Giáo trình kỹ thuật đo lường – Chương 3: Mẫu và chuẩn
3.1. Đơn vị đo.
- Định nghĩa: đơn vị đo là giá trị đơn vị tiêu chuẩn của một đại lượng đo nào đó
được quốc tế qui định mà mỗi quốc gia đều phải tuân thủ.
Ví dụ: đơn vị đo chiều dài là mét(m), đơn vị đo dòng điện là ampe(A)…
- Các hệ thống đơn vị đo: hệ thống đơn vị đo bao gồm nhiều đơn vị đo khác
nhau của nhiều đại lượng đo khác nhau để có thể tiến hành đo các đại lượng trong
thực tế.
Hệ thống đơn vị đo bao gồm hai nhóm dơn vị:
Đơn vị cơ bản: được thể hiện bằng các đơn vị chuẩn với độ chính xác cao
nhất mà khoa học và kỹ thuật hiện đại có thể thực hiện được.
Đơn vị dẫn xuất: là đơn vị có liên quan đến các đơn vị cơ bản bởi những
qui luật thể hiện bằng các biểu thức.
Các đơn vị cơ bản được chọn sao cho với số lượng ít nhất có thể suy ra các đơn vị
dẫn xuất cho tất cả các đại lượng vật lý.
Hiện nay có nhiều hệ thống đơn vị đo khác nhau được sử dụng tùy mỗi quốc gia,
mỗi lĩnh vực áp dụng:
Hệ SI (System International).
Hệ CGS (Centimeter Gramme Second).
Hệ Anh (English).
Hệ MKS (Meter Kilogram Second).
Hệ MKSA (Meter Kilogram Second Ampere).
Hệ Á Đông (thước, tấc, yến, tạ, sào, mẫu…).
Hệ phi tổ chức (gang tay, sào đứng, bước chân…).
Nói chung trong kĩ thuật ta dùng hệ SI để thống nhất các qui định về đơn vị đo khi
đánh giá kết quả cũng như chỉnh định các thông số trong dụng cụ đo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA_KT DO LUONG_LQHuy_C3_Mau va chuan.pdf