Giáo trình Kỹ thuật xung - Nguyễn Việt Hùng
Tài liệu này giới thiệu cơ sở lý luận, nguyên lý hoạt động của mạch xung nhằm phục vụ cho môn
học kỹ thuật xung 2 tín chỉ chuyên ngành điện tử viễn thông, tài liệu được chia ra làm 6 chương:
Chương 1 giới thiệu về các dạng sóng, các hàm cơ bản thường dùng trong lĩnh vực điện, điện
tử gồm các cơ bản như hàm bước, hàm xung, hàm dốc, hàm mũ, hàm sin, hàm cos và các dạng sóng
tổ hợp.
Chương 2 trình bày các mạch biến đổi tín hiệu bằng mạch RC, RL và RLC dùng phương pháp
toán tử Laplace – chương này làm nền tảng cho các chương sau và các mạch điện tử ứng dụng.
Chương 3 trình bày các kỹ thuật chuyển mạch ở chế độ quá độ và xác định của các linh kiện
điện tử như diode, diode zener, transistor làm ảnh hưởng đến dạng sóng biến đổi và cách cải thiện
để dạng sóng tốt hơn.
Chương 4 trình bày các mạch xén tín hiệu gồm có mạch xén nối tiếp, mạch xén song song, xén
âm, xén dương, xén 2 mức độc lập, mạch xén thực tế và mạch xén dùng transistor.
Chương 5 trình bày mạch kẹp hay còn gọi là mạch dời tín hiệu, đặc biệt quan trọng là các
mạch kẹp với tải là điện dung, tải là cuộn dây.
Chương 6 trình bày mạch dao động đa hài, mạch đơn ổn dùng op-amp, dùng IC chuyên dùng
555, mạch dao động dùng vi mạch số, mạch Schmitt trigger và mạch dao động đa hài dùng các linh
kiện có vùng điện trở âm.
Do chỉ trình bày những phần cơ bản nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót – rất mong mọi
đóng góp xây dựng của các bạn - xin hãy gởi về theo địa chỉ phu_nd@yahoo.com - xin chân thành
cảm ơn.
Nhóm biên soạn
Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn
Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn
Ban quyen © Truong DH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kythuatxung_9131.pdf