Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ là 01 trong số 05

giáo trình mô đun của chương trình đào tạo nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ”

trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 07 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.

pdf67 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phân kali x giá tiền của 1 kg tại thời điểm Ví dụ: giá phân kali clorua là 9.500 đồng, ta dự tính tiền mua phân kali clorua là: (TPB)4 = 10 x 9.500 = 95.000 (đồng) Chi phí tiền phân bón (TPB) cho 1000m2 là: TPB = (TPB)1 + (TPB)2 + (TPB)3 + (TPB)4 TPB = 2.100.000 + 180.000 + 250.000 + 95.000 = 2.625.000 (đồng) 1.3. Dự tính chi phí nước tưới Một số vùng trồng gừng, nghệ trong vụ mưa thì không tưới nên hạng mục này không phải chi phí. Đối với một số vùng có tưới: chi phí tưới là xăng dầu để bơm nước, khấu hao đường ống tưới 20% /vụ (nếu ống dùng được 5 vụ gừng, nghệ), khấu hao máy 10% /vụ (nếu máy dùng được 10 vụ gừng, nghệ). Dự tính chi phí nước tưới (TN) cho sào như sau: TN (đồng) = (Số lít dầu x giá tiền 1 lít) x 3 + 20% chi phí ống tưới + 10% chi phí máy bơm Ví dụ: một vụ tưới 3 lần, mỗi lần khoảng 4 giờ, hết 2 lít dầu một lần tưới, giá dầu 21.000 đồng. Mua ống tưới hết 500. 000 đồng. Mua máy bơm hết 2.000.000 đồng. Chi phí nước tưới cho 1 sào như sau: TN = (21.000 x 2) x 3 (Số lần tưới/vụ) + 20% x 500.000 + 10% x 2.000.000 = 426.000 (đồng) 1.4. Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật Việc dự tính tiền chi phí thuốc bảo vệ thực vật ( TBVTV) thường khó chính xác. Do tình hình sâu bệnh biến động tùy theo ruộng. Hiện nay, một số vùng trồng gừng, nghệ hầu như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì cây gừng, nghệ ít bị sâu, bệnh. 51 Do đó, ta chỉ dự tính phần chi phí cho việc dùng thuốc phòng ngừa sâu bệnh và thuốc trừ cỏ. Trong thực tế, nếu đất khai hoang thì mới dùng thuốc trừ cỏ để diệt cỏ. Nếu trên ruộng đã canh tác hầu hết không dùng thuốc trừ cỏ, thông thường người ta kết hợp làm cỏ với làm đất và làm cỏ với những lần bón phân xới xáo. Một số vùng gừng dễ bị sâu, bệnh thời gian đầu trước khi trồng người ta dùng thuốc Basudin để xử lý đất. Ví dụ: 1 sào đất cần khai hoang, phun 1 lít thuốc Glyphosate, giá thuốc 1 lít là 100.000 đồng. Xử lý đất bằng Basudin 2 kg/sào, giá 1 kg là 30.000 đồng. TBVTV = 100.000 x 1 + 30.000 x 2 = 160.000 (đồng) 1.5. Dự tính chi phí dụng cụ lao động Dụng cụ lao đồng để trồng gừng, nghệ chủ yếu là cuốc, dao, sọt, bao tải thông thường người nông dân trồng gừng, nghệ sử dụng các dụng cụ có sẵn trong nhà, không phải chi mua mới, vì các dụng cụ này rất bền lại rẻ tiền, nên không phải chi phí nhiều. 2. Dự tính chi phí công lao động Dự tính chi phí tiền công (TC): trong suốt vụ gừng, nghệ chi phí công lao động cho các hạng mục sau: TC ( đồng) = (Công phun thuốc trừ cỏ + công làm đất + công trồng + công bón phân + công làm cỏ, xới xáo x 3 lần + công tưới nước x 3 lần + công thu hoạch) x giá tiền 1 công tại thời điểm Ví dụ: chi phí công lao động cho 1 sào trồng gừng như sau: Phun thuốc cỏ 0,5 công, thuê cày bừa 150.000 đồng, công trồng 4 công, công làm cỏ bón phân xới xáo 2 công, công tưới 0,5 công, công thu hoạch 5 công. Giá công lao động 120.000 đồng/công TC = 0,5 x 120.000 + 150.000 + 4 x 120.000 + 2 x 3 x 120.000 + 1,5 x 120.000 + 5 x 120.000 = 2.190.000 (đồng) 3. Dự tính chi phí khác Tiền chi phí khác (TK) như: lãi suất tiền vay (nếu có), chi phí ăn, nước uống giữa buổi cho người lao động, tiền thuê chở phân bón, củ giống và củ khi thu hoạch Ước tính các chi phí khác khoảng 500.000 đồng/sào. 4. Dự tính vốn đầu tư Vốn đầu tư là tổng tiền chi phí toàn bộ các hạng mục từ khi khai hoang đến khi thu hoạch, bao gồm tiền giống (TG), tiền phân (TPB), tiền nước tưới (TN) tiền thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV), tiền công lao động (TC), tiền chi phí khác (TK). Tổng vốn đầu tư: 52 TG + TPB + TN + TBVTV + TC + TK Trên cơ sở các ví dụ trên, dự tính tiền đầu tư cho 1 sào gừng là: 5.400.000 + 2.625.000 + 426.000 + 160.000 + 2.370.000 + 500.000 = 11.481.000 (đồng) 5. Tính hiệu quả kinh tế Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, năng suất tuy rất quan trọng nhưng không được coi trọng bằng hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng được đặt ra, người nông dân phải sản xuất như thế nào cho có lãi cao trên một mảnh đất. Hiệu quả kinh tế (HQKT) được tính bằng tổng thu nhập trừ cho tổng chi phí sản xuất. Tổng thu nhập được tính bằng sản lượng nhân với giá bán sản phẩm. Ví dụ: trên bài 4 ta tính được sản lượng gừng của 1 sào là 6806 kg, với giá bán 8.000 đồng/ kg. Tổng thu nhập trên 1 sào là: 6806 x 8.000 = 54.448.000 (đồng) Hiệu quả kinh tế trên 1 sào gừng là: HQKT = 54.448.000 - 11.481.000 = 42.967.000 (đồng) B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành số 1.6.1 Dự tính lượng giống và tiền mua giống gừng cho 1 ha, với khoảng cách trồng là 40 x 30cm, trung bình 1 kg gừng giống cho 20 hom. Giá gừng giống 18.000 đồng/kg. - Nguồn lực cần thiết Giấy, bút - Cách thức tổ chức thực hiện + Mỗi học viên tự suy nghĩ làm bài trong thời gian 30 phút. + Giáo viên gọi 1- 2 học viên lên trình bày. + Các học viên còn lại theo dõi, góp ý. + Giáo viên nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Tại lớp học -Tiêu chuẩn của sản phẩm: Tính đúng kết quả. Bài thực hành số 1.6.2: 53 Với quy trình phân bón cho 1 ha gừng như sau: Phân chuồng 20 tấn, phân supe lân 400 kg, phân kali clorua 200 kg và 200 kg đạm urê. Bảng giá phân S TT Tên phân Đơn vị tính Giá (đồng) 1 Phân chuồng Tấn 700.000 2 Phân lân kg 2.500 3 Phân kali clorua kg 10.500 4 Phân urê kg 9.200 Tính chi phí phân bón cho 1 ha trồng nghệ? - Nguồn lực cần thiết Giấy, bút - Cách thức tổ chức thực hiện + Mỗi học viên tự suy nghĩ làm bài trong thời gian 30 phút. + Giáo viên gọi 1- 2 học viên có lên trình bày. + Các học viên còn lại theo dõi, góp ý. + Giáo viên nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Tại lớp học -Tiêu chuẩn của sản phẩm: Tính đúng kết quả. Bài thực hành số 1.6.3 Ước tính công lao động cho các hạng mục từ khâu làm đất đến thu hoạch gừng là 170 công/ ha. Chi phí giống như bài tập 1. Chi phí phân bón như bài tập 2. Các chi phí khác khoảng 10.000 đồng. Sản lượng thu được 60 tấn. Anh chị hãy tính lợi nhuận thu được trên 1 ha trồng gừng. Biết rằng giá thuê nhân công là 100.000 đồng/công, giá gừng bán là 6.000 đồng/kg. - Nguồn lực cần thiết Giấy, bút - Cách thức tổ chức thực hiện + Mỗi học viên tự suy nghĩ làm bài trong thời gian 30 phút. + Giáo viên gọi 1-2 học viên lên trình bày. 54 + Các học viên còn lại theo dõi, góp ý. + Giáo viên nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của các nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: Tại lớp học -Tiêu chuẩn của sản phẩm: Tính đúng kết quả. C. Ghi nhớ - Cần đầu tư hợp lý để giảm chi phí đầu tư thì hiệu quả kinh tế sẽ cao. Bài 07: LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT Mã bài: MĐ01-07 Mục tiêu: 55 - Nêu được các căn cứ để lập kế hoạch tiến độ; - Xác định được thời gian cho các công việc trong sản xuất gừng, nghệ; - Lập bảng tiến độ sản xuất gừng, nghệ. A. Nội dung chính: 1. Căn cứ để lập kế hoạch tiến độ Khi lập kế hoạch sản xuất các cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình cần có sự trao đổi, bàn bạc, để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng bộ phận từng cá nhân từ đó đi đến thống nhất. Để hoàn thành được kế hoạch cần có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong gia đình nông hộ và phải được tổ chức thực hiện tốt. Để lập được kế hoạch phù hợp, có tính khả thi cao cần phải căn cứ vào: 1.1 Khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình Khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình: là khả năng trong một năm, một vụ cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình có thể sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm gừng nghệ. Khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình phụ thuộc vào các điều kiện sau: - Diện tích đất đai: diện tích mà cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình dự định trồng gừng, nghệ. - Thời vụ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế: Các công việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Đặc điểm khí hậu thời tiết của địa phương + Đặc điểm của giống gừng, nghệ + Tập quán canh tác - Điều kiện nhân công: + Các lao động sẵn có trong gia đình/cơ sở sản xuất/trang trại có khả năng và sẵn sàng lao động. + Lao động thời vụ, không thường xuyên để thực hiện những công việc đòi hỏi điều kiện nhân công cao mang tính thời vụ. - Nguồn vốn sản xuất kinh doanh: là toàn bộ tiền vốn của cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình có thể đầu tư vào để mua giống để trồng, mua vật tư phân bón, thuê nhân công nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh sản phẩm gừng nghệ. Nguồn tài chính này có thể là nguồn vốn tự có và vốn vay mượn bên ngoài. Vốn tự có của các cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình có thể là vốn do các cơ sở tích lũy. 56 Vốn vay mượn có thể là vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, hoặc vốn vay mượn từ bà con, lối xóm, người thân 1.2 Khả năng tiêu thụ sản phẩm: + Sản phẩm gừng nghệ làm ra sẽ bán cho ai? + Đưa sản phẩm gừng nghệ tới khách hàng như thế nào? + Sản phẩm làm ra bán dưới hình thức nào: bán buôn, bán lẻ, bán theo hợp đồng 2. Xác định thời gian cho các công việc Thời gian cho các công việc là khoảng thời gian nhất định để thực hiện một công việc nào đó nhằm đảm bảo tính kỹ thuật, tính thời vụ giúp cho cây gừng, nghệ sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Ví dụ: Công việc làm đất để trồng gừng, nghệ nên làm sớm vào tháng 2 tháng 3 để đất có thời gian phơi ải, chứ không nên làm muộn quá. Công việc trồng dặm nên làm trong khoảng tháng 6, tháng 7 khi cây gừng trên vườn còn nhỏ. Nếu thực hiện dặm muộn, cây gừng, nghệ trên vườn đã lớn cây trồng dặm sẽ phát triển kém và gây khó khăn cho việc chăm sóc chung. 3. Lập bảng tiến độ sản xuất gừng Bảng tiến độ sản xuất gừng là bảng kế hoạch mà trong đó các công việc cần phảithực hiện vào thời gian cụ thể nào đó. Các địa phương khác nhau, điều kiện thời tiết khác nhau, thời vụ gieo trồng khác nhau, do vậy việc thực hiện kế hoạch tiến độ cũng khác nhau. Trên cơ sở bảng kế hoạch tiến độ sản xuất các cơ sở sản xuất/hộ gia đình trồng gừng căn cứ vào khả năng sản xuất của mình để có thể chủ động trong việc bố trí lao động và nguồn vốn để sản xuất. Ví dụ: Bảng tiến độ sản xuất nghệ của nông hộ tại Tỉnh Gia Lai (tham khảo) BẢNG TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT GỪNG Công việc Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Làm đất, lên luống x x Chuẩn bị bao trồng x x Chuẩn bị hom giống x x 57 Ươm hom x Rạch hàng, cuốc hốc để trồng x Rải phân lót x Đặt hom x x Dặm, tỉa x x Làm cỏ, xới đất và vun gốc x x x x Tưới nước x x Bón phân thúc x x x Tủ gốc x x Phòng trừ sâu bệnh x x x x Các công việc thu hoạch, làm sạch củ, phân loại, sơ chế, bảo quản thường được thực hiện vào các tháng 1,2 của năm sau. Trên cơ sở bảng kế hoạch tiến độ sản xuất, các cơ sở sản xuất/ hộ gia đình trồng gừng căn cứ vào diện tích trồng, khả năng huy động công của mình để đưa ra bảng tiến độ phù hợp. 4. Lập bảng tiến độ sản xuất nghệ Bảng tiến độ sản xuất nghệ là bảng kế hoạch mà trong đó các công việc cần phải thực hiện vào thời gian cụ thể nào đó. Các địa phương khác nhau, điều kiện thời tiết khác nhau, thời vụ gieo trồng cũng khác nhau, do vậy việc thực hiện kế hoạch tiến độ cũng khác nhau. Trên cơ sở bảng kế hoạch tiến độ sản xuất các cơ sở sản xuất/hộ gia đình trồng gừng căn cứ vào khả năng sản xuất của mình để có thể chủ động trong việc bố trí lao động và nguồn vốn để sản xuất. 58 Ví dụ: Bảng tiến độ sản xuất nghệ của nông hộ tại Tỉnh Gia Lai (tham khảo) BẢNG TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT NGHỆ Công việc Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Làm đất, lên luống x x Chuẩn bị bao trồng x x Chuẩn bị hom giống x x Ươm hom x Rạch hàng, cuốc hốc để trồng x Rải phân lót x Đặt hom x x Dặm, tỉa x x Làm cỏ, xới đất và vun gốc x x x x Tưới nước x x Bón phân thúc x x Tủ gốc x x Phòng trừ sâu bệnh x x x x 59 Các công việc thu hoạch, làm sạch củ, phân loại, sơ chế, bảo quản thường được thực hiện vào các tháng 2, 3 của năm sau. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1.7.1: Xây dựng bảng kế hoạch tiến độ sản xuất trồng gừng cho 01 hộ gia đình học viên trong lớp với các điều kiện cụ thể của hộ gia đình học viên đó (diện tích trồng gừng, điều kiện lao động trong gia đình, vốn) - Nguồn lực cần thiết: + Giấy A0: 12 tờ + Bút viết bảng: 12 cây + Các số liệu về diện tích trồng, nhân công, vốn ... của gia đình học viên + Đặc điểm khí hậu thời tiết, tập quán canh tác... tại địa phương đó - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân: Xây dựng kế hoạch tiến độ sản xuất trồng gừng cho 1 hộ gia đình học viên trong nhóm. + Các nhóm tự thảo luận để xây dựng bảng kế hoạch tiến độ + Giáo viên quan sát, kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thực hiện để xây dựng bảng kế hoạch tiến độ cho phù hợp. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận + Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ. + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 10 giờ - Địa điểm: Lớp học - Tiêu chuẩn của sản phẩm: + Bảng kế hoạch tiến độ rõ ràng, đầy đủ nội dung, bố trí sắp xếp các công việc hợp lý, tính khả thi cao. + Trình bày rõ ràng C. Ghi nhớ: - Lập kế hoạch tiến độ cần có sự bàn bạc trao đổi giữa các thành viên trong gia đình và cơ sở sở sản xuất để đi đến thống nhất cao. 60 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí tính, chất của mô đun: - Vị trí : Mô đun Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ là một mô đun cơ sở trong chương trình dạy nghề “Trồng và sơ chế gừng nghệ” trình độ sơ cấp nghề. Mô đun này phải được giảng dạy đầu tiên, làm cơ sở để giảng dạy các mô đun khác trong chương trình. 61 - Tính chất: Mô đun Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ là mô đun bắt buộc của nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp. Trong mô đun sẽ tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy tại lớp học hoặc ngay tại cơ sở sản xuất gừng nghệ. II. Mục tiêu mô đun: Kiến thức: - Liệt kê được các đặc điểm cơ bản về thực vật học, yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây gừng, nghệ; - Nêu được giá trị kinh tế của cây gừng, nghệ và nhu cầu gừng, nghệ; - Kể được các chế độ canh tác và các mô hình trồng xen cây gừng, nghệ. Kỹ năng: - Dự tính được sản lượng gừng, nghệ; - Dự tính được chi phí đầu tư, năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng gừng, nghệ; - Lập được kế hoạch sản xuất gừng, nghệ. Thái độ: - Nhận thức được tác dụng của việc lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ01-01 Bài 01: Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây gừng Tích hợp Ruộng gừng hoặc tại cơ sở sản xuất 10 2 8 MĐ01-02 Bài 02: Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây nghệ Tích hợp Cơ sở sản xuất 10 2 8 MĐ01-03 Bài 03: Giá trị của cây gừng, nghệ Tích hợp Cơ sở sản 12 2 10 62 xuất MĐ01-04 Bài 04: Các chế độ canh tác của gừng, nghệ Tích hợp Cơ sở sản xuất 12 2 9 1 MĐ01-05 Bài 05: Dự tính sản lượng gừng, nghệ Tích hợp Cơ sở sản xuất 12 2 9 1 MĐ01-06 Bài 06: Dự tính vật tư, nhân lực, vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế Tích hợp Lớp học 16 4 11 1 MĐ01-07 Bài 07: Lập kế hoạch tiến độ sản xuất Tích hợp Lớp học 12 2 9 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 88 16 64 8 * Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành. IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Bài 01: Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây gừng Bài tập 1: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 2: Thực hành nhận biết và mô tả các đặc điểm thực vật học của cây gừng. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nhận biết đúng các bộ phân Kiểm tra 2 Mô tả được những đặc điểm quan trọng Căn cứ vào kết quả 3 Mô tả đầy đủ các đặc điểm Căn cứ vào kết quả 4 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi 63 Bài tập 3: Dựa vào các đặc điểm quan trọng của từng bộ phận (ở bài tập 2). Theo nhóm anh (chị) biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý phát huy tối đa sự sinh trưởng và phát triển của từng bộ phận trên cây gừng. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nêu đúng các biện pháp Căn cứ vào kết quả 2 Giải thích hợp lý Căn cứ vào kết quả 3 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài 02: Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây nghệ Bài tập 1: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 2: Thực hành nhận biết và mô tả các đặc điểm thực vật học của cây nghệ. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nhận biết đúng các bộ phân Kiểm tra 2 Mô tả được những đặc điểm quan trọng Căn cứ vào kết quả 3 Mô tả đầy đủ các đặc điểm Căn cứ vào kết quả 4 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài tập 3: Dựa vào các đặc điểm quan trọng của từng bộ phận (ở bài tập 2). Theo nhóm anh (chị) biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý phát huy lợi thế sự sinh trưởng và phát triển của từng bộ phận trên cây nghệ. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nêu đúng các biện pháp Căn cứ vào kết quả 2 Giải thích hợp lý Căn cứ vào kết quả 3 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài 03: Giá trị của cây gừng, nghệ Bài tập 1: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 2: Điều tra, phỏng vấn tìm hiểu về tình hình trồng sử dụng gừng và tiêu thụ gừng, nghệ của một số vùng trồng gừng, nghệ phổ biến. 64 Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Điền đầy đủ thông tin vào phiếu Kiểm tra kết quả 2 Kết quả sát thực tế Căn cứ vào kết quả 3 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài 04: Các chế độ canh tác của gừng, nghệ Bài tập 1: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 2: Thực hành bố trí trồng xen gừng trên một số mô hình cụ thể tại địa phương. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Mô tả được tình hình trồng trọt thực tế của địa phương Căn cứ vào kết quả 2 Đưa ra các mô hình trồng xen hợp lý Căn cứ vào kết quả 3 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài tập 3: Thực hành bố trí trồng xen nghệ trên một số mô hình cụ thể tại địa phương. Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Mô tả được tình hình trồng trọt thực tế của địa phương Căn cứ vào kết quả 2 Đưa ra các mô hình trồng xen hợp lý Căn cứ vào kết quả 3 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài 05: Dự tính sản lượng gừng, nghệ Bài tập 1: Căn cứ vào bài trắc nghiệm để chấm điểm lý thuyết Bài tập 2: Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Nếu đúng các căn cứ xác định năng suất Kiểm tra 65 2 Giải thích đúng Căn cứ vào kết quả 3 Tính đúng Căn cứ vào kết quả 4 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài tập 3: Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Tính đúng Căn cứ vào kết quả 2 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài tập 4: Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Tính đúng Căn cứ vào kết quả 2 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài 06: Dự tính vật tư, nhân lực, vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế Bài tập 1: Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Tính đúng kết quả Căn cứ vào kết quả 2 Tham gia tích cực Quan sát, theo dõi Bài tập 2: Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Tính đúng kết quả Căn cứ vào kết quả 2 Tham gia tích cực Theo dõi, quan sát Bài tập 3: Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Tính đúng kết quả Căn cứ vào kết quả 2 Tham gia tích cực Theo dõi, quan sát 66 Bài 07: Lập kế hoạch tiến độ sản xuất Bài tập 1: Xây dựng bảng kế hoạch tiến độ sản xuất trồng gừng, nghệ cho 01 hộ gia đình học viên trong lớp với các điều kiện cụ thể của hộ gia đình học viên đó (diện tích trồng gừng, điều kiện lao động trong gia đình, vốn) Stt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 - Nêu được các căn cứ để lập kế hoạch tiến độ sản xuất gừng, nghệ Hỏi đáp 2 - Bảng kế hoạch tiến độ đầy đủ nội dung, bố trí sắp xếp các công việc hợp lý, tính khả thi cao. - Trình bày rõ ràng Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành 3 - Nghiêm túc, trách nhiệm khi xây dựng bảng kế hoạch tiến độ. Quan sát quá trình học của học viên V. Tài liệu tham khảo 01. KS Nguyễn Văn Tuyến - Kỹ thuật trồng gừng, ớt - Giúp nhà nông làm giàu - Nhà xuất bản Thanh niên - 2012 02. KS Nguyễn Mạnh Chinh; TS Nguyễn Đăng Nghĩa – Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh rau gia vị - Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2012. 03. Kỹ thuật trồng gừng - website Lào Cai 04. Trồng gừng trong bao – Chương trình khuyến nông VTV2 05. Nguyễn Thị Nguyệt – Chi cục bảo vệ thực vật Bến Tre– Kỹ thuật trồng gừng đạt năng xuất cao – 2012 06. Kỹ thuật trồng cây gừng– Mộc Hoa Lê (sưu tầm) - Nguồn 07. Kỹ thuật trồng nghệ - Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, 2000 08. BT. CN. Nghiêm Xuân Mạnh - Trung tâm TT KH-CN&TH - Quy trình trồng nghệ. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG VÀ SƠ CHẾ GỪNG, NGHỆ (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 67 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 Ông Trần Văn Chánh Chủ nhiệm 2 Ông Phùng Hữu Cần Phó Chủ nhiệm 3 Ông Nguyễn Quốc Khánh Thư ký 4 Bà Phạm Thị Bích Liễu Ủy viên 5 Bà Lê Thị Nga Ủy viên 6 Bà Trần Thị Thanh Bình Ủy viên 7 Ông Trịnh Quốc Việt Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG VÀ SƠ CHẾ GỪNG, NGHỆ (Theo quyết định số 2033/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 Ông Phạm Thanh Hải Chủ tịch 2 Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 3 Bà Trịnh Thị Vân Ủy viên 4 Ông Phạm Xuân Mạnh Ủy viên 5 Ông Phạm Cường Ủy viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_lap_ke_hoach_san_xuat_gung_nghe.pdf
Tài liệu liên quan