Tài liệu giảng dạy môn học Kinh tế vĩ mô được biên soạn phục vụ việc giảng
dạy cho sinh viên đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế. Mục tiêu của tài liệu là cung
cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh tế
vĩ mô, làm cơ sở cho sinh viên hiểu các nguyên lý và các mô hình kinh tế vĩ mô và có
thể lý giải được một số vấn đề kinh tế trong thực tế.
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể:
- Nắm được các khái niệm, kiến thức cơ bản và công cụ phân tích làm cơ sở cho
các môn học sau;
- Nắm được những nguyên lý cơ bản về sự vận hành của nền kinh tế tổng thể
liên quan đến các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái;
- Hiểu được tác động của các chính sách vĩ mô đến nền kinh tế;
Kết cấu nội dung tài liệu bao gồm 7 chương được sắp xếp theo trình tự như sau:
Chương I. Tổng quan về kinh tế vĩ mô: chương này giới thiệu cho sinh viên
những vấn đề mà kinh tế vĩ mô quan tâm, các chính sách, cũng như các công cụ chủ
yếu để phân tích vĩ mô – mô hình tổng cung và tổng cầu. Phân tích sự luân chuyển của
hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế, giới thiệu định nghĩa và cách tính tổng sản phẩm
quốc nội.
Chương II. Tăng trưởng kinh tế: chương này giới thiệu cho sinh viên khái quát
được thế nào là tăng trưởng kinh tế, phân biệt sự giống và khác nhau giữa tăng trưởng
và phát triển kinh tế. Đưa ra được bản đồ tăng trưởng kinh tế trên thế giới và ở Việt
Nam thời gian qua cũng như nêu ra các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và các
biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chương III. Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính; Chương này giúp người học
khái quát được hệ thống tài chính bao gồm những bộ phận nào, phương thức hoạt động
của hệ thống tài chính nhằm chuyển tiết kiệm của người này cho đầu tư của người
khác. Mô hình thị trường vốn vay cho một nền kinh tế đóng trong dài hạn sẽ được phát
triển. Đồng thời thông qua mô hình này chúng ta có thể phân tích tác động của chính
sách của chính phủ đến lãi suất, tiết kiệm và đầu tư.
Chương IV. Tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế; tổng cầu và xác định sản
lượng quốc gia: phân tích các nguyên nhân gây ra biến động kinh tế từ tổng cầu trong
ngắn hạn và chính sách công cộng có thể làm gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập
giảm sút và thất nghiệp tăng cao.
Chương V. Tiền tệ và thị trường tiền tệ: chương này tập trung vào các vấn đề
liên quan đến tiền: tiền, các hình thái của tiền, hệ thống ngân hàng tạo tiền như thế nào
và cách thức ngân hàng trung ương kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế. Mối quan
hệ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ;.
Chương VI. Lạm phát và thất nghiệp; đây là chương tập trung vào lạm phát: nội
dung chương giới thiệu khái niệm, cách thức đo lường lạm phát, các nguyên nhân gây
ra lạm phát và tác hại của nó. Bàn về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp và tìm
hiểu thất nghiệp, các nguyên nhân gây ra thất nghiệp và cách tính thất nghiệp.
Chương VII. Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở: chương này tập trung vào
61 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay và người cho
vay thông qua lãi suất.
Lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ mà người cho vay nhận được (người đi vay phải trả)
khi cho vay một lượng tiền nào đó. Các lãi suất được ngân hàng niêm yết là lãi suất
danh nghĩa.
40
Ví dụ: Ngân hàng thông báo trả lãi suất 8%/năm đối với tiền gửi tiết kiệm có nghĩa, khi
một người cho ngân hàng vay 100.000đ vào đầu năm 2010 thì họ sẽ nhận được tiền lãi
là 8.000 đồng vào đầu năm 2011.
Lãi suất thực tế đo mức độ gia tăng sức mua của người cho vay được hưởng từ
khoản tiền cho vay. Khi có lạm phát, lãi suất thực tế nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa nhưng
khi không có lạm phát lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa.
Do ir = in – gP
Câu hỏi: Giả sử rằng một người đi vay và một người cho vay nhất trí với nhau về mức
lãi suất danh nghĩa phải trả đối với khoản vay. Sau đó lạm phát bất ngờ tăng cao hơn
mức mà cả hai người ban đầu dự kiến.
1. Mức lãi suất thực tế của khoản vay này là cao hay thấp hơn so với dự kiến?
2. Người cho vay được lợi hay bị thiệt do mức lạm phát cao không dự kiến
trước này, người đi vay được lợi hay bị thiệt?
a. Cung về vốn vay (S)
Như đã trình bày ở trên, cung về vốn vay cho đầu tư xuất phát từ nguồn tiết
kiệm;
S = I
S là cung vốn vay
I cầu vốn vay
Cung về vốn vay bao gồm:
- Tiết kiệm của cá nhân (SP)
- Tiết kiệm của chính phủ (SG)
n
P GS S S
Đường cung vốn vay (S): Cung vốn vay phụ thuộc vào lãi suất thực tế, hy sinh
một đơn vị tiêu dùng hiện tại dành tiết kiệm sẽ làm tăng sức mua cho tiêu dùng trong
tương lai và ngược lại. Như vậy, lãi suất thực tế tăng sẽ làm cho lượng tiết kiệm tăng,
tức là lượng cung vốn vay tăng. Điều này cho thấy đường cung về vốn vay là đường
dốc lên
r
0 Lượng vốn vay, Q
S
D
E
Q0
r0
41
b. Cầu về vốn vay (D)
Lãi suất thực tế là chi phí hay giá cả của vốn vay, do vậy khi lãi suất thực tế
tăng, chi phí biên của vốn sẽ tăng, lợi nhuận biên giảm. Nếu giảm tới mức lợi nhuận
biên của một đơn vị đầu tư mới không đủ bù đắp được khoản chi phí của vốn vay thì
doanh nghiệp sẽ không vay vốn đầu tư nữa. Vì vậy khi lãi suất thực tế giảm, lượng cầu
về đầu tư (cầu về vốn vay) tăng lên và ngược lại.
Đường cầu về vốn vốn vay (D): Với giả thiết đầu tư được tài trợ từ vốn vay nên
đường cầu về đầu tư cũng là đường cầu về vốn vay, là đường dốc xuống phía phải, E là
điểm cân bằng, đầu tư bằng tiết kiệm.
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu về vốn vay
Lượng cung và cầu vốn vay trên thị trường phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
- Chính sách của chính phủ: việc thực thi các dự án
- Niềm tin hay kỳ vọng của các nhà đầu tư về khả năng sản xuất kinh doanh; khi
các nhà đầu tư lạc qua vào triển vọng kinh doanh, họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn ở mức
lãi suất đã cho, D dịch chuyển sang phải.
- Tỷ lệ dành cho tiết kiệm trong tổng thu nhập của các hộ gia đình; Nếu họ dành
phần nhiều cho tiết kiệm tại mỗi mức lãi suất thì cung về vốn vay tăng, đường cung
vốn vay sẽ dịch chuyển sang phải.
3.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ
Do YD = Y – T mà SP = YD – C
Khi YD tăng thì S, C tăng và ngược lại khi YD giảm thì S, C giảm.
3.3.1. Tác động của chính sách khuyến khích tiết kiệm
- Cơ chế: Khi T tăng, YD giảm, SP giảm và ngược lại khi T giảm, YD tăng, SP tăng.
- Hình thức để khuyến khích tiết kiệm đó có thể là: chính sách của chính phủ,
các cơ quan quản lý tiền tệ.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại đưa ra các chính sách nhằm thu hút tiết kiệm từ
công chúng như các chương trình khuyến khích tiết kiệm từ công chúng như các
chương trình tiết kiệm có dự thưởng, những phần thưởng khá hấp dẫn (không phải
bằng lãi suất) chính sách này làm tăng động cơ tiết kiệm. Kết quả là cùng với mức lãi
suất, lượng tiết kiệm tăng làm cho lượng cung vốn vay dịch chuyển sang phải.
- Tác động: tăng (giảm) động cơ tiết kiệm
- Kết quả: Cùng với mức lãi suất như cũ, lượng tiền tiết kiệm tăng (giảm) làm
cho đường cung về vốn vay dịch chuyển sang phải (sang trái)
Trong các nước phát triển, tiền lãi từ tiết kiệm thường bị đánh thuế, nên có thể
tác động làm thay đổi tiết kiệm quốc dân: Khi chính phủ tăng thuế, sức mua trong
tương lai của người gửi tiết kiệm giảm đi, các hộ gia đình có xu hướng tiết kiệm ít đi
(SP giảm), tiết kiệm quốc dân giảm (S
n giảm). Hình vẽ dưới
42
Ngược lại, khi thuế giảm, các hộ gia đình gửi tiết kiệm nhiều hơn, S dịch sang
phải (S’), đường cầu không thay đổi. Thị trường vốn vay đạt tới điểm cân bằng mới
E1, tại đó tiết kiệm quốc dân và đầu tư tăng lên, lãi suất giảm xuống.
3.3.2. Tác động của chính sách khuyến khích đầu tư
- Giảm thuế đầu tư cho các dự án đầu tư mới: với các điều kiện khác không đổi,
chính sách này làm tăng cầu về đầu tư do kỳ vọng về lợi nhuận từ đầu tư tăng, đẩy
đường cầu dịch chuyển sang phải, đường cung về vốn vay vẫn ở vị trí ban đầu, xuất
hiện sự cân bằng mới trên thị trường vốn vay (E’) với mức tiết kiệm quốc dân và đầu
tư cao hơn.
r
0 Lượng vốn vay, Q
S
D
E
Q0
r0
S’
E1
Q1
r
0 Lượng vốn vay, Q
S’
D
E1
Q1
r1
S
E
Q0
43
- Tăng thuế để hạn chế đầu tư: Nếu thuế tăng, với các điều kiện khác không đổi,
chính sách này làm chi phí của các nhà đầu tư tăng, lợi nhuận kỳ vọng giảm, các nhà
đầu tư sẽ giảm đầu tư và cầu vốn vay sẽ giảm, đường cầu vốn vay dịch sang trái.
3.3.3. Tác động của chính sách tài khoá (thâm hụt và thặng dư ngân sách)
Do B = T – G
Nếu T < G, ngân sách thâm hụt SG giảm, I giảm.
T > G, ngân sách thặng dư, SG tăng, I tăng
- Tác động của chính sách tăng chi tiêu: Tăng G (thu nhập và thuế không thay
đổi), SG giảm (SP không đổi) nên S
n giảm đúng bằng G. Cung vốn vay dịch chuyển
sang trái đúng bằng lượng G. Xuất hiện trạng thái cân bằng mới, tại đó lãi suất tăng,
đầu tư tư nhân và tiết kiệm quốc dân giảm.
Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ làm ngân sách thâm hụt đã lấn át đầu tư tư nhân.
r
0 Lượng vốn vay, Q
S
D
E
Q0
r0
D’
E’
Q1
S
r
0 Lượng vốn vay, Q
S’
D
E0
Q0
r0
E
Q1
44
- Tác động của chính sách tăng thuế (Giả thiết, chính phủ tăng thuế một lượng
T): Tăng T (chi tiêu chính phủ không đổi), SG = (T – G) tăng đúng bằng T. Mặt
khác, tăng T (Y không đổi), nên YD = (Y – T) giảm đi một lượng đúng bằng T, tiêu
dùng của các hộ gia đình giảm đi một lượng nhỏ hơn T, cụ thể: (c. T), còn tiết kiệm
giảm đi một lượng (1-c). T <T.
Kết quả là tiết kiệm quốc dân sẽ thay đổi bằng T – (1-c). T, điều này làm cho cung
về vốn vay dịch chuyển sang phải.
Xuất hiện trạng thái cân bằng mới có lãi suất thấp hơn, đầu tư và tiết kiệm quốc
dân tăng lên.
TÓM TẮT CHƯƠNG III
- Các trung gian tài chính đóng vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và người đi vay.
- Thị trường tài chính là nơi các tài sản chính được mua bán và trao đổi. Thông qua thị
trường tài chính người có tiết kiệm có thể “trực tiếp” cung cấp vốn cho người muốn
vay.
- Thị trường vốn vay là thị trường ở đó có sự tương tác giữa người đi vay và người cho
vay thông qua lãi suất.
- Đường cung vốn vay (S): Cung vốn vay phụ thuộc vào lãi suất thực tế, hy sinh một
đơn vị tiêu dùng hiện tại dành tiết kiệm sẽ làm tăng sức mua cho tiêu dùng trong tương
lai và ngược lại. Như vậy, lãi suất thực tế tăng sẽ làm cho lượng tiết kiệm tăng, tức là
lượng cung vốn vay tăng. Điều này cho thấy đường cung về vốn vay là đường dốc lên.
- Đường cầu về vốn vốn vay (D): Với giả thiết đầu tư được tài trợ từ vốn vay nên
đường cầu về đầu tư cũng là đường cầu về vốn vay, là đường dốc xuống phía phải,
điểm cân bằng là điểm mà tại đó đầu tư bằng tiết kiệm.
r
0 Lượng vốn vay, Q
S’
D
E1
Q1
r1
S
c. T
E
Q0
45
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Khi chính phủ Mêhicô không có khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến
hạn vào năm 1982, lãi suất trái phiếu do nhiều nước đang phát triển khác phát hành đã
tăng đáng kể.Theo bạn tại sao lại sảy ra điều đó.
2. Giải thích sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư theo định nghĩa của các nhà kinh tế
học vĩ mô. Tình huống nào dưới đây biểu thị đầu tư, tiết kiệm? Hãy giải thích.
a) Gia đình bạn mua một ngôi nhà mới theo hình thức trả góp.
b) Bạn sử dụng 20 triệu trong tài khoản séc để mua cổ phiếu của Ngân hàng ngoại
thương.
c) Bạn mới nhận được khoản thu nhập 10 triệu đồng và gửi số tiền đó vào tài khoản
của ngân hàng.
d) Gia đình bạn vay 300 triệu đồng để mua ô tô sử dụng để chở hàng giao dịch cho đại
lý.
3. Giả sử trong năm tới Chính phủ Việt Nam vay nhiều hơn năm nay 2000 tỷ đồng.
a) Sử dụng đồ thị về thị trường vốn vay để phân tích hiệu ứng của chính sách này. Liệu
lãi suất sẽ tăng hay giảm?
b) Điều gì sảy ra với đầu tư, tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm Chính phủ và tiết kiệm quốc
dân? So sánh lượng thay đổi của các biến số đó với 2000 tỷ đồng mà Chính phủ vay bổ
sung.
c) Giả sử các hộ gia đình tin rằng việc Chính phủ vay hôm nay nhiều hơn cũng có
nghĩa Chính phủ sẽ tăng thuế trong tương lai để hoàn trả khoản nợ và lãi phát sinh.
Điều này tác động đến tiết kiệm tư nhân và cung về vốn vay hiện tại như thế nào?
4. Hãy sử dụng thị trường vốn vay để phân tích xem lãi suất, đầu tư, tiết kiệm, tăng
trưởng kinh tế thay đổi như thế nào khi:
a) Chính phủ quyết định đánh thuế vào tiền lãi và cổ tức.
b) Chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân nhưng vẫn giữ cho cán cân ngân sách không
thay đổi.
c) Chính phủ miễn thuế cho các dự án đầu tư mới.
5. Theo lý thuyết đầu tư có thể tăng lên bằng cách giảm thuế đánh vào tiết kiệm tư
nhân hoặc giảm thâm hụt ngân sách Chính phủ.
a) Có thể áp dụng đồng thời cả hai chính sách này không, tại sao?
b) Bạn cần biết những thông tin gì về tiết kiệm tư nhân để đánh giá chính sách nào sẽ
hiệu quả trong việc khuyến khích đầu tư?
c) Nếu Chính phủ chỉ giảm thuế đánh vào tiết kiệm tư nhân thì điều gì sẽ sảy ra đối với
đầu tư.
46
CHƯƠNG IV
TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU CỦA NỀN KINH TẾ
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Giúp người học nắm được khái niệm tổng cung, tổng cầu và các yếu tố ảnh
hưởng đến tổng cung, tổng cầu cũng như cách mô tả đường tổng cung, tổng cầu; Mô
hình AD - AS giúp người học biết cách xem xét sự biến động của nền kinh tế trong
ngắn hạn, các điều kiện để nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng trong mô hình nền
kinh tế giản đơn, mô hình nền kinh tế đóng và mô hình nền kinh tế mở.
NỘI DUNG
4.1. TỔNG CẦU CỦA NỀN KINH TẾ
4.1.1. Khái niệm
Tổng cầu là mức sản lượng trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả
năng mua tại mỗi mức giá, ký hiệu là AD.
Trong nền kinh tế mở tổng cầu bao gồm các yếu tố:
- Tiêu dùng (C): chi tiêu mua lương thực, thực phẩm, ti vi hay quần áo, tất cả các thứ
này do hộ gia đình mua.
- Đầu tư (I): các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng mới và mua sắm thiết bị để tăng
năng lực sản xuất trong tương lai.
- Chi tiêu chính phủ (G): bao gồm cả hàng hoá dịch vụ do Chính phủ mua cho tiêu
dùng hiện tại (tiêu dùng công) và các hàng hoá dịch vụ cho các lợi ích tương lai như
đường xá, cầu cống, bến cảng
- Xuất khẩu ròng (NX): chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước
được bán ở nước ngoài, tức là xuất khẩu (X) và giá trị hàng hoá dịch vụ sản xuất ở
nước ngoài được các hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ trong nước mua, tức là
nhập khẩu (IM).
Ta có, phương trình tổng cầu: AD = C + I + G + NX
4.1.2. Đường tổng cầu theo mức giá
Có nhiều biến số quyết định mức sản lượng mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và
có khả năng mua như giá cả, sở thích, thu nhập của người tiêu dùng. Tuy nhiên,
trong giới hạn cho phép chúng ta giữ cho các biến số khác không đổi, chỉ xem xét sự
thay đổi của mức giá tới lượng tổng cầu.
- Khái niệm: Đường AD theo mức giá P là tập hợp các tổ hợp giữa mức giá và
sản lượng mà tại đó cả hai thị trường: thị trường hàng hoá dịch vụ và thị trường tiền tệ
đều cân bằng.
- Ý nghĩa: Đường tổng cầu dốc xuống chỉ ra rằng nếu những yếu tố khác không
thay đổi, thì giảm mức giá chung, chẳng hạn từ P0
xuống P1, sẽ có xu hướng làm cho
lượng tổng cầu về GDP của quốc gia đó tăng lên, từ Y0 đến Y1.
P0
P1
Y0 Y1
A
B
Y
P
47
4.1.3. Mô hình tổng cầu của Keynes
Khi nghiên cứu nền kinh tế trong cuộc đại khủng hoảng Keynes đưa ra kết luận sau:
- Giá cả và tiền lương là hoàn toàn cứng nhắc (người ta sẵn sàng đổ hàng hoá đi chứ
không giảm giá), vì vậy giá cả được được đưa ra khỏi mô hình làm biến ngoại sinh.
- Tại một mức giá cho trước, nền kinh tế muốn sản xuất bao nhiêu cũng được, nói cách
khác là tổng cung luôn lớn hơn tổng cầu.
Với lý luận này, Keynes đưa ra mô hình tổng cầu như sau:
- Trên hệ trục toạ độ, Keynes dựng đường phân giác, tập hợp những điểm nằm trên
đường phân giác phản ánh thu nhập bằng chi tiêu, lúc đó nền kinh tế cân bằng.
- AD : là chi tiêu tự định, nền kinh tế không sản xuất thì vẫn phải chi tiêu.
- Tại K sản lượng nền kinh tế sản xuất ra bằng với chi tiêu, hình thành nên mức sản
lượng cân bằng.
Các thành tố tạo nên AD
a. Tiêu dùng (C):
- Hàm tiêu dùng
Tổng tiêu dùng xã hội là một đại lượng phụ thuộc vào thu nhập khả dụng
C = C + MPC.YD
Trong đó: C là tiêu dùng
C : Tiêu dùng tự định
YD: Thu nhập khả dụng
MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên, biểu thị mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập,
hàm ý khi thu nhập khả dụng tăng lên một đơn vị thì có bao nhiêu đơn vị được đưa vào
tiêu dùng.
MPC =
D
C
Y
; 0 < MPC < 1
AD
Y
AD
K
AD
0
450
C = C + MPC. YD
Y
AD
K
0
450
C = YD
YD
C
- C
S = S + MPS. YD
48
- Hàm tiết kiệm
Xuất phát từ YD = C + S
Ta có: S = YD – C = YD - C - MPC.YD = - C + (1- MPC)YD
Việc tăng lên của thu nhâp là YD được dùng vào 2 việc: tiêu dùng và tiết kiệm
YD = S + C
mà MPC =
D
C
Y
nên 1 – MPC = 1 -
D
C
Y
= D
D D
Y C S
Y Y
= MPS là xu hướng tiết
kiệm cận biên.
MPS: là xu hướng tiết kiệm biên
0 < MPS < 1
MPS biểu thị dự kiến của các gia đình tăng tiết kiệm khi thu nhập tăng lên. Cho
biết, nếu thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì các gia đình dự kiến tănglên bao nhiêu tiết kiệm
của mình.
Vì thu nhập chỉcó thể đem tiêu dùng hay tiết kiệm nên
Y = S + C
MPS * Y + MPC * Y = Y
MPS + MPC = 1
VD: MPC = 0,8
Có nghĩa nếu thu nhập tăng lên, chẳng hạn 1 triệu đồng thì dân cư có xu hướng
tiêu dùng thêm 800.000 đồng (0,8 Tr đ), còn 200.000 đ (0,2 tr đ) họ sẽ giữ lại dưới
dạng tiết kiệm.
Hình vẽ bên cho thấy: Tại điểm vừa đủ do thu nhập = chi tiêu nên tiết kiệm = 0.
Dưới điểm đó, tiết kiệm âm người tiêu dùng phải vay nợ.
Trên điểm đó, tiết kiệm tăng cùng với mỗi mức thu nhập tăng lên.
b) Hàm đầu tư
Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chi tiêu. Đầu tư có 2 vai trò
kinh tế vĩ mô:
- Là bộ phận lớn và hay thay đổi chủ chi tiêu, nên những thay đổi thất thường về
đầu tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và thu nhập về mặt ngắn hạn.
- Đầu tư dẫn đến tích lũy tư bản, có tác dụng mở rộng năng lực sản xuất. Vì vậy,
về mặt dài hạn, đầu tư làm tăng sản lượng tiềm năng, thúc đấy tăng trưởng kinh tế.
* Đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Mức cầu về sản phẩm do đầu tư mới sẽ tạo ra. Nói cách khác, đó là mức đầu tư
về sản lượng (GNP) trong tương lai. Nếu mức cầu về sản phẩm càng lớn, thì dự kiến
đầu tư của các hãng sẽ càng cao và ngược lại.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư. Do doanh nghiệp thường vay vốn
ngân hàng để đầu tư nên chi phí đầu tư phụ thuộc vào lãi suất.
Nếu r cao chi phí đầu tư cao lợi nhuận sẽ giảm đi cầu về đầu tư giảm.
Nếu thuế lợi tức cao hạn chế số lượng và quy mô dự án đầu tư.
- Dự đoán của DN về tình trạng của nền kinh tế trong tương lai.
Trong mô hình này, chúng ta giả định lãi suất và thuế là đủ cho đầu tư phụ thuộc
chủ yếu vào sản lượng hay thu nhập. Tuy nhiên, giữa sản lượng hay thu nhậphiện thời
và dự đoán cúa các hãng kinh doanh không có mối quan hệ chặt chẽ nào. Nên chúng ta
49
giả định rằng, đầu tư là 1 lượng không đổi, phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập hiện
tại. đây là giả định đơn giản hóa để đạt mục tiêu nghiên cứu:
Ta có: I = I
4.1.3. Hàm tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn và phương pháp xác định sản
lượng cân bằng
Vì AD = C + I
nên từ (1) và (2) ta có: AD = C + MPC*Y + I
AD = (C + I) + MPC*Y
Giả định: các hãng kinh doanh có thể và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền
kinh tế. Nên sản lượng cân bằng sẽ phụ thuộc vào AD. Nếu AD giảm, các hãng
không thể bán hết sản phẩm mà họ sản xuất ra hàng tồn kho không dự kiến sẽ chất
đống.
Ngược lại, AD tăng, các hãng kinh doanh phải tung hàng dự trữ ra bán hàng
tồn kho giảm xuống dưới mức dự kiến.
Do vậy, khi giá cả và tiền công cố định, thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ đạt
trạng thái cân bằng ngắn hạn, khi tổng cầu hoặc tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản
lượng thực tế sản xuất trong nền kinh tế.
Trạng thái cân bằng ngắn hạn:
- Lượng tồn kho không dự kiến bằng không.
- Sản lượng sản xuất ra đúng bằng sản lượng mà các hộ gia đình cần để tiêu
dùng và các hãng cần để đầu tư.
Có nghĩa, muốn cho thị trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng, sản lượng sản
xuất ra trong nền kinh tế phải bằng tổng cầu:
Y= AD Điều kiện cân bằng thị trường
mà AD = (C + I) + MPC*Y
Y = (C + I) + MPC*Y
1
YD = * (C + I)
(1-MPC)
Đây là biểu thức xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn.
* Xác định sản lượng cân bằng bằng phương pháp đồ thị
Đồ thị cho biết, với mức giá và tiền công không đổi, tổng cầu phụ thuộc vào sản
lượng hay thu nhập như thế nào và sản lượng cân bằng sẽ được xác định ra sao.
Chú ý: (Giả định cung cho trước) Đồ thị là đồ thị chi tiêu do AD = C + I
để vẽ được AD, ta vẽ hàm C rồi tịnh tiến lên 1 đoạn I.
lúc đó: AD cắt đường 45o tại E
Chi tiêu
0 SL, Y
50
tại E: giá trị thu nhập = giá trị chi tiêu. Đây là điểm duy nhất vừa nằm trên đường
thẳng AD vừa nằm trên đường 45o.
Elà điểm duy nhất mà tại đó thu nhập và chi tiêu dự kiến bằng nhau ta xác định
được sản lượng cân bằng.
Y = Yo
Tại điểm E, các hãng không có động có thuê thêm nhân công để mở rộng sản xuất và
không có triển vọng tăng sản lượng vượt quá mức hiện tại.
* Số nhân
1
Do Y0 = * (C + I)
(1-MPC)
nếu thay m = 1/(1 - MPC) = 1/MPS
Yo = m (C + I)
m được gọi là số nhân chi tiêu
m cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có thay đổi một đơn vị trong mức chi
tiêu không phụ thuộc vào thu nhập.
do 0 > 1.
Độ lớn của m phụ thuộc vào MPC hoặc MPS
do Yo = m (C + I)
nên nếu C hoặc I hoặc cả 2 tăng lên 1 đơn vị thì Yo sẽ tăng lên m đơn vị Sự thay
đổi trong tiêu dùng và đầu tư sẽ được số nhân m khyếch đại lên nhiều lần.
Số nhân chi tiêu có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế học.
Kết luận: ở mô hình kinh tế giản đơn, khép kín, chưa có sự tham gia của chính phủ ta
thấy:
* Tổng cầu (tổng chi tiêu) = tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình (C)
+ cầu về hàng hóa đầu tư của các hãng kinh doanh (I)
C và I thay đổi như thế nào khi thu nhập Y thay đổi
AD chịu tác động của C, I, Y
* Trong điều kiện giá cả không đổi và tổng cung cho trước thì AD quyết định sản
lượng cân bằng ngắn hạn (Yo) của nền kinh tế. Tại Yo , AD = Y
chi tiêu dự kiến = sản lượng thực tế sản xuất ra trong nền kinh tế. Tại đó tồn kho
không dự kiến bằng 0.
đầu tư dự kiến = tiết kiệm dự kiến
* Tổng cầu (C+I) tác động đến sản lượng theo mô hình số nhân. Do đó, 1 sự thay đổi
nhỏ trong tổng cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn hơn trong sản lượng. Độ lớn của số nhân
m phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) và MPS.
4.1.4. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ
Khi tham gia vào nền kinh tế, Chính phủ có vai trò:
- Mua sắm 1 số lượng hàng hóa và dịch vụ C tăng.
- Thu thuế (gián thu và trực thu) để trang trải chi tiêu
Tác động lớn đến tổng cầu và sản lượng.
4.1.4.1. Chi tiêu của Chính phủ và tổng cầu
Nếu G là chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ
AD = C + I + G
51
do chi tiêu của Chính phủ không biến thiên theo mức sản lượng và thu nhập nên chúng
ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của Chính phủ là 1 số được ấn định truớc G G = G.
Chưa tính đến thuế thì AD sẽ là
AD = C + I + G
= C + I + G + MPC*Y
* Sản lượng cân bằng:
Từ điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa ta xác định:
AD = Y
(C + I + G) + MPC*Y = Y
1
Y0 = * (C + I + G)
1 - MPC
hay Yo = m * (C + I + G)
cho thấy tương tự như C, I một sự thay đổi nhỏ trong chi tiêu của Chính phủ có thể
dẫn đến 1 thay đổi lớn sản lượng.
4.1.4.2. Thuế và tổng cầu
Khi Chính phủ thu thuế, thu nhập có thể sử dụng của dân cư giảm đi, do vậy họ
sẽ quyết định tiêu dùng ít đi. Tuy nhiên, Chính phủ còn tiến hành các trợ cấp xã hội
như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí ... và do đó bổ sung vào quỹ tiền tệ có thể sử
dụng của dân cư.
T = TA - TR
T: Thuế ròng
TA: thuế
TR: Các khoản trợ cấp từ Chính phủ cho công chúng
T là một hàm của thu nhập. Thu nhập tăng thuế ròng tănglên (mặc dù thuế
suất không thay đổi)
Giả sử: thuế ròng (gọi tắt là thuế) là 1 đại lượng cho trước.
* Nói cách khác, chính phủ đã ấn định từ đầu năm tài khóa 1 số thu từ thuế.
Ta có: T = T
Lúc này, tiêu dùng dân cư sẽ phụ thuộc vào thu nhập có thể sử dụng (YD) chứ không
vào thu nhập Y.
Lúc đó, hàm tiêu dùng có dạng:
C = C + MPC * (Y - T)
AD = C + I + G
= (C + I + G) + MPC * (Y - T)
Tại điểm cân bằng: AD = Y
Ta có:
(C + I + G) + MPC * (Y - T) = Y
MPC 1
Y0 = - * T + * (C + I + G)
1 - MPC 1 - MPC
Nếu: - MPC/(1-MPC) = mt
ta có: Yo = mt * T + mt*( C + I + G)
mt : số nhân về thuế
52
m: số nhân chi tiêu
* Mối quan hệ giữa mt , m và số nhân ngân sách cân bằng (mt) , (m) có dấu ngược nhau
thuế có tác dụng ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi thuế tăng lên thì thu
nhập và sản lượng giảm đi và ngược lại, khi Chính phủ giảm thuế, thu nhập và sản
lượng tăng lên.
MPC
- Do mt = -
1-MPC
MPC
mt = = MPC * m
1-MPC
nên số nhân về thuế (mt) << (m) về giá trị tuyệt đối
mt + m = 1
xuất hiện khái niệm số nhân ngân sách cân bằng.
Khi Chính phủ thu thêm 1 sản lượng thuế (T) để chi tiêu thêm (G) (tức T = G) thì
sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm về thuế hoặc chi tiêu đó.
Yo = T = G
Chứng minh:
Kết luận: Nếu chính phủ đồng thời cũng tăng chi tiêu lên một lượng như nhau thì sản
lượng sẽ tănglên do chi tiêu của Chính phủ làm tăng sản lượng nhiều hơn là số sản
lượng bị giảm đi do tăng thuế. Và số tăng lên của sản lượng đúng bằng chi tiêu của
Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ.
* Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập:
T = t*Y t: thuế suất
YD = Y - t*Y = (1 - t) * Y
Hàm tiêu dùng có dạng:
C = C + MPC* YD = C + MPC * (1 - t) * Y
Khi Y = AD
1
Yo= * ( C + I + G)
1 - MPC * (1 - t)
Yo= m'* ( C + I + G)
m': Số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng, có tính tới yếu tố Chính phủ.
Có tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của chi tiêu
Chính phủ có cùng một số nhân trong nền 45o AD =
C+I
kinh tế đóng tác dụng của việc tăng chi tiêu E'
của Chính phủ đến sản lượng cân bằng cũng E AD =
C+I+G
giống như tác dụng của việc hộ gia đình
tăng thêm tiêu dùng và các hãng tăng thêm
đầu tư. sản lượng Y
53
4.1.5. Tổng cầu trong nền kinh tế mở
Xét nền kinh tế có cả khu vực ngoại thương (xuất - nhập khẩu)
- Xuất khẩu là những hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước để bán ra
nước ngoài.
- Nhập khẩu là những hàng hóa dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được nhân dân trong
nước mua vào.
Cán cân thương mại = xuất khẩu ròng = xuất khẩu - nhập khẩu.
Xuất khẩu > nhập khẩu nền kinh tế có thặng dự cán cân thương mại
Xuất khẩu < nhập khẩu nền kinh tế thâm hụt cán cân thương mại
Ký hiệu: X: cầu về hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu
IM: cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu
AD = C + I + G + X - IM (1)
Nhu cầu xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vàp nước ngoài. Nhu cầu này chủ yếu
không liên quan đến thu nhập và sản lượng trong nền kinh tế trong nước. Nên chúng ta
coi cầu về hàng xuất khẩu là độc lập không đổi so với sản lượng.
X = X (2)
Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài là nhu cầu về nguyên vật liệu để cả
hãng sản xuất, hàng hóa cho tiêu dùng gđ nên nhập khẩu có thể tăng khi thu nhập và
sản lượng trong nước tăng.
Ta có: IM = MPM * Y (3)
MPM: xu hướng nhập khẩu cận biên.
Cho biết: Khi thu nhập quốc dân tăng lên 1 đơn vị, công dân trong nước muốn
chi tiêu cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu.
Từ (1), (2), (3) ta có:
AD = C + I + G + X - IM = C + I + G + X + (1 - t)*MPC*Y - MPC*Y
= C + I + G + X + MPC (1 - t) - MPM * Y
Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa chúng ta có:
AD = Y
Sản lượng cân bằng:
1
Yo = * (C + I + G + X)
1 - MPC*(1 - t) + MPM
= m'' * (C + I + G + X)
m'' - chỉ số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở
1
Do m'' =
1 - MPC*(1 - t) + MPM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0029_p1_336.pdf