Giáo trình kỹ thuật đo lường – Chương 7: Các chuyển đổi đo lường sơ cấp

7.1. Khái niệm chung.

Chuyển đổi đo lường sơ cấp thực hiện quan hệ hàm đơn trị giữa hai đại lượng

vật lý với một độ chính xác nhất định, trong đó đại lượng vào cần đo là đại lượng

không điện và đại lượng ra là đại lượng điện, xử lý đại lượng điện này bằng các

mạch đo để có được kết quả đo.

Các chuyển đổi đo lường sơ cấp thường dựa trên các hiệu ứng vật lý vì vậy độ

chính xác của nó phụ thuộc rất nhiều vào bản chất vật lý của chuyển đổi. Để nâng

cao độ chính xác của phép đo và dụng cụ đo cần nâng cao độ chính xác của chuyển

đổi sơ cấp vì đây là khâu cơ bản trong thiết bị đo.

 

7.1.1. Các định nghĩa.

- Chuyển đổi đo lường (tranducer): là thiết bị thực hiện một quan hệ hàm đơn

trị giữa hai đại lượng vật lý với một độ chính xác nhất định.

- Chuyển đổi đo lường sơ cấp (primary tranducer): là các chuyển đổi đo

lường mà đại lượng vào là đại lượng không điện và đại lượng ra là đại lượng điện.

Đa số các chuyển đổi đo lường sơ cấp đều dựa trên các hiệu ứng vật lý như: hiệu

ứng nhiệt điện, quang điện, hóa điện, cộng hưởng từ hạt nhân…vì vậy mà độ chính

xác, độ nhạy, độ tác động nhanh…đều phụ thuộc vào các thành tựu của ngành vật lý

và phụ thuộc vào công nghệ chế tạo.

- Đầu đo (sensor): là chuyển đổi sơ cấp được đặt trong một hộp và có kích

thước và hình dạng khác nhau phù hợp với chỗ đặt của điểm đo. Còn gọi là bộ cảm

biến, xenxơ (sensor).

pdf85 trang | Chia sẻ: hungpv | Lượt xem: 2807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình kỹ thuật đo lường – Chương 7: Các chuyển đổi đo lường sơ cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGA_KT DO LUONG_LQHuy_C7_Cac chuyen doi do luong so cap.pdf
Tài liệu liên quan