Giáo trình Kỹ thuật đàm phán Thương mại quốc tế
Khu vực hóa và toàn cầu hoá kinh tế, nghiên cứu khuynh hướng nổi bật của nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ chótcủa thế kỷ XX, là sự thể hiện của quá trình phát triển có tính quy luật của xã hội loại người. Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp dù là ở lĩnh vực nào, ở khu vực nào đều phải tiến hành các hoạt động cạnh tranh có tính khu vực, tính toàn cầu. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thế giới, một khi muốn tồn tại và phát triển, không thể không xây dựng và phát triển một loạt các biện pháp cnạh trnah mang tính chiến lược và chiến thuật. Trong hệ thống các biện pháp đó, đàm phán, một thao tác bao gồm trong nó các đặc tính vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính khoa học và nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định và tiến hành cá hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, một loạt các trường kinh doanh trên thế giới
đã coi đàm phán thương mại như một môn học độc lập trong chương trình chuyên ngành của mình (như: quản trị kinh doanh, thương mại quốc tế, quản trị thông tin.). Ngoài ra, đàm phán còn là chuyên đề của nhiều tạp chí và báo trên thế giới. ở Việt Nam, đàm phán thương mại là một phần trong môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky thuat dam phan quoc te.pdf