Kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật là môn khoa học có tính ứng
dụng cao nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản được sắp xếp từ những lý
luận chung nhất đến những kiến thức cụ thể về quá trình hình thành văn bản
pháp luật bao gồm: quy định về thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật; về
cách thức trình bày hình thức, nội dung; trình tự, thủ tục ban hành văn bản
pháp luật, cách thức diễn đạt ngôn ngữ và phân chia, sắp xếp nội dung văn
bản pháp luật do các chủ thể ban hành; về kiểm tra và xử lí văn bản pháp
luật khiếm khuyết. là cơ sở để vận dụng soạn thảo văn bản hoàn chỉnh giải
quyết công việc phát sinh trên thực tế, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Ngoài
ra môn học còn trang bị những kiến thức cơ bản về việc soạn thảo từng loại
văn bản pháp luật cụ thể như: luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông
tư, chỉ thị, nghị quyết, công văn, công điện.
108 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựngvăn bản pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m là thành viên.
Kỹ thuật soạn thảo văn bản.
- Còn hoạt động thẩm tra xem xét các vấn đề sau:
Tính hợp pháp, hợp lý, tính thống nhất của văn bản.
Sự phù hợp của dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng
Tính khả thi của dự thảo bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự
thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện
bảo đảm thực hiện.
Về phương thức thực hiện (tuỳ từng trường hợp): Dự thảo có thể được
thẩm định, thẩm tra một hoặc nhiều lần trong quá trình văn bản được soạn
thảo; Việc thẩm định có thể do một hoặc nhiều cơ quan cùng thực hiện.
Cơ quan chủ trì soạn thảo phải chuẩn bị hồ sơ thẩm định, thẩm tra
bằng văn bản. Quy trình thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật do Bộ Tư pháp thực hiện.
Quy trình thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ
hoàn tất khi có báo cáo thẩm định, thẩm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Trên thực tế, báo cáo thẩm định, thẩm tra là một trong những cơ sở để cơ
quan có thẩm quyển xem xét việc thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật.
1.3.5. Trình, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
79
Sau khi dự thảo được hoàn thiện về nội dung, kết cấu(đã có báo cáo
thẩm tra, thẩm định) Ban soạn thảo phải có văn bản trình dự thảo, sau đó gửi
hồ sơ dự thảo đến cơ quan ban hành để xem xét thông qua dự thảo.
Văn bản quy phạm pháp luật thường được trình bởi chủ thể có thẩm
quyền. Người trình dự thảo văn bản có thể là người trực tiếp soạn thảo văn
bản, cũng có thể không phải là người soạn thảo văn bản.
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có thể được trình trực tiếp hoặc
trình bằng văn bản.
Tùy theo tính chất và nội dung của từng dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật để chủ thể xem xét cách thức thông qua văn bản đó. Thông qua dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động được tiến hành sau khi cơ
quan có thẩm quyền ban hành văn bản nhận được dự thảo văn bản. Việc xem
xét để thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có thể được tiến hành
một hoặc nhiều lần tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thiện, mục đích, tính chất và
nội dung của dự thảo. Hơn nữa, việc thông qua dự thảo được tiến hành theo
những cách thức, thủ tục khác nhau, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và hoạt
động của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với các dự thảo văn bản đạt chất lượng, cơ quan ban hành văn
bản tiến hành thảo luận, chỉnh lý và thông qua dự thảo theo quy định của
pháp luật.
Đối với các dự thảo văn bản không đạt chất lượng, dự thảo văn bản
được trả lại cơ quan soạn thảo để chỉnh sửa và tiếp tục hoàn thiện.
- Thủ tục thông qua dự thảo văn bản được tiến hành tuỳ thuộc vào cơ
cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan ban hành văn bản.
80
Nếu cơ quan ban hành văn bản có tổ chức và hoạt động theo chế độ
thủ trưởng cá nhân thì người đứng đầu cơ quan có quyền xem xét và thông
qua dự thảo.
Nếu cơ quan ban hành văn bản có tổ chức và hoạt động theo chế độ
thủ trưởng tập thể thì việc xem xét, thông qua dự thảo văn bản được tiến
hành theo hình thức thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
1.3.6. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là thủ tục cuối cùng của quy
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đây là hoạt động có vai trò
chuyển tiếp trong việc điều chỉnh pháp luật từ khâu xây dựng văn bản đến
khâu thực hiện văn bản và áp dụng pháp luật. Hoạt động này được ghi nhận
bằng việc công bố văn bản theo những hình thức khác nhau đối với mỗi loại
văn bản quy phạm pháp luật. Việc công bố văn bản quy phạm pháp luật là
cơ chế hữu hiệu bảo đảm tính công khai, minh bạch của pháp luật.
Hoạt động ban hành văn bản được thực hiện bằng những cách thức
khác nhau theo quy định của pháp luật như: đăng công báo, đăng toàn văn
trên các báo hoặc đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khác,
niêm yết tại trụ sở cơ quan ban hành hoặc tại những nơi do chính quyền quy
định, gửi trực tiếp hoặc qua internet tới đối tượng có nghĩa vụ thực hiện
1.3.7. Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành có hiệu lực và áp
dụng trong đời sống xã hội có mức độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau, phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, một trong những yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp và sâu sắc tới đối tượng chịu sự tác động của văn bản xuất
81
phát từ chất lượng mỗi quy phạm pháp luật chứa đựng trong văn bản đó.
Chính vì vậy, sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, cơ quan
có thẩm quyền, đặc biệt là chủ thể ban hành văn bản cần phải đánh giá tác
động trong quá trình thực hiện văn bản quy phạm pháp luật để xem xét nội
dung văn bản có phù hợp với điều kiện khách quan của đời sống xã hội hay
không, có đáp ứng được những yêu cầu do đời sống xã hội đặt ra hay không.
Khi đánh giá cần bảo đảm được tính khoa học, việc đánh giá tác động
của văn bản quy phạm pháp luật giúp cơ quan nhà nước có thể phát hiện ra
những điểm chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không phù hợp trong các văn bản
quy phạm pháp luật góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của
công tác xây dựng pháp luật.
Thông thường quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật chủ yếu được thực hiện qua các bước theo thủ tục đầy đủ. Tuy nhiên,
trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần sửa đổi ngay, bảo đảm sự phù hợp với
văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thì chủ thể ban hành văn
bản áp dụng thủ tục rút gọn. Đối với thủ tục rút gọn không có bước lập
chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Thủ tục rút gọn trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được
pháp luật quy định như sau: Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm
pháp luật có thể thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập để soạn thảo nhưng
cũng có thể trực tiếp tổ chức việc soạn thảo. Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể
lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan về dự thảo.
Cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản ngay
sau khi nhận được hồ sơ thẩm tra, thẩm định. Ngoài ra, các hoạt động khác
được tiến hành tương tự như trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật theo thủ tục đầy đủ.
82
2. CÁCH THỨC SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật
định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà
nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: hiến pháp, luật, pháp lệnh,
nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thịmỗi văn bản có vai trò, quy trình
xây dựng, kết cấu khác nhau. Hầu hết các văn bản này đều là văn bản có kết
cấu điều, khoản. Còn một số nghị quyết, chỉ thị là văn bản có kết cấu nghị
luận17
Mặc dù vậy, bố cục của văn bản quy phạm pháp luật nào cũng bao gồm
hai phần: Phần hình thức và phần nội dung.
Thông thường, kết cấu phần nội dung của văn bản quy phạm pháp luật
với cách thức sắp xếp đi từ khái quát đến những quy định cụ thể như sau:
Chương I. Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 4. Quy phạm về nguyên tắc
Chương II.
17 Soạn thảo nội dung của văn bản có kết cấu nghị luận – xem phần II chương IV
83
Từ chương này trở đi quy định về nội dung mà văn bản hướng tới để
điều chỉnh quan hệ xã hội bằng cách đưa ra các quy tắc xử sự tùy thuộc vào
từng lĩnh vực cụ thể. Cách thức xác lập phần nội dung này theo nguyên tắc
đi từ quan trọng đến ít quan trọng (giảm dần về tính chất tác động của vấn
đề). Tuy nhiên, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ
tục như các luật về tố tụng thì xác lập theo trình tự diễn biến của vấn đề.
Chương cuối. bao gồm điều khoản thi hành hoặc điều, khoản cuối
cùng hoặc khen thưởng và xử lí kỷ luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có kết cấu điều, khoản có thể bao gồm
chương, mục, điều, khoản, điểm.
Ví dụ: Nội dung của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, ngày 02.4/2010
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
.
Chương II.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Mục 1
VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại
xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
84
Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn
máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự
xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
.
Mục 2
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾT CẤU
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 15. Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử dụng,
khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
Mục 3
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN
THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 19. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô
vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
.
Chương III.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 47. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Trưởng Công an các cấp (trừ
Trưởng Công an cấp xã) có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm
quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
85
2. Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương
tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định trong Nghị định này.
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông
đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại
các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm e, điểm g, điểm l khoản 1; điểm g, điểm h, điểm m
khoản 2; điểm b, điểm d, điểm h khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm h
khoản 4; điểm b khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 8;
b) Điểm g, điểm h khoản 1; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 2;
điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k khoản 3; điểm đ, điểm g, điểm i
khoản 4; điểm b, điểm d khoản 5; điểm b khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 9;
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 57. Hiệu lực thi hành
Điều 58. Trách nhiệm thi hành
Ví dụ: Đối với Bộ luật tố tụng hình sự thì không thể xác lập bằng cách
thức trên mà phải xây dựng nội dung văn bản theo quy trình tố tụng như đi
từ quy định từ điều tra đến xét xử. Thủ tục xét xử được quy định từ sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Kết cấu nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 3 phần:
phần mở đầu (cơ sở ban hành), phần nội dung chính và kết thúc (hiệu lực
pháp lí).
86
2.1. Soạn thảo phần mở đầu (cơ sở ban hành) của văn bản quy
phạm pháp luật
Phần phần mở đầu hay còn gọi là cơ sở ban hành văn bản quy phạm
pháp luật là bộ phận cấu thành nội dung của văn bản có vai trò liên kết giữa
hình thức và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời bảo đảm
cho văn bản quy phạm pháp luật ban hành hợp pháp và hợp lý Cơ sở ban
hành của văn bản quy phạm pháp luật được xác lập bởi cơ sở pháp lý và cơ
sở thực tiễn.
2.1.1. Soạn thảo phần cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp
luật
Cơ sở pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật là những chuẩn mực
pháp luật được quy định trong các văn bản liên quan, là căn cứ để dự thảo
văn bản ban hành đảm bảo tính hợp pháp.
Để xác lập phần cơ sở pháp lí cho dự thảo một cách khoa học cần xuất
phát từ mục đích, ý nghĩa của việc lựa chọn văn bản dùng để viện dẫn đảm
bảo yếu tố hợp pháp trong nội dung các văn bản pháp luật. Những văn bản
đóng vai trò là cơ sở pháp lí cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là
những văn bản mang tính quyền lực nhà nước và phải thỏa mãn các yêu cầu
sau:
- Cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật luôn luôn là văn bản
quy phạm pháp luật mà không thể là văn bản áp dụng pháp luật.
- Cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật phải là những văn
bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao hơn dự thảo, mà không thể
là văn bản có hiệu lực pháp lí ngang bằng hay thấp hơn hiệu lực pháp lí của
văn bản đang soạn thảo.
87
- Cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật là văn bản đang có
hiệu lực pháp lý vào thời điểm văn bản đó được ban hành.
- Cơ sở pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có nội
dung liên quan trực tiếp tới chủ đề của dự thảo.
Sau khi người soạn thảo lựa chọn được các văn bản quy phạm pháp
luật đóng vai trò là cơ sở pháp lí cho dự thảo thì sắp xếp theo thứ tự:
Nhóm thứ nhất: Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật quy định trực
tiếp thẩm quyền của chủ thể ban hành.
Muốn xác lập một cách chính xác cơ sở pháp lí của một văn bản quy
phạm pháp luật, trước hết cần xác định rõ phạm vi thẩm quyền giải quyết
công việc của chủ thể ban hành văn bản. Tức là chủ thể đó được ban hành
văn bản để giải quyết những công việc trong phạm vi thẩm quyền được pháp
luật quy định.
Thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật được
quy định trong các đạo luật về tổ chức bộ máy, hai luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các chủ thể.
Ví dụ: Khi xác lập phần cơ sở pháp lí trong Nghị định của Chính phủ
ban hành về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
người soạn thảo phải lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật quy định về
thẩm quyền của chủ thể ban hành là Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.
Luật này đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề thuộc
chức năng quản lí nhà nước ở trung ương. Trong khi đó, Hiến pháp, Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 cũng quy định thẩm quyền
88
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, nhưng Luật Tổ chức
Chính phủ mới là văn bản quy định trực tiếp.
Như vậy, văn bản đầu tiên làm cơ sở để ban hành văn bản quy phạm
pháp luật nhất thiết phải là văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm
quyền của chủ thể ban hành trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Sự có
mặt của những văn bản này và vai trò của nó là bảo đảm chứng minh cho
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
Nhóm thứ hai: Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật quy định trực
tiếp việc xác lập nội dung văn bản đang soạn thảo.
Trên thực tế các văn bản pháp luật thường không tồn tại biệt lập mà
giữa chúng luôn có mối liên hệ mật thiết với những văn bản pháp luật khác
trong cùng hệ thống. Vì vậy, với vai trò là cơ sở pháp lí của dự thảo, các văn
bản có nội dung liên quan trực tiếp đến dự thảo thường được viện dẫn với ý
nghĩa đảm bảo cho văn bản được ban hành một cách hợp pháp và thống
nhất.
Khi xem xét để lựa chọn văn bản làm cơ sở pháp lí cần tập trung vào
văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng nội dung liên quan trực tiếp đến chủ
đề của văn bản đang soạn thảo.
Ví dụ: Nhóm văn bản thứ có nội dung liên quan đến chủ đề của dự
thảo được viện dẫn làm cơ sở pháp lí cho Nghị định của Chính phủ ban
hành về việc xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là
Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Ngoài ra, trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
việc viện dẫn văn bản có nội dung liên quan đến nội dung dự thảo thường
không đặt ra quy định cho việc lựa chọn một hay một số văn bản. Vì vậy
89
trong nhiều trường hợp, phần cơ sở pháp lí của dự thảo không chỉ đề cập
một văn bản có nội dung liên quan mà thậm chí phải viện dẫn nhiều văn bản
liên quan. Tuy nhiên, văn bản được lựa chọn để viện dẫn nhất thiết phải là
văn bản điển hình chứa đựng nội dung trực tiếp liên quan đến chủ đề dự
thảo. Trên thực tế, phần cơ sở pháp lí có nội dung liên quan thường được xác
lập theo một trong hai trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: chỉ viện dẫn một văn bản liên quan trực tiếp đến nội
dung văn bản được soạn thảo.
Ví dụ: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
+ Trường hợp 2: viện dẫn nhiều văn bản có nội dung liên quan đến
chủ đề được đề cập trong dự thảo văn bản.
Ví dụ: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/200;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày
02/7/2002, sửa đổi, bổ sung năm 2008;
Cách thức soạn thảo:
Đối với văn bản quy phạm pháp luật khi viện dẫn những văn bản đóng
vai trò là cơ sở pháp lí, người soạn thảo trình bày theo “công thức” có sẵn.
Cách này được gọi là “công thức hoá” phần cơ sở pháp lý. Đó là việc sử
dụng bắt đầu bằng từ “Căn cứ” sau đó là văn bản được viện dẫn làm cơ sở
pháp lí cho dự thảo. Nếu có nhiều văn bản liên quan đến dự thảo thì phần cơ
sở pháp lý được trình bày bằng nhiều “căn cứ” khác nhau. Sau mỗi một văn
bản được viện dẫn người soạn thảo sử dụng dấu “;” (dấy chấm phẩy) để liệt
kê.
90
Hiện nay, pháp luật không có các quy định về việc xác định các yếu tố
cần ghi nhận khi việc dẫn văn bản. Nhưng khi viện dẫn văn bản quy phạm
pháp luật với vai trò là cơ sở pháp lý cho dự thảo thường ghi nhận kèm theo
các yếu tố có liên quan như: Tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản, năm ban
hành, cơ quan ban hành văn bản, thời gian ban hành hoặc thời gian thông
qua văn bản, trích yếu văn bản nhằm cá biệt hoá văn bản giúp người đọc biết
chính xác văn bản được viện dẫn.
Về cách thức trình bày phần cơ sở pháp lí của những văn bản quy
phạm pháp luật theo kết cấu điều khoản, người soạn thảo cần lưu ý nên sử
dụng phương pháp lặp. Tức là mỗi văn bản quy phạm pháp luật sẽ được viện
dẫn sau một từ “căn cứ” mà không nên viết một từ “căn cứ” chung sau đó
xuống dòng liệt kê tên văn bản được viện dẫn.
Cách xác lập này được sử dụng đối với một số loại văn bản như: Luật,
pháp lệnh, nghị định, thông tư, nghị quyết, quyết định.
2.1.2. Soạn thảo phần cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp
luật .
Nếu như cơ sở pháp lí đảm bảo tính hợp pháp cho dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật cần ban hành thì cơ sở thực tiễn có ý nghĩa cung cấp
thông tin thực tế cần thiết làm tiền đề phát sinh nội dung chính của văn bản,
đảm bảo cho văn bản ban hành có tính hợp lí. Cơ sở thực tiễn của văn bản
quy phạm pháp luật thường được xác lập từ nhu cầu điều chỉnh pháp luật
của các quan hệ xã hội, hoặc những hoạt động diễn ra trong đời sống có liên
quan đến chủ đề văn bản
Cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật là bộ phận cấu thành
của cơ sở ban hành, bao gồm các văn bản không mang tính quyền lực nhà
91
nước, nhưng có ý nghĩa là các quy phạm đường lối mà dự thảo có nhiệm vụ
thể chế hoá thành pháp luật. Ngoài ra, cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm
pháp luật còn là các văn bản liên quan đến nội dung dự thảo mà theo đó làm
phát sinh những vấn đề văn bản giải quyết như: văn bản đề nghị của các cơ
quan chức năng có hoạt động liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, cụ thể là cơ quan soạn thảo văn bản hoặc cơ quan có chức năng
nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh.
Cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật thường được xác lập
bao gồm các nội dung:
- Văn bản đề nghị của cơ quan liên quan đến vấn đề được nêu trong dự
thảo văn bản.
- Hành vi đề nghị của cơ quan soạn thảo hoặc cơ quan thẩm định văn
bản để chứng minh văn bản được ban hành đúng thủ tục do pháp luật quy
định.
- Mục đích của việc ban hành văn bản nhằm đáp ứng các yêu cầu của
đời sống xã hội.
- Văn kiện, văn bản của Đảng mà dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
trực tiếp thể chế hoá hoặc tổ chức thực hiện.
Cách thức trình bày.
Hiện nay, pháp luật không có các quy định thống nhất về việc xác lập
phần cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, phần cơ sở
thực tiễn thường được viện dẫn bằng các văn bản có giá trị pháp lí hoặc hành
vi mang tính thủ tục có liên quan đến nội dung văn bản. Với cách trình bày
này, vị trí phần cơ sở thực tiễn được xác lập sau phần cơ sở pháp lí, với việc
sử dụng “công thức hóa” bắt đầu bằng các từ “xét” hoặc “theo” sau đó là
văn bản, hành vi đề nghị của chủ thể hoặc mục đích ban hành văn bản quy
92
phạm pháp luật. Sau cơ sở thực tiễn người soạn thảo sử dụng dấu “,” (dấy
phẩy).
Ví dụ: Xác lập cơ sở thực tiễn của Nghị định Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ
Công an,
Hoặc: Xét Tờ trình số/ngàythángnămcủa
hoặc : Cơ sở thực tiễn của Luật tổ chức Chính phủ là
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ,
Ví dụ: Xác lập cơ sở ban hành của Nghị định Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
CHÍNH PHỦ
Số: 34/2010/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2010
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm
2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi
93
phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính);
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
2.2. Soạn thảo nội dung chính của văn bản quy phạm pháp luật
Nội dung chính của văn bản là các quy phạm pháp luật, quy tắc xử sự
do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các
quan hệ xã hội nhằm đạt được những mục đích nhất định. Quy phạm pháp
luật đó là “chuẩn mực”, cách thức, định hướng hành vi của các chủ thể khi
tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ngoài ra, nội dung của văn bản quy
phạm pháp luật còn chứa đựng các quy định về chính sách, nguyên tắc, tư
tưởng tưởng pháp lí khá da dạng và phong phú.
2.2.1. Soạn thảo các quy phạm nguyên tắc
Trong văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm nguyên tắc thực chất là
những quy phạm có nội dung là tư tưởng mang tính chủ đạo, định hướng đối
với các quy phạm pháp luật khác.
Trên thực tế, các quy phạm nguyên tắc thường được xác lập trong
những trường hợp sau đây:
- Đưa ra những tư tưởng chủ đạo là các quy phạm thể hiện đường lối,
chủ trương, chính sách để điều chỉnh các vấn đề có khả năng chi phối tới
nhiều lĩnh vực, nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, đồng thời là cơ sở
để ban hành những văn bản quy phạm pháp luật này.
Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2010-2015
94
- Đưa ra những cách thức, quy định chung có khả năng chi phối đến
toàn bộ các quy phạm pháp luật, hoặc một nhóm quy phạm pháp luật trong
văn bản.
Thông thường, các quy phạm mang tính nguyên tắc được xác lập
thành những quy định riêng, độc lập với những nội dung khác và được trình
bày ở chương đầu hoặc phần đầu của văn bản, chương “những quy định
chung”..
Khi xác lập quy phạm nguyên tắc có nội dung chi phối tới nhiều vấn
đề có trong nhiều đơn vị tạo thành văn bản như: Phần chương, mục thì nên
đặt các nguyên tắc này trong chương đầu tiên của văn bản.
- Nếu văn bản phải đề cập nhiều nguyên tắc khác nhau thì mỗi nguyên
tắc được tách riêng thành một đơn vị (điều, khoản) độc lập.
Ví dụ: Luật bình đẳng giới quy định.
Điều 6: Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
1. Nam nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia
đình.
2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử
về giới.
3. Nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ, không bị coi là phân biệt đối
xử về giới.
- Nếu văn bản chỉ có một hoặc một nhóm nhỏ các nguyên tắc thì các
nguyên tắc này được trình bày trong các đơn vị nhỏ (điều, khoản) và đặt
trong cùng chương hoặc mục với các nội dung khác.
95
- Nếu văn bản có số lượng lớn các nguyên tắc thì trình bày tập trung
trong một đơn vị lớn hơn như: phần chương, mục độc lập với các đơn vị quy
định về những vấn đề khác.
2.2.2. Soạn thảo các quy phạm giải thích, hướng dẫn
Các quy phạm giải thích, hướng dẫn được thể hiện dưới hai dạng khác
nhau nhưng đều có chung mục đích là tạo ra cách hiểu, cách thực hiện thống
nhất và đúng với ý đồ chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật về một
hành vi, một thuật ngữ hoặc một hoạt động cụ thể.
Thông thường, các quy phạm giải thích, hướng dẫn được xác lập với
hai biểu hiện sau đây:
Thứ nhất, các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0012_p1_3595.pdf