Kết cấu mô đun gồm 3 bài.
Bài 1: Lập kế hoạch sản xuất
Bài 2: Khảo sát chọn đất trồng
Bài 3: Chuẩn bị đất trồng
Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực
hành.
87 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Lập kế hoạch chuẩn bị trước khi trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng tây sắp trồng.
2.3. Lên luống trồng măng tây
2.3.1. Xác định kích thước luống rãnh
Luống (còn gọi là líp hay liếp) là dải đất được vun cao lên để trồng cây.
Luống trồng măng tây có kích thước như sau:
- Mặt luống
+ Độ rộng mặt luống phụ thuộc vào phương thức trồng:
100 cm (trồng hàng đơn)
150 cm (trồng hàng đôi)
+ Chiều cao luống: 30-40 cm
- Rãnh:
+ Rộng 20 – 25 cm
* Cắm mốc đánh dấu vị trí luống, rãnh
Cắm mốc đánh dấu vị trí luống, rãnh nhằm giúp cho việc lên luống đúng
kích thước, thẳng hàng.
- Vật liệu, dụng cụ cần chuẩn bị:
Thước chia đến cm;
Cọc tre,
Dây nilon...
61
- Cách tiến hành theo hướng dẫn sau:
+ Cắm cọc đánh dấu vị
trí rãnh đầu tiên (rộng 20cm).
Hình 1.3.31: Cắm cọc xác định vị trí rãnh
- Dùng thước đo chiều
rộng mặt luống thứ nhất với độ
rộng 150 cm (luống đôi); 100
cm (luống đơn).
Hình 1.3.32: Cắm cọc xác định vị trí luống
- Dùng dây căng giữa
các cọc. Dùng cuốc rạch một
đường thẳng theo dây để đánh
dấu luống, rãnh.
Hình 1.3.33: Căng dây đánh dấu vị trí luống
- Tiếp tục lặp lại công việc cắm mốc, đánh dấu vị trí luống rãnh như trên
cho đến khi hết diện tích ruộng.
20cm
150cm
62
2.3.2. Lên luống
Lên luống là công việc rất quan trọng quá trình mà đất. Việc lên luống có
thể được tiến hành bằng máy hoặc công cụ thủ công (cuốc, cào vv...), nhưng
hiện tại chủ yếu lên luống thủ công.
Dùng cuốc, cào kéo
đất ở vị trí rãnh đắp lên mặt
luống, đảm bảo độ cao luống 30
– 40 cm.
Hình 1.3.34: Lên luống
Trong quá trình lên luống
cần chú ý:
+ Quan sát để lên luống
thẳng.
+ Vét rãnh sạch và đồng
đều về độ cao để thuận tiện cho
việc tưới nước sau này.
Hình 1.3.35: Vét rãnh
* Đào rãnh trồng
Trên luống vừa lên, dùng dụng cụ cuốc, cào đào rãnh để bón phân lót
trước khi trồng. Rãnh rộng 40 cm sâu 15 – 20 cm.
Hình 1.3.36: Đào rãnh trên luống để bón lót trước khi trồng
30 - 40 cm
15-20 cm
40 cm
63
2.4. Bón lót trước khi trồng măng tây
2.4.1. Yêu cầu của việc bón lót trồng măng tây
Bón lót là việc bón phân trước khi trồng. Mục đích nhằm:
- Cung cấp dinh dưỡng ngay cho cây măng tây khi mới bén rễ;
- Tạo độ xốp trong luống giúp cho măng phát triển thuận lợi;
- Cải tạo chua, nâng pH đất lên mức thuận lợi cho cây măng tây.
2.4.2. Xác định loại phân bón lót
Với mục đích của việc bón lót như nêu trong phần trên, loại phân được
sử dụng trong bón lót gồm:
Phân chuồng;
Phân lân;
Phân kali;
Vôi.
Phân chuồng cần được ủ hoai mục trong thời gian 2 – 3 tháng trước khi
bón. Tốt nhất là ủ lẫn với phân lân.
2.4.3. Tính toán lượng phân bón lót
Lượng phân bón được quy định theo bảng dưới đây:
Bảng 3.6: Lượng phân bón tính cho đơn vị diệu tích
Loại phân Lượng bón cho 1ha
Phân chuồng 15 - 20 tấn
Phân đạm urê 60- 120 kg
Phân supe lân 170 - 320 kg
Phân kali sunphat 30 – 60 kg
Vôi 80 – 150 kg
Ghi chú: Có thể không bón vôi nếu đã sử dụng vôi để xử lý đất
* Bài tập ví dụ tính lượng phân bón:
Ví dụ tính lương phân bón lót cho 5 sào Bắc bộ trồng măng tây với định
mức phân bón nêu trong bảng trên.
64
Giải bài tập:
- Phân chuồng:
15
x 360 x 5 x100 = 2,7 tấn = 2700 kg
10000
đến
20
x 360 x 5 x 1000 = 0,36 tấn = 3600 kg
10000
- Phân đạm u rê
60
x 360 x 5 = 10,8 kg
10000
đến
120
x 360 x 5 = 21,6 kg
10000
- Phân supe lân
170
x 360 x 5 = 30,6 kg
10000
đến
320
x 360 x 5 = 57,6 kg
10000
- Phân kali sunphat
30
x 360 x 5 = 5,4 kg
10000
đến
60
x 360 x 5 = 10,8 kg
10000
- Vôi
80
x 360 x 5 = 10,4 kg
10000
đến
150
x 360 x 5 = 27,0 kg
10000
2.4.4. Kỹ thuật bón lót
Việc bón lót phân trước khi trồng măng tây được thực hiện theo hướng
dẫn sau:
- Vôi (nếu sử dụng) được bón theo 2 cách:
65
Cách 1: bón vào đáy rãnh sau đó lấp nhẹ đất (2 – 3cm) trước khi bón các
loại phân khác.
Cách 2: Hoặc bón theo điểm trên đáy rãnh cách nhau 45 cm.
- Phân chuồng, phân lân, kali được trộn lẫn bón theo điểm (vị trí sẽ trồng
cây con) Vị trí này cách nhau 45 cm.
Nếu bón vôi theo phương pháp 2, thì vị trí bón phân ở khoảng cách giữa
các điểm bón vôi.
Hình 1.3.37: Vị trí bón lót
- Sau khi bón phân xong, dùng cuốc kéo đất màu trên luống lấp vào rãnh
vừa bón phân.
Hình 1.3.38: Dùng cuốc lấp phân và kéo lại mép luống
ị trí bón phân chuồng và phân hóa học
ị trí bón vôi
66
Yêu cầu sau khi lấp phân xong luống phải có độ cao theo quy định 30 –
40 cm; Luống thẳng; Rãnh được vét sạch đất.
- Hình 1.3.39 : Luống (đơn) sau khi lên luống và bón lót sẵn
sàng cho việc trồng cây con
3. Làm đất lên luống trồng cà rốt cải củ.
3.1.Yêu cầu của việc làm đất đối với đất trồng cà rốt cải củ
Cà rốt, cải củ là những loại rau khác nhau, nhưng đều có chung đặc
điểm:
Là loại cây trồng liền chân (tức là trồng từ hạt, cây phát triển ngay tại vị
trí gieo hạt, không nhổ cây con để trồng như nhiều loại cây khác);
Củ (thực ra là rễ phát triển thành) phân bố ở tầng từ mặt đất đến độ sâu
20 – 30cm;
Với những đặc điểm đó trồng cà rốt, cải củ cần đạt được các yêu cầu sau:
- Đất phải được làm kỹ, sạch cỏ dại;
- Độ sâu lớp đất được cày bừa đạt 20 – 30 cm;
- Mặt ruộng bằng phẳng; nghiêng nhẹ theo hướng tiêu thoát nước;
- Luống rãnh có kích thước theo yêu cầu;
- Phân được rải để và lấp kín, không ảnh hưởng xấu đến sự nảy mầm
của hạt.
3.2. Cày bừa làm nhỏ đất trồng cà rốt cải củ
- Lựa chọn thời điểm làm đất phù hợp (cách xác định thời điểm làm đất
theo hướng dẫn đối với cây măng tây – mục 2.2)
67
Chú ý: không nên làm đất khi quá ướt vừa khó làm đất vừa tốn công lao
động; Tuy nhiên cũng không làm đất khi quá khô (đất cứng khó cày bừa, khi
làm nhỏ đất dễ tơi vụn mất kết cấu)
- Cày sâu (độ sâu 25 - 30 cm).
Tốt nhất dừng máy cày công suất nhỏ vừa cày được sâu hơn so với cày
do gia súc kéo vừa đỡ làm cho đất bị nén chặt, mất kết cấu.
Hình 1.3.40: Đât được cày khi độ ẩm thích hợp rất tơi xốp
- Phơi ải ít nhất 1 tuần để đất tơi, thoát khí độc đồng thời khi làm nhỏ đất
dễ thu gom cỏ dại.
- Làm nhỏ đất bằng các dụng cụ như bừa thủ công, bừa máy, phay, trục
vv.... Mục đích làm tơi đất, san phẳng mặt ruộng và thu gom thân rễ cỏ.
Hình 1.3.41: Bừa đất có tác dụng làm nhỏ đất và thu gom cỏ dại
Đất trước
khi bừa
,nhiều cỏ dại
Đất sạch cỏ
sau khi bừa
68
Hình 1.3.42: Đất được san phẳng tơi xốp và sạch cỏ dại sau khi bừa
3.3. Lên luống trồng cà rốt cải củ
Để lên luống trồng cà rốt cải củ cũng cần thực hiện các bước:
- Cắm cọc xác định vị trí luống rãnh;
- Kéo đất từ phần rãnh đắp lên luống
Cách tiến hành tương tự như đối với cây măng tây (xem phần 2.3 bài 3).
Điểm khác biệt thể hiện ở kích thước luống:
Đất trồng cà rốt được lên luống với kích thước:
Luống:
Rộng 90 – 120 cm;
Cao 20 - 25 cm.
Rãnh:
Rộng: 25 – 30 cm;
Sâu 20 – 25 cm.
Ở nước ta do việc đầu tư máy móc còn hạn chế việc lên luống chủ yếu
bằng lao động thủ công.
Dùng cuốc, cào kéo đất từ phần rãnh đắp lên luống.
Hình 1.3.43: Lên luống bằng dụng cụ thủ công
90 – 120 cm
20 – 25 cm
20 – 30 cm
69
Nếu điều kiện có thể, tiến hành lên luống bằng máy sẽ đỡ tốn công lao
động, kích thước luống đều hơn.
Hình 1.3.44: Lên luống bằng máy
3.4. Bón lót trước khi trồng cà rốt cải củ
* Tính toán lượng phân sử dụng cho bón lót
Lượng phân bón lót cho cà rốt (tính cho 1ha):
Phân chuồng hoại mục: 20- 25 tấn;
Phân đạm urê: 60 – 80 kg
Phân supe lân: 100 – 120 kg;
Phân kali chlorua: 60 – 80 kg
Lượng phân bón lót cho cải củ (tính cho 1ha):
Phân chuồng hoai mục: 25- 30 tấn;
Phân đạm urê: 65 – 100 kg
Phân supe lân: 40 – 100 kg;
Phân kali chlorua: 50 – 60 kg
Thực hành tính lượng phân bón lót cho 5 sào Trung bộ (500m2) tròng cải
củ. Biết rằng lượng phân bón tính cho 1 ha thực hiện theo quy định nêu trên:
Giải bài tập:
Tính lượng phân bón lót cho 5 sào Trung bộ
- Phân chuồng:
20
x 500 x 5 x100 = 4 tấn = 4000 kg
10000
Kích thước luống:
Chiều rộng 100 – 120 cm
Cao 20 – 25 cm.
Rộng 20 – 30 cm
70
đến
30
x 500 x 5 x 1000 = 7,5 tấn = 7500 kg
10000
- Phân đạm urê
65
x 500 x 5 = 16,25 kg
10000
đến
100
x 500 x 5 = 20,0 kg
10000
- Phân supe lân
40
x 500 x 5 = 10,0 kg
10000
đến
100
x 500 x 5 = 25,0 kg
10000
- Phân kali sunphat
30
x 500 x 5 = 7,5 kg
10000
đến
60
x 500 x 5 = 15,0 kg
10000
* Cách bón:
- Bước 1: Trộn đều toàn bộ lượng phân bón đã được tính toán
Hình 1.3.45: Trộn phân
71
Chú ý:
Các loại phân hóa học dễ hút ẩm dính bết hoặc bị chuyển hóa rất
nhanh. Vì thế sau khi trộn nên bón ngay.
Nếu sử dụng vôi để bón lót, không nên trộn lẫn vôi với phân lân và
phân đạm.
- Bước 2: san phẳng mặt luống
Trước khi bón phân cần san phẳng mặt luống để phân bón được phân bố
đều trong tầng đất mặt.
- Bước 3: rải phân
Dùng tay rải đều hỗn hợp phân bón trên mặt luống.
Chú ý: nên chia lượng phân cho mỗi luống. Rải thử một đoạn luống để
ước tính mức độ rải sao cho phân được rải đều;
Nếu lượng phân bón lót ít có thể chỉ rắc theo đường chạy dọc luống.
Đường rải phân chính là hàng gieo hạt.
- Bước 4: đảo phân với đất
Dùng cào răng đảo lớp đất mặt với phân vừa rải sao cho phân được trộn
đều.
Hình 1.3.46: Dùng cuốc, cào san đảo phân với đất
Toàn bộ các bước công việc trên cần được hoàn thành trước khi gieo hạt
1 – 2 ngày.
72
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu hỏi 1. Thu gom tàn dư cây trước khi làm đất trồng măng tây, cà rốt, cải củ
nhằm:
a. Làm sạch mặt ruộng, thuận lợi cho
việc tiến hành các khâu chuẩn bị đất
trồng.
b. Tận dụng rơm. rạ sau khi thu hoạch
lúa ủ làm phân bón.
c. Làm mất nơi cư trú của sâu bệnh
hại.
d. Nhằm tất cả các mục đích trên.
Câu hỏi 2. Tàn dư cây sau khi thu gom nên xử lý tốt nhất theo cách:
a. Đốt lấy tro. b. Đưa ra khỏi ruộng phục vụ các mục
đích khác như làm chất đốt, thức
ăn gia súc
c. Ủ với chế phẩm vi sinh sau đó sử dụng
làm phân bón .
Câu hỏi 3. Hãy mô tả quá trình ủ rơm, rạ thành phân hữu cơ
Câu hỏi 4. Tác hại của cỏ dại đối với quá trình chuẩn bị đất trồng măng tây, cà
rốt, cải củ thể hiện ở chỗ:
a. Gây khó khăn cho việc cày bừa, lên
luống.
b. Làm cho ruộng rậm rạp, kém thông
thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu
bệnh phát triển.
c. Làm tăng chi phí về phân bón, công
lao động trong quá trình chăm sóc.
d. Cạnh tranh với cây măng tây, cà rốt,
cải củ về nước, dinh dưỡng và ánh
sáng.
Câu hỏi 5. Để xử lý tiêu huỷ cỏ dại có thể áp dụng phương pháp:
73
a. Đào hố chôn lấp. b. Ủ làm phân bón.
c. Phơi khô, đốt.
d. Tất cả các phương pháp trên.
Câu hỏi 6. Thời điểm làm đất thích hợp là khi giẫm chân lên ruộng thấy:
a. Bàn chân có cảm giác mát, hơi bị
ẩm. Vết lún nhẹ (hình bàn chân in
nhẹ trên đất).
b. Da bàn chân không bị ẩm, hay ướt,
không có vết lún.
c. Bàn chân bị ướt, dính đất, vết lún
sâu, nhìn rõ khe ngón chân trên đất.
d. Bàn chân lún sâu, đất dính bẩn vào
da chân.
Câu hỏi 7. Nên làm đất khi nắm đất thấy có biểu hiện:
a. Đất đính vào da tay, cảm giác ướt có
thể nhìn thấy rõ vết ngón tay trên trên
nắm đất.
b. Đất không dính vào da tay, có thể
nhìn thấy rõ vết ngón tay trên trên
nắm đất.
c. Cảm giác đất cứng, khó bóp vỡ,
nhiều hạt bụi đất khô dính vào da tay.
d. Đất hơi rời ra, các hạt đất tơi nhẹ.
Câu hỏi 8. Hãy nêu tác dụng của việc cày vỡ và yêu cầu kỹ thuật cần đạt được
khi cày vỡ đất trồng măng tây
Câu hỏi 9. Kích thước luống phù hợp cho việc trông măng tây:
a. Mặt luống rộng 120 cm (hàng đơn);
140 cm (hàng đôi), cao 30-40 cm; Rãnh
rộng 25 – 30cm.
b. Mặt luống rộng 100 cm (hàng đơn);
150 cm (hàng đôi), cao 30 - 40 cm . Rãnh
rộng 20 – 25 cm.
c. Mặt luống rộng 120 – 140cm, cao 20
cm. Rãnh rộng 25 – 30cm .
d. Mặt luống rộng 10 - 120 cm, cao 30
cm. Rãnh rộng 20 – 30 cm .
74
Câu hỏi 10. Kích thước luống phù hợp cho việc trồng cà rốt, cải củ:
a.. Mặt luống rộng 90 – 120 cm;, cao 20 -
25 cm. Rãnh rộng 20 cm; sâu 20 – 25 cm.
b. Mặt luống rộng 100 cm, cao 10 cm;.
Rãnh rộng 25 cm; sâu 10 cm.
c. Mặt luống rộng 80 - 90 cm; Cao 20 cm.
Rãnh rộng 25 cm, sâu 30 cm
d. Mặt luống rộng 120 - 140 cm, cao 30 -
40 – 10 cm; Rãnh rộng 25 – 30cm; sâu 10
- 15 cm
Câu hỏi 11. Mục đích của việc bón lót trước khi trồng măng tây, cà rốt, cải củ
nhằm:
a. Cung cấp dinh dưỡng ngay cho cây
ở giai đoạn đầu.
b. Tạo độ xốp trong luống giúp cho bộ
rễ, củ phát triển thuận lợi.
c. Tạo điều kiện cho việc thực hiện các
thao tác trồng trọt khác.
d. Tất cả các ý trên.
2. Bài tập thực hành:
Bài thực hành 1.3.1: Thu gom, xử lý rơm rạ vụ trước thành phân bón
Bài thực hành 1.3.2: Xác định độ ẩm đất thích hợp để tiến hành làm đất
C. Ghi nhớ:
Để chuẩn bị đất trồng măng tây, cà rốt, cải củ cần thực hiện tốt
các bước:
Thu gom xử lý tàn dư cây trồng vụ trước
Dọn và tiêu hủy có dại
Xử lý đất tiêu diệt nguồn sâu bệnh
Cải tạo các yếu tố bất lợi của đất
Cày bừa làm nhỏ đất
Lên luống, bón lót
75
HƯỚNG DẪN GI NG DẠY MÔ ĐUN
I. Ị TRÍ TÍNH CHẤT C A MÔ ĐUN
1. ị trí:
Mô đun Chuẩn bị trước khi trồng là mô đun đầu tiêu trong chương trình
dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng măng tây, cà rốt, cải củ.
Mô đun đề cập đến các công việc chuẩn bị cho quá trình trồng măng tây,
cà rốt, cải củ quan trọng , được bố trí giảng trước tiên khi tổ chức dạy nghề cho
học viên.
2. Tính chất:
Là mô đun chuyên môn nghề được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành về
thực hiện các công việc chuẩn bị để trồng măng tây, cà rốt, cải củ, lấy dạy thực
hành nâng cao kỹ năng nghề cho học viên là chính. Để nâng cao chất lượng dạy
nghề, mô đun cần được thực hiện ngay tại cơ sở trồng, tiêu thụ măng tây, cà
rốt, cải củ trong thời gian trước khi trồng và có đầy đủ trang thiết bị, vật tư
phục vụ đào tạo.
II. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Nêu được các chỉ tiêu cơ bản về kế hoạch sản xuất của một nông hộ,
trang trại nhỏ trồng măng tây, cà rốt, cải củ;
+ Giải thích được sự cần thiết của việc khảo sát, lựa chọn đất trồng và
trình bày được các bước trong việc khảo sát, lựa chọn đất trồng măng tây, cà
rốt, cải củ;
+ Nêu được loại đất thích hợp để trồng măng tây, cà rốt, cải củ;
+ Trình bày được quy trình chuẩn bị đất và các tiêu chuẩn cần đạt được
trong việc chuẩn bị đất trồng măng tây, cà rốt, cải củ.
2. Kỹ năng
+ Lập được một bảng kế hoạch đơn giản cho việc trồng măng tây, cà rốt
cải củ cho một nông hộ hay một trang trại nhỏ.
+ Lựa chọn được tiêu chí đánh giá và thực hiện được việc khảo sát đánh
giá đất, chọn đất trồng măng tây, cà rốt, cải củ;
+ Thực hiện thành thạo các bước công việc trong việc vệ sinh đồng
ruộng, xử lý đất, làm đất trồng măng tây, cà rốt, cải củ;
3. Thái độ
+ Cẩn thận, chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp
+ Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.
76
III. NỘI DUNG CHÍNH C A MÔ ĐUN
Mã
bài
Tên bài
Loại bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
(giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
MĐ
1.01
Lập kế hoạch sản
xuất
Tích hợp Phòng học;
Đồng ruộng
16 4 12 0
MĐ
1.02
Khảo sát chọn đất
trồng
Tích hợp Phòng học;
Đồng ruộng
26 6 18 2
MĐ
1.03
Chuẩn bị đất
trồng
Tích hợp Phòng học;
Đồng ruộng
44 10 32 2
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Tổng số 90 20 62 8
I . Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành
1. Bài thực hành số 1.1.1: Xác định quy mô diện tích sản xuất
* Địa điểm:
Tại phòng học
* Nội dung
Tính diện tích cần có để sản xuất ra khối lượng sản phẩm (măng tây, cà rốt.
cải củ) đã được dự kiến.
* Tổ chức thực hiện:
- Giảng viên cung cấp số liệu về mục tiêu sản lượng hộ sẽ thực hiện; khả năng
cho năng suất của giống (măng tây, cà rốt. cải củ) trên loại đất mà hộ sẽ sử dụng.
- Chia lớp thành từng nhóm 4 – 5 học viên.
- Nhóm học viên thực hiện thứ tự các bước theo hướng dẫn.
* Hướng dẫn thực hiện
Căn cứ vào mục tiêu về sản lượng, tiềm năng về năng suất đất và năng
suất có thể đạt được của giống sẽ trồng để tính toán diện tích cần sử dụng theo
công thức:
77
Diện tích =
Sản lượng dự kiến
Năng suất dự kiến
* Đánh giá kết quả bài thực hành
Đánh giá kết quả thông qua kết quả tính toán diện tích cần sử dụng.
2. Bài tập 1.1.2: Dự tính lợi nhuận của quá trình sản xuất cà rốt
* Địa điểm thực hiện:
Trong phòng học.
* Nội dung
Thực hiện bài tập giả định tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của
quá trình sản xuất măng tây, cà rốt, cải củ.
* Dụng cụ, trang thiết bị, vật liệu:
- Giấy bút; máy tính cá nhân
- Bộ số liệu về:
+ Các mục chi phí của quá trình sản xuất;
+ Sản lượng củ thu được; Tỷ lệ củ thương phẩm; Tỷ lệ củ loại thải.
+ Giá bán củ thương phẩm; Giá bán củ loại thải.
* Tổ chức thực hiện:
- Giảng viên cung cấp bộ dữ liệu về năng suất; sản lượng, chi phí của hộ
trong quá trình sản xuất. Hướng dẫn về ý nghĩa các, cách tính các chỉ tiêu.
- Chia lớp thành từng nhóm 4 – 5 học viên.
- Nhóm học viên thực hiện thứ tự các bước theo hướng dẫn.
* Hướng dẫn thực hiện
Để dự tính hiệu quả kinh tế cần tính toán các chỉ tiêu:
- Tổng thu từ quá trình sản xuất của nông hộ; Tổng chi này bao gồm:
+ Thu từ bán sản phẩm củ cà rốt thương phẩm
+ Thu từ bán sản phẩm củ cà rốt loại thải.
- Tổng chi cho quá trình sản xuất
- Dự tính hiệu quả kinh tế thông qua chỉ tiêu lợi nhuận thu được (lãi
thuần chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi
78
* Đánh giá kết quả bài thực hành
Đánh giá kết quả thông qua kết quả tính toán chỉ tiêu tổng thu, tổng chi,
lợi nhuận
3. Bài tập thực hành 1.2.1: Khảo sát đất
* Mục tiêu
Học viên thực hiện được việc khảo sát lựa chọn đất phù hợp trồng măng
tây, cà rốt, cải củ.
* Địa điểm thực hiện:
Trên thực địa vườn trồng măng tây, cà rốt, cải củ.
* Nội dung:
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
- Chọn vị trí khảo sát
- Khảo sát đánh giá
- Phân tích kết luậ
* Dụng cụ, trang thiết bị, vật liệu:
- Đồng ruộng dự kiến trồng cà rốt, cải củ: diện tích 0,5ha;
- Bản đồ khu vực khảo sát;
- Giấy bút, sổ ghi chép.
* Tổ chức thực hiện:
- Chia lớp thành từng nhóm 4 – 5 học viên.
- Nhóm học viên thực hiện các bước công việc ngoài thực địa theo
hướng dẫn sau:
Bước Yêu cầu cần đạt được Sai hỏng có thể mắc
phải
1. Chuẩn bị
các điều kiện
cần thiết
Đầy đủ về số lượng, chủng loại
vật tư, dụng cụ thiết bị
Không đủ các dụng cụ,
vật liệu cần thiết
2. Chọn vị trí
khảo sát
Điển hình về: Loại đất; Chân
đất; Điều kiện tưới tiêu; Loại
cây trồng trước
Vị trí khảo sát quá ít,
không điển hình
3. Khảo sát
đánh giá
Phản ánh đúng điều kiện về đất
đai, địa hình điều kiện tưới tiêu
vv...
Số liệu quá ít. Kết quả
đo đạc, phân tích không
chính xác
4. Phân tích Kết luận đúng về mức độ thích Kết luận không chính
79
kết luận hợp cho mục đích sử dụng xác
* Đánh giá kết quả bài thực hành
Đánh giá kết quả thông qua:
- Thao tác thực hiện các khâu khảo sát đất:
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
+ Chọn vị trí khảo sát
+ Khảo sát đánh giá
- Kết luận, đánh giá của học viên về các chỉ tiêu đánh giá đất khu vực
khảo sát.
4. Bài tập thực hành 1.2.2: Đánh giá lựa chọn đất thích hợp trồng cà
rốt, cải củ
* Địa điểm thực hiện:
Trên thực địa đồng ruộng dự kiến trồng cà rốt, cải củ.
* Nội dung
- Đo độ dày tầng canh tác
- Xác định thành phần cơ giới
- Xác định độ chua của đất
- Đánh giá về khả năng tưới tiêu
* Dụng cụ, trang thiết bị, vật liệu:
- Đồng ruộng dự kiến trồng cà rốt, cải củ: diện tích 0,5ha;
- Cuốc, xẻng, dầm đào đất, thước đo;
- Giấy bút, sổ ghi chép.
* Tổ chức thực hiện:
- Chia lớp thành từng nhóm 4 – 5 học viên.
- Nhóm học viên thực hiện các bước công việc ngoài thực địa theo sự
hướng dẫn của giảng viên
* Hướng dẫn thực hiện
Thực hiện các bước công việc theo hướng dẫn sau:
- Đối với cây cà rốt:
Đánh giá
các chỉ tiêu
Cách tiến hành Đánh giá mức độ thích hợp
- Đo độ dày
tầng canh
Dùng thước đo độ dày từ mặt đất Tầng canh tác càng dày càng
80
tác đến hết tầng tơi xốp. tốt. Tối thiểu 20cm.
- Xác định
thành phần
cơ giới
Quan sát bằng mắt đánh giá
thành phần cơ giới (xem đó là
loại đất gì)
Đất có thành phần cơ giới
nhẹ đến trung bình nhẹ. Biểu
hiện: cảm giác thấy nhiều hạt
cát mịn. Đất ít dính.
- Xác định
độ chua của
đất
Dùng máy đo nhanh pH đo pH
đất
pH dao động trong khoảng
5,5 – 7
- Đánh giá
về khả năng
tưới tiêu
Quan sát địa thế, nguồn nước,
tình hình về hệ thống tưới tiêu .
Chân đất vàn cao, tiêu thoát
nước dễ dàng, nhanh chóng
(trong chậm nhất 1/2 ngày.
Đất có khả năng giữ ẩm tốt.
Gần nguồn nước, đủ lượng
nước cung cấp tưới.
- Đối với cây cải củ
Đánh giá các
chỉ tiêu
Cách tiến
hành
Đánh giá mức độ thích hợp
- Đo độ dày
tầng canh tác
Tương tự như
đối với cây cà
rốt
Tầng canh tác càng dày càng tốt.
Tối thiểu 20 cm.
- Xác định
thành phần cơ
giới
Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình
nhẹ. Biểu hiện: cảm giác thấy nhiều hạt cát
mịn. Đất ít dính.
- Xác định độ
chua của đất
pH dao động trong khoảng 5,5 – 7
Với pH từ 5,2 – 7,2 vẫn có thể trồng cải củ.
- Đánh giá về
khả năng tưới
tiêu
Dễ tiêu thoát, Gần nguồn nước và đủ cung
cấp cho việc tưới nước.
* Đánh giá kết quả bài thực hành
Đánh giá kết quả thông qua
- Thao tác thực hiện của học viên về:
+ Đo độ dày tầng canh tác
+ Xác định thành phần cơ giới
81
+ Xác định độ chua của đất
+ Đánh giá về khả năng tưới tiêu
- Kết luận, đánh giá của học viên về mức độ phù hợp của khu đất khảo
sát đối với mục đích trồng loại cây dự kiến.
5. Bài thực hành 1.3.1: Thu gom, xử lý rơm rạ vụ trước thành phân bón
* Địa điểm thực hiện:
Trên thực địa đồng ruộng.
* Nội dung:
Thực hiện các bước trong việc thu gom xử lý rơm, rạ thành phân bón:
- Thu gom nguyên liệu (rơm, rạ);
- Chuẩn bị chế phẩm, phụ gia;
- Ủ;
- Đảo.
* Dụng cụ, vật liệu:
- Dụng cụ cắt, thu gom vận chuyển rơm, rạ
- Dụng cụ ủ phân;
- Chế phẩm, phụ gia dùng cho việc ủ rơm, rạ;
- Bảo hộ lao động.
* Tổ chức thực hiện:
- Chia lớp thành từng nhóm 4 – 5 học viên.
- Nhóm học viên thực hiện thứ tự các bước theo hướng dẫn sau:
Bước công việc Yêu cầu cần đạt được Những sai hỏng có thể
mắc phải
Cắt rạ Kỹ, sát mặt đất Không cắt hết, cắt quá
cao
Thu gom rơm, rạ Sạch, tập kết đúng nơi
quy định
Bỏ sót
Chuẩn bị chế
phẩm, phụ gia ủ
Đủ chế phẩm, phụ gia Chuẩn bị không đầy đủ
Ủ rơm, rạ Hết lượng rơm, rạ đã thu
gom. Nguyên liệu và chế
phẩm, phụ gia được phối
Ủ không hết nguyên liệu,
không đồng đều
82
hợp đồng đều
Đảo Phần trong, ngoài đống
được đảo vị trí, rơm, rạ
mục đều
Đống ủ không điồng đều,
rơm rạ không mục.
* Đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả thông qua:
- Thao tác thực hiện các khâu trong quá trình ủ
- Kết quả đống ủ của mỗi nhóm.
6. Bài thực hành 1.3.2: Xác định độ ẩm đất thích hợp để tiến hành làm
đất
* Địa điểm thực hiện
Trên thực địa đồng ruộng dự kiến trồng măng tây, cà rốt, cải củ.
* Nội dung
- Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp quan sát độ lún vết bàn chân
- Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp nắm đất
* Dụng cụ, vật liệu:
- Địa bàn đồng ruộng;
* Tổ chức thực hiện:
- Giảng viên hướng dẫn nội dung và cách tiến hành phương pháp thông
qua độ lún của vết bàn chân, phương pháp nắm đất.
- Chia lớp thành từng nhóm 4 – 5 học viên.
- Nhóm học viên thực hiện các bước theo hướng dẫn:
+ Với phương pháp quan sát độ lún của vết bàn chân
Bước chân trên mặt ruộng quan sát kết quả, điền vào cột “Đánh giá và
biện pháp xử lý”
Biểu hiện
Đánh giá và biện
pháp xử lý
- Không có cảm giác ẩm mát. Không có vết lún của
bàn chân.
- Da bàn chân không bị ẩm, hay ướt, không có vết
lún.
83
- Bàn chân có cảm giác mát, hơi bị ẩm.
- Vết lún nhẹ (hình bàn chân in nhẹ trên đất).
- Bàn chân bị ướt, dính đất, vết lún sâu, nhìn rõ khe
ngón chân trên đất.
- Bàn chân lún sâu, đất dính bẩn vào da chân.
+ Với phương pháp nắm đất
Lấy một nắm đất nhỏ, nắm trong lòng bàn tay, quan sát kết quả đưa ra
đánh giá và biện pháp xử lý:
Biểu hiện
Đánh giá và biện pháp xử
lý
Đất đính vào da tay, cảm giác ướt có thể nhìn thấy
rõ vết ngón tay trên nắm đất.
Đất không dính vào da tay, có thể nhìn thấy rõ vết
ngón tay trên nắm đất.
Đất hơi rời ra, các hạt đất tơi nhẹ.
Cảm giác đất cứng, khó bóp vỡ, nhiều hạt bụi đất
khô dính vào da tay.
7. Đáp án và hướng dẫn giải bài tập
Đáp án câu hỏi bài 1:
Câu 1: ý d
Câu 2: ý a
Câu 3: ý c
Câu 4: ý d
Đáp án câu hỏi bài 2:
Câu 1: ý a
Câu 2: ý d
Câu 3: ý c
Câu 4: ý d
Câu 5: ý d
Câu 6: ý b
Đáp án câu hỏi bài 3:
Câu 1: ý d
84
Câu 2: ý c
Câu 4: ý a
Câu 5: ý d
Câu 6: ý a
Câu 7: ý b
Câu 9: ý b
Câu 10: ý a
Câu 11: ý d
V. YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QU
5.1. Bài 1:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Kiến thức về:
- Xác định mục tiêu và quy mô sản xuất.
Bài kiểm tra trắc nghiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lap_ke_hoach_chuan_bi_truoc_khi_trong.pdf