Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất

Chương trình đào tạo nghề “Trồng tre lấy măng” cùng với bộ giáo trình

được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật

những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại nhiều khu vực trồng

tre ở các địa phương có địa hình, khí hậu khác nhau có thể coi là cẩm nang cho

người đã, đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng tre lấy măng.

Mô đun Lập kế hoạch sản xuất gồm 3 bài:

Bài 1: Thu thập xử lý thông tin

Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất

Bài 3: Dự kiến hiệu quả kinh tế

pdf69 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chép - Máy tính 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm 5. Sản phẩm ứng dụng: Lập được kế hoạch phân bón phù hợp với yêu cầu của từng cơ sở sản xuất. 6. Nội dung thực hành Tính toán lượng phân bón cần thiết cho quá trình gây trồng măng cho một cơ sở sản xuất có điều kiện như sau: - Tổng diện tích trồng tre lấy măng là 10 ha (100.000 m2) - Mật độ trồng tre là: 500 cây/ha 45 - Bón lót ban đầu khi trồng: + Phân NPK: 2 lạng/hố + Phân chuồng: 10kg/hố - Chăm sóc năm thứ nhất: + Bón phân NPK: 2 lạng/ hố + Phân chuồng: 3 kg/hố - Chăm năm thứ hai: + Bón phân NPK: 3 lạng/ hố + Phân chuồng: 5 kg/hố - Chăm năm thứ hai: Phân chuồng: 10 kg/hố Biết: giá phân NPK: 6000đ/kg Phân chuồng: 1000đ/kg Tính toán lượng phân bón và tiên đầu tư cần thiết cho cơ sở sản xuất trên? Việc tính toán lượng phân bón cần thiết cho sản xuất theo mẫu biểu sau: Biểu: Kế hoạch phân bón cho TT Nội dung công việc Đơn vị tính Đơn giá Khối lượng Thành tiền 1 Bón lót Phân NPK Phân chuồng 2 Chăm sóc năm thứ 1 Phân NPK Phân chuồng 3 Chăm sóc năm thứ 2 Phân NPK Phân chuồng 4 Chăm sóc năm thứ 3 46 Phân chuồng Tổng 7. Tổ chức thực hiện - Thời gian thực hiện 6 giờ - Có thể tiến hành buổi thực hành trong lớp hoặc tại các cơ sở sản xuất. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát làm của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm. 2.2. Bài thực hành số 1.2.2: Lập kế hoạch về giống cho cơ sở sản xuất 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành cách lập kế hoạch giống trong quá trình sản xuất. - Giới thiệu một số loại giống, một số phương thức trồng. 2. Yêu cầu - Học viên nắm được cách lập kế hoạch giống - Liên hệ với thực tế sản xuất phù hợp với địa phương mình. 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy bút ghi chép - Máy tính Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm 5. Sản phẩm ứng dụng: Lập được kế hoạch giống phù hợp với yêu cầu của từng cơ sở sản xuất. 6. Nội dung thực hành Tính toán lượng cây giống cần thiết cho quá trình gây trồng tre lấy măng cho một cơ sở sản xuất có điều kiện như sau: 47 - Tổng diện tích trồng tre lấy măng là 15 ha (150.000 m2) với điều kiện sau: + 5 ha đất trống chưa trồng cây gì: mật độ trồng 500 cây/ha trồng tre bát độ + 5 ha đất đã có một số loài cây ăn quả: mật độ trồng 200 cây/ha trồng tre lục trúc. + 5 ha đất đã trồng rừng muốn trồng tre xung quanh với mục đích làm hàng rào và lấy măng: mật độ 200 cây/ha trồng tre mai Với giá thành của cây giống như sau: - Giá cây giống tre bát độ: 20.000đ/cây - Giá tre lục trúc: 25.000đ/cây - Giá tre mai: 15.000đ/cây - Trồng dặm: 10% tổng số lượng cây mang trồng Tính toán lượng cây giống và tiền đầu tư cần thiết cho cơ sở sản xuất trên? Việc tính toán theo mẫu biểu: Biểu: Kế hoạch giống TT Nội dung công việc Đơn vị tính Đơn giá Khối lượng Thành tiền 1 Cây trồng - Tre bát độ - Tre lục trúc - Tre mai 2 Cây trồng dặm - Tre bát độ - Tre lục trúc - Tre mai Tổng 7. Tổ chức thực hiện 48 - Thời gian thực hiện 6 giờ - Có thể tiến hành buổi thực hành trong lớp hoặc tại các cơ sở sản xuất. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát làm của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm. 2.3 Bài thực hành số 1.2.3: Lập kế hoạch chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành cách lập kế hoạch chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trong quá trình sản xuất. 2. Yêu cầu - Học viên nắm được cách lập kế hoạch chăm sóc - Liên hệ với thực tế sản xuất phù hợp với địa phương mình. 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy bút ghi chép - Máy tính 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm 5. Sản phẩm ứng dụng: Lập được kế hoạch chăm sóc phù hợp với yêu cầu của từng cơ sở sản xuất. 6. Nội dung thực hành Tính toán số công cần thiết cho quá trình trồng và chăm sóc rừng tre lấy măng cho cơ sở sản xuất có điều kiện như sau: - Diện tích trồng: 10 ha - Mật độ trồng: 500 cây/ha - Phát dọn thực bì: phát trắng - Xới, vun gốc - Bón phân - Công lao động phổ thông: 130.000đ/công 49 Tính toán số công và tiền đầu tư cần thiết cho cơ sở sản xuất trên? Việc tính toán số cồng cần thiết cho sản xuất theo mẫu biểu sau: Biểu: Kế hoạch phân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại TT Nội dung công việc Đơn vị tính Đơn giá Khối lượng Thành tiền 1 Trước khi trồng Phát dọn thực bì (500m2/ công) Cuốc hố (70*70*70cm, công 10 hố/công) Vận chuyển và trồng cây (50 cây/công) Lấp hố (50 hố/công) Vận chuyển và bón phân (50 hố/công) 2 Chăm sóc năm thứ 1 Phát dọn thực bì (500m2/ công) Vận chuyển và bón phân (50 hố/công) Xới, vun gốc (50 hố/công) 3 Chăm sóc năm thứ 2 Phát dọn thực bì (500m2/ công) Vận chuyển và bón phân (50 hố/công) Xới, vun gốc (50 hố/công) 4 Chăm sóc năm thứ 3 Phát dọn thực bì (500m2/ 50 công) Vận chuyển và bón phân (50 hố/công) Xới, vun gốc (50 hố/công) Tổng 7. Tổ chức thực hiện - Thời gian thực hiện 8 giờ - Có thể tiến hành buổi thực hành trong lớp hoặc tại các cơ sở sản xuất. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát làm của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm. C. Ghi nhớ - Lập kế hoạch sản xuất là một việc làm cần thiết đối với mỗi hộ gia đình, trang trại hay cơ sở sản xuất. - Việc lập kế hoạch sản xuất cần thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch chi tiết, đáp ứng mục tiêu sản xuất. 51 Bài 3. Dự kiến hiệu quả kinh tế Mã bài: MD01-03 Mục tiêu + Xác định được chi phí sản xuất + Ước tính được giá thành sản phẩm + Cân đối được thu, chi trong quá trình lập kế hoạch sản xuất A. Nội dung 1. Xác định chi phí sản xuất Chi phí sản xuất được tính toán cụ thể cho từng hoạt động, từng cây trồng vật nuôi theo thời gian (ngày, tháng, quý, năm). Các chi phí sản xuất của từng cây trồng vật nuôi được tính toán dựa trên các bảng tổng hợp về nguồn lực sản xuất đã được phân tích trong kế hoạch sản xuất của các cơ sở hay việc xác định kế hoạch về chi phí sản xuất là kết hợp giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch chi phí sản xuất. Cho nên ngay khi xây dựng được các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất (về mặt hiện vật, số lượng), các cơ sở sẽ tính toán và quy nó về giá trị bằng tiền. Việc tính toán các khoản chi phí cần được thực hiện cho từng ngành nghề cụ thể theo thời gian, chính vì vậy xây dựng được kế hoạch chi phí cần tính toán riêng cho từng ngành và phải căn cứ vào quy trình sản xuất cũng như các định mức kỹ thuật đã được thiết lập từ các kế hoạch khác của các cơ sở như kế hoạch trồng trọt, kế hoạch chăn nuôi Bảng 1.8: Xác định các chi phí cần thiết cho việc trồng tre lấy măng Tháng Nội dung chi phí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I. Chi phí năm thứ nhất 1. Chi phí mua cây giống 2. Chi phí mua phân bón 3. Công phát dọn thực bì và cuốc hố 4. Công vận trồng cây 5. Công chăm sóc 6. Công quản lý bảo vệ 52 7. Công trồng dặm II. Chi phí năm thứ hai 1. Chi phí mua phân bón 2. Công chăm sóc Công phát dọn thực bì Công vun xới gốc và bón phân 3. Công quản lý bảo vệ ......... Tổng chi phí 2. Tính toán và ước lượng các khoản thu nhập Việc xác định các khoản thu nhập được tính toán dựa trên kết quả sản xuất của từng sản phẩm, từng cây trồng và vật nuôi của cơ sở sản xuất/hộ gia đình/trang trại. Thông thường các khoản thu nhập của các sản phẩm đã được xây dựng trong kế hoạch sản xuất được xác định bằng cách lấy sản lượng của từng loại cây trồng, vật nuôi nhân với giá bán thực tế của từng sản phẩm. Các thu nhập từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở rất đa dạng và phong phú, đó có thể là các khoản thu nhập từ trồng trọt, các khoản thu nhập từ chăn nuôi hay là các khoản thu nhập từ kinh doanh, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính, các khoản từ thu nhập khác của các lao động trong các cơ sở. Các hoạt động này thường diễn ra trong từng tháng, quý, thậm chí là từng ngày, chính vì vậy, các khoản thu nhập của các cơ sở sẽ được tính toán từng tháng, từng quý, thậm chí là từng ngày trong tháng. Việc xây dựng kế hoạch tài chính không chỉ bao gồm các khoản thu và chi của các kế hoạch sản xuất chính mà nó còn bao gồm cả những chi tiêu và những hoạt động phụ tạo ra thu nhập hàng ngày cho các cơ sở. 3. Lập kế hoạch tiền mặt để xác định nhu cầu tài chính Lập kế hoạch tiền mặt là sự tập hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các phương án riêng lẻ. Mục đích chủ yếu của việc lập kế hoạch tiền mặt là dự tính các chi phí, thu nhập và lợi nhuận trên mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất. Trong quá trình xây dựng kế hoạch tài chính, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần phải xem xét đến chi phí thu và chi trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính cơ sở mình. 53 Chi phí chi (chi bằng tiền mặt) được xem xét từ các yêu cầu về chi phí sản xuất được lấy trong các kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề và các chi phí liên quan đến marketing, chi phí quản lý nhưng không đưa phần khấu hao tài sản cố định của từng ngành, các khoản chi phí tự có của các cơ sở (lao động gia đình, nguyên vật liệu tự sản xuất được) đó là các khoản chi phí không bằng tiền mặt. Tiền thu được xem xét từ chính các khoản thu nhập tạo ra được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư tài chính (tiền gửi tiết kiệm..) và các hoạt động tạo ra thu nhập khác (tiền lương, các hoạt động phụ tạo ra thu nhập). Việc xem xét tiền chi và thu từ tiền mặt là việc làm hết sức quan trọng bởi vì trong thực tế, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất mặc dù đem lại lợi nhuận nhưng các cơ sở lại không có tiền mặt để chi trả cho các khoản chi phí sản xuất, cũng như chi trả các khoản nợ vay ngắn và dài hạn. Hiệu số giữa thu và chi phản ánh tình trạng các cơ sở sản xuất kinh doanh có đủ tiền để trang trải chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hay không, từ đó giúp các cơ sở có các biện pháp hành động để cân đối nguồn vốn sản xuất. Việc lập kế hoạch tiền mặt đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các cơ sở ra quyết định cân đối nguồn vốn. Vì nếu ở một thời điểm hiện tại nào đó, các cơ sở sẽ không đủ tiền để trang trải và đầu tư sản xuất. Mặt khác nếu dự trữ tiền mặt với số lượng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn không cao do vẫn phải chịu chi phí sử dụng vốn đối với dòng tiền nhàn rỗi. Bảng 1.9: Lập kế hoạch tiền mặt hàng tháng Hạng mục Tháng Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I. Tổng thu nhập 1. Từ sản phẩm/dịch vụ 2. Khoản thu từ các hoạt động tài chính 3. Các khoản thu khác II. Tổng chi phí bằng tiền 1. Chi phí giống và phân bón 2. Chi phí cho các hoạt động 54 3. Chi phí tiền công 4. Chi phí tiền thuế 5. Chi phí quảng cáo 6. Chi phí điện, nước, điện thoại 7. Trả nợ vốn 8. Phí sinh hoạt .. III. Chi phí không bằng tiền 1. Lao động của gia đình 2. Nguyên vật liệu tự sản xuất 3. Khấu hao tài sản cố định IV. Lợi nhuận (I – II – III) 4. Giá cả sản phẩm Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản về khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thụ trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụlà căn cứ để xây dựng các kế hoạch hậu cần vật tư, sản xuất – kỹ thuật - tài chính. Cụ thể, với sản xuất măng tre việc “Xác định giá cả tiêu thụ” là một việc làm quan trọng: Giá cả là một phạm trù của kinh tế hàng hóa. Với chức năng là thước đo giá trị, giá cả như là tín hiệu cho người sản xuất, người tiêu dùng và trở thành thông tin quan trọng thể hiện sự biến động cung – cầu trên thị trường. Giá cả trở thành công cụ quan trọng điều khiển quan hệ cung – cầu. Vì vậy, giá cả vừa có tác động kích thích sản xuất vừa hạn chế đối với người sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác giá cả còn là một công cụ để phân phối lại lợi nhuận của cơ sở sản xuất kinh doanh. Việc xác định hợp lý giá cả tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh bảo đảm cho cơ sở sản xuất kinh doanh bảo tồn được vốn sản xuất và có lãi. Giá tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh được quyết định bởi tổng chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm. 55 Giá bán = Chi phí sản xuất + Chi phí lưu thông + Lợi nhuận hợp lý Cơ chế tăng giá: Giá bán sản phẩm có thể tăng do 3 nguyên nhân: tăng chi phí sản xuất, tăng cầu quá mức và phát triển tiền quá mức (lạm phát). Trong trường hợp các chi phí sản xuất tăng lên như chi phí lao động, thuế, chi phí trung gian, chi phí hành chính thì để đảm bảo giữ nguyên lợi nhuận, người sản xuất buộc phải tăng giá. Về nguyên tắc để đảm bảo lợi nhuận các chi phí sản xuất được chuyển vào giá bán. Song trong điều kiện có cạnh tranh, không phải bất cứ sự tăng chi phí nào cũng đều làm tăng giá cả sản phẩm. Ảnh hưởng của cầu làm tăng giá. Sự tăng cầu một sản phẩm nào đó dẫn đến làm tăng năng lực sản xuất sản phẩm đó. Nếu cầu vượt quá khả năng sản xuất thì người bán có thể tăng giá. Song do cạnh tranh nên không thể tăng giá liên tục. Phát hành tiền quá mức cũng làm cho giá sản phẩm tăng lên. Đây là trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát. Khi xem xét và quyết định mức giá bán ra của sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải lưu ý đến các yếu tố trên đây trong cơ chế hoạt động của giá cả và quy định mức giá nào đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và đảm bảo cho cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi. Vì vậy phải linh hoạt điều chỉnh mức giá kịp thời nhằm tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm sản xuất ra. Lựa chọn thời điểm bán hàng và tiêu thụ sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng và là nghệ thuật của người quản lý. Lựa chọn thời điểm bán hàng có lợi nhất (được giá) là bảo đảm lưu chuyển nhanh vốn của cơ sở sản xuất kinh doanh. 5. Tính toán hiệu quả kinh tế Lợi nhuận chính là kết quả của hoạt động sản xuất mang lại. Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Nếu kết quả này âm (-) nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lãi. Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các doanh nghiệp. Để cung ứng các loại sản phẩm hàng hoá cho thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ sản xuất mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. Như vậy, việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận. Ước tính lợi nhuận dựa trên việc phân tích giá thành sản phẩm: - Định giá ban đầu dựa vào chi phí sản xuất và % lãi suất dự kiến: Giá bán dự kiến = Chi phí sx đ.vị sản phẩm x (1+% lãi dự kiến trên chi phí) 56 Trong đó: Tổng CP cố định Chi phí sx đ.vị sản phẩm = Chi phí biến đổi trung bình x Sản lượng s.phẩm - Định giá ban đầu cho các sản phẩm hoa dựa vào doanh thu và lãi dự kiến: Chi phí sx đ.vị s.phẩm Giá bán dự kiến = x (1+% lãi dự kiến trên chi phí) (1+% lãi trên doanh thu) Tổng chi phí cố định Chi phí sx đ.vị s.phẩm = Chi phí biến đổi trung bình x Sản lượng s.phẩm Ví dụ: Một trang trại chuyên trồng tre lấy măng để phục vụ cho thị trường Quảng Ninh có chi phí sản xuất và mức tiêu thụ sản phẩm dự kiến như sau: Chi phí biến đổi trung bình: VC = 20.000đ Tổng chi phí cố định: TFC = 300 000 000đ Sản lượng hàng hóa tiêu thụ dự kiến: Q = 50.000 kg 300 000 000 Ta có: Chi phí sản xuất đ.vị s.phẩm = 20 000 + 50 000 = 26.000 đ/kg - Nếu trang trại dự kiến mức lãi là 20% trên chi phí, ta sẽ có mức giá bán dự kiến như sau: - Giá bán dự kiến = 26.000 x (1 + 20%) = 31.200 đ/kg - Nếu trang trại dự kiến mức lãi là 20% trên doanh thu, ta sẽ có mức giá bán dự kiến như sau: - Giá bán dự kiến = 26.000/ (1- 20%) = 32.500 đ/kg - Phương pháp định giá dựa vào chi phí hoặc doanh thu và lãi dự kiến thường được áp dụng rộng rãi trong các trang trại và các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp nói chung vì các lý do sau: - Tính toán giản đơn, dễ áp dụng - Khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh thường áp dụng phương pháp này thì giá cả sẽ có xu hướng tương tự nhau, giảm thiểu sự cạnh tranh gay gắt về giá các sản phẩm măng. 57 - Đảm bảo được mức lợi nhuận hợp lý cho vốn đầu tư Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm: - Không tính đến ảnh hưởng của nhu cầu và sự nhận thức về giá của người tiêu dùng - Gặp khó khăn khi xảy ra sự cạnh tranh về giá trên thị trường - Không áp dụng được trong trường hợp mức giá dự kiến của doanh nghiệp sẽ không bảo đảm được mức tiêu thụ dự kiến trên thực tế. - Định giá trên cơ sở đảm bảo lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư Ví dụ: Để sản xuất kinh doanh măng tre, trang trại A đã đầu tư 2 tỷ đồng. Nếu lợi nhuận mục tiêu tính trên vốn đầu tư là 15%. Với chi phí sản xuất một kg măng là 20.000 đồng và sản lượng dự kiến là 75.000 kg. Khi đó chúng ta có: Giá dự kiến theo Lợi nhuận m.tiêu/vốn đầu tư Lợi nhuận mục tiêu = Chi phí sx đ.vị s.phẩm + Sản lượng sản phẩm Lợi nhuận mục tiêu là : 15% x 2 tỷ = 300 triệu đồng Giá theo lợi nhuận mục tiêu = 20.000 + (300.000.000/75.000) = 24.000 đồng/kg - Như vậy, theo cách tính giá này sẽ đảm bảo lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư cho trang trại là 15%, nếu như bảo đảm được mức giá thành và sản lượng tiêu thụ đã ước tính là chính xác. Định giá trên cơ sở phân tích sản lượng hòa vốn - Các phương pháp xác định trên đều đưa ra một công thức tính giá cụ thể tùy theo mục tiêu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể ứng phó với những dự kiến không chính xác về sản lượng hoa tiêu thụ hoặc có thể linh hoạt hơn trong việc đưa ra các mức giá bán tương ứng với mức sản lượng tiêu thụ nhằm đạt lợi nhuận và các mục tiêu như mong muốn, chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích điểm hòa vốn như sau : Chi phí cố định Sản lượng bán đạt hòa vốn = Giá bán – Chi phí biến đổi trung bình Chi phí cố định lợi nhuận m.tiêu Sản lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu = Giá bán – Chi phí biến đổi trung bình 58 - Phương pháp định giá dựa trên phân tích điểm hòa vốn và lợi nhuận mục tiêu được sử dụng có hiệu quả khi doanh nghiệp dự đoán chính xác sản lượng hoa tiêu thụ. Với phương pháp này chúng ta có thể chọn lựa các mức giá khác nhau từ đó ước tính sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận, dự báo điểm hòa vốn rồi tiến tới kinh doanh có lãi. Tuy vậy, phương pháp này vẫn chưa tính đến độ co giãn của cầu so với giá cả. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Trình bày phương pháp ước tính giá thành sản xuất dựa trên lợi nhuận của cơ sở sản xuất? Câu 2: Trình bày cách tính toán giá thành sản phẩm sản xuất? 2. Bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 1.3.1: Tính chi phí sản xuất cho một trang trại 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành cách lập chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất của một trang trại. 2. Yêu cầu - Học viên nắm được cách chi phí sản xuất - Liên hệ với thực tế sản xuất phù hợp với địa phương mình. 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy bút ghi chép - Máy tính 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm 5. Sản phẩm ứng dụng: Lập được chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu của từng cơ sở sản xuất. 6. Nội dung thực hành Một trang trại có điều kiện cơ sở như sau: - Tổng diện tích đất: 15 ha - Trang trại chưa có nhân công lao động hoàn toàn phải đi thuê ngoài - Trang trại đang muốn phát triển trồng tre lấy măng với mục đích sản xuất hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu sử dụng măng ở địa phương, bán tre cho một số cơ sở sản xuất chiếu, đồ tre đan tại khu vực. Hãy tính toán những chi phí sản xuất cần thiết cho trang trại trên khi họ muốn trồng thuần loài tre, mật độ 500 cây/ha, với loài cây trồng chính là tre mai và lục trúc (10ha trồng tre mai, 5 ha trồng tre lục trúc). 59 - Công lao động: 130.000đ/công - Giá tre lục trúc: 25.000đ/cây - Giá tre mai: 15.000đ/cây - Giá phân bón: 6000đ/kg - Giá phân chuồng: 1000đ/kg - Lượng phân bón cho quá trình trồng: phân NPK 2 lạng/hố, phân chuồng 20kg/hố. Tính toán theo mẫu biểu sau: Biểu: Chi phí sản xuất cho trang trại TT Nội dung công việc Đơn vị tính Đơn giá Khối lượng Thành tiền 1 Công trồng rừng tre Phát dọn thực bì (500m2/ công) Cuốc hố (70*70*70cm, công 10 hố/công) Vận chuyển và trồng cây (50 cây/công) Lấp hố (50 hố/công) Vận chuyển và bón phân (50 hố/công) 2 Chi phí cây giống Lục trúc Tre mai 3 Chi phí phân bón Phân NPK Phân chuồng 4 Chăm sóc năm thứ nhất Công chăm sóc (20 công/ha) 60 Công vun xới gốc (10 công/ha) 5 Chăm sóc năm thứ hai Công chăm sóc (20 công/ha) Công vun xới gốc (10 công/ha) Tổng 7. Tổ chức thực hiện - Thời gian thực hiện 7 giờ - Có thể tiến hành buổi thực hành trong lớp hoặc tại các cơ sở sản xuất. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát làm của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm. 2.2. Bài thực hành số 1.3.2: Tính toán hiệu quả kinh tế của một trang trại 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành cách lập chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất của một trang trại. 2. Yêu cầu - Học viên nắm được cách chi phí sản xuất - Liên hệ với thực tế sản xuất phù hợp với địa phương mình. 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy bút ghi chép - Máy tính 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm 5. Sản phẩm ứng dụng: Lập được chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu của từng cơ sở sản xuất. 6. Nội dung thực hành 61 Một trang trại có điều kiện cơ sở như sau: - Tổng diện tích đất: 15 ha - Trang trại chưa có nhân công lao động hoàn toàn phải đi thuê ngoài - Trang trại đang muốn phát triển trồng tre lấy măng với mục đích sản xuất hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu sử dụng măng ở địa phương, bán tre cho một số cơ sở sản xuất chiếu, đồ tre đan tại khu vực. Mật độ 500 cây/ha, với loài cây trồng chính là tre mai và lục trúc. - Công lao động: 130.000đ/công - Giá tre lục trúc: 25.000đ/cây - Giá tre mai: 15.000đ/cây - Giá phân bón: 6000đ/kg - Giá phân chuồng: 1000đ/kg - Lượng phân bón cho quá trình trồng: phân NPK 2 lạng/hố, phân chuồng 20kg/hố. - Dự kiến năng suất của măng là: 500kg/ha - Dự kiến giá bán măng: 26.000đ/kg - Bán tre: 5000đ/cây - Chủ trang trại đầu tư: Nhà xưởng rộng 100m2 62 Biểu: Hiệu quả kinh tế của trang trại TT Nội dung công việc Đơn vị tính Đơn giá Khối lượng Thành tiền I Tổng thu nhập 1 Từ bán sản phẩm măng 2 Chi phí từ bán tre 3 Chi phí từ bán củi II Tổng chi phí bằng tiền 1 Chi phí giống và phân bón 2 Chi phí cho các hoạt động 3 Chi phí tiền công 4 Chi phí tiền thuế 5 Chi phí quảng cáo 6 Chi phí điện, nước, điện thoại 7 Trả nợ vốn 8 Phí sinh hoạt III Chi phí không bằng tiền 1 Lao động của gia đình 2 Nguyên vật liệu tự sản xuất 3 Khấu hao tài sản cố định IV. Lợi nhuận (I – II – III) 7. Tổ chức thực hiện - Thời gian thực hiện 7 giờ - Có thể tiến hành buổi thực hành trong lớp hoặc tại các cơ sở sản xuất. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 63 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_lap_ke_hoach_san_xuat.pdf
Tài liệu liên quan