Giáo trình mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” là một trong số những giáo trình phục vụ cho mục đích sản xuất các sản phẩm cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm. Giáo trình này được biên soạn ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức về thị trường, kỹ năng về lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hạch toán sản xuất. Giáo trình “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” gồm 4 bài và trình bày theo trình tự:
Bài 01: Tìm hiểu thông tin thị trường cây lấy nhựa
Bài 02: Lập kế hoạch sản xuất
Bài 03: Tiêu thụ sản phẩm
Bài 04: Dự tính hiệu quả sản xuất
73 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng cây lấy nhựa sơn ta, thông, trôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại phân hóa học: NPK, Kali, Đạm, Lân
+ Thuốc diệt nấm
+ Thuốc trừ sâu
+ Điện, nước, xăng, dầu
+ Chi phí nhân công
+ Chi thuê vận chuyển
+ Chi lãi vay ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác
* Chi phí gián tiếp:
Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi.
Đặc điểm cở bản của loại chi phí cố định là các khoản chi phí được đầu tư một lần nhưng thời gian sử dụng thường dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Đối với sản xuất cây lấy nhựa thì chi phí cố định thường là:
+ Chi mua máy phát quang
+ Chi mua máy bơm nước
+ Chi mua máy bơm thuốc trừ sâu
+ Chi mua dụng cụ, công cụ
Ví dụ : Phân loại chi phí ở ví dụ 2
Theo định nghĩa, chúng ta có thể phân loại chi phí ở ví dụ 2 như sau
Bảng 1.3.3: Tổng hợp chi phí sản xuất
STT
Các khoản chi
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
I
Chi phí cố định
1
Máy phát quang
Máy
1
15.000.000
15.000.000
2
Máy bơm nước
Máy
1
10.000.000
10.000.000
II
Chi phí biến đổi
1
Quang gánh
Bộ
20
20.000
400.000
2
Cuốc
Chiếc
20
30.000
600.000
3
Xẻng
Chiếc
20
20.000
400.000
1.3. Cách tính chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những khoản chi phí cố định có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm mới phải tính khấu hao.
Chi phí khấu hao thông thường phụ thuộc vào thời gian. Thời gian sử dụng càng dài thì chi phí khấu hao trên năm càng nhỏ
Công thức tính khấu hao:
CKH = GBĐ/ T
Trong đó:
CKH: Chi phí khấu hao (đồng/năm)
GBĐ: Giá trị ban đầu của tài sản, tương đương với giá mua của tài sản(đồng)
T: Tổng số năm sử dụng của tài sản ( năm)
Ví dụ : Hãy tính khấu hao máy bơm cho sản xuất cây Trôm lấy nhựa biết: giá trị máy bơm là 10 triệu đồng; Thời gian sử dụng của máy bơm là 5 năm:
- Xác định các chi phí cố định cần tính khấu hao:
CKH = 10/5=2
Vậy chi phí khấu hao cho máy bơm nước là 2 triệu đồng/năm
1.4. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi có liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất bỏ ra rất nhiều các khoản chi khác nhau nhưng chỉ có chi phí biến đổi, chi phí khấu hao mới trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Phần giá trị còn lại của các chi phí cố định không đi vào sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm.
Công thức tính
CSXKD = CKH + CBĐ
Trong đó:
CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh
CKH: Chi phí khấu hao
CBĐ: Chi phí biến đổi
2. Tính giá thành sản phẩm
2.1. Khái niệm và cách tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm được hình thành bởi chi phí sản xuất và việc hạch toán giá thành sản phẩm là việc tính toán các khoản chi phí tham gia vào quá trình sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là cơ sở để hộ sản xuất đưa ra giá bán sản phẩm của mình. Giá bán sản phẩm xoay quanh giá thành sản phẩm. Nếu giá bán lớn hơn giá thành thì sản xuất có lãi, bằng giá thành thì hòa vốn, nhỏ hơn giá thành thì lỗ vốn
Công thức tính:
GTSP = CSXKD/SSPSX
Trong đó:
GTSP: Giá thành 1 đơn vị sản phẩm
CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh
SSPSX: Số sản phẩm được sản xuất
2.2. Biện pháp để hạ giá thành sản phẩm
Xuất phát từ mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận, để hạ giá thành sản phẩm đối với cây trồng lấy nhựa muốn có lợi nhuận cao phải tăng năng suất và sản lượng, tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất. Muốn vậy các hộ cần thực hiện tốt ba giải pháp vừa cơ bản vừa cụ thể sau:
- Không ngừng nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng bằng thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mạnh dạn đưa công nghệ mới vào sản xuất.
- Sử dụng có hiệu quả chi phí cố định, giảm mức chi phí cố định cho đơn vị sản phẩm.
- Sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các chi phí biến đổi, xác định và lựa chọn các yếu tố đầu vào tối ưu.
3. Xác định doanh thu
3.1. Khái niệm
Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường,
Doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào giá bán và khối lượng sản phẩm hàng hoá bán ra trên thị trường.
Đối với hoạt động sản xuất cây lấy nhựa thì doanh thu chủ yếu trong cả chu kỳ là các khoản thu từ việc bán nhựa, bán củi cành.
3.2. Công thức tính
DT = GBSP x SSP
Trong đó:
DT: Doanh thu
GBSP: Giá bán một sản phẩm
SSP: Số lượng sản phẩm bán ra
Trong quá trình sản xuất, tùy từng thời điểm khác nhau, khách hàng khác nhau... mà giá bán khác nhau. Do đó để tiện theo dõi doanh thu người ta ghi chép doanh thu theo bảng dưới đây.
Bảng 1.3.4: Doanh thu bán hàng hoạt động sản xuất cây lấy nhựa
STT
Các khoản thu
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
I
Đợt 1
1
Bán nhựa thô loại I
2
Bán nhựa thô loại II
3
Bán củi
Ví dụ 7: Hãy tính doanh cho hộ sản xuất Sơn ta Biết: Đợt 1: Số lượng nhựa sơn loại I bán ra là 100kg với giá 200.000 đồng/kg; loại II là 50 kg với giá bán 150.000 đ/kg
Đợt 2: Số lượng nhựa sơn loại I bán ra là 80 kg với giá 230.000 đồng/kg Từ dữ liệu trên ta có
DT = DT1 + DT2 + DT3 = GBSP1 x SSP1 + GBSP2 x SSP2 + GBSP3 x SSP3
= 100 x 200.000 + 50 x 150.000 + 80 x 230.000
= 20.000.000 + 7.500.000 + 18.400.000 = 45.900.000 đồng
4. Hạch toán lợi nhuận
4.1. Khái niệm
Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh
4.2. Công thức tính
Có thể tính lợi nhuận theo công thức sau
LN = DT – CSXKD
Trong đó:
LN: Lợi nhuận
DT: Doanh thu
CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh
B. Câu hỏi và bài thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1: Hãy nêu các loại chi phí? Cách tính khấu hao đối với chi phí cố định?
Câu 2: Nêu cách tính giá thành sản phẩm và biện pháp hạ giá thành sản phẩm?
2. Bài thực hành
2.1 Bài thực hành số 1.4.1: Lập bảng dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2. Bài thực hành số 1.4.2: Tính toán lợi nhuận sản xuất sản phẩm cây lấy nhựa
C. Ghi nhớ
- Chi phí khấu hao là phần giá trị hao mòn của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh và được phân bổ theo từng năm. Theo quy định thì những khoản chi phí cố định có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm mới phải tính khấu hao.
- Giá thành sản phẩm được hình thành bởi chi phí sản xuất, hạch toán giá thành sản phẩm là việc tính toán các khoản chi phí tham gia vào quá trình sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là mô đun được thực hiện giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Mô đun được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hạch toán sản xuất, các kỹ năng tính toán các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận khi sản xuất mỗi sản phẩm. Trên cơ sở đó, người sản xuất sẽ xác định được các hoạt động sản xuất, doanh thu và lợi nhuận.
II. Mục tiêu của mô đun
- Về kiến thức
+ Nêu được những đặc điểm của thị trường sản phẩm cây lấy nhựa; các bước lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; các nguyên tắc hạch toán sản xuất; Liệt kê được đầy đủ các loại chi phí sản xuất;
- Về kỹ năng
+ Xác định được nhu cầu của thị trường làm căn cứ lập kế hoạch sản xuất;
+ Lập được kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ và nhu cầu của thị trường;
+ Tính được giá thành sản phẩm, doanh thu và hiệu quả của quá trình sản sản xuất.
- Về thái độ
+ Có trách nhiệm với công việc và sản phẩm làm ra; có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ trong sản xuất.
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài
Tên các bài trong mô đun
Loại bài dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
MĐ1-01
Tìm hiểu thông tin thị trường sản phẩm cây lấy nhựa
Tích hợp
Lớp học
10
02
08
MĐ1-02
Lập kế hoạch sản xuất
Tích hợp
Lớp học
20
06
13
01
MĐ1-03
Tiêu thụ sản phẩm
Tích hợp
Lớp học
12
04
08
MĐ1-04
Dự tính hiệu quả sản xuất
Tích hợp
Lớp học
16
04
11
01
Kiểm tra hết mô đun
02
02
Tổng cộng
60
16
40
04
Ghi chú: * Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành
4.1. Bài thực hành số 1.1.1: Tìm hiểu thị trường
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thị trường
- Nguồn lực: Giấy A0, A4 tập, bút ghi chép...; bản mẫu tìm hiểu thị trường giấy A4, máy tính tay. Danh sách các hộ sản xuất, các đầu mối thu gom sản phẩm cây lấy nhựa.
- Các thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, thực hiện bài tập theo nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm: thực hiện tìm hiểu và đưa các thông tin vào bảng dưới đây. Có thể tiến hành buổi thực hành tại các hộ sản xuất sản phẩm cây lấy nhựa, các đầu mối thu gom. Học viên thu thập và phân tích thông tin; Từng nhóm trình bày kết quả của mình. Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ
- Kết quả sau bài thực hành học viên là thông tin về thị trường sản phẩm cây lấy nhựa.
Mẫu: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG
1. Tên/loại sả n phẩm:.............................................................................
Lí do lựa chọn:........................................................................................
Các sản phẩm phụ: ..................................................................................
2. Xác định khách hàng của bạn
Bảng 1: Mô tả khách hàng
Đặc điểm
Mô tả sơ lược
Ai sẽ là khách hàng của bạn? (Mô tả những thông tin bạn cho là cần thiết)
Nơi mua sản phẩm của bạn
Cách mua
Khi nào thì họ mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn? (hàng tháng, hàng năm hay theo mùa)
Họ sẽ trả mức giá bao nhiêu?
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm
Họ sẽ mua bao nhiêu?
Quy mô thị trường trong tương lai (Trong tương lai số lượng khách hàng sẽ tăng, giảm hay giữ nguyên?)
3. Xác định đối thủ cạnh tranh
Bảng 2: Mô tả đối thủ cạnh tranh
Hộ A
Hộ B
Hộ C
Địa điểm
Loại sản phẩm (Loại 1, loại 2)
Giá bán từng loại sản phẩm
Phương thức bán
.
4. Các nhà cung ứng đầu vào
Cần chuẩn bị và lên kế hoạch các yếu tố đầu vào cho công việc sản xuất kinh doanh, do vậy, nên tìm hiểu những thông tin sau:
Bảng 3: Các nhà cung ứng
Chi tiết
Số lượng
Đơn giá
Tổng giá trị
Nhà cung cấp
Địa chỉ
1. Giống
2. Phân bón
3. Máy móc/dụng cụ sản xuất
4.2. Bài thực hành số 1.1.2: Tìm hiểu nguồn lực của hộ
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nguồn lực của hộ.
- Nguồn lực: Giấy A0, A4 tập, bút ghi chép...; 1 bản mẫu giấy A4, máy tính tay.
- Các thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, thực hiện bài tập theo nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm: thực hiện tìm hiểu và đưa các thông tin vào bảng dưới đây. Có thể tiến hành buổi thực hành tại các hộ sản xuất sản phẩm cây lấy nhựa. Học viên thu thập và phân tích thông tin; Từng nhóm trình bày kết quả của mình. Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ
- Kết quả sau bài thực hành học viên có bản đánh giá nguồn lực của hộ.
Bảng: Mẫu thống kê đất đai
Loại đất
Diện tích (m2)
Thời gian sử dụng
Giá trị ước tính
Ghi chú
Tổng cộng
Bảng: Mẫu thống kê nguyên liệu đầu vào
Hoạt động KD___________
Diện tích trồng__________
Ngày tháng
Nguyên liệu đầu vào
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng cộng
Bảng: Mẫu thống kê lao động
Hoạt động KD ____________
Diện tích trồng___________________
Ngày tháng
Hoạt động
Số ngày công của hộ gia đình
Thuê khoán
Tổng số ngày công
Số ngày công
Đơn giá ngày công
Thành tiền
Tổng cộng
Bảng: Mẫu thống kê thu nhập
Hoạt động kinh doanh___________
Diện tích trồng____________
Ngày tháng
Loại sản phẩm
Bán
Sản phẩm để lại tiêu dùng
K.lượng
Đơn giá
Thành tiền
K.lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng
Bảng: Mẫu thống kê chi phí hộ
Hoạt động kinh doanh __________ Diện tích trồng______________
Ngày tháng
Diễn giải
Số lượng/KL
Đơn giá
Thành tiền
Tổng
4.3. Bài thực hành số 1.2.1: Lập kế hoạch các hoạt động trồng trọt
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng xác định mục tiêu, diện tích, năng suất sản lượng và lập kế hoạch các hoạt động trồng trọt
- Nguồn lực: Giấy A0, A4 tập, bút ghi chép...; 1 bản mẫu giấy A4, máy tính tay.
- Các thức tiến hành: Chia lớp thành nhóm, thực hiện bài tập theo nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm: thực hiện tìm hiểu và đưa các thông tin vào bảng dưới đây. Có thể tiến hành buổi thực hành tại các hộ sản xuất sản phẩm cây lấy nhựa. Học viên thu thập và phân tích thông tin; Từng nhóm trình bày kết quả của mình. Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên.
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ
- Kết quả sau bài thực hành học viên có bản kế hoạch các hoạt động trồng trọt.
+ Mục tiêu
+ Diện tích sản xuất
+ Năng suất, sản lượng dự kiến
+ Các hoạt động trồng trọt
Bảng: Tổng hợp các hoạt động trồng trọt
STT
Hạng mục
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Thời gian
I
Chuẩn bị cây giống
II
Chuẩn bị đất
III
Trồng
IV
Chăm sóc bảo vệ
V
Khai thác nhựa
4.4. Bài thực hành số 1.2.2: Lập kế hoạch doanh thu và chi phí
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng xác định các loại chi phí, doanh thu và hoàn thiện kế hoạch doanh thu chi phí.
- Nguồn lực: Giấy A0, A4 tập, bút ghi chép...; 1 bản mẫu giấy A4, máy tính tay.
- Các thức tiến hành: Chia lớp thành nhóm, thực hiện bài tập theo nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm: thực hiện tìm hiểu và đưa các thông tin vào bảng dưới đây. Có thể tiến hành buổi thực hành tại các hộ sản xuất sản phẩm cây lấy nhựa. Học viên thu thập và phân tích thông tin; Từng nhóm trình bày kết quả của mình. Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên.
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ
- Kết quả sau bài thực hành, học viên có bản kế hoạch doanh thu và chi phí
Bảng dự toán chi phí đầu tư cho chu kỳ sản xuất cây lấy nhựa
STT
Hạng mục
Đơn vị tính
Định mức
Đơn giá (đồng)
Thành tiền
I
Chi phí trực tiếp
1
Vật tư
Cây giống (bao gồm cả 10% trồng dặm)
cây
Phân bón NPK
Kg
2
Nhân công
2.1
Trồng rừng
Phát dọn thực bì
Công
Đào hố
Công
Lấp hố
Công
Bón phân
Công
Vận chuyển cây trồng
Công
Trồng dặm
Công
2.2
Chăm sóc rừng trồng
Phát thực bì lần 1
Công
Xới cỏ vun gốc
Công
Phát thực bì lần 2
Công
Xới cỏ vun gốc
Công
II
Chi phí phục vụ
1
Chi phí thiết kế trồng rừng
2
Chi phí quản lý, bảo vệ
Tổng chi (TC) = I + II
* Thu nhập từ các sản phẩm
Thu nhập được tổng hợp vào bảng sau:
Bảng thu nhập các loại sản phẩm
Loại sản phẩm
ĐVT
Thu nhập/ đơn vị sản phẩm
Chi phí khai thác
Chi phí vận chuyển/tiêu thụ
Thu nhập ròng/đơn vị sản phẩm
Nhựa
Loại 1
Kg
Loại 2
Kg
Loại 3
Kg
Củi, cành
ster
Gỗ
m3 đặc
4.5. Bài thực hành số 1.3.1: Đóng kịch bán sản phẩm cây lấy nhựa
- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng trong bán hàng
- Nguồn lực: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), các nhóm phân công các thành viên nhận vai
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả : Thực hiện được các kỹ năng trong bán hàng
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, tổ chức các nhóm lên diễn kịch bản
4.6. Bài thực hành số 1.3.2: Soạn thảo hợp đồng mua bán sản phẩm cây lấy nhựa
- Mục tiêu:
+ Trình bày được các quy định trong hợp đồng mua bán;
+ Soạn thảo được hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua bán sản phẩm
- Nguồn lực: Hợp đồng mua bán mẫu, giấy bút, giá thành các loại sản phẩm cây lấy nhựa
- Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo từng cá nhân, mỗi cá nhân hoàn thành toàn bộ hợp đồng và thanh lý.
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: soạn thảo được 1 loại hợp đồng mua bán sản phẩm lâm sản
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Soạn thảo hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua bán sản phẩm cây lấy nhựa.
Mẫu hợp đồng mua bán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Hợp đồng số: /HĐMBHH
- Căn cứ vào Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành của . (cấp, ngành);
- Căn cứ vào đơn chào hàng (hoặc đơn đặt hàng hoặc sự thỏa thuận của các bên),
Hôm nay, ngày tháng năm
Tại .(địa điểm)
Chúng tôi gồm:
Bên bán (gọi tắt là bên A)
- Người bán:
- Địa chỉ
- Điện thoại
Bên mua (gọi tắt là bên B)
- Người mua:
- Địa chỉ
- Điện thoại
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:
Bên A bán cho bên B những mặt hàng sau:
STT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Cộng:
Tổng giá trị (bằng chữ): ..
Điều 2: Giá cả
Đơn giá các mặt hàng trên là giá .
Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:
1. Chất lượng sản phẩm được quy định theo
2.
Điều 4: Phương thức giao nhận
1. Bên A giao cho bên B vào ngày tại địa điểm..
2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên .. chịu.
3. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc bên . chịu)
4. Nếu bên B không đến nhận hàng đúng lịch thì phải chịu chi phí bảo quản là ..đ/ngày. Nếu bên B đến nhận mà bên A chưa có hàng để giao thì bên A phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
Điều 5: Phương thức thanh toán
Bên mua thanh toán cho bên bán bằng . Trong thời gian.
Điều 6: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng:
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc bỏ hợp đồng. Bên nào vi phạm thì sẽ bị phạt tới % giá trị phần hợp đồng vi phạm.
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành Mức phạt cụ thể do 2 bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 7: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi nội dung bàn bạc).
2. Trường hợp hai bên không tự giải quyết được sẽ thống nhất chuyển vụ việc tới trọng tài kinh tế giả quyết.
Điều 8: Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày đến ngày
Hai bên sẽ thanh lý hợp đồng ngay sau khi bên mua thanh toán xong cho bên bán.
Hợp đồng này được làm thành bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ
(ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ
(ký tên và đóng dấu)
4.7. Bài thực hành số 1.4.1: Lập bảng dự toán chi phí sản xuất
- Thời gian phân bổ của phần hướng dẫn không đúng
- Mục tiêu: Nhận diện và tính toán được các loại chi phí
- Nguồn lực: Giấy A0, A4 tập, bút ghi chép...; giấy A4, máy tính tay. Bảng liệt kê các loại chi phí sản xuất cây lấy nhựa.
- Các thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, thực hiện bài tập theo nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm: Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhân công, tiêu thụ, lập dự toán tổng chi phí. Tính giá thành sản phẩm cây lấy nhựa. Từng nhóm trình bày kết quả của mình. Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên.
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí nguyên vật liệu
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí tiền vay
+ Lập dự toán tổng chi phí
+ Tính được giá thành sản phẩm
4.8. Bài thực hành số 1.4.2: Tính toán lợi nhuận sản xuất sản phẩm cây lấy nhựa
- Mục tiêu: Tính toán được lợi nhuận của hoạt động sản xuất
- Nguồn lực: Giấy A0, A4 tập, bút ghi chép...; giấy A4, máy tính tay.
- Các thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, thực hiện bài tập theo nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận. Từng nhóm trình bày kết quả của mình. Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Tổng chi phí
+ Tổng doanh thu
+ Lợi nhuận
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Đánh giá bài thực hành 1.1.1: Tìm hiểu thị trường
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Xác định được các thông tin cần thu thập về thị trường
Theo dõi giám sát cách nghiên cứu thị trường của học viên.
Tiêu chí 2: Các căn cứ để lựa chọn sản phẩm sản xuất phù hợp
Đánh giá độ chính xác của học viên về tiêu chí lựa chọn loại sản phẩm sản xuất
Tiêu chí đánh giá chung: Có được bản thông tin về thị trường theo mẫu
Đánh giá độ chính xác của học viên về bản kế hoạch
5.2. Đánh giá bài thực hành 1.1.2: Tìm hiểu nguồn lực của hộ
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Xác định được các yêu cầu về năng lực của chủ hộ sản xuất
Đánh giá độ thành thật về năng lực của học viên khi thực hiện bài thực hành
Tiêu chí 2: Đánh giá nguồn lực của hộ
Đánh giá độ chính xác của học viên khi đánh giá nguồn lực hộ
Tiêu chí đánh giá chung: Có được bản đánh giá nguồn lực của hộ
Đánh giá độ chính xác của học viên về bản đánh giá
5.3. Đánh giá bài thực hành 1.2.1: Lập kế hoạch các hoạt động trồng trọt
Anh (chị) hãy thực hiện xây dựng kế hoạch trồng trọt để trồng cây lấy nhựa?
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Xác định loài cây dự định phát triển sản xuất
Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận của nhóm.
Tiêu chí 2: Nêu được lý do để lựa chọn loài cây trồng dựa trên các căn cứ: thông tin thị trường, điều kiện tự nhiên của khu vực, điều kiện sẵn có và dự kiến quy mô phát triển.
Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận nhóm, đặt câu hỏi để xác định tính chính xác của các căn cứ.
- Dựa vào các căn cứ của nhóm đưa ra
Tiêu chí 3: Xây dựng được mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh với những tiêu chí cụ thể
- Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận, đặt câu hỏi tình huống.
- Dựa vào các nội dung của mục tiêu của nhóm đưa ra
Tiêu chí 4: Xác định được diện tích, năng suất, sản lượng, loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ, quy mô hàng năm
- Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận, đặt câu hỏi tình huống.
- Dựa vào cách xác định diện tích, năng suất, snả lượng, qui mô, sản phẩm của nhóm đưa ra
Tiêu chí 5: Lập được kế hoạch trồng trọt theo mẫu cho sẵn với các thông tin và số liệu phù hợp với thực tiễn, phù hợp với loài cây trồng
- Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận, đặt câu hỏi tình huống.
- Dựa vào mẫu biểu kế hoạch trồng trọt
- Căn cứ vào các nội dung trong kế hoạch của các nhóm để so sánh và đánh giá.
Cách thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích về các thông tin cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất của các thành viên
Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra, đánh giá thông qua kết quả từng bước thực hiện. Các nhóm tự đánh giá kết quả và giáo viên đưa ra nhận xét cho từng nhóm và cả lớp
5.4. Đánh giá bài thực hành 1.2.2: Lập kế hoạch doanh thu và chi phí
Anh (chị) hãy thực hiện xây dựng kế hoạch doanh thu và chi phí để trồng cây lấy nhựa?
Tiêu chí đánh giá
Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Liệt kê các loại chi phí trực tiếp, chi phí phục vụ
Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận của nhóm.
Tiêu chí 2: Tính toán và tổng hợp các khoản chi phí trực tiếp
- Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận nhóm, đặt câu hỏi để xác định các khoản chi phí trực tiếp
- Cách tính toán của nhóm
Tiêu chí 3: Tính toán các khoản chi phí phục vụ
- Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận nhóm, đặt câu hỏi để xác định các khoản chi phí phục vụ
- Cách tính toán của nhóm
Tiêu chí 4: Tính doanh thu
- Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận của nhóm.
- Quan sát và kiểm tra cách tính doanh thu
Tiêu chí 5: Lập được kế hoạch doanh thu và chi phí theo mẫu cho sẵn với các thông tin và số liệu phù hợp.
- Quan sát và theo dõi quá trình thảo luận, đặt câu hỏi tình huống.
- Dựa vào mẫu biểu kế doanh thu và chi phí
- Căn cứ vào các nội dung trong kế hoạch của các nhóm để so sánh và đánh giá.
Cách thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích về các thông tin cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất của các thành viên
Quan sát, theo dõi quá trình thực hiện và kiểm tra, đánh giá thông qua kết quả từng bước thực hiện. Các nhóm tự đánh giá kết quả và giáo viên đưa ra nhận xét cho từng nhóm và cả lớp
5.5 Đánh giá bài thực hành số 1.3.1: Đóng kịc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lap_ke_hoach_san_xuat_va_tieu_thu_san_pham_trong.doc