp và điều kiện lặp giống như lệnh while ở trên
43
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
Sơ đồ khối
Hành động lặp
đúng
Điều kiện
sai
Chức năng:
Máy sẽ thực hiện hành động lặp nhiều lần cho đến khi điều kiện lặp có giá trị
sai.
Ví dụ:
x=1; y=10;
do{
printf(“\n x=%d và y=%d”,x,y);
x+=2;y--;
} while(x<y);
Chú ý:
- Hành động lặp ít nhất được thưc hiện một lần dù cho điều kiện lặp luôn có giá
trị sai vì máy kiểm tra điều kiện lặp sau khi thực hiện hành động lặp, điều này
khác với lệnh while.
4. Các lệnh đặc biệt
4.1. Lệnh Break
Lệnh break có tác dụng dừng vòng lặp (for ,while, do-while) trong mọi trường
hợp.
44
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
4.2. Lệnh continue
Lệnh continue làm cho chương trình bỏ qua phần còn lại của vòng lặp và nhảy
sang lần lặp tiếp theo. Những câu lệnh viết sau lệnh continue sẽ không được thực
hiện.
4.3. Lệnh goto
Lệnh goto: Lệnh này cho phép nhảy vô điều kiện tới bất kỳ điểm nào trong
chương trình.
Ví dụ:
Nhập vào từ bàn phím 1 số bất kì. Kiểm tra số đó là chẵn hay lẻ, hiện kết quả
lên màn hình. Sau khi hiện song hỏi người dùng có tiếp tục chương trình không. Nếu
có thì lập lại hành động trước đó. Nếu không thì kết thúc chương trình.
#include
#include
void main()
{
int x;
char ch;
L:
clrscr();
printf("nhap mot so bat ki: ");
scanf("%d",&x);
if(x%2 = =0)
printf(“\nso do la so chan”);
else
printf(“\nso do la so le”);
printf("\ncotieptuc truong trinh ko(c/k)?");
ch=getche();
if(ch =='c') goto L;
getch()
}
45
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập 1
Viết chương trình giải bất phương trình bậc nhất: ax + b > 0
#include
#include
void main()
{
int a,b;
clrscr();
printf("nhap he so a = ");scanf("%d",&a);
printf("nhap he so b = ");scanf("%d",&b);
if(a = =0)
{
if(b > 0) printf("\n BPT luon dung voi moi x");
else printf("\n BPT vo nghiem");
}
if(a > 0) printf("\nNghiemcuaBPTla:x>%f",-b*1.0/a);
if(a < 0) printf("\nNghiemcuaBPTla:x<%f",-b*1.0/a);
getch() ;
}
Bài tập 2
Viết chương trình giải phương trình bậc hai
#include
#include
#include
void main()
{
int a,b,c;
float d,x1,x2;
46
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
clrscr();
printf("nhap he so a= ");scanf("%d",&a);
printf("nhap he so b= ");scanf("%d",&b);
printf("nhap he so c= ");scanf("%d",&c);
if(a == 0)
printf("\nkhong phai la phuong trinh bac hai ");
else
{
d=b*b-4*a*c;
if(d < 0)
printf("\nphuong trinh vo nghiem");
else
if(d = = 0)
printf("\nphuongtrinhconghiemkepx1,2=%f",b/2.0*a);
else
{
printf("\n Nghiem cua phuong trinh la:");
printf("\n x1= %f",(-b+sqrt(d))/2.0*a);
printf("\n x2= %f",(-b-sqrt(d))/2.0*a);
}
}
getch() ;
}
Bài tập 3
Viết chương trình đọc vào từ bàn phím một số nguyên n(1 n 10) rồi đưa ra
tiếng anh của số đó. Chẳng hạn, nếu gõ vào n = 2 thì đưa ra: 2 -> TWO
#include
#include
void main()
{
int so;
47
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
clrscr();
printf("hay nhap vao mot so:(tu 1->10): ");
scanf("%d",&so);
switch(so)
{
case 1:printf("\n so 1 tieng anh la ONE");break;
case 2:printf("\n so 2 tieng anh la TWO");break;
case 3:printf("\nso 3 tieng anh la THREE");break;
case 4:printf("\n so 4 tieng anh la FOUR");break;
case 5:printf("\n so 5 tieng anh la FIVE");break;
case 6:printf("\n so 6 tieng anh la SIX");break;
case 7:printf("\nso 7 tieng anh la SEVEN");break;
case 8:printf("\nso 8 tieng anh la EIGHT");break;
case 9:printf("\n so 9 tieng anh la NINE");break;
case 10:printf("\nso 10 tieng anh la TEN");break;
default: printf("\n nhap du lieu sai");
}
getch() ;
}
Bài tập 4
Nhập vào một số n từ bàn phím, hiện lên màn hình các số chẵn và lẻ từ 1 đến
n (hiện hết số chẵn rồi mới hiện số lẻ).
#include
#include
void main()
{
int n,i;
clrscr();
printf("Nhap vao so n= ");scanf("%d",&n);
printf("\n Cac so chan tu 1 den %d la: ",n);
for(i=1; i<=n;i++)
48
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
if(i%2 = =0)printf(" %d",i);
printf("\n Cac so le tu 1 den %d la:",n);
for(i=1;i<=n;i++)
if(i%2!=0)printf(" %d",i);
getch() ;
}
Bài tập 5
1 1 1 1
Nhập n, tính tổng S=1+ ... (n số hạng)
2 3 4 n
#include
#include
void main()
{
int i, n;
float s = 0;
clrscr();
printf(“\n nhap n= ”); scanf(“%d”,&n);
for(i=1;i<=n;i++)
s = s + 1.0/i;
printf(“\n Tong la: %f”,s);
printf(“\n nhan mot phim bat ki de thoat ”);
getch();
}
Bài tập 6
Lập chương trình nhập một dãy các số nguyên vào từ bàn phím cho đến khi
gặp số 0, tính tổng các số dương và trung bình cộng các số âm.
#include
#include
void main()
{
int i=1,so,dem = 0;
49
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
float tong_duong = 0,tong_am = 0;
clrscr();
printf("\nnhap vao mot day cac so nguyen:");
do
{
printf("\nnhap so thu %d: ",i);
scanf("%d",&so);
if(so>0)tong_duong = tong_duong+so;
else
{
tong_am = tong_am + so;
if(so!=0)dem++;
}
i++;
}while(so!=0);
printf("\ntong cac so duong la: %f",tong_duong);
if(dem!=0)
printf("\nTBC cac so am la: %f",tong_am/dem);
getch() ;
}
Bài tập 7
Lập chương trình tìm các số có 3 chữ số sao cho số đó bằng tổng lập phương các
chữ số của nó
#include
#include
#include
void main()
{
int i =100, tram,chuc,donvi;
clrscr();
50
Giáo trình: Lập trình cơ bản Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
printf("cac so tim duoc la:\n");
do{
tram=i/100;
chuc=(i%100)/10;
donvi=(i%100)%10;
if(i==(pow(tram,3)+pow(chuc,3)+pow(donvi,3)))
printf(" %d",i);
i++;
}while(i<1000);
getch();
}
51
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lap_trinh_co_ban_phan_1.pdf